Đế Trụ

Chương 112: Đuổi theo


Chương trước Chương tiếp

Hoa Tam Lang nhìn thấy quân Chu bỏ mạng để cứu Tôn Huyền Đạo, y hét một tiếng, lệnh cho kỵ binh giáp sắt không còn lại bao nhiêu tiếp tục xông trận, yêu cầu một lần xông kích hoàn toàn xé tan phương trận quân Chu. Còn lại hơn một trăm khinh kỵ binh theo sau lưng kỵ binh giáp sắt, không ngừng xé to lỗ hổng của phương trận.

Còn y tự hít một hơi thật sâu, nhìn đám quân Chu sắp tan tác, lập tức hét to dẫn theo sáu bảy thân binh còn lại của mình xông giết tới phía Tôn Huyền Đạo ngã ngựa.

Trong đám đông chen tới, quân Chu bắt đầu tan tác trong phạm vi lớn. Chủ tướng sống chết không rõ, đối với quân Chu mà nói đây là một đả kích trầm trọng nhất, so với việc phương trận bị kỵ binh quân Hán xé rách mà nói, sự sống chết của Chủ tướng ảnh hưởng tới họ càng lớn hơn nữa.

Hoa Tam Lang đầu lĩnh hô to: - Tôn Huyền Đạo đã chết!

Thủ hạ thân binh ngân cổ họng khàn khàn hô to, ra sức theo sau Hoa Tam Lang xông về phía Tôn Huyền Đạo. Khi xông tới cách nơi Tôn Huyền Đạo ngã ngựa còn ba mươi bước, kỵ binh bên cạnh Hoa Tam Lang chỉ còn hai người. Tuy quân Chu tan tác đã không còn tâm tư tái chiến, nhưng dù sao họ cũng quá nhiều người. Trong lúc hoảng loạn là lúc quân Chu vì để bảo toàn tính mạng đã động tay với Hán kỵ, bọn người Hoa Tam Lang cũng không thể ngăn cản được.

Thân binh bên cạnh một trái một phải bảo vệ Hoa Tam Lang, Hoa Tam Lang cách xa ba mươi bước gầm lên một tiếng. Y giơ mạnh cánh tay lên, đem cây thiết thương nặng trịch ném ra ngoài. Cây đại thương màu đen đó, xuyên phá không khí, cũng xuyên phá dũng khí cuối cùng của quân Chu. Một tên thân binh quân Chu gắng sức nhào lên trước thân thể hôn mê của Tôn Huyền Đạo, đại thương đâm thẳng tắp vào sau người gã.

Một lượng máu phun ra, như bọt nước tung tóe của hồ nước khi bị quẳng cục đá vào. Máu chưa từ giữa không trung rơi xuống, cây thiết thương đó đã xuyên thủng cơ thể gã. Giáp da trên cơ thể gã như tờ giấy trắng bị bút chì đâm xuyên qua, lật ngược ở trước ngực, đồng thời còn có máu thịt của gã, cũng lật ngược ra.

Thiết thương mang theo máu lại đâm vào cơ thể của Tôn Huyền Đạo, nhưng cũng may giáp sắt dày của Tôn Huyền Đạo đã cản trở phần lớn lực độ còn lại của thiết thương, mũi thương đâm không sâu lắm, nhưng vị trí hết sức nguy hiểm, ngay tại phía trên ngực trái của Tôn Huyền Đạo.

Một tên thân binh đẩy xác của đồng đội ra, kêu gọi mọi người khiêng Tôn Huyền Đạo lên và liều mạng lùi về sau. Lúc này không chỉ Hán kỵ càng đấu càng dũng giết đỏ cả mắt, bọn thân binh bảo vệ Tôn Huyền Đạo càng điên cuồng tới cực điểm. Mấy người khiêng Tôn Huyền Đạo bị trọng thương lên lưng ngựa, một tên thân binh nhẫn tâm một đao chém vào mông con chiến mã.

