Cùng Chàng Tiêu Dao

Chương 6: Tô canh thịt


Chương trước Chương tiếp

?Lại nói, An Thành sau khi biết con gái của mình có hơn năm trăm lượng bạc thì rất bất ngờ, ông có phần không dám tin mà muốn tận mắt nhìn thấy để xác nhận.

Phải biết rằng ông làm hạ nhân mấy chục năm nay, trong người cũng chỉ dành dụm được một số tiền vừa đủ để chuộc thân. Nhưng con gái của ông lại chỉ dùng vài năm là có thể tích cóp được hơn năm trăm lượng, việc này thật sự rất khó tin.

Đến khi An Bình cầm bạc đưa ra cho An Thành xem, An Thành mới hoàn toàn tin tưởng con gái mình có bạc. Xong lại rối rít không ngừng. Theo ông, con gái nhỏ có được số bạc này, tương lai nàng có thể dùng làm của hồi môn, còn có thể gả được cho những gia đình thư hương, mà còn có thể ngẩng cao đầu bên nhà chồng nữa.

Cũng phải nói An Thành là một người cha tốt. Nếu là những người khác khi thấy con gái của mình có nhiều bạc như vậy thế nào cũng sẽ nghĩ cách chiếm đoạt rồi, ở đâu mà nghĩ giống như An Thành, rằng để con gái cất giữ làm của hồi môn.

Chính là An Thành không có ý tham lam nhưng An Bình cũng không phải là người ích kỷ. Số bạc này là nàng nghĩ muốn dùng để giúp đỡ gia đình, sẽ làm cho cuộc sống của cả nhà được ấm no hơn. Còn nàng, nàng đã có kế hoạch cho tương lai của nàng. Rằng chờ đại ca và đệ đệ ổn định, đợi nàng lớn hơn một chút. Nàng sẽ đi tới chỗ kia, nàng muốn tìm sư phụ của nàng. Nàng muốn được ở cạnh người, sẽ cùng người đi hành y cứu người như kiếp trước. Nàng không muốn lập gia đình, nàng không muốn đau khổ lo lắng khi chồng của mình ở cùng người khác.

Nàng ghét thời đại này, nó không công bằng, đối với nam nhân nó thiên vị đến không còn gì để nói, nhưng đối với nữ nhân các nàng, nó lại hà khắc tới không chịu được. Nam nhân thì có tam thê tứ thiếp, còn nữ nhân các nàng cả đời chỉ được hầu hạ một người chồng, nếu có người nào cùng cách (ly dị) thì sẽ bị thiên hạ phỉ nhổ rằng người đó không nên thân, là một người không có nết na phẩm cách.

Kiếp trước cũng vì những luật lệ bất công này mà nàng đã phải sống cuộc sống như người đã chết rồi một thời gian rất dài, lúc đó nếu không phải có sư phụ, nàng nghĩ bản thân đã không tồn tại.

Trở lại, An Bình lấy trong mấy trăm lượng bạc kia ra một trăm lượng giao cho An Thành, nói với ông dùng số tiền này để cải thiện cuộc sống của cả nhà. Còn dặn ông nhớ đừng cho người khác biết nhà mình có bạc. Ngay cả đại phòng và phòng lớn của An Gia cũng phải giấu.

An Thành tất nhiên biết An Bình dặn dò như vậy là có ý gì rồi, dù sao ông cũng đã mấy mươi năm lăn lộn bên ngoài, dĩ nhiên hiểu được cái gì nên cái gì không rồi. Tuy rằng đối với cha mẹ và đại ca ông rất là kính trọng. Nhưng nhiều năm như vậy xa cách, ông cũng không hiểu hết mọi người. Cho nên, có những thứ cần phải chừa lại cho mình một đường lui. Chuyện huynh đệ vì của cải mà tương tàn ông đã thấy không ít, ông cũng không muốn mình mới trở về mà lại gặp chuyện này. Cho nên, đối với nhắc nhở của An Bình ông hoàn toàn có thể hiểu được.

Còn về bạc con gái đưa cho ông, An Thành cũng không từ chối, bởi vì ông nghĩ, An Bình là con gái của ông, nàng có bạc lấy ra giúp cho cả nhà cũng là chuyện bình thường. Huống hồ, sau này khi nành thành thân, ông vẫn có thể góp thêm của hồi môn cho nàng. Lại nói, hiện tại ông cũng cần tiền, một là để cho các con đi đọc sách, hai là… ông muốn mua thêm đất, sau đó sẽ cho người ta “cố” (cố đất còn gọi là thuê, nhưng người xưa thường dùng từ cố nên ta chọn dùng từ này).

……

Mùa thu còn chưa qua thì mùa đông đã kéo đến. Cái thời này mùa đông đặc biệt lạnh. Lạnh đến nỗi buổi sáng sớm đi ra ngoài sẽ nhìn thấy những hạt sương đã đóng băng nằm im lìm trên cây cỏ. Đôi khi còn có tuyết rơi.

Kiếp trước lần đầu thấy tuyết An Bình rất thích thú, có khi còn lôi kéo tiểu đệ ra ngoài đắp hình người tuyết ở khắp sân.

Sáng sớm, An Bình ngồi ôm ấm trà nóng nhìn Thẩm thị đang bận rộn nấu ăn. Thật ra không phải nàng lười không muốn xuống phụ giúp, mà là Thẫm thị không cho. Bà nói, trời lạnh, An Bình cứ ngồi trên giường cho ấm. Cơm nước cứ để bà lo.

Thẩm thị tuy tay chân hơi thô, nhưng lại rất nhanh nhẹn và khéo léo. Chỉ mất chừng hai khắc bà đã xào nấu xong các món ăn.

Nhìn nồi canh bốc khói trên bếp, An Bình nuốt nước miếng “ực” một cái.

Trụ tại nơi này tới nay cũng gần bốn tháng, ngoại trừ mấy ngày đầu được ăn thịt cá thì hầu như chỉ ăn rau củ. Nói thật thì lúc hai tháng đầu ăn rau củ An Bình cũng không có ý kiến gì, ngược lại còn thấy nó thật ngon. Nhưng nhiều tháng tiếp theo, cứ mỗi ngày đều ăn rau củ… Hình như nàng đã bắt đầu bài xích loại thức ăn thanh đạm này rồi.

Riết chịu không nổi, An Bình mới mở miệng đòi ăn thịt, lúc này Thẩm thị mới chịu mua thịt về nấu ăn.

Cơm đã nấu xong, Thẩm thị múc ra một tô đầy sau đó gọi An Bình đem thức ăn đưa lên phòng lớn cho ông bà nội. Việc này rất là thường xuyên, hễ có món ăn ngon nào thì Thẩm thị cũng múc đem lên cho cụ An và bà Nồng một ít. Mà người đi đưa nếu không phải là An Bình thì là An Du, hay An Dật. Không phải Thẩm thị không muốn đi, mà bà muốn để các con của mình đi. Thẫm thị có một suy nghĩ, nếu để con đi cho đồ ăn, cha mẹ chồng sẽ đối với con bà yêu thương hơn.

Thẩm thị là một người như vậy, bình thường trông bà thô thớt, nhưng thật tâm mà nói bà là một người rất có độ sâu. Bà làm việc gì cũng có tính toán và suy nghĩ trước sau. Bà biết lúc nào nên nhẫn lúc nào nên bộc phát. Cho nên An Thành rất tôn trọng bà, đối với bà cũng rất tốt.

Mùa đông đến, những nhà có bạc thì bình thường, nhưng có một số nhà nghèo, người ta sẽ phải lên trấn tìm việc làm, hoặc đi chặt củi trên rừng để đổi bạc. Vì mùa đông không có làm lúa, cũng không có thu nhập. Cho nên không ít nhà phải ăn rau dại khô qua ngày.

Loại rau dại khô này chính là những cây rau được hái vào mùa thu, sau đó đem phơi khô. Đợi khi không có thức ăn thì đem ra nấu. Nó rất là khó ăn, xong nhưng cũng đủ làm cho người ta không bị chết đói.

An Bình run run trong cái áo bông nhỏ, tay cẩn thận bưng tô canh thịt đi lên nhà lớn. Nhà lớn lúc này Cụ An và Bà Nồng đang ngồi trên giường, bên dưới là chậu than đỏ đang toả ra hơi nóng sửơi ấm cái giường.

Số than này là do An Thành và An Trung hồi tháng trước đi lên rừng chặt về phơi khô để dành lại đấy. An Thành nói, người già chịu lạnh không tốt như người trẻ, cho nên mùa đông thì nhất định phải chuẩn bị thật nhiều than.

An Bình bưng bát canh đi vào, miệng nở một nụ cười ngọt ngào thân thiết nói:

“Ông nội, bà nội. Hồi sáng mẹ con đi chợ có mua về một miếng thịt để nấu canh. Mẹ nói con đem lên kính ông nội bà nội dùng.”

An Bình vừa nói vừa đi tới bên giường rồi để cái tô canh xuống trước mặt bà Nồng. Bà Nồng đưa mắt nhìn vào, lại nghe thấy mùi thịt từ trong tô canh bốc ra, đôi mát phát sáng. Bà lén nuốt nước miếng một cái, sau đó lộ vẻ không hài lòng nói:

“Ai…. Ta nói…. Thịt thà cái gì. Mẹ ngươi cũng phí quá rồi, ăn no là được, còn mua thịt với thà. Thật là phí quá. Nói mẹ ngươi, mai mốt hạn chế chi tiêu lại, kẻo không sau này các ngươi lại không có gì dằn túi.”

Bà Nồng nói, ánh mắt không kìm được vẫn cứ nhìn chằm chằm tô thịt, xong nhưng lại đẩy về cho An Bình. “Đi, đem về chia nhau ăn đi, nội không ăn.”

An Bình rủ mắt, nếu là kiếp trước cô sẽ không thèm đếm xỉa mà bưng tô canh thịt trở về. Nhưng qua một kiếp cô hiểu được cái gì nên làm, cái gì không nên làm. Huống hồ bà nội nói cũng không có sai. Bà không biết được nhà nàng có tiền, cho nên đối với việc mùa đông ăn thịt thế này bà có phản ứng như vậy là đúng rồi. Huống hồ bà cũng không như người khác, dù bà thèm nhưng vẫn bảo nàng bưng thịt trở về, là bà muốn nhường lại cho các nàng. Nàng hiểu được.

An Bình ngẩng đầu, đôi mắt trong suốt nhìn bà Nồng và cụ An. Giọng nói non nớt nhưng rành rẽ:

“Ông nội, bà nội, mẹ con nói cái này là của ông bà nội, ở nhà con còn có nhiều nước canh và rau củ, đã đủ ăn rồi. Mẹ nói, ông bà nội lớn tuổi cần phải bồi bổ sức khoẻ, dù tốn thêm nhiều bạc hơn nữa cũng phải mua để nấu cho ông bà nội ăn. Mẹ nói, là chúng con nhờ phúc của ông bà nội mới có nước canh thịt để uống, chứ không, chỉ được ăn canh lạt thôi”.

An Bình nói là nước canh thịt và rau củ, cô nói như vậy là muốn để cụ An và bà Nồng nghĩ rằng ở nhà nàng hiện tại chỉ còn có nước canh và rau củ, còn thịt đều ở trong cái tô này.

Nàng nói như vậy một là muốn cho cụ An và bà Nồng nghĩ rằng mẹ cô không phải vì thèm thịt mới mua thịt ăn, mà là vì nghĩ cho hai lão, vì lo lắng sức khoẻ của hai lão nên mới mua thịt về. Còn có, nàng nói ở nhà chỉ còn nước canh thịt, ý là nói Thẩm thị mua chỉ có một miếng thịt nhỏ chứ không mua nhiều. Nàng nói vậy đương nhiên là vì muốn làm cho ông bà nội càng thêm thương mẹ nàng.

Quả nhiên, nghