Cuộc Sống Mới Hạnh Phúc Của Chu Tiểu Vân

Chương 94: Chợ chính thức xuất hiện


Chương trước Chương tiếp

Một năm qua với người dân quê chất phác hiền lành là một năm tốt đẹp. Mấy thôn gần nhau sát nhập, thành lập xã mới. Trưởng xã nộp đơn lên huyện xin được xây chợ.

Chợ mới nằm trên bãi đất trống cạnh chợ cũ, chia thành các ô đơn giản. Nhưng nó có ý nghĩa rất lớn đối với các tiểu thương. Từ nay, họ có chỗ bán cố định, che mưa che nắng, hơn nữa có thể bán hàng cả ngày, không cần bữa nay bán bữa mai nghỉ như chợ phiên.

Chợ xây vẻn vẹn trong vòng nửa tháng. Tấm biển “chợ Hưng Vượng” rất to treo trên cổng, khi cắt băng hoàn công, tiếng pháo nổ ầm ĩ, chính thức thông báo chợ bắt đầu vận hành. Ai ngờ, tiểu thương bán trong chợ rất ít, đa phần áp dụng chính sách chờ đợi, vẫn bán ở chợ cũ.

Điều này tất nhiên có nguyên nhân của nó. Xã bỏ tiền xây chợ, số tiền này chia đều cho các tiểu thương, nếu muốn bán hàng trong chợ phải nộp tiền thuê chỗ. Một tháng mười nguyên, đối với người dân ở đây không phải là con số nhỏ.

Chu Quốc Cường đang phân vân, không biết nên bỏ tiền ra hay không.

Triệu Ngọc Trân ở nhà hiến kế: “Ba nó à, hay là mình cứ đợi xem mọi người làm thế nào rồi tính.”

Đang cúi đầu ăn cơm, Chu Tiểu Vân không nhịn được nói: “Ba ơi, theo con, ba nên nộp tiền vào chợ bán hàng thì hơn. Ba nghĩ xem, một tháng mười nguyên không ít, nhưng bán hàng trong chợ tiện hơn nhiều. Mưa không đến mặt nắng không đến đầu, ngày nào cũng dọn hàng, tốt hơn bán ở chợ cũ nhiều. Chỗ tiền thuê có thể tính vào giá bán, đắt hơn một chút!”

Câu cuối cùng đả động được Chu Quốc Cường, khiến ông quyết định nộp tiền cho người quản lí chợ. Đó chính là cha của Hứa Mỹ Lệ – Hứa Đại Sơn, xã giao quyền quản lí chợ cho đội sản xuất.

Hứa Đại Sơn thu được tiền, cố ý chọn vị trí tốt gần cổng chợ cho Chu Quốc Cường, ông cảm kích mời Hứa Đại Sơn đến nhà ăn cơm. Hứa Đại Sơn sảng khoái nhận lời, còn dẫn theo con gái đi cùng. Bình thường không để ý đến Hứa Mỹ Lệ, lúc này Chu Tiểu Vân không thể ngó lơ khách, đau khổ “hầu chuyện” suốt buổi trưa.

Chu Tiểu Vân rất khó chịu, sao cô bé này có thể một mình thao thao bất tuyệt từ đầu đến cuối mà không buồn chán nhỉ? Suốt cả buổi, cô lặp lại mấy từ: “Ừ”, “Hả”, “Chà”, “Thật không”, “Tốt”, thời gian còn lại ngồi im nghe một người tự sướng.

Ngô Mai hay Vương Tinh Tinh rất thích nói chuyện, Chu Tiểu Vân ít nói đảm nhiệm tốt vai trò một người lắng nghe. Nhưng những điều Hứa Mỹ Lệ nói khiến người khác không chịu nổi, khoe khoang khoác lác về bản thân, hạ thấp người khác xuống. Cô ngồi nghe mà như ăn phải hoàng liên, cuối cùng đã hiểu tại sao các bạn ghét cô bé này đến thế. (Hoàng liên là một vị thuốc Đông Y rất đắng)

Ngược lại, Hứa Mỹ Lệ rất hài lòng, có cảm tình với Chu Tiểu Vân vì cô luôn mỉm cười, nghiêng đầu lắng tai nghe, đột nhiên cảm thấy làm bạn với nhỏ không tệ, đơn phương ra chủ ý sau này sẽ chơi cùng nhỏ. Đương nhiên sẽ tận dụng cơ hội cướp lấy vị trí lớp trưởng, cô bé nghĩ thầm.

Cuối cùng cũng chịu đựng qua được bữa cơm này, tiễn đại tỷ ra về, cô thở phào nhẹ nhõm. Bên tai được yên tĩnh khiến cô vui mừng rớt nước mắt.

Chợ dần dần náo nhiệt, người dân bắt đầu có thói quen đi chợ mua thức ăn.

