Đằng Tiên Bắc Ngạo
Chương 24: Gặp gỡ cao nhân
- Ngươi không thể giết Nhân đệ! Không thể giết!
Tích Nhân thấy người bà cong lên như run run trong nỗi sợ hãi. Không muốn bà phải thức nửa chừng trong giấc ngủ cần phải ngủ. Nhưng nghe người bà nóng hâm hấp, mồ hôi toát ra ướt cả tóc trên trán. Nghĩ lại bà có nội công cao thâm, nhưng mấy ngày đói khát, bất tỉnh trong nước rất lâu, có thể bị nhiễm lạnh, vội lay:
- Tỷ tỷ! tỷ tỷ!
Vương Tố Thư ra khỏi cơn mơ, ngồi lên ngơ ngác nhìn Tích Nhân rồi lại ôm chần lấy:
- Ồ! Nhân đệ!
Tích Nhân nhẹ ôm bà dịu dàng hỏi:
- Tỷ tỷ mơ thấy gì vậy?
- Ồ! Ta thấy nhị muội ta đang xuống tay giết Nhân đệ và cả ta nữa.
- Tỷ tỷ phải kể cho tiểu đệ nghe nhị muội của tỷ tỷ là ai. Người như thế nào. Nhưng bây giờ tỷ tỷ phải hành công kẻo hơi lạnh cảm nhiễm trong người làm tỷ tỷ bệnh nặng. Trời sắp tối, chúng ta ngủ được một giấc dài, nhưng tỷ tỷ bị lạnh trong nước, rồi ngủ giữa trời lạnh nên bị bệnh mất rồi.
- Có lẽ ta bị bệnh. Ta nghe người nóng ran và khô môi, khát nước.
Tích Nhân đỡ bà đứng lên:
- Tiểu đệ đưa tỷ lại hồ uống nước, rồi tỷ tỷ phải hành công ngay.
Vương Tố Thư cười nhẹ, ánh mắt vui sướng:
- Nhân đệ tưởng ta bị bệnh nằm liệt lâu ngày hay sao?
Tích Nhân ở với Trần Kỳ Anh một thời gian, nàng yếu đuối nằm trong lòng, nhờ hơi ấm của mình che chở để ngủ, và khi thức giấc, Tích Nhân dìu đỡ đi uống nước rửa mặt, lúc phát hiện Tố Thư bị bệnh lại cũng tưởng bà yếu đuối lắm nên buông tay cười:
- Tiểu đệ có chút hồ đồ!
- Phản ứng bất ngờ mới biết lòng thật của Nhân đệ. Nhân đệ thật quan tâm tới ta.
Khuôn mặt Tố Thư đang đỏ hồng vì nhiệt, như đỏ hơn, ngập ngừng:
- Nhận đệ có thể tạm lánh mặt cho ta một lúc được không?
Tích Nhân hiểu ngay vì sao, nói:
- Tỷ tỷ hành công cũng mất thời gian rất lâu. Tiểu đệ muốn lên xem trên núi có thịt rừng hay không chúng ta ăn cho lạ miệng.
Nói xong phóng mình lên không, rồi đạp bờ đá liên tiếp phi lên như chim. Thân pháp khinh thân trên đời hiếm có của Tích Nhân làm Tố Thư phải mở to mắt nhìn và bà hiểu ngay vách đá hàng mấy trăm trượng thẳng đứng không phải là cản trở để Tích Nhân không thể ra đi. Tích Nhân đã lưu lại vì mình, vì thấy mình bị thương sưng bầm khắp người còn đau nhức, và lưu lại vì biết khả năng của mình không thể vượt vách đá dễ dàng, sơ ý có thể gặp nguy hiểm.
Vương Tố Thư đứng nhìn cho đến khi Tích Nhân mất hút trên vách đá, bà lẩm lẩm:
- Nhân đệ! Trong lòng Nhân đệ có ta là ta mãn nguyện. Ta là nữ ma đầu, nhưng suốt đời còn lại của ta, ta sẽ sống vì Nhân đệ..
Bà ta lại bờ hồ uống nước, làm vệ sinh rồi xua đẩy tạp niệm hành công.
Tích Nhân phóng lên khỏi bờ vực thấy mình ở trên đầu một ngọn núi, thấp hơn những ngọn núi chung quanh. Ngọn núi có lẽ nhiều đá nên cỏ mọc dày, cây cối cằn cỗi, mãi dưới chân núi mới có cây cao xanh rậm. Ở trong vách đá thấy như sắp tối, nhưng ra ngoài ánh trời chiều còn sáng rực. Dưới chân núi, Tích Nhân thấy có đường sơn đạo và lưng ngọn núi đối diện lại có một ngôi chùa lớn. Nghĩ Tố Thư cũng phải mất mấy giờ vận công, và cũng cần phải lưu lại vài ngày nữa với bà, họ cần dùng nhiều thứ, Tích Nhân phóng như bay xuống núi.
Tới nơi, Tích Nhân thấy ngôi chùa rất hoành tráng, cổng đề ba chữ Lôi Âm Tự rất to. Len theo bóng thông, bách vào trong chùa lại biết ngôi chùa rất rộng, sau đại điện nhà cửa rất nhiều, đường sá nối liền chi chít, sân hồ mênh mông, trong chùa có rất đông sư tăng và đều có võ nghệ. Ai cũng có bước đi vững chắc và nhẹ nhàng. Vào Chùa để trộm quần áo và thực phẩm nhắm hướng sau chùa lần tới. Lúc này trời vừa chạng vạng tối, ở hai dãy trai phòng rộng tăng chúng đang dùng cơm. Nhân cơ hội Tích Nhân lẫn vào những căn nhà dành cho tăng chúng để trộm áo quần. Qua mấy căn, Tích Nhân mở cửa vào hết phòng này đến phòng khác, nhưng vào phòng nào cũng nghe mùi hôi hám, mỉm cười nghĩ đến câu nói “ở dơ như sư”.
Liên tiếp qua nhiều căn như vậy, Tích Nhân đều phải lắc đầu. Khi định qua căn khác nữa, Tích Nhân chợt thấy một căn nhà tráng lệ, to rộng hơn những căn đã qua rất nhiều. Ngôi nhà này được xây riêng biệt, sơn phết rực rỡ, chung quanh hoa kiểng rất nhiều. Trước cửa có hồ sen bát ngát. Nghĩ thầm ngôi nhà hẳn dùng cho sư tăng cao cấp, quần áo mềm chiếu có đệ tử chăm lo phải sạch sẽ hơn nên Tích Nhân phóng qua. Qua căn nhà này, Tích Nhân thấy chỉ có ba phòng: bên trái sách, giữa bồ đoàn, và một phòng ngủ rộng lớn. Tăng sàn trong phòng ngủ sạch bóng, mền gối xếp thật ngay ngắn. Trong phòng còn có bàn con, và Tích Nhân chú ý ngay chiếc tủ gỗ rất to, khoá kỹ trong góc. Tích Nhân quơ chiếc mền nghe còn mùi thơm mới giặt, lại nghĩ trong tủ nhất định có áo quần sạch, bèn bẻ khoá mở ra xem. Khóa sắt rất to, nhưng Tích Nhân bóp một cái đã bẻ được ngay và vui mừng thấy trong tủ, một bên quần áo vải, lụa đều xếp ngay ngắn, một bên có treo chiếc tăng bào màu vàng, không biết dệt bằng tơ gì óng ánh rất đẹp, sờ vào ấm mát cả tay. Tích Nhân nghĩ mình còn phải trộm ít tương ớt, đồ gia vị, gừng trà, ấm tách, như vậy mang theo chiếc mền sẽ bất tiện, nên sau khi cởi chiếc quần rách nát ném đi, lấy một bộ quần áo mặc vào người, thích thú thấy rất vừa vặn, rồi lấy áo cà sa khoát luôn lên người. Trong tủ có hai đôi giày mới, Tích Nhân xỏ vô lại rất vừa chân tưởng không khác giày may dành sẳn cho mình. Cặp theo một bộ áo quần nghe mùi vải còn mới để Vương Tố Thư có thể thay tạm, Tích Nhân ra khỏi phòng, chuyền lên mái qua phía nhà bếp. Trong giờ cơm, nhà trai tăng và nhà bếp bận rộn đông người nên Tích Nhân đành ngã lưng trên mái ngói nằm chờ. Tích Nhân nghe những người trong chùa chuyện vãn với nhau bằng thứ ngôn ngữ mà mình không hiểu chút nào. Tích Nhân chờ một lúc rất lâu cũng vẫn còn nhiều người ra vào nhà bếp, lấy làm nóng lòng vô cùng, không biết phải làm sao, bỗng tiếng chuông chùa vang lên dồn dập, người trong chùa la ó, và người còn trong bếp cũng bỏ chạy ra bên ngoài. Tích Nhân nghĩ có lẽ họ đã phát hiện áo quần bị mất nên nhốn nháo, và cười thầm với ngôi chùa rất to lớn như thế này, mất chiếc áo cà sa lại náo loạn cả lên như nhà cháy! Người trong bếp không còn, Tích Nhân hạ mình xuống, nhanh nhẹn lấy những gì muốn lấy. Sau khi đổ hết khoai trong một chiếc gùi to ra ngoài, Tích Nhân lùa mọi thứ vào, mang lên vai, quần ra ngã sau phi lên thông bách phi như bay biến. Tích Nhân lo Tố Thư trông đợi nên phóng như bay. Trời tối, nhưng ánh mắt Tích Nhân trông mọi vật tỏ như ban ngày, trở về đúng ngay chỗ đi lên, nhìn bên dưới lại thấy ánh lửa, biết ngay Vương Tố Thư đốt lên nên không phải chần chừ gì, theo vách đá thoăn thoắt chuyền xuống.
