Đại Mạc Thương Lang

Chương 31: Vực sâu


Chương trước Chương tiếp

Mọi thứ thật không thể lý giải nổi, bất kể là cảnh tượng bày ra trước mắt hay những hành động của quân Nhật đều khiến tôi cảm thấy rợn tóc gáy. Tôi cảm nhận một cách sâu sắc về sự kỳ cục và quái dị của người Nhật trong cách làm việc. E rằng chỉ có dân tộc mắc bệnh hoang tưởng như bọn họ mới có thể làm được việc này.

“Một chiếc máy bay ném bom hạng nặng, cất cánh từ dòng sông ngầm ở độ sâu một ngàn hai trăm mét dưới lòng đất, bay vào vực sâu hư vô, rồi biến mất trong bóng tối.”

Sau này, cảnh tượng ấy vẫn là một cơn ác mộng mãi mãi không thể xóa mờ trong tâm trí tôi.

Tôi thậm chí còn tưởng tượng ra lúc đội quân Nhật Bản bắt đầu bước chân đến khảo sát nơi này, chắc chắn họ không thể nhìn thấy khung cảnh kì vĩ giống như sự sắp đặt thần thánh này trên đất nước họ. Lúc đó, họ sẽ nghĩ gì? Chắc họ cũng giống như tôi lúc này, nhìn vào bóng tối không bờ bến trước mặt và dấy lên trong óc khao khát muốn tìm hiểu xem bên dưới độ sâu một ngàn hai trăm mét so với mặt đất kia, rốt cuộc ẩn giấu điều gì?

Tôi cứ ngẩn người nhìn luống sáng của đèn pha bị nuốt chửng trong bóng tối, mãi mới tỉnh lại được nhờ cơn gió lạnh cắt da cắt thịt bất chợt ập đến, toàn thân như không còn hơi sức bởi cơn chấn động quá sức vừa rồi. Tôi cố gắng trấn tĩnh lại, lòng nhủ thầm giờ không phải lúc cảm khái, cảm xúc lãng mạn chỉ phù hợp với hoàn cảnh yên bình, đoàn viên chứ tuyệt đối không phải lúc này.

Đúng lúc ấy, luồng ánh sáng bắt đầu nhẹ nhang lay chuyển, rõ ràng là có người đang điều khiển góc độ của nó. Tôi đoán chắc đó là Vương Tứ Xuyên, vậy là tôi và đội phó dìu nhau, cùng hướng về phía nơi phát ra ánh sáng. Giờ đây, có thêm người nào hay người ấy, chúng tôi phải nhanh chóng gặp được họ để nghĩ cách thoát khỏi nơi này. Nhiệm vụ của đội chúng tôi có thể nói đến đây là đã hoàn thành, e rằng ngành khảo sát địa chất Trung Quốc phải làm nốt công đoạn mà người Nhật đang làm dang dở, có điều công việc ấy chắc chắn không đến lượt mấy người bọn tôi.

Có lẽ đèn pha được lắp trong phòng máy của đập nước, bộ phận điều khiển mực nước hẳn phải có một máy móc mở van nào đó, có điều là chúng tôi vẫn không biết được lối vào ở chỗ nào, đội phó gọi tên “Vương Tứ Xuyên” mấy lần, chắc anh ấy cũng biết âm thanh từ chô này không thể truyền tới nơi đó, bởi vừa mới mở miệng ra gọi thì đã bị gió đánh bạt tới tận đấu đâu.

Đi đến chỗ luồng sáng chiếu ngay trên đỉnh đầu, chúng tôi đã có thể trông thấy luồng sáng được phát ra từ một chỗ nào đó ngay phía dưới chân chúng tôi, thế nhưng ở chỗ này không thể tìm được một chỗ có thể chui vào trong, trái lại phía bên ngoài thành đập lại có một chiếc thang sắt giống cái chúng tôi đã dùng để leo lên lúc trước, nhưng đứng từ góc độ này nhìn xuống thấy nó sâu thăm thẳm, khiến tôi kinh hồn, tôi nghĩ Vương Tứ Xuyên có gan to bằng trời thì cũng không thể xuống dưới bằng cách này được.