Từ đó, Chu Quốc Cường ngày nào cũng ra chợ bán thịt, quả nhiên như con gái nói rất đắt hàng. Triệu Ngọc Trân mang cả Nhị Nha ra chợ, không đến mười hai giờ chưa có mặt ở nhà.

Chu Tiểu Vân chính thức được nâng lên chức đầu bếp. Buổi trưa đi học về, cô nhóm lửa nấu cơm, nấu cơm xong bắt đầu xào nấu thức ăn đã sắp sẵn, cha mẹ về đến nhà đúng lúc mâm cơm được dọn lên bàn. Đại Bảo không trốn được, bị bắt nhóm lửa. Tiểu Bảo còn bé nhưng chăm chỉ hơn anh nhiều, thấy anh chị nhóm lửa nấu cơm, cậu dọn bát đũa, lau bàn, quét nhà vân vân. Ba anh em phân công rõ ràng, hợp tác ăn ý giải quyết vấn đề bữa trưa một cách thoả đáng.

Về đến nhà được ăn cơm canh nóng hổi, trong lòng hai vợ chồng vô cùng vui mừng. Không phải lo lắng về chuyện cơm nước, hai người tập trung 100% chú ý vào việc buôn bán. Tan chợ không cần vội vàng trở về, càng dọn hàng muộn càng tốt.

Mặc dù trong chợ cũng có hai, ba gian hàng bán thịt lợn, nhưng quầy của nhà cô vẫn đông khách nhất. Điều làm hai vợ chồng tự hào nhất là con cái ngoan ngoãn nghe lời, không gì sánh được điều này, khiến cha mẹ vô cùng yên tâm.

Thời gian lẳng lặng trôi đi, cuộc sống của nhà họ Chu dần dần có sự thay đổi.

Đầu tiên là trong nhà lắp thêm điện thoại bàn. Cả xã số nhà có điện thoại đếm trên đầu ngón tay, nhà Chu Quốc Cường không ngờ dẫn đầu trong thôn, coi như rất có mặt mũi.

Điện thoại tất nhiên không phải để trang trí, mà có tác dụng rất lớn.

Vì mở rộng quy mô bán hàng, Chu Quốc Cường bỏ tiền lắp điện thoại. Trước đây chạy ngược chạy xuôi thu mua lợn, nay phần lớn mua hàng qua điện thoại. Nhà nào ở xa muốn bán lợn chỉ cần gọi điện, ông sẽ đến tận nơi mua, tiết kiệm được thời gian đi hỏi từng nhà. Không chỉ bán lẻ, giờ ông còn chuyển sang bán buôn. Các quầy hàng trong chợ đều lấy thịt lợn của nhà ông về bán, không lời nhiều như bán lẻ nhưng thắng ở số lượng nhiều.

Lại nói tiếp, chủ ý này do Chu Tiểu Vân nhắc nhở. Chu Quốc Cường ở nhà vô tình nói vu vơ về chuyện các quầy khác trong chợ mua thịt lợn từ lò mổ trên thị trấn về bán lại, không giống như ông tự mình mua lợn về giết nên không lãi bằng.

Chu Tiểu Vân thuận miệng đáp: “Hay là ba đến tìm họ, cho họ xem chất lượng thịt nhà mình, đồng ý bán cho họ bằng giá mua ở lò mổ, không mất công vận chuyển, chắc chắn họ sẽ đồng ý.”

Chu Quốc Cường vỗ đùi, một câu đánh thức người trong cuộc.

Mà Triệu Ngọc Trân khôn khéo còn để ý đến các hàng ăn. Bà đi quảng cáo cho các tiệm cơm gần đó, lấy giá rẻ và phục vụ chu đáo tận nơi được mọi người tán thưởng. Vì thế, hai vợ chồng có thể coi như đầu mối phân phối thịt trong vùng.

Cả ngày Chu Quốc Cường đạp xe ba bánh chạy khắp nơi, bận luôn chân luôn tay, tiền kiếm ngày càng nhiều, mệt đến mấy cũng đáng. Hai vợ chồng mơ tưởng về viễn cảnh tương lai, cứ theo đà này, có lẽ hai năm nữa đủ tiền xây nhà lầu. (tức là chồng tầng lên, vì hiện nay ở nhà mái bằng)

Chủ nhật, Chu Tiểu Vân thường mang thức ăn lên chợ, giúp mẹ bán hàng. Cô nhỏ tuổi, đon đả chào mời tính tiền cho khách rất nhanh, khá nổi tiếng trong chợ.

Trong nhà kinh tế dư dả, tiền tiêu vặt được cho nhiều hơn. Cuối tuần, Triệu Ngọc Trân chủ động phát tiền tiêu vặt cho các con, mỗi người năm giác.

Chu Tiểu Vân cười nhận lấy, Tiểu Bảo cười toe toét, Đại Bảo mặt dày xin xỏ một tuần nâng lên một nguyên, bị tét vào mông nhỏ.


Bình luận
Sắp xếp
    Loading...