Vương Tố Thư qua một lần hành công lâu dài thấy người nhẹ nhàng, nhưng ước tính thời gian hành công và thời gian Tích Nhân ra đi quá lâu, thấp thỏm mong chờ. Trong lúc chờ đợi bà ta đốt lửa, lửa tàn, đốt lại cũng không thấy Tích Nhân trở về càng lo lắng, bồn chồn, đôi mắt như treo lên vách đá. Là võ công cao thủ đôi mắt bà nhìn cũng rất xa, khi thấy trên cao có bóng người thấp thoáng thì mừng rỡ, nhưng rối lần lần ngạc nhiên, lo sợ. Tích Nhân trên cao đã nhìn thấy Tố Thư đang trông lên, biết bà ta chờ mình khá lâu, nên xuống giữa chừng vách đã lên tiếng:
- Tiểu đệ đi làm trộm đạo, mất nhiều thời gian làm tỷ tỷ trông đợi, xin tha thứ.
Nghe Tiếng Tích Nhân, Tố Thư vui mừng la to:
- Cẩn thận. Ta cứ lo là ai.
- Không sao! Tiểu đệ có thể vừa nói chuyện vừa đề khí, vận công.
- Ta trông Nhân đệ hết sức.
- Qua ánh lửa, tiểu đệ thấy tỷ tỷ đứng trông lên.
- Ta biết Nhân đệ không bỏ đi, nhưng lo Nhân đệ gặp việc gì bất trắc.
- Tiểu đệ cần trộm ấm tách, đồ gia vị mà bọn hoà thượng lại ăn cơm tối rồi lẩn quẩn trong bếp quá lâu.
- Lại có chùa chiền trong khu này sao?
- Ngôi chùa rất to. Chẳng lẽ tỷ tỷ không biết?
- Ta thật không biết!
Nói đến đây, từ trên cao hơn mười trượng, Tích Nhân tung chân rời vách đá, áo tăng bào tung bay, không khác đám mây từ từ rơi xuống. Tích Nhân hiện thân, Vương Tố Thư mừng rỡ muốn ôm chần lấy, nhưng thấy hắn mặc áo đại cà sa, liền cượng chân lại la lên:
- Sao hiền đệ mặc áo cà sa?
- Tiểu đệ định trộm chiếc mền để tỷ tỷ nằm ngồi cho êm, nhưng to kềnh bất tiện. Thấy cà sa rất rộng may bằng vải vừa mềm vừa mát nên lấy cho tỷ tỷ lót lưng.
Tích Nhân cởi gùi, Tố Thư trông vào thấy áo quần, đôi giày, còn nồi niêu chén bát, cười:
- Tỷ tỷ muốn chặt cây cất lên ở đây một mái nhà tranh.
Cởi áo cà sa, Tích Nhân cũng cười đùa:
- Có điều như thế thì vài bữa tiểu đệ sẽ xuống Lôi Âm Tự làm đạo chích.
- Nhân đệ tới Lôi Âm Tự?
- Trên cổng ngoài văn tự khó hiểu còn viết ba chữ Lôi Âm Tự rất to.
- Đây là ngôi chùa nổi danh, ở trong đất Vân Nam nhưng là ngôi đại tự của người Thổ Phồn, tăng chúng võ nghệ cao cường. Hoà thượng trụ trì đã được tôn xưng là Hoạt Phật. Đại thủ ấn thần công của ông ta nổi tiếng thiên hạ. Nghe nói ông còn biết việc quá khứ vị lai. Lạt ma đều mặc cà sa màu hồng. Nhưng sao lại có cà sa màu vàng trong chùa? Lạ nhỉ!
Tích Nhân đưa áo cà sa cho Tố Thư:
- Tiểu đệ làm sao biết được? Tỷ tỷ xem! Tiểu đệ tin dùng nó lót lưng cho tỷ tỷ nằm sẽ thấy rất dễ chịu. Bộ áo quần tiểu đệ mang về cho tỷ tỷ hình như mới may.
Tố Thư cầm chiếc cà sa thấy ấm mát êm ái vô cùng, nhìn kỹ mặt vải, lấy tay kéo thử mấy lần rồi bỗng ôm bụng cười ngất:
- Địa Tạng thiền sư biết được việc này hẳn tức chết đi được.
- Ồ! Sao vậy?
Tố Thư phải cười một thêm mấy tiếng rồi mới nói được.
- Đây đúng là bảo vật của Lôi Âm Tự, nghe nói chứ chưa bao giờ người ngoài được thấy. Áo này dệt bằng tơ tuyết tầm, một giống tằm trong dãy Đại tuyết sơn cả trăm năm nay không còn tìm thấy được con nào nữa. Mặc nó mùa đông ấm, mùa hạ mát, lửa đốt không cháy, đao kiếm tầm thường không thể xâm phạm. Bảo vật trấn sơn hàng trăm năm của Lôi Âm Tự Nhân đệ lại mang về chỉ để cho ta dùng lót lưng nằm không phải buồn cười hay sao?
- Tiểu đệ cứ tưởng cũng là tơ lụa tầm thường. Nếu là bảo vật, khi rời nơi đây, tiểu đệ sẽ mang trả lại.
- Ta nằm vài bữa để nhớ mãi ân tình Nhân đệ rồi chúng ta trả lại, kẻo giang hồ dậy thêm sóng gió.
Vương Tố Thư bỗng thở dài:
- Không gặp Nhân đệ, trước đây, nếu được áo này vào tay, dù đổ máu bao nhiêu người ta cũng không trả lại. Hôm nay, ta .. ta..lại.
Tích Nhân biết Vương Tố Thư bỗng thấy lòng tham không còn, và trong sự cảm động liền đưa tay kéo bà vào người:
- Thư tỷ tỷ!
Vương Tố Thư run lên:
- Nhân đệ!
Tích Nhân biết ngay xúc động nhất thời đã làm mình có cử chỉ quá trớn, vội cười, đẩy bà ta ra:
- Cơm để lâu nguội mất, tỷ tỷ ăn một chút rồi hành công!
Vừa nói vừa cúi xuống chiếc gùi lấy bộ áo quần đưa lên:
- Tỷ tỷ mặc tạm cho kín đáo.
Vương Tố Thư cầm bộ quần áo, bỗng thả rơi xuống đất và ôm bụng nôn ẹo. Tích Nhân hoảng hốt:
- Tỷ tỷ!
- Xin lỗi Nhân đệ. Không phải ta bệnh đâu. Nhưng tự nhiên cảm thấy gớm ghiết, không chịu được.
- Vải còn mới, chắc chưa ai mặc.
- Áo quần của ai, nhất là đàn ông, ta rờ tới là gớm ghiết.
Biết Tố Thư không phải giả bộ, Tích Nhân bỏ qua một bên lấy ra chén đũa, một thố cơm, tương, chao, dưa muối bày ra nền đá, đem hai khúc cây lại bày quanh, rồi chắp tay:
- Mô Phật! Lão nạp xin mời thí chủ dùng tạm cơm chay đạm bạc.
Vương Tố Thư thấy bộ điệu, cười khanh khách. bà định ngồi xuống khúc cây, nhưng dừng lại ngay, vì thấy đôi chân trần của mình, và biết ngồi xuống thì tư thế khó coi như thế nào. Bà cũng thấy mình đang mặc chiếc áo Tích Nhân, mà từ lúc mặc đến giờ lại cảm thấy trân quý mà không chút nhờn gớm nào, bỗng nói:
- Nhân đệ đưa bộ đồ đang mặc cho ta.
Tích Nhân nhìn lên, đưa ngay ánh mắt đi nơi khác. Hiểu vì sao Vương Tố Thư không chịu ngồi. Không hỏi gì thêm, làm theo lời bà muốn, lấy bộ quấn áo đi xa thay ra và đem lại. Vương Tố Thư đón lấy và không thấy có phản ứng như trước. Hiểu rõ muốn cho Tích Nhân nhìn ngắm thân thể mình cũng chưa chắc đã được, nên Tố Thư ra phiá sau, tự nhiên cởi bỏ. Bộ quần áo với Tố Thư rất rộng, nhưng là áo quần cho sư tăng nên kín đáo vô cùng. Xếp chiếc áo Tích Nhân và những thứ đã rách nát trên người ra đem để góc vách đá rồi quay lại. Tích Nhân đang ngồi chờ cơm, bà ta ngồi ngay xuống khúc cây đối diện, không còn áy náy nào nữa. Thấy bà vẫn còn chân trần, Tích Nhân lại cởi giày:
- Chắc rộng cho tỷ tỷ, nhưng xỏ vô cho ấm.