Con ngựa đó rên rỉ, bi phẫn hí vang lên vung bốn vó, lao ra như một cơn gió. Sĩ binh quân Chu điên cuồng chạy theo sau chiến mã, tuy biết rõ không thể đuổi kịp con chiến mã đã phát cuồng, nhưng ai cũng biết tuyệt đối không thể dừng lại. Không chỉ là vì lòng trung thành với Tôn Huyền Đạo, Chủ tướng chết họ một người cũng không thể sống. Vì để bản thân có thể nhìn được ánh mặt trời rực rỡ thêm vài ngày, họ nhất định phải liều mạng.

Có những sĩ binh quân Chu tự nguyện ở lại để chặn bước tiến của Hán kỵ, đã giữ vững lòng quyết chết họ biết rõ cái gì nên tới sẽ tới. Mỗi chiến sĩ trong lúc nhàn hạ đều không tự chủ nghĩ mình sẽ chết như thế nào, phần lớn đều tin tưởng bản thân sẽ vinh quang chết trận trên sa trường. Công danh lấy trên lưng ngựa, câu nói này không biết đã khích lệ bao nhiêu con cháu hàn môn không chùn bước tiến ra chiến trường.

Sau khi họ kết thúc huấn luyện, sau khi mỗi ngày mang theo tâm lý hành hương ăn no cái bụng, cũng sẽ ngồi dưới ánh mặt trời ấm áp thảo luận đề tài này. Có người lạc quan, cười nói chết thì chết, chết sớm đầu thai sớm, còn sống nhiều hơn người ta một kiếp nữa. Có người tiêu cực, tại sao ta phải chết sớm hơn người khác?

Kiếp này tử trận, trong tay ai cũng mang sát nghiệt, không biết khi xuống địa ngục có bị quăng vào chảo dầu, có bị đầu trâu mặt ngựa cắt đi ngũ quan tứ chi không? Kiếp sau sẽ luân hồi tới nơi nào? Là tiếp tục đầu thai thành người, hay là bị đưa vào súc sinh đạo trong lục đạo luân hồi.

Dù cho có bị đưa vào súc sinh đạo cũng tốt chứ, dù sao cũng không cần sống lại những ngày tháng lo lắng.

Trên dưới một trăm bộ tốt chắn trước mặt Hán kỵ, từ lúc đứng ở chỗ này đã quên đi cái chết. Có lẽ họ còn chưa quên đi khủng hoảng, nhưng mỗi người đều cố ý không để ý cái từ tử vong, nghĩ thông suốt rồi, không có nghĩa là chuẩn bị xong.

Thực ra Hoa Tam Lang gần như kiệt sức, chiến đấu không ngừng khiến hai cánh tay y nặng trịch như đựng chì. Thiết thương đã thuận tay phóng ra ngoài rồi, y rút ra hoành đao.

Thực ra trang bị của quân Hán cũng không hoàn mỹ, ngoại trừ kỵ binh miễn cưỡng có đầy đủ áo giáp, phần lớn bộ binh đều mặt giáp da, hoặc căn bản không có cả giáp trụ. Mà hoành đao là trang bị cơ bản nhất của quân Hán, loại này có sự khác biệt rất lớn so với đao lưỡi liềm (loan đao) của thảo nguyên, nhưng lúc giết người đều sắc bén như nhau.

Kỵ binh quân Hán, binh khí cơ bản ngoài hoành đao ra còn lại là tự mình trang bị. Ví như mã giáo, thiết thương, đao rựa bản to, đều là binh khí tự mình mang theo. Mà giá đúc mã giáo quá cao, thời gian chế tạo lại dài, ngoại trừ những người gia cảnh giàu có còn lại rất ít người dùng được. Về phần trường thương thép ròng thuần túy, thì càng không phải sĩ binh nào cũng có thể xài được.

Thương pháp của Hoa Tam Lang là gia truyền, nhà y là đại hộ Sơn Đông, cũng có thể xem là vọng tộc của nơi đây. Nhưng so với những thế gia đứng vững trăm năm vẫn có sự cách biệt, dù sao nhà y xuất thân rừng xanh cỏ rậm. Con cháu của thế gia thật sự sẽ khinh rẻ dân thường, dù cho ngươi có học nhiều sách hơn gã, đánh nhau hơn gã, cái gì cũng mạnh hơn gã, gã vẫn sẽ dùng lỗ mũi phà ra hơi thở khinh rẻ.

Còn nếu muốn người ta nể trọng, học sách lấy công danh cũng là một biện pháp, nhưng trong thời loạn thế văn thần vốn không đáng giá, công danh lấy được từ trên lưng ngựa ngược lại càng khiến người ta tin phục tôn kính. Cho nên, khi nhìn thấy hy vọng của thắng lợi, kỵ binh quân Hán đã trở nên điên cuồng.

Ba nghìn kỵ binh đột kích gần hai vạn bộ binh tinh nhuệ quân Chu, giết tới đối phương đại bại. Còn làm trọng thương Chủ soái quân Chu. Chiến tích thế này bất kể như thế nào cũng được xem là huy hoàng. Phải biết rằng quân Chu không phải mấy tên loạn dân bạo đồ cầm cây gỗ dao bếp, chỉ cần một cái xung phong là có thể đánh tan tác. Hai vạn sĩ binh quân Chu là lão binh đầy kinh nghiệm sa trường, là quân đoàn tinh nhuệ.

Quân Chu bắt đầu không áp chế nổi tan tác quy mô lớn, cuối cùng Hoa Tam Lang không đuổi theo được Tôn Huyền Đạo liền thu hồi kỵ binh, bắt đầu đối với quân Chu truy kích xua đuổi. Mỗi người đều khống chế tốc độ của chiến mã, không dám truy kích toàn lực. Họ đã đạt được mục đích, nếu thật sự gấp gáp đuổi theo quân Chu ngược lại sẽ bị cắn trả một miếng, mất nhiều hơn được.

Đuổi theo bại quân không tới ba dặm, Hoa Tam Lang bắt đầu thu hồi tập kết binh đội.

Trận này chém địch hơn năm nghìn, Hán kỵ chỉ tổn thất bảy trăm người. Mà tổn thất nặng nhất chính là hai trăm trọng kỵ giáp sắt, còn sống không tới ba mươi người, vả lại ai nấy đều bị thương.

Điều chỉnh lại một chút, Hoa Tam Lang lập tức suất lĩnh hai nghìn kỵ binh còn lại lao đi giết tới phía Thiên Vương Lĩnh. Tại đó bộ binh của Trần Viễn Sơn còn đang liều mạng chống cự sự xông giết của gần năm nghìn kỵ binh quân Chu. Tuy nhờ vào địa hình hiểm trở có thể cản trở tốc độ của kỵ binh, nhưng thắng thua còn là ẩn số với trận chiến trường kỳ.

Hoa Tam Lang phái người lập tức về doanh thông báo cho Lưu Lăng, tiếp đó dẫn theo kỵ binh phóng chạy về phía Thiên Vương Lĩnh. Lúc này Thiên Vương Lĩnh đã trở thành địa ngục trần gian, dù cho Diêm Vương có tới đây vẫn sẽ không chịu được từng ngụm từng ngụm nôn mửa ra.

Lưu Lăng ra doanh hai mươi dặm để tiếp ứng Trần Viễn Sơn cũng không có ở yên tại chỗ, khi thám báo trở về bẩm báo trận chiến ở Thiên Vương Lĩnh khác với dự tính ban đầu, Lưu Lăng dẫn hơn một nghìn quân Hắc Kỳ Lân và hai nghìn kỵ binh toàn tốc lao tới đó. Và cùng lúc đó, Sài Vinh cũng nhận được thám báo cũng không ngồi yên, tự thân suất lĩnh ba vạn đại quân xông thẳng tới Thiên Vương Lĩnh.

Đến khi Hoa Tam Lang đuổi tới Thiên Vương Lĩnh, trận chiến đã kết thúc.

Trần Viễn Sơn được tiếp viện chiến mã, mệnh lệnh ba nghìn kỵ binh dò xét đường lui của kỵ binh quân Chu. Sâu trong thung lũng một bên là một nghìn bộ binh liều mạng chống cự, một bên là ba nghìn Hán kỵ phong tỏa lối vào thung lũng. Trần Viễn Sơn mệnh lệnh sĩ binh chặt đổ cây để chặn đứt khe núi dưới Thiên Vương Lĩnh, mỗi cách một trăm mét dùng cây to dựng thành một lối phòng ngự. Dưới sự hy sinh trên một nghìn người thương vong, cuối cùng đã cản được tốc độ tiến tới của kỵ binh quân Chu.

