Đại Đường Tửu Đồ

Chương 41: Tiệc rượu trung thu (4)


Chương trước Chương tiếp

Mặt Lưu Nhạn Dung mặc dù không đổi, khuôn mặt vẫn bình thường như cũ nhưng trong lòng sớm đã nổi sóng. Cao lâu vạn trượng đất bằng dậy, biển sâu gió thổi dậy sóng đào. Tiêu Duệ vô sỉ hạ lưu ngày xưa sao lại... Chẳng lẽ trước kia y ngụy trang, dùng hành vi phóng đãng để che dấu tính cách thực sự của mình sao?

Hai cha con đang thầm suy nghĩ. Lô Tuyền theo Lý Nghi ra hiệu liền đứng dậy, tay chỉ vào mặt trăng cười lớn nói:

- Chư vị, trăng tròn lên cao có thể ngâm thơ. Báo cho chư vị một tiếng, tướng gia Lưu U Cầu muốn thi thơ kén rể thông qua bữa tiệc này. Trong bữa tiệc đêm trăng Trung thu làm thơ, được mọi người bình chọn, người thắng lợi chỉ cần tài mạo tương đương và chưa từng lấy vợ sẽ đính hôn với tiểu thư Lưu phủ, trở thành giai thoại thiên cổ nguyệt yến kén rể.

............

............

Đám thanh niên sĩ tử chưa lấy vợ đều trở nên náo nhiệt, ngâm lên những câu thơ mà Tiêu Duệ nghe thấy rất tục tĩu. Nghe rất nhiều, thấy không có tác phẩm nào xuất sắc cả, hắn cũng không muốn nghe, chỉ lo tiếp đón hai người Lý Đỗ. Ba người tập trung lại ngồi cùng nhau, vừa uống vừa nói chuyện.

Lý Bạch uống hơi nhiều rượu, vẻ mặt càng thêm phóng đãng. Hắn không để ý đến đám sĩ tử đang rung đùi đắc ý nhiệt tình ngâm xướng với hai vị điện hạ và bố con Lưu U Cầu, lớn tiếng hát vang:

Quân bất kiến, hoàng hà chi thủy thiên thượng lai, bôn lưu đáo hải bất phục hồi.

Quân bất kiến, cao đường minh kính bi bạch phát, triêu như thanh ti mộ thành tuyết.

Nhân sanh đắc ý tu tẫn hoan, mạc sử kim tôn không đối nguyệt.

Thiên sanh ngã tài tất hữu dụng, thiên kim tán tẫn hoàn phục lai.

Phanh dương tể ngưu thả vi nhạc, hội tu nhất ẩm tam bách bôi.

Đỗ tử mỹ, tiêu tử trường, tương tiến tửu, bôi mạc đình.

Dữ quân ca nhất khúc, thỉnh quân vi ngã khuynh nhĩ thính.

Chung cổ soạn ngọc hà túc quý, đãn nguyện trường túy bất phục tỉnh.

Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch, duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh.

Trần vương tích thì yến bình nhạc, đấu tửu thập thiên tứ hoan hước.

Chủ nhân hà tu ngôn thiếu tiễn, kính tu cô thủ đối quân chước.

Ngũ hoa mã, thiên kim cừu, hô nhi tương xuất hoán mỹ tửu, dữ nhĩ đồng tiêu vạn cổ sầu.

(Tương Tiến Tửu Nguyên tác: Lý Bạch)

Anh có thấy nước trời đổ xuống

Hoàng Hà tuôn biển cuốn chẳng về

Soi gương tủi phận ê chề

Sầu cho tóc bạc u mê tuổi đời

Sớm mai tóc xanh ngời tơ óng

Thoắt đến chiều tuyết trắng trộn pha

Đời còn thỏa chí hoan ca

Bình vàng sao để trăng ngà bóng vơi

Sinh ta hữu dụng trời định sẵn

Bạc vàng kia ta chẳng nên màng

Bò, dê thui nhậu một phen

Vài ba trăm chén uống quên sự đời

Thầy Sấm, bác Đan ơi, có thấu

Xin chớ ngừng! Ta tấu nhạc vui

Bác ơi, xin hãy vì tôi

Nhạc lòng tôi trổi lắng tai nghe nào

Trống chuông cỗ ngọc sao đáng giá

Tỉnh mà chi, hãy quá chén say

Thánh hiền vắng bóng xưa nay,

Danh vang tục thế mấy tay tửu phàm

Xưa Bính Lạc, vua Trần nhóm bạn

Ngàn rượu ngon uống cạn chung vui

Chớ ngại tiền, chủ quán ơi !

Hãy đem thêm rượu ta mời bạn thân

Ngựa ngũ sắc ai cần đâu nhỉ?

Áo lông kia dẫu quí ngàn vàng

Trẻ đâu mau đổi rượu ngon

Để ta say khướt lòng chôn ưu phiền

Tiếng ca dõng dạc quanh quẩn giữa sân, văn thơ cao đẹp rung động lòng người làm cho mặt trăng ảm đạm. Tâm trạng của mọi người lập tức bị tiếng ca khí phách của Lý Bạch đoạt lấy, theo tiếng ngâm xướng của hắn mà cúi đầu ngâm theo.

- Hay cho câu Thánh hiền vắng bóng xưa nay,

Danh vang tục thế mấy tay tửu phàm. Thi tài đương thời không phải Lý Thái Bạch thì ai.

Lô Tuyền đứng dậy, nâng chén mời Lý Bạch:

- Mời uống.

Lý Bạch cười ha hả, uống hết, lại đứng dậy cầm chén rượu thất tha thất thểu đi đến giữa sân, ngẩng đầu nhìn trăng, giọng điệu cũng trở nên cô đơn:

Hoa gian nhất hồ tửu, độc chước vô tương thân.

Cử bôi yêu minh nguyệt, đối ảnh thành tam nhân.

Nguyệt ký bất giải ẩm, ảnh đồ tùy ngã thân.

Tạm bạn nguyệt tương ảnh, hành nhạc tu cập xuân.

Ngã ca nguyệt bồi hồi, ngã vũ ảnh linh loạn.

Tỉnh thì đồng giao hoan, túy hậu các phân tán.

Vĩnh kết vô tình du, tương kỳ mạc vân hán.

(Nguyệt Hạ Độc Chước - Một mình uống rượu dưới trăng)

Có rượu không có bạn,

Một mình chuốc dưới hoa.

Cất chén mời Trăng sáng,

Mình với Bóng là ba.

Trăng đã không biết uống,

Bóng chỉ quấn theo ta.

Tạm cùng Trăng với Bóng,

Chơi xuân cho kịp mà !

Ta hát, Trăng bồi hồi,

Ta múa, Bóng rối loạn.

Lúc tỉnh cùng nhau vui,

Say rồi đều phân tán.

Gắn bó cuộc vong tình,

Hẹn nhau tít Vân Hán.

(TƯƠNG NHƯ dịch thơ.)

Nhẹ nhàng ném chén rượu ngọc trong tay xuống đất, Lý Bạch chắp tay với Tiêu Duệ:

- Bạch muốn đi, từ hôm nay rời khỏi Lạc Dương du lịch thiên hạ. Trước lúc chia ly, trong bữa yến tiệc trung thu này Tử Mỹ và Tử Trường có câu thơ nào cùng ta không?