Vương Tố Thư làm theo, Tích Nhân bới cơm vào chén. Đói lâu ngày, dưa muối tương chao lạ miệng, Vương Tố Thư chưa bao giờ thấy miếng cơm ngon ngọt như lần này. Bà ta vừa ăn vừa khen, nói lên cảm nhận của mình, Tích Nhân cười:
- Tiểu đệ cũng thấy ngon vô cùng. Có lẽ kiếp trước tiểu đệ và tỷ tỷ cũng là ni cô hay hoà thượng.
- Nhân đệ có thể, nhưng ta nghiệp ác dẫy đầy. Nhất định là không phải.
- Nhà Phật nói nhiều đến duyên nghiệp. Nhân qủa tuần hoàn. Buông đao thành Phật. Tỷ tỷ không làm gì thẹn với lương tâm nữa thì con đường thành Phật cũng không xa.
- Xưa nay ta không biết đến hai tiếng lương tâm, cứ muốn thì làm cho bằng được, bất chấp thủ đoạn. Nghĩ lại..
- Tỷ tỷ biết nghĩ lại là đã thành Phật.
- Ta không cần thành Phật, chỉ biết Nhân đệ vui lòng là được.
Vương Tố Thư nhìn hắn rồi thở dài:
- Sau khi Nhân đệ cứu sống được ta. Ta biết ta thay đổi hẳn và quyết lòng không để Nhân đệ thất vọng về ta. Không hiểu ta làm được không?
- Tiểu đệ hoàn toàn tin tưởng tỷ tỷ.
Hai người ăn hết thố cơm, cùng nhau dọn dẹp. Tố Thư cầm chén đi rửa, Tích Nhân dành không cho, lại lấy trong gùi chiếc ấm mang theo. Khi Tích Nhân ra suối, Tố Thư lục trong gùi xem thấy có gạo, trà, gừng, tương ớt, hồ tiêu mấy lọ. Bà ta sắp đặt lại cho ngay ngắn. Tích Nhân mang ấm nước vào bắt lên lửa, bóp nát hai củ rừng đã rửa bỏ vào:
- Tỷ tỷ phải hành công trục hết cảm nhiễm. Nhưng uống nước gừng nói chuyện với tiểu đệ một lúc.
- Nhân đệ muốn uống nước gừng, hay phải uống vì thấy ta nhiễm lạnh?
- Tiểu đệ nấu nước gừng đúng là cho tỷ tỷ. nhưng cũng muốn được cùng uống để nghe mùi vị ra sao và nghe tỷ nói chuyện. Thiên hạ dùng trà đàm đaọ, chị em ta dùng.. nước gừng đàm đạo!
Vương Tố Thư cười:
- Đêm nay ta không hành công, chỉ uống nước gừng đàm đạo.
- Tỷ tỷ uống nhiều lại nóng ruột.
- Thế thì lại uống trà.
- Tỷ tỷ không muốn hành công thì phải ngủ. Bình minh nhất trản trà! Trà phải uống buổi sáng. Tỷ tỷ ngủ lần này, tiểu đệ sẽ canh chừng để tỷ tỷ không gặp ác mộng. Ồ! nhị muội tỷ tỷ là ngưới thế nào? Hình như tỷ tỷ rất phục.
- Cảm ơn Nhân đệ đã cho ta gối chân và ngủ được mấy giờ vừa qua.
- Phải phương tiện cho tỷ tỷ chứ. Chị em phải săn sóc nhau lúc hoạn nạn.
Vương Tố Thư nghe nói hơi buồn, nhưng trả lời tiếp câu hỏi.
- Bang hội có nhân sự đông nhất, mạnh nhất của Trung nguyên hiện nay là Bạch liên giáo. Vì theo đuổi chủ trương lật đổ triều đình, nên kẻ thù không những chỉ quan quân, bọn cẩm y vệ, mà nhiều võ phái Trung nguyên như Thiếu Lâm, Võ Đương, Nga Mi..Những người tự xưng chánh phái đều coi Bạch Liên giáo là ma giáo. Với đông đảo nhân sự khắp nơi và kẻ thù khắp nơi. Bạch liên giáo phải dùng kỹ luật sắt máu để để quản lý giáo chúng, cũng như phải tìm mọi cách để bảo vệ sinh tồn và bành trướng nên cũng ra tay rất tàn khốc với kẻ thù. Vì thế nhị muội ta, hiện bị coi là đại ma đầu, đại dâm nữ của Trung nguyên hiện nay.
Tích Nhân lấy làm hứng thú:
- Trung nguyên người đông, võ phái rất nhiều, nhị muội của tỷ tỷ phải có võ công phi thường.
- Trong võ lâm trung nguyên nhị muội chưa từng gặp đối thủ. Tuy nhiên, những người được coi là tuyệt đại cao thủ thì nhị muội cũng chưa đấu với họ.
- Trung nguyên có những tuyệt đại cao thủ nào?
- Người đầu tiên ai nhắc đến cũng đem lòng ngưỡng mộ là Trương Tam Phong. Ông ta hiện nay đã một trăm mấy chục tuổi, vẫn còn ngao du giang hồ, nhưng như thần long ít ai được gặp. Người thứ hai là Côn Luân lão nhân trên tám mươi tuổi. Người thứ ba là trang chủ Thần kiếm sơn trang Từ Mộ hoa ở Hà Bắc. Người thứ tư là gia chủ Giang Nam Thế Gia Lục Thừa Phong ở Thái Hồ. Người thứ năm là Bang chủ Cái bang Sử bà bà, thứ sáu là Chiêu Đức Hoà Thượng chùa Thiếu Lâm..
Tích Nhân rót nước ra hai chén:
- Nhị muội của tỷ tỷ liệt vào hàng thứ mấy?
- Chẳng có hàng nào cả. Số người trên là số người được coi là tiền bối võ lâm của phía tự cho là bạch đạo. Phiá bị coi là hắc đạo thì nào Tây vực ma tăng, Kỳ Liên lão ma, Thiên sơn mụ mụ, Đông hải ma hầu..Nhị muội ta xưa nay ngoài ta và tay chân thân tín, không ai biết ở nơi đâu, tên họ là gì, người như thế nào. Có lẽ vì vậy họ không biết liệt nhị muội vào hàng ngũ nào, danh xưng gì. Chỉ nghe tiếng Bạch liên giáo chủ là khiếp sợ.
Tích Nhân đưa chén nước cho bà:
- Không lẽ Đoàn..
Nói tới chữ Đoàn, Tích Nhân không biết gọi gì cho được, làm cho bà không thấy khó chịu nên nín thinh.
Vương Tố Thư thổi nhẹ, uống hớp nước khen:
- Nước gừng uống cũng không tệ lắm.
Rồi tự nhiên:
- Ông ta được gán cho tên hiệu là Võ si lão quái, ngoài luyện công là đi thách đấu với một số cao thủ có tên tuổi để mời làm hộ pháp, ông ta cũng không xông pha nhiều và đụng chạm nhiều với võ lâm trung nguyên nên chưa được họ coi là ma đầu! Thiên long bang tuy là bang hội đông người, nhưng chỉ tập trung vào một mé đất nhỏ như cái chấm ở Tây nam. Ngoài võ si, có ba người nữa được coi như có công lực tương đương với Hán Thiên và cùng là hạng si mê là Kim Si Tiền Lão Bảng, Kỳ Si Du Thanh, Tửu Si Tần Minh cũng được gọi Tửu Cái, trưởng lão Cái Bang.
- Trung nguyên rộng lớn vô cùng, sơn thủy hữu tình, cảnh sắc phồn hoa, kỳ nhân quái khách rất đông, tiểu đệ cũng muốn quan chiêm, tiếp xúc để tăng thêm hiểu biết. Nhưng không hiểu có cơ hội hay không?
- Nhân đệ có điều trói buộc?
- Tiểu đệ không còn cha mẹ, cũng chẳng anh em, vợ con. Không có gì trói buộc. Điều phải làm cần nhất là tìm cho ra ngoại tổ, Đằng tiên lão nhân. Nhưng không biết phải phăng dần từ đâu. Vì sao mất tích.
- Ồ! Hơn mười năm trước, lúc ta cùng nhị muội ở Khai phong, tức Ứng Thiên Phủ. Tình cờ ta có nghe bọn Cẩm y vệ nói chuyện với nhau có một cao thủ đột nhập Thái y viện trong hoàng cung đánh cắp cây nhân sâm ngàn năm của Nữ Chân tiến cống rồi bị phát hiện, thị vệ và Cẩm y vệ vây đánh. Người này võ công cao siêu, tiên pháp, bộ pháp tinh kỳ, nhưng quả bất địch chúng và cuối cùng bị phó tổng quản Cẩm y vệ Ma thủ Tiêu Bân đánh trọng thương, rồi bị bắt giam. Chúng nói người này đã hạ mấy chục cao thủ đại nội, nhưng không ai thiệt mạng vì chỉ bị ông ta điểm huyệt. Chúng cho rằng nếu ông ta không cố ý nương tay, thì có thể đã trốn thoát. Bị bắt, ông lão này không nói tiếng nào, không cho biết mình là ai, im miệng như người câm, nhưng Ma thủ Tiêu Bân sau đó căn cứ vào võ công, y phục và hàm răng đen cho rằng ông ta là Đằng tiên lão nhân ở An Nam.
Tích Nhân nghe nói không biết người bị bắt có phải là ngoại tổ mình hay không, nhưng đây là tin tức quí báu lần đầu tiên nghe được. Và nghĩ lại thấy có thể rất đúng. Vì trị bệnh cho mình, Đằng tiên lão nhân đã sang Trung nguyên định tới Trường Bạch Sơn tìm nhân sâm, thì có thể ông đã vì cây nhân sâm tiến cống này mà mạo hiểm. Tích Nhân nghe tin vừa xúc động, vừa mừng rỡ:
- Đã biết tin này, tiểu đệ không thể không đi Ứng Thiên Phủ.
- Chu Nguyên Chương vốn là người Minh Giáo, cũng là ông vua hiếu sát, có lẽ bàn tay ông đã đẫm máu hàng vạn người, có cả những công thần giúp ông làm nên sự nghiệp. Có nhiều kẻ thù nên ông lo sợ, đã mua chuộc thu phục rất nhiều danh thủ hộ vệ cho mình. Võ công bí lục trong thiên hạ cũng bị ông sưu tập và đưa vào hoàng cung rất nhiều. Ngoài thị vệ, cẩm y vệ, bọn thái giám trong cung nhiều tên cũng đáng liệt vào hạng cao thủ tuyệt thế. Chúng là những người luyện các môn âm công tiến bộ mau hơn người thường. Bên người Chu Nguyên Chương nhờ những thái giám này mà nhị muội ta đột nhập hoàng cung mấy lần cũng không thể hành thích được. Chu Đệ, tức Minh thành tổ hiện nay cũng là một cao thủ, dùng thái giám cầm đầu, chỉ huy Cẩm y. Có nhiều tên thái giám còn được phong làm quan lớn. Nhân đệ có đến Khai Phong phải quan tâm việc này. Ta có thể nhờ nhị muội cung cấp chi tiết nhân sự, đường sá trong hoàng cung và cho người theo giúp đỡ Nhân đệ.
- Đa tạ tỷ tỷ. Nhưng tiểu đệ chỉ muốn đơn thân hành động. Giang hồ trung nguyên phức tạp, thân quen bên này, có thể bị coi là thù địch của bên kia.
Tích Nhân rót thêm nước, nói cười nhẹ:
- Tiểu đệ cũng không muốn trở thành kẻ thù với vua Minh, quân tướng đông đầy!
- Thành tổ hình như chuẩn bị xâm lăng Đại Việt. Nhân đệ là người Đại Việt.
- Tiểu đệ biết việc này, nhưng họ Hồ làm vua hiện nay là phường loạn thần tặc tử nên trong nước lòng người ly tán. Tiểu đệ có chút võ công nhưng với đại sự quốc gia thì thấy to lớn vô cùng, liệu mình không thể làm gì được.
- Với võ công của Nhân đệ hiện giờ ta nghĩ ở Đại Việt không ai sánh bằng. Nhân đệ có thể thu phục nhân tài, xây dựng lực lượng chờ đợi thời thế. Theo ta, Đại Việt khó lòng chống quân Minh, nhưng sau đó họ cũng không chịu để quân Minh đô hộ.
Vương Tố Thư bỗng che tay ách xì. Tích Nhân thấy chung quanh sương nhiều, nghĩ Vương Tố Thư vì muốn nói chuyện với mình không hành công sẽ không khỏi bệnh và phải ở lại lâu thêm nên nói:
- Tỷ tỷ đã uống nước gừng, không hành công thì nằm nghỉ. Tấm cà sa biết đâu có thể giúp tỷ tỷ rút hết hàn khí trong người. Thí nghiệm thử xem. Tỷ tỷ có thể vừa nằm vừa chuyện vãn.
Tích Nhân không chờ Vương Tố Thư đồng ý hay không lấy tấm cà sa trải dọc theo vách đá, ngồi xuống một phiá.
Vương Tố Thư bước lại cười nhẹ:
- Nhân đệ có định lực cho ta gối chân, không biết có định lực cho ta gối tay hay không? Tấm cà sa không xếp thì trải ra rất rộng.
Tích Nhân nhắm mắt:
- Không phải Liễu Hạ Huệ thì đừng học làm Liễu Hạ Huệ.
Tuy nói vậy, nhưng Tích Nhân lại kéo tấm cà sa bung ra, ngã lưng một bên, lấy chiếc quần rách của mình gối đầu chắp tay:
- Xin Phật tổ từ bi giúp cho tiểu tăng không phạm sắc giới.
Vương Tố Thư cười khanh khách, a xuống một bên, Tích Nhân để tay cho Tố Thư gối, bà ta cũng chấp tay:
- Xin Phật tổ từ bi khiến cho Nhân đệ ngó ngàn đến đệ tử.
Tích Nhân nhắm mắt:
- Xin giúp cho đệ tử không tạo nên ác nghiệp!
Vương Tố Thư đang vui mừng, mặt hoa biến sắc, ngồi rột dậy:
- Nhân đệ khinh khi ta đến như vậy sao?
Tích Nhân thở dài:
- Tiểu đệ không có lòng khinh khi tỷ tỷ chút nào. Nhưng nếu động tâm thì tiểu đệ ân hận khôn cùng và tỷ tỷ cũng hận tiểu đệ cho đến chết.
Vương Tố Thư nằm vật xuống rưng rức, bù lu, bù loa như một người đàn bà tầm thường:
- Ta tình nguyện, ta mong đợi, ta dụ dỗ. Ta thật mặt dày! Ta chỉ mong Nhân đệ âu yếm một lần, việc này chỉ ta biết, Nhân đệ biết, không ai biết. Ta sẽ không bao giờ làm phiền Nhân đệ và sẽ sống, chỉ sống với kỷ niệm tuyệt vời này..Ta sẽ làm tất cả những gì để Nhân đệ vui. Lòng ta Nhân đệ biết không? Và Nhân đệ biết không? Ta vốn gớm ghiết đàn ông, lão Hán Thiên làm ta gớm ghiết đàn ông! Đàn ông trên thiên hạ ta không coi ai vào mắt. Ta lợi dụng lão Hán Thiên, nhưng cả đời lão cũng gần ta được mấy lần. Còn Lã Nhượng! Một cái liếc mắt của ta lão phải run rẩy. Ta bảo chết có thể chết, nhưng cả đời lão cũng chỉ có thể sờ tới người ta một vài lần. Ta muốn đàn ông! Chúng sắp hàng lạy lục. Sao trời hành hạ để ta phải điên cuồng thế này?
Tích Nhân kéo Tố Thư vào người, nhẹ vuốt ve mái tóc:
- Thư tỷ! Nghe tiểu đệ nói..Nín đi! Nghe tiểu đệ nói.
Phải một lúc lâu, Vương Tố Thư mới có thể nín tiếng khóc. Tích Nhân nhẹ nhàng:
- Tiểu đệ biết tỷ tỷ không phải là người dâm tà mà chỉ vì ... yêu tiểu đệ. Chính vì vậy mà tiểu đệ không xa rời tỷ tỷ, ở đây chờ tỷ tỷ bớt đau, có thể dùng bích hổ du tường vượt vách đá mà không có sơ sẩy nào có thể xảy ra. Qua kinh nghiệm chính mình tỷ tỷ cũng thấy, ân ái do tình yêu chân chính đưa đến mới trân quí, chỉ vì dục tính đưa đẩy thì đúng là gớm ghiết và tội lỗi. Một điều nữa tỷ tỷ cũng biết, là đàn ông khó ai cầm lòng trước thân hình tuyệt mỹ, khuôn mặt khuynh thành của tỷ tỷ. Nhưng tiểu đệ có muốn buông thả, lương tâm cũng không thể cho phép, không thể làm hại tỷ tỷ. Tiểu đệ đang có độc trong người. Đó là tình long độc.
Tố Thư nín khóc:
- Tình long độc là độc gì?
- Hơi hám, máu huyết của giống long xà sống cả ngàn năm. Tiểu đệ và Hồng Lan, Tử Lan tỷ tỷ đã tình cờ gặp phải, bị tấn công nhưng giết được chúng. Máu chúng dính vào người.
- Ta chưa từng nghe đến thứ độc này. Làm sao có thể giải?
- Nhờ Hồng Lan và Tử Lan dính máu con âm, tiểu đệ nhiễm máu con dương nên có thể tạm giải bằng cách gần gũi nhau. Nhưng Phi yến tỷ tỷ đã lục hết cổ thư trong Ngũ độc giáo thì biết nếu không tìm ra long châu của nó, thì hơn năm bọn tiểu đệ cũng không thể sống. Sẽ khát tình hàng ngày hàng giờ, kiệt quệ mà chết!