Cự ly trăm mét, dù cho kỵ binh quân Chu có tăng tốc độ, cũng không thể phóng qua trận địa phòng ngự dựng từ đại thụ che trời. Còn bộ binh quân Hán trốn mình ở phía sau trận phòng, không ngừng dùng cung tiễn bắn hạ kỵ binh quân Chu. Thấy cũng không có lợi thế, dưới sự suất lĩnh của Cao Tấn kỵ binh quân Chu bắt đầu rút lui.

Còn Triệu Nhị dẫn người phong tỏa lối vào thung lũng đã trở thành mục tiêu công kích chính của chúng, Triệu Nhị chỉ có tám trăm người phải chống đỡ với áp lực cực lớn, đợi sau khi ba nghìn kỵ binh quân Hán vòng qua Thiên Vương Lĩnh chi viện họ, quân Chu bị nhốt trong thung lũng đã trở thành cá trong chậu. Còn lúc này, bên Triệu Nhị chỉ còn lại một trăm mười hai người.

Trần Viễn Sơn hạ lệnh cho sĩ binh không cần tiết kiệm cung tên, đến cùng cung tiễn thủ mệt tới nâng không nổi tay. Cả thung lũng Thiên Vương Lĩnh thành địa ngục A Tỳ, tử thi phủ đầy đáy cốc. Chiến mã mất đi chủ nhân không ngừng hi hí kêu rên, nhưng không thể kêu dậy chủ nhân đã chảy khô máu.

Khi Lưu Lăng dẫn theo ba nghìn kỵ binh đến chi viện, hắn chỉ đến sớm hơn Hoa Tam Lang một nén nhang. Thấy được trận chiến không bị trì hoãn, hắn lại suất lĩnh kỵ binh đi chi viện Hoa Tam Lang, kết quả nhìn thấy từ phía xa Hoa Tam Lang dẫn theo thân binh, thân mặc chiến bào nhuốm máu phóng đến như gió.

Hai bên hợp binh, Lưu Lăng mệnh lệnh sĩ binh nhanh chóng tính toán trận chiến, nếu đợi tới viện binh quân Chu tới sẽ khó tránh một trận huyết chiến, trận chiến này đã khác xa với tính toán ban đầu của Lưu Lăng, tuy đã gây đả kích lớn cho quân Chu, nhưng quân Hán cũng tổn thất rất lớn.

Đấu số người với quân Chu, thậm chí tiến vào quyết chiến sớm hơn, đây không phải là kết quả hắn muốn.

Không có trên chiến trường đưa ra đánh giá về hành vi của Hoa Tam Lang, Lưu Lăng mệnh lệnh kỵ binh nhanh chóng thanh lý hiện trường. Bộ cung, kỵ cung, bộ giáo, chiến giáp tinh xảo của quân Chu đều là thứ quân Hán cần tới. Nhanh chóng thanh lý chiến trường có mục đích một lần, Lưu Lăng mệnh lệnh toàn đội rút về đại doanh Ngọc Châu, mình hắn dẫn năm nghìn kỵ binh chặn ở sau.

Sau khi quân Hán rút ra khỏi Thiên Vương Lĩnh chưa được nửa canh giờ, đại quân do đích thân Sài Vinh suất lĩnh cũng chạy tới. Sài Vinh hai lần liên tục bị hiện trường thảm thiết chọc tức lên lập tức hạ lệnh toàn quân truy kích, vì những sĩ binh chết đi báo thù, y làm như vậy thật ra không phải do bị lửa giận thiêu tới mất lý trí, mà là sự lựa chọn rất đúng đắn.

Quân Hán gấp rút lui về đại doanh, chỉ cần đuổi sát theo truy kích từ hậu tuyến quân Hán, xua đuổi quân Hán lao về doanh địa của mình, có lẽ không những có thể xoay chuyển bại cục trước đó, còn có thể một chiến giết cho quân Hán đại bại.


Bình luận
Sắp xếp
    Loading...