Chúng tôi đành tiếp tục đi lên phía trước, loanh quanh thế nào lại đến chỗ con đập bị phá hủy, phần đỉnh sập xuống một khoảng rất lớn, ở chỗ bị sập hình như có một vật giống như cầu thang thoát hiểm. Tôi không thể hình dung nổi cấu tạo cụ thể của nó thế nào, đầu óc đang hỗn loạn khiến tôi không thể nhìn nhắm một cách cẩn thận được, nhưng tôi cứ trèo theo nó để đi xuống thì thấy bên dưới chỗ đặt chân có một cánh cửa bằng sắt.

Căn phòng điều hành bên trong của con đập rất phức tạp, lần đầu tiên trong đời tôi được vào những nơi thế này. Nơi này được quân Nhật xây dựng trước thời giải phóng, bên trong tối om, nhưng cũng chẳng sao, bởi bên ngoài kia cũng tối om, với tôi không có gì khác biệt cả. chui vào hẳn bên trong, chúng tôi phát hiện – quả nhiên là con đập chỉ được xây dựng mang tính tạm thời, những tường bê tông sơ sài, có thể nhìn thấy thanh sắt lòi ra hay những khe nứt khắp nơi ở trên tường.

Bên trong chia thành mấy tầng, thế nhưng lớp bê tông trên sàn không được bằng phẳng, chúng lồi lõm, lổn nhổn, thủng lỗ chỗ, cảm giác như đang trát vữa được phân nửa thì bỏ đó không làm nữa. Căn phòng chúng tôi vào có rất nhiều chiếc rương gỗ, chúng được phủ vải bạt bên trên, sờ tay vào thấy toàn là bụi. Chúng tôi nhìn qua những lỗ thủng trên sàn nhà xuống bên dưới, thì thấy có ánh sáng yếu ớt phát ra lọt qua mấy tầng lầu, dường như là ánh sáng của đèn khảo sát. Bên dưới cùng chắc là phòng điều khiển, tôi có thể lờ mờ nhìn thấy hệ thống máy móc rất lớn ờ đó.

Trong này gió nhỏ hơn bên ngoài khá nhiều, thế nhưng tiếng nước chảy thì vẫn vang lên ầm ầm, chúng tôi hét gọi rất lâu nhưng phía dưới không có động tình gì, có lẽ cậu ta không nghe thấy. Chúng tôi ở đây cũng không thể tìm được đường để đi xuống.

Tôi hỏi đội phó giờ phải làm sao? Phòng điều khiển của con đập bố trí không giống như những tầng thông thường của những đập khác, nó cao hơn nhiều, chúng tôi không thể nhảy xuống được. Đội phó tìm được một mảnh vữa, anh ném xuống bên dưới, không biết nó trúng vào đâu, nhưng không thấy một âm thanh nào vọng ngược trở lại. Bên dưới vẫn hoàn toàn im lìm. Đội phó đánh giá, ở đây không thể tìm được đường xuống, có lẽ phải tìm nơi khác thôi.

Tôi chửi thầm trong bụng, cầm chiếc đèn chiếu đi, thế nhưng ánh sáng của đèn pin hoàn toàn rơi tõm vào bóng tối. Theo kinh nghiệm sử dụng đèn chiếu sáng trong rừng của mình, tôi biết chiếc đèn này đã phát huy hết công suất rồi, lúc chúng tôi mới đi vào động, ánh sáng của nó đã mờ đi. Từ khi đó, tôi đã không hi vọng nó đủ nhiên liệu để chiếu sáng trong thời gian dài.

Tôi nói với đội phó, việc cần thiết nhất bây giờ là phải có nguồn sáng thay thế, vì đèn pin đã sắp hết điện, nếu không tìm thấy, chúng ta sẽ không thể tìm đường đi tiếp được.