- Vậy phải đi tìm ngay long châu mới được.
- Có lẽ giờ này chị em họ không gặp nguy hiểm gì, thì đã đi lấy long châu.
Tích Nhân ôm nhẹ bà:
- Người bị tình long độc khao khát dục tình hơn người thường, nhưng tiểu đệ không thể lây độc cho tỷ tỷ để làm cho tỷ tỷ chết với cái chết đau khổ và ghê tởm, lúc nào cũng thèm đàn ông.
Vương Tố Thư rùng mình, rồi ôm lấy hắn:
- Nhân đệ hưởng thụ ta rồi giết ta ngay ta cũng vui lòng. Nhưng Nhân đệ không thể giết ta. Ôi! Ta bị độc như vậy chắc phải tự vẫn và cũng chắc cũng không thể không hận Nhân đệ. Ta đã hiểu hết những gì Nhân đệ nói và kính phục Nhân đệ vô cùng. Nhân đệ phải nhanh nhanh đi tìm giải dược. Ngày mai Nhân đệ nên đi ngay đi.
- Giữ tính mạng là điều cần nhất. Nhưng có lẽ chúng ta cũng phải ở đây vài bữa nữa cho tay chân tỷ tỷ thật lành mạnh.
- Nhân đệ ở một bên chiếu cố, ta tin ta có thể vượt vách đá này. Đầu gối ta còn đau, có chút bất tiện, nhưng có thể cố gắng được.
- Nếu đi ngày mai, thì tiểu đệ cõng tỷ tỷ là tiện nhất.
- Ta sẽ rất sung sướng được Nhân đệ cõng.
Bà ta ôm chặt Tích Nhân hơn rúc đầu vào cổ, giọng mê hồn:
- Ta muốn Nhân đệ hôn.. hôn ta một cái. Ngày mai chia tay không biết bao giờ gặp lại.
Tích Nhân nhẹ hít một hơi chân khí, cúi xuống hôn nhẹ lên trán. Tố Thư chồm lên hôn liền Tích Nhân mấy cái làm hắn vô cùng bối rối nhưng bà ta liền lăn ra xa. Cười nhẹ:
- Không làm Nhân đệ phải khổ sở để giữ gìn nữa. Ta kể chuyện cho Nhân đệ nghe.
- Hay lắm. Hảo tỷ tỷ! Tiểu đệ muốn nghe, muốn biết về tỷ tỷ và chuyện võ lâm Trung Nguyên.
- Ta kể về ta Nhân đệ có hoàn toàn tin không?
- Hoàn toàn.
- Nghéo tay!
Tích Nhân cười, làm theo.
Vương Tố Thư thở dài:
- Từ nhỏ ta không khác gì con mồ côi. Ta không biết cha mình là ai, còn mẫu thân thì chỉ nghe tên nhưng chưa bao giờ gặp mặt. Ta có nhiều người hầu hạ, đối với ta cung kính một công chúa, hai công chúa. Ta sống đầy đủ nhưng không biết thế nào là tình thương yêu, âu yếm dành cho trẻ thơ. Sư phụ thì ta có tới ba bốn người ai cũng rất nghiêm khắc, mới lên ba thì ngày nào cũng hết học võ đến học chữ. Ta không được chơi đùa với ai. Lúc lên sáu, mọi người đưa ta từ Tứ Xuyên chạy xuống Vân Nam và sống ẩn trong một sơn thôn. Những người đưa ta đi sau đó làm nông, làm rẫy, nuôi ta đầy đủ, nhưng ai cũng hàng ngày van xin ta phải trùng hưng bản giáo và phải luyện cho thành công võ công trong các bí kíp đã mang theo. Ta cũng không đần độn và thấy người chung quanh khổ cực vì mình nên cố công học hỏi. Năm ta lên mười sáu, trở thành một cô gái xinh đẹp, và võ công cũng rất khá. Bắt đầu được thủ hạ đưa đi tìm và tiếp xúc với thuộc hạ cũ của mẫu thân ta. Họ tôn ta làm giáo chủ. Ta xây dựng được một số cơ sở và hai năm sau đó ta gặp lại nhị muội. Nhị muội ta, khi lên hai đã được mẫu thân ta giao cho người anh họ quản dưỡng. Đại bá vốn là một trong những cao thủ phục vụ dưới trướng Tiểu Minh Vương Hàn Lâm Nhi, và là một trong những hộ pháp của Minh vương, trong giang hồ có danh là Lạt thủ, tên là Lưu Đại Bình, có người gọi là Lạt thủ thần quân. Hàn Lâm Nhi thế cha là Hàn Sơn Đồng làm giáo chủ Minh giáo, nhưng võ công kém cỏi và ngu muội. Khi Tiểu Minh Vương bị Chu Nguyên Chương giết. Lưu đại bá quyết định không tùng phục Chu Nguyên Chương đang xưng làm Ngô Vương và cũng không muốn dính dáng đến các thủ lĩnh phe phái Minh Giáo khác còn đang kình chống nhau nên tìm nơi qui ẩn, bấy giờ mẫu thân ta bệnh nặng tâm tính bất thường, và bản giáo bị các phái võ lâm đánh phá tan rã gần hết. Dù hai người không thuận nhau, nhiều năm không gặp, nhưng khi tình cờ gặp lại, mẫu thân đã giao nhị muội cho Lưu đại bá nhờ nuôi dưỡng, và ông ta không thể từ chối khi biết mẫu thân ta binh tan tướng mất, mạng sống cũng không biết ra sao. Lưu đại bá đã đem nhị muội về gần Bạch Đế Thành nuôi làm dưỡng nữ. Ông ta đã mua một sơn trang, thuê người săn sóc nhị muội và đích thân dạy cho nhị muội võ công. Lưu đại bá đã không nhụt chí để sống đời ẩn cư, mà thường bí mật xuất hành liên lạc bên ngoài. Khi nhị muội lên mười sáu đã trở thành giáo chủ Bạch Liên Giáo. Thay thế cho Lưu đại bá không may bị cao thủ Minh Triều phát hiện, ông trốn thoát nhưng bị nội thương trầm trọng. Nhị muội mới mười sáu nhưng võ công cao cường vì nàng thông minh phi thường, lại không những được dùng một quả linh chi lúc còn nhỏ, mà trước khi mất, Lưu đại bá may mắn học được phương pháp thất truyền, di lưu toàn bộ công lực của ông ta cho nhị muội. Ngoài võ công của dưỡng phụ, nhị muội còn học được võ công trong Càn khôn bí lục của giáo chủ đời thứ 20 của Minh Giáo mà Lưu đại bá cũng đã tình cờ tìm được. Lịch sử Minh giáo cho rằng võ công của giáo chủ đời thứ 20 là cao siêu nhất trong các vị giáo chủ. Ngoài võ công, nhị muội còn học được nhiều thứ pháp thuật kỳ dị mà giang hồ Trung nguyên cho là tà thuật.
Bà ta cười:
- Nhị muội đang bị coi là dâm nữ, nhưng đến nay chưa có người đàn ông nào lọt vào mắt xanh. Vẫn còn xử nữ, dung mạo không khác cô gái trên hai mươi.
Tích Nhân:
- Võ công như của bà ta so với Đoàn Hán Thiên ra sao?
Vương Tố Thư không trả lời thẳng:
- Ta đã biết qua võ công Nhân đệ và nghĩ ở trung nguyên ngoài những tuyệt đại cao thủ như Trương Tam Phong, thì chỉ có nhị muội mới có thể ngang ngửa.
- Võ công tiểu đệ đâu dám so bì với những tuyệt đại cao thủ Trung nguyên.
- Nhân đệ khiêm nhường mà thôi!
- Là giáo chủ Thần ma giáo tại sao tỷ tỷ về Thiên long bang?
Vương Tố Thư thở dài:
- Thần ma giáo của mẫu thân ta có quá nhiều tiếng xấu trong giang hồ vì thế ta nỗ lực rất nhiều cũng không phát triển được. Nhị muội muốn ta gia nhập Bạch liên giáo, ta cũng đồng lòng nhưng trưởng lão, hộ pháp không ai đồng ý. Mẫu thân ta có nhiều tai tiếng, nhưng đối với thuộc hạ thì chiếu cố tận tình nên họ rất trung thành. Tầm hoạt động của ta lúc bấy giờ chỉ quanh quẩn ở Vân Nam, Quảng Tây và Tứ Xuyên, nên khi phát triển đã không tránh khỏi đụng chạm với Thiên long bang. Chúng ta đã đánh nhau nhiều trận, và ...
Bà ta lại rúc đầu vào người Tích Nhân khóc:
- Trong trận Nhĩ hải, ta đã đánh thua lão. Bỏ chạy, lão rượt theo bắt được và .. hiếp dâm ta. Lão hiếp dâm ta..
- Ồ! Lão tệ như vậy sao? Thật đáng giết!
Phải một lúc Vương Tố Thư mới hết khóc, não nuột:
- Ta quyết giết lão. Nhưng lúc bấy giờ không thể ra tay nổi. Ta nguyện trong lòng trước sau cũng phải giết lão. Sau đó nhiều lần lão đến van cầu ta tha thứ, mong lấy lão. Ta hận lão thấu xương làm sao có thể lấy lão. Vì hận lão, muốn trả thù ta đã dụ dỗ Lã Nhượng làm vây cánh. Nhưng hỡi ôi! Lã Nhượng và ta cộng tác cũng không thể đánh bại lão. Ta lại bị lão hiếp dâm lần nữa, sau đó mấy tháng biết mình mang thai.
Bà ta xót xa:
- Hỡi ôi! Đến giờ ta cũng không thể xác định được San San la con lão hay con Lã Nhượng. Nhưng lần này, Lã Nhượng bị thương nặng, phải tìm nơi dưỡng thương, còn ta thì bị lão theo đuổi, muốn lẩn trốn cũng không được. Ta khốn khổ quá! để tránh tiếng xấu cho ta và Thần ma giáo, và cũng nghĩ đến thực lực của Thiên long bang nên ta cắn răng đồng ý làm vợ lão.
- Thì ra tỷ tỷ có nỗi khổ tâm rất lớn và cũng có mưu toan với Thiên long bang.
Vương Tố Thư thở dài:
- Ta cũng lấy làm xót xa đã hại nhiều người đáng kính trong Thiên long bang, nhưng Nhân đệ làm sao hiểu được nỗi uất hận của một người đàn bà bị hiếp dâm và sau đó phải căn răng..gần gũi.. để rồi phải nôn mửa đến thắc cả ruột.. nhìn lại gường gối là nôn mửa. Hởi ôi! Lã Nhượng si mê ta nên đem cả Thiết phiến môn qui thuận Thiên long bang, nhiều người nhìn ra điều này, họ cho ta là dâm nữ. Nhưng không ai có thể biết ta chỉ có thể rán gần gũi với Hán Thiên cho đến khi Đoàn Tú Phu, Đông cung hoàng hậu của lão không còn để cản trở ta, thì Đoàn Hán Thiên không thể gần gũi ta nữa. Và nghĩ tới đàn ông là ta nôn mửa. Hán thiên thấy ta lạnh nhạt, dĩ nhiên có ý nghi ngờ Lã Nhượng, nhưng lão rình rập chú ý cũng không bao giờ có thể tìm thấy ta có việc lang chạ. Bởi ta cũng gớm ghiếc cả với Lã Nhượng.
- Lã Nhượng cũng là người đau khổ.
- Thú thật ta nhiều lúc cũng cảm động với mối tình si này, muốn bù đắp cho Lã Nhượng, nhưng ta cũng đã không thể.. có lần chúng ta có hoàn cảnh, ta cũng xiêu lòng nhưng lão sờ tới tay là ta đã cảm thấy người gai ốc và cũng muốn nôn.
Bà ta lại ôm Tích Nhân:
- Ta cũng thật không hiểu ta như thế nào. Không hiểu chúng ta duyên nghiệp thế nào, ánh mắt Nhân đệ nhìn chăm chú ta hôm ấy ta đã có một cảm giác kỳ lạ chưa từng có. Sau đó ta như người mất hồn, rồi ta muốn chiếm cho được Nhân đệ, bên Nhân đệ cảm giác gớm ghiết đàn ông chẳng những ta không còn chút nào mà còn cảm thấy ngọt ngào..ngọt ngào khôn cùng! Nhân đệ tin ta không?
- Hoàn toàn tin.
Và trong cảm động, Tích Nhân cũng ôm lấy bà:
- Tiểu đệ cảm động vô cùng. Nhưng đáng tiếc..
- Nhân đệ tin và không có ý tưởng khinh khi ta là ta mãn nguyện. Ta không đòi hỏi gì hơn. Sau này ta cũng không để Nhân đệ khó xử trong giang giang hồ, hay có tai tiếng không tốt vì ta.
- Tiểu đệ không quan tâm tới tai tiếng, nhưng chỉ sợ lòng mình. Chúng ta có rất nhiều ngăn cách, và khó khăn.
- Ta biết lắm. Ta có một yêu cầu Nhân đệ có thể chấp nhận không?
- Tỷ tỷ nói đi.
- Ta không dám vọng tưởng trở thành người yêu, người vợ Nhân đệ. Ta biết ta cũng không có quyền gần gũi tiếp xúc thân mật với hiền đệ ở nơi quang chiêm. Hạnh phúc nhất của đời ta còn lại là tưởng nhớ Nhân đệ, sống với hình ảnh Nhân đệ và cũng rán làm việc tốt để hình ảnh ta có chút nào trong Nhân đệ cũng không bị coi thường và khinh khi. Nhưng ta biết ta ghen lắm, thấy Nhân đệ thân mật với cô gái nào trước mặt chắc ta điên lên mất. Nhân đệ có thể hưá không âu yếm với ai trước mặt ta, nếu chúng ta còn có cơ hội gặp nhau trở lại?
- Tiểu đệ hưá.
- Nhất ngôn ký xuất
- Tứ mã nan truy.
- Ta thật sung sướng.
- Nhân đệ có thể cho ta biết về Nhân đệ.
Tích Nhân kể sơ lược tuổi trẻ đã mất cha mẹ như thế nào, học võ nghệ của Trần Kỳ Anh và bí cấp Đằng tiên ra sao cho Vương Tố Thư nghe.
- Thì ra Nhân đệ là đệ tử của Phượng Hoàng Tiên Tử. Năm xưa nghe nhiều người cho rằng võ công của nữ giới trung nguyên thì Bắc Bạch Liên, Nam Tiên Tử. Ta có lòng không phục, muốn tìm xem thử bà ta xinh đẹp và võ công như thế nào. Nhưng không có dịp, biết Nhân đệ do bà đào tạo thì ra câu nói Bắc Bạch Liên, Nam Tiên Tử quả xứng đáng. Hiền muội ta đã chưa chắc bằng.
- Đại tỷ có lần thừa nhận võ công mình chưa bằng Bạch liên giáo chủ, chính vì vậy mà cố luyện công, chẳng may bị tẩu hoả, phải ra lệnh cho Phượng Hoàng Bang ẩn tránh, sang Đại Việt tìm thuốc mới gặp tiểu đệ, cứu vớt và chỉ dạy.
- Trần Kỳ Anh nhan sắc so với ta như thế nào?
- Tiểu đệ không thể trả lời câu hỏi này. Đại tỷ là đại ân nhân và là người tiểu đệ tôn kính nhất trong đời. Không thể so sánh với ai.
- Ta xin lỗi Nhân đệ!
- Trời cũng sắp sáng tỷ tỷ ngủ trong chốc lát.
- Ta chỉ muốn được nói chuyện với Nhân đệ.
- Như vậy ngày mai tiểu đệ không thể đưa tỷ tỷ ra ngoài.
- Nhân đệ phải nhanh chóng đi tìm giải dược. Ta không quấy rầy Nhân đệ nữa.
Vương Tố Thư lại ách xì mấy cái. Tích Nhân nằm xít ra nền đá, kéo bà ta xích lại, dùng tấm áo cà sa còn dư đắp lên người bà ta, vỗ về:
- Tỷ tỷ rán ngủ kéo lạnh.
- Cho ta được ngủ trong hơi ấm Nhân đệ một lần.
Vương Tố Thư nhích thêm, Tích Nhân quay lại ôm bà ta và nhắm mắt:
- Tiểu đệ ngủ đây!
Vương Tố Thư con tim rộn rã, bà chợt ước muốn, và nghĩ có bị tình long độc cũng không màng. Thế nhưng Tích Nhân ngáy đều.. và Tố Thư cũng trong giây lát thì thở đều.
Mấy ngày, chỉ ngủ được vài giờ ngày hôm qua, nên Tích Nhân đã ngủ một giấc dài. Khi mở mắt, thấy ánh nắng chiếu rực rỡ trên mặt hồ, Tố Thư vẫn còn say trong giấc ngủ. Không muốn làm kinh động Tích Nhân vẫn nằm im. Tố Thư đã lớn tuổi nhưng có thuật trụ nhan nên trông khác thiếu phụ còn xuân. Nhìn bà ta ngủ say mặt đẹp như hoa, da trắng như tuyết, một chiếc khuy áo đã bật ra ngoài bộ ngựïc vun tròn nửa kín nửa hở làm Tích Nhân chợt cảm thấy người nóng ran, phải nhắm mắt xua tan tạp niệm và trong lòng tự hỏi không biết những gì trải qua mấy ngày nay là hoạ hay phước, là đúng hay sai. Không tin Phật, nhưng nhìn tấm cà sa, Tích Nhân lại thầm nguyện Phật tổ gia hộ để mình có thể cải hoá Tố Thư, tránh bớt đổ máu giữa Thiên long bang và Ngũ độc giáo cũng như làm tiêu tan tham vọng của Thiên long bang hiện nay. Tích Nhân không hoàn toàn tin Tố Thư bằng lý trí, nhưng lại có cái cảm nhận rõ rệt bà quyến rũ hắn không phải vì mê dục, hay muốn hắn trở thành dụng cụ cho bà ta mà yêu mê thật lòng, và cũng cảm nhận bà không phải là người gian ác từ bản chất. Chính cái cảm nhận kỳ lạ đã làm Tích Nhân có những thái độ kỳ lạ.
Tích Nhân đang miên man trong dòng suy nghĩ thì Tố Thư cựa mình. Bà mở mắt liếc nhìn Tích Nhân thấy nhắm mắt tưởng còn ngủ. Bà ngồi lên. cài lại khuy áo và nhìn hắn chăm chú. Biết ánh mắt của bà đang nhìn, Tích Nhân mỉm cười, ngồi dậy:
- Tiểu đệ ngủ ngon quá!
- Tỷ tỷ cũng chưa bao giờ ngủ không biết trời trăng gì như hôm nay.
- Tiểu đệ nấu cơm chúng ta ăn một bụng rồi lên đường.
Tố Thư nhìn lên vách đá:
- Ước gì nó cao thêm ngàn trượng nữa và chỗ nào cũng thẳng băng như mài.
- Tỷ tỷ chưa muốn đi, thì chúng ta ở lại.
- Ước gì ta được ở mãi..nhưng phải chấp nhận phong vân tán tụ vô thường, quyến luyến mãi cũng không được. Nhân đệ đi ngày nào là tốt cho Nhân đệ ngày đó.
- Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ. Đâu đã tử biệt sinh ly.
- Rời khỏi đây trước khi chia tay. Nhân đệ có thể trở lại thạch bình? Ta muốn tiễn Nhân đệ một ly rượu và một bản đàn.
- Được. Tiểu đệ ghé lại.
Cảm thấy bụng bị quặn. Tích Nhân phóng lên vách núi:
- Tiểu đệ lánh mặt cho tỷ tỷ tự nhiên. Tiểu đệ tìm thịt rồi trở lại.
- Không đi quá lâu!
- Trở về ngay.
Tích Nhân lên núi, thấy trời đã gần trưa. Chung quanh chim chóc kêu vang, dù trên núi không ai cũng tìm chỗ khuất, rồi phi thân xuống sườn núi. Khi bắt được hai con gà rừng cột lưng trở về cũng thấy Vương Tố Thư đang đứng ngửa cổ trông lên. Mắt bà theo dõi cho đến khi Tích Nhân buông mình xuống và cũng kêu lên mừng rỡ:
- Nhân đệ!
Tích Nhân rất cảm động, nhưng tự chế, cười vui:
- Chúng ta nhất định có bữa cơm ngon.
Vương Tố Thư nhìn hai con gà được cột và đeo sau lưng Tích Nhân, nói:
- Nhân đệ làm sạch gà, nhưng để ta nấu.
- Tiểu đệ làm ngay.
Làm hai con gà, cũng mổ bụng, làm ruột sạch sẽ mang lại. Vương Tố Thư ướp tiêu muối và tương rồi mới hơ lửa nướng. Lúc Tố Thư nướng thịt Tích Nhân xách ấm lấy nước.
- Nhân đệ không thể lấy nước chỗ để uống được.
- Tiểu đệ đã thấy đã dơ bẩn vì lông và máu..
Tích Nhân nói rồi thuận chân đá một khúc cây xuống nước lăng không đáp lên đề khí đẩy ra ngoài xa. Được vài chục trượng, nhìn thấy một vật và rất mừng vì đó là cây đằng tiên của mình. Cây đằng tiên trước đây được Nhất Ẩn tặng cho một bao da rắn có màu đen xanh xanh, và tấm ra rắn bọc ngoài cũng đã làm cho cây đằng tiên chìm chìm nổi nổi trên mặt nước nên không chú ý thì không thể nào thấy được. Mấy ngày Tích Nhân vẫn để ý, nhưng nghĩ khó tìm, vì nước trong hồ này biết đâu cũng có đường chảy ngầm và cây đằng tiên đã bị cuốn trôi mất rồi. Tích Nhân lấy cây đằng tiên, múc nước trở vào vui vẻ:
- Vật tìm chủ! Cây đằng tiên tiểu đệ tưởng mất, lại có thể thấy lại bất ngờ.
- Mừng cho Nhân đệ! Chúng ta có thể chuẩn bị dùng cơm.
Như hôm trước, Tích Nhân kê hai khúc cây để ngồi. Và khi cơm bày ra, Tích Nhân bới cơm, Tố Thư xé thịt, Tích Nhân chợt có cảm tưởng như bữa cơm quen thuộc. Miếng cơm được Tố Thư nấu Tích Nhân thấy ăn không nhão như cơm đánh cắp trong chùa. Thịt gà lại nướng vừa chín nên thịt lại ngọt và gia vị vừa đủ, không mặn, không nhạt, rất ngon. Tích Nhân vừa ăn vừa khen lấy khen để. Thấy bóng nắng còn chưa ngã xuống mặt hồ. Tích Nhân nghĩ đi sớm ra bên ngoài lại phải chờ tối mới có thể đột nhập Lôi Âm Tự trả lại cà sa, nói:
- Tỷ tỷ có thể hành công vài giờ rồi chúng ta ra ngoài.
- Ta chỉ còn mấy giờ ở đây với Nhân đệ.
- Tỷ tỷ muốn gặp lại ở thạch bình.
- Nhân đệ đã chịu cõng ta và bây giờ ta cũng muốn chuyện vãn với Nhân đệ.
- Vậy chúng ta ngồi dựa vách đá và tỷ tỷ nói chuyện cho tiểu đệ nghe.
- Ta rửa chén, cùng uống trà.
Tố Thư tìm chỗ sạch rửa hai cái chén. Tích Nhân theo ra rửa tay, rồi xách ấm trà đã sôi vào vách đá. Thấy tấm cà sa được xếp ngay ngắn. Bộ đồ rách toang của mình cũng được Tố Thư xếp lại cẩn thận. Tố Thư theo vào, ngồi xuống rót nước. Tích Nhân nghe mùi trà cười:
- Tỷ tỷ hẳn chưa bao giờ dùng loại trà này!
- Ta chưa từng nghĩ cơm chay dưa muối lại ngon không có bữa cơm nào ngon hơn. Thì trà này cũng sẽ rất ngon.
Tích Nhân bưng trà mời. Tố Thư tiếp lấy liền đặt xuống:
- Trong trà có mối hay kiến.
Tích Nhân nhìn thấy lẫn trong xác trà có xác kiến. lắc đầu:
- Tiểu đệ thật vô ý.
- Nhân đệ cũng khó mà thấy nổi. Tuy trà dơ, nhưng đã nấu thì cứ uống.
- Tiểu đệ cũng không thích trà mấy, hay chúng ta uống nước lã.
- Lấy nước hồ uống thì cũng phải đi xa ra ngoài.
Tố Thư dùng ngón tay lấy xác trà và xác kiến ra ngoài đưa cho Tích Nhân. Sau khi uống một hớp, Tố Thư khen:
- Trà không ngon, nhưng nước trong hồ rất ngọt nên cũng thấy ngon.
- Tiểu đệ cũng thấy vậy.
- Đây là cái hồ qúy cho người thích thưởng thức trà. Khi ta có trà ngon ta sẽ đến đây tự pha uống. Vừa thưởng thức vừa nhớ kỷ niệm hôm nay.
- Tỷ tỷ vừa xinh đẹp, hát hay, đàn giỏi, nấu rượu tuyệt ngon, lại biết thưởng thức trà..phải nói đúng là tao nhân. Kỳ nữ.
- Cầm kỳ thi hoạ là thú vui trong đời của ta. Không có nó, ta không thể bình thản nổi.
- Tiểu đệ ngoài võ công chẳng biết thứ gì cả.
- Nhân đệ nên học. Chìm đắm tâm hồn trong tiếng đàn, trong câu thơ, trong bức họa nó có những thi vị khác thường. Cuộc đời Nhân đệ chưa có cơ hội để học. Nhưng ta biết Nhân đệ học nhanh và mau giỏi vô cùng.
- Tiểu đệ chỉ sợ võ công thì có thể dễ lĩnh hội nhưng thú thanh tao học biết không thể dễ dàng.
- Võ công cũng là một thứ nghệ thuật. Người thông minh và có tâm hồn sẽ học thứ gì cũng nhanh chóng. Mấy ngày ta không nghe Nhân đệ nhắc đến vận công, điều tức. Nội công Nhân đệ đã đến cảnh giới sinh sinh bất diệt, thì cũng nên dành thì giờ tìm thú thanh cao.
- Tiểu đệ nghe nói người xưa nghe tiếng đàn mà hiểu lòng nhau, thành kẻ tri âm, nghe tiếng đàn biết tâm hồn người đàn. Tiểu đệ cũng nghe những bậc kỳ nhân ngồi trên núi đánh cờ, quên hết ngoại cảnh lấy làm thích thú ngưỡng mộ. Chỉ tiếc chưa học hỏi được.
- Thì giờ Nhân đệ không nhiều nếu không ta ta có thể chỉ sơ một số nguyên tắc căn bản, tặng cho Nhân đệ một bộ nhạc thư hay cầm thư thì có thể tự nghiên cứu là tập luyện. Người không biết nhạc là thiếu sót rất lớn. Khổng tử từng nói “Thành Ư Nhạc” và cũng nói nhạc là niềm vui của thánh nhân
Bà ta nói tiếp:
- Ta chưa tới mức qua nhạc mà hoà mình với trời đất như thánh nhân. Nhưng nếu không có tiếng đàn có lẽ ta đã điên từ lâu. Nhân đệ có nghe chuyện Bá Nha –Tử Kỳ.
- Tiểu đệ có nghe.
- Nhạc là tiếng lòng của mình. Nghe tiếng đàn có thể hiểu người đàn. Khi Bá Nha “để lòng tại non cao”, thì Chung Tử Kỳ phải thốt lên “Ôi sừng sững như Thái sơn”. Khi Bá Nha “để lòng như nước chảy” thì Tử Kỳ phải thốt ra “Ôi! mênh mang như biển cả”..
- Tiểu đệ nhất định phải học đàn, thổi tiêu, thổi sáo, đánh cờ..Con người không có những thú tao nhã này, sống cũng uổng tháng ngày.
- Nhân đệ đã có lòng học, sẽ ta tặng Nhân đệ một chiếc cổ cầm. Nó rất nhỏ, gọn, có thể mang theo không lấy gì làm bất tiện, và khi gặp lại, ta muốn nghe Nhân đệ đàn.
- Tiểu đệ có thể nhận chiếc đàn của tỷ tỷ. Nhưng nếu vậy không khác gì kiếm báu giao vào tay một gã chẳng biết cầm kiếm. Khi nào tiểu đệ có thể đàn thì mới nhận cây đàn của tỷ tỷ. Tỷ tỷ thấy chỉ có cây đằng tiên, tín vật đằng tiên phái mà tiểu đệ cũng đã đánh mất mấy lần.
Và cười:
- Không phải chỉ cây đằng tiên, tiểu đệ cũng mấy lần mất hết cả quần áo trên người, phải làm đạo tặc.
- Vậy thì ta giữ chiếc cổ cầm này cho Nhân đệ. Mười năm, hai muơi năm, một ngày nào đó Nhân đệ phải nhận. Ồ! Nhân đệ có thể tập thổi tiêu hay sáo. Ta có cây ngọc tiêu Nhân đệ nếu muốn học nhạc cũng có thể từ từ tập thổi tiêu.
- Tiểu đệ có thể nhận cây tiêu.. nhưng lỡ mất tỷ tỷ đừng buồn trách.
- Quý ở lòng trân trọng hay không mà thôi. Nhân đệ không cố ý ném bỏ thì không thể hờn trách được.
Tích Nhân nhìn thấy bóng chiều, nói:
- Tiểu đệ có thể đưa tỷ tỷ rời nơi đây.
- Chúng ta đi. Ta muốn mang hết mọi thứ với mình. Nhưhg như thế lại làm cho Nhân đệ phải lên xuống.
- Tỷ tỷ đã muốn, thì tiểu đệ đâu hà chút công phu.
- Để ta sắp xếp mọi thứ. Nhân đệ mang nó lên trước. Ta có thể đi sau, và Nhân đệ trở lại rước ta vậy.
Để vào gùi mọi thứ, cả bộ áo quần rách của Tích Nhân và tấm cà sa vào gùi. Vương Tố Thư cười buồn:
- Nhân đệ mang nó lên trước. Ta tự có thể đi sau.
Nhìn thấy nét buồn của Tố Thư và cũng thấy bà ta muốn giữ mọi thứ đệ làm kỷ niệm, Tích Nhân xúc động và cố dằn lòng, đặt gùi lên vai, phóng nhanh lên vách đá. Khi trở xuống thấy Tố Thư cũng đã trèo lên lưng chừng. Tích Nhân bám sâu hai tay vào đá, nói:
- Những vết đau cũng còn làm tỷ tỷ khó chịu. Đu vào vai tiểu đệ đưa lên.
Tố Thư mỉm cười, đưa tay ôm cổ: Nhưng lại nói:
- Ta muốn được Nhân đệ cõng. Nhưng mới phát hiện thấy chỉ nằm trên tấm cà sa một đêm, mọi vết bầm trên người không còn. Không còn đau chút nào cả.
Tích Nhân thoăn thoắt leo lên. Tích Nhân khi leo, cố quên khối êm ái trên lưng, còn Tố Thư thì nhắm mắt áp mặt lên vai người thanh niên đã làm bà si mê ngây ngất, mọi thứ, mọi giây phút đều thấy qúi giá phi thường. Lên tới đầu núi, Tố Thư vẫn ngây ngất trên lưng không buông tay, Tích Nhân phải nhắc:
- Tỷ tỷ!
Tố Thư vội đứng xuống, ngượng ngïịu:
- Ồ!
Dáng vẻ lại làm bà đáng yêu vô cùng, Tích Nhân lại phải rán cầm lòng:
- Tiểu đệ xuống Lôi Âm Tự trả cà sa. Tỷ tỷ muốn tiểu đệ trở lại thạch bình lúc nào?
Tố Thư chớp mắt, giây lát:
- Ta không muốn Nhân đệ phải mất thì giờ, nhưng việc chúng ta biến mất mấy ngày cũng làm ta cần có thì giờ giải thích. Dù sao ta cũng phải đối diện với Hán Thiên. Ta sẽ nói ta dụ Nhân đệ vào cơ quan để giết, nhưng sau đó lại bị Nhân đệ bắt và cứu mạng v.v.. Vì lòng nhân ái của Nhân đệ, ta quyết không không xâm phạm Ngũ độc giáo, và chỉ thị cho phân đàn Đại Việt rút khỏi biên giới. Đêm nay ta cũng phải cần nhiều thời gian để lo vài công việc. Chuẩn bị vài thứ cần thiết. Nếu Nhân đệ không phiền. Trưa mai tiện nhất.
- Tiểu đệ sẽ y hẹn.
- Nhân đệ có nhiều thì giờ đến thạch bình ngày mai sớm có thể giúp ta xoá bỏ võ công trên vách đá. Nhất là kiếm chiêu. Thần ni đã không muốn lưu lại hậu thế. Nhân đệ có duyên học được. Nhưng để lọt vào tay người hung ác thì Linh hồn thần ni cũng buồn tủi.
- Tiểu đệ sẽ làm điều này.
Cầm cà sa lên, Tích Nhân phóng xuống núi. Tố Thư mang gùi, nhìn theo Tích Nhân một lúc lâu rồi mới nhấc thân pháp.
Xuống tới chân núi trời còn ánh nắng chan hoà. Tích Nhân theo tùng bách phía trái Lôi Âm Tự phi thân lên, trong lòng định ẩn thân phía sau rừng, chờ khi tăng nhân dùng cơm sẽ vào chùa. Nửa đường lại thấy xa xa phí trái có một hồ nước vài mẫu, mặt nước phản chiếu ánh nắng như gương, cây lá soi mình, cảnh sắc êm ả vô cùng, bèn đổi hướng. Tới gần, thấy dưới gốc cây cổ thụ bên bờ hồ có nhà thủy tạ bên trong có hai người ngồi đánh cờ, một người là nhà sư, một người là một đạo sĩ. Nhà sư to lớn áo hồng ngồi quay lưng nên không thể nhìn dung mạo. Còn đạo sĩ thanh bào tóc bới trên đầu, râu ba chòm buông dài bạc trắng, khuôn mặt lại hồng hào, trông không quá sáu mươi, ánh mắt sáng ngời.
Mới cùng Tố Thư nói về thú thanh cao, thấy hai người đánh cờ, Tích Nhân dấu cà sa vào một kẹt cây rồi tiến lại xem. Vào nhà thủy tạ, Tích Nhân khom mình:
- Xin nhị vi tiền bối tha thứ tội đường đột.
Đạo sĩ chớp mắt:
- Lại bị tục nhân quấy phá!
Nhà sư lại cả cười, tiếng cười trung khí rất sung mãn:
- Lão nạp đã nói với đạo hữu chiều nay chúng ta có khách quí. Bàn cờ này lão tăng thắng rồi.
- Gã có thể là khách qúi thật sao?
Tích Nhân thấy hoà thượng mặc hồng bào da dẻ đen đúa, mày râu đều dài và trắng toát, đôi mắt rất to, thần quang lấp lánh.
Nhà sư vui vẻ nhấc chiếc đôn đá:
- Mời thí chủ.
Chiếc đôn nặng cũng vài trăm cân nhưng nhà sư nhấc lên và đặt xuống như chiếc ghế gỗ tầm thường.
- Vãn bối đâu dám vô lễ. Chỉ mong được nhị vị tiến bối cho đứng xem đánh cờ trong giây lá
Top Truyện Hot Nhất
Truyện hot hiện nay
Bình luận
Sắp xếp