Đỗ Phủ từ trước đến nay luôn là người khiêm tốn, nhưng sự phóng túng của Lý Bạch hôm nay quả thực là đã kích phát tính lãng mạn trong lòng Đỗ Phủ. Hắn gật đầu, đứng dậy nhìn xung quanh, hơi trầm ngâm nói:

- Cựu ấp kim ba sảng, giai truyện ngọc lộ thu. Quan sơn tùy địa khoát, hà hán cận nhân lưu. Cốc khẩu tiều quy xướng, cô thành địch khởi sầu. Thái bạch hồn bất tẩm, bán dạ hữu hành chu (THẬP LỤC DẠ NGOẠN NGUYỆT). Thái Bạch huynh, Tử Mỹ xin bái biệt huynh. Mong huynh bảo trọng.

NGẮM TRĂNG ĐÊM MƯỜI SÁU

Sóng vàng xưa óng ánh

Sương thu phủ trắng ngần

Núi giăng dài biên ải

Sông Ngân lấp lánh gần

Khúc ca người gánh củi

Thành quạnh tiếng khèn ngân

Trẻ con còn háo hức

Nửa đêm thuyền trôi ngang

(Dịch thơ: Hải Đà)

Đỗ Phủ vái một cái thật sâu.

- Thánh hiền vắng bóng xưa nay,

Danh vang tục thế mấy tay tửu phàm.

Tiêu Duệ kích động đứng lên, hắn đi tới giữa sân, nhẹ nhàng vỗ vai Lý Bạch:

- Thái Bạch huynh hiểu rõ lòng ta. Được tri kỷ như Thái Bạch, Tiêu Duệ rất mừng.

Hai mắt nhìn nhau, như hoa dưới ánh trăng, tâm linh hai người tương thông như đôi nam nữ yêu nhau cầm tay nhau, mắt nhìn nhau nhưng không nói được gì. Tiêu Duệ thở dài một hơi:

- Nếu Thái Bạch huynh đã quyết ý ra đi, chỉ mong ngày sau gặp lại. Tử Trường có một khúc ca tiễn biệt Thái Bạch huynh.

- Bạch rửa tai lắng nghe.

Lý Bạch từ từ ngồi xuống, hai tay ôm quyền, mắt nhìn trăng sáng, vẻ mặt nghiêm nghị.

Tiêu Duệ đi tới chỗ mấy nữ nhạc công Liễu Mộng Nghiên, lấy một cây sáo ngọc, để sát lên miệng, một bài sáo uyển chuyển bi thương như dòng sông phát ra. Tiếng sáo lượn lờn trong gió thu, dưới ánh trăng chiếu sáng, rất lâu không dứt.

Đang lúc mọi người nghe đến nhập thần, tiếng sáo ngừng lại, Tiêu Duệ bắt đầu ngâm:

Minh nguyệt kỷ thì hữu, bả tửu vấn thanh thiên.

Bất tri thiên thượng cung khuyết, kim tịch thị hà niên.

Ngã dục thừa phong quy khứ, duy khủng quỳnh lâu ngọc vũ, cao xử bất thắng hàn.

Khởi vũ lộng thanh ảnh, hà tự tại nhân gian.

Chuyển chu các, đê khỉ hộ, chiếu vô miên.

Bất ứng hữu hận, hà sự trường hướng biệt thì viên.

Nhân hữu bi hoan ly hợp, nguyệt hữu âm tình viên khuyết, thử sự cổ nan toàn.

Đãn nguyện nhân trường cửu, thiên lý cộng thiền quyên.

(Thủy Điệu Ca Đầu – Tô Thức – Tô Đông Pha)

Bản dịch của Nguyễn Hiến Lê

Mấy lúc có trăng thanh,

Cất chén hỏi trời xanh:

"Cung khuyết trên chín từng,

Ðêm nay là đêm nào?"

Ta muốn cưỡi gió bay lên vút,

Lại sợ lầu quỳnh cửa ngọc,

Trên cao kia lạnh buốt.

Ðứng dậy múa giỡn bóng,

Cách biệt với nhân gian!

Trăng quanh gác tía,

Cúi xuống cửa son,

Dòm kẻ thao thức.

Chẳng nên ân hận,

Sao cứ biệt ly thì trăng tròn?

Ðời người vui, buồn, ly, hợp,

Trăng cũng đầy, vơi, mờ, tỏ,

Xưa nay đâu có vạn toàn.

Chỉ nguyện đời ta trường cửu,

Bay ngàn dặm cùng với thuyền quyên.

.................

..................

- Ðời người vui, buồn, ly, hợp. Trăng cũng đầy, vơi, mờ, tỏ. Xưa nay đâu có vạn toàn. Chỉ nguyện đời ta trường cửu. Bay ngàn dặm cùng với thuyền quyên.

Lý Bạch đứng dậy, nắm chặt bàn tay lạnh như băng của Tiêu Duệ, vẻ mặt kích động không thể dùng lời nói để diễn tả:

- Từ nay về sau Bạch không còn cô đơn nữa. Tài thơ của Tử Trường đã hơn Bạch.

Dứt lời liền bưng bầu rượu, rót đầy cho Đỗ Phủ và Tiêu Duệ. Lý Bạch nâng chén nói:

- Rượu ngon thơm ngát dưới ánh trăng. Lý Bạch dùng rượu khuyên quân thượng.

Tử Trường, Tử Mỹ đến tiễn đưa.

Kẻ ở người đi cạn chén đầy.

Nhờ ai hỏi nước Trường Giang thử,

Nước ấy tình kia ai vắn dài?

Lý Bạch đột nhiên buông tay, chén rượu rơi xuống đất, bước nhanh rời đi. Không lâu sau dáng người cô đơn đã biến mất trong bóng đêm mờ mịt. Trên đường chỉ còn truyền đến tiếng ngâm xướng phóng túng của Lý Bạch:

- Ngưỡng thiên đại tiếu xuất môn khứ, ngã bối khởi thị bồng hao nhân.

Ngẩng đầu cười lớn ra khỏi cửa, kiếp tôi đâu phải người cỏ rơm.

Nếu như giảng thơ thì đại thi nhân Tô Thức có tài không kém Lý Bạch. Bài Thủy Điều Ca Đầu so sánh với bài Tương Tiến Tửu của Lý Bạch thì có hiệu quả gần như nhau. Một bài khẳng khái, một bài uyển chuyển thê lương, một cao một thấp, kẻ xướng người họa. Trong đêm trung thu ly biệt này hợp lại với nhau càng bổ sung cho nhau.

Thủy Điệu Ca Đầu làm mọi người rung động không thua gì bài Tương Tiến Tửu của Lý Bạch. Tiêu Duệ gật đầu với Đỗ Phủ, kéo theo thiếu nữ đang đầy tự hào và ngưỡng mộ không nói lên lời, cùng nhau hành lễ với Lý Nghi và Lý Kỳ vẫn chưa thoát khỏi ý cảnh:

- Hai vị điện hạ, thảo dân không thắng nổi sức rượu, xin phép cáo từ về thành trước.

..............

...............

Tiêu Duệ và mỹ nhân rời đi, đi vào nơi mà ánh trăng không thể chiếu tới. Chỉ có thể nghe thấy tiếng cười trong trẻo thoải mái của thiếu nữ, giống như tiếng chim hoàng oanh trong đêm tối. Lý Nghi thở dài một hơi:

- Kỳ tài thực sự, bài ca thật hay, không hổ là tri kỷ của Lý Bạch. Thừa tướng đại nhân, có con rể như thế này mà rũ bỏ, còn muốn chọn rể trong buổi nguyệt yếu trung thu này, chẳng phải làm cho sĩ tử Lạc Dương không còn mặt mũi gặp người sao?

Mặt Lưu U Cầu trắng bệch, tay đầy gân xanh run lên. Đột nhiên ông thoáng nhìn thấy con gái miệng phun một ngụm máu, ngã xuống, không khỏi đau đớn kêu lên:

- Con gái...


Bình luận
Sắp xếp
    Loading...