Vậy là, chúng tôi tìm quanh, nhưng những vật dụng có thể dùng để đốt không nhiều, chỗ đống rương xếp trong góc phòng không biết chứa thứ gì bên trong. Đội phó lôi ra một chiếc trong số đống rương xếp chồng chất lên nhau, bên trong nó chứa đầy dây điện, dụng cụ dùng để hàn xì và cả túi xi măng, thế nhưng chúng đã xơ cứng, kết chặt thành một khối với chiếc rương.

Những vật dụng này đều là vật dụng dùng để bảo vệ đập nước, người không làm nghề này thì không thể hiểu được. Mỗi năm người ta phải nạo bùn bên dưới con đập và những vùng cận đập, nếu không đáy đập sẽ dần dần dịch chuyển ra bên ngoài, như thế sẽ vô cùng nguy hiểm. Cho nên trong những thời kì chiến tranh lâu dài, những con đập lâu ngày bị bỏ hoang sẽ trở nên rất nguy hiểm, cư dân ờ vùng hạ lưu phải mau chóng rời khỏi vùng xả lũ.

Chúng tôi liên tục mở bốn năm cái rương, vật dụng hữu dụng cuối cùng mà chúng tôi tìm thấy là những mũ sắt và áo bông. Áo bông đã hỏng, không dùng được nữa, bên trong ẩm ướt như thể lấy từ trong quan tài ra. Mũ sắt xem ra vẫn còn tốt, tôi đội thử một cái, vật này có thể giúp chắn gió. Ngoài ra, tôi còn phát hiện thấy có vài cái bi đông nước, chiếc bi đông của tôi lúc trước đã bị mất, nên giờ tôi tiện tay lấy luôn một chiếc mang theo.

Trong lúc mải lục lọi, tôi không cảm thấy việc này quan trọng, thế nhưng đến bây giờ nghĩ lại mới thấy vẫn còn run. Số là hồi đó nếu tôi không lấy chiếc bi đông nước đem theo, chắc bây giờ tôi không thể ngồi đây kể lại câu chuyện được nữa, mà có khi cơ thể đã bị rữa nát bên dưới cái đập nước giữa lòng đất ấy từ lâu rồi.

Căn phòng kĩ thuật này không rộng, lượn một vòng là hết, tôi đã lục lọi, lôi ra hầu hết các vật dụng, cho nên chỉ một lúc sau đã cảm thấy ngạt thở bởi đa phần trong số chúng đều bị hoen rỉ, mục nát và bụi bặm kinh khủng.

Trong lúc chúng tôi đang chuẩn bị đồ đạc thì lại có một sự việc phát sinh.

Tôi bỗng nghe thấy bên ngoài vọng lại tiếng còi báo động “u u” như lúc nãy. Tiếng báo động rõ ràng, vang động như chọc vào tai, lần này rất gân, âm thanh oang oang ầm ĩ.

Lúc đó, tôi đã chuẩn bị tàm lý sẵn sàng, tôi băn khoăn tự hỏi lẽ nào ở đây lại có cửa xả lũ? Điều này có nghĩa gì? Lẽ nào ở đây trang bị hệ thống bảo vệ tự động?

Thật may là chúng tôi đã vào đến đây, không phải lo lắng đến việc lại bị dòng nước uy hiếp giống như lúc ở chỗ xác chiếc máy bay nữa.

Chúng tôi đi ra phía cửa, nhìn xuống bên dưới, định xem mực nước dưới kia đã dâng lên chưa, thế nhưng đúng lúc đó đội phó nhíu mày lại, quay sang tôi bảo: “Cậu nghe kĩ đi, lần báo động này không giống lần báo động trước.”

Tôi lắng nghe thật kỹ, nhưng vẫn không thấy có gì khác biệt, đành phải quay sang hỏi đội phó. Đội phó đáp: “Lần này tiếng còi dài hơn, để còi báo động có thể vang xa hơn. Hồi tập quân sự, bọn tôi phải học cách nhận biết các loại còi báo động, âm thanh báo động lúc này xem ra là loại báo động phòng tránh máy bay.”

Tim tôi đập thình thịch, không kích? Lẽ nào máy bay lại có thể oanh tạc ở nơi này?
...



Bình luận
Sắp xếp
    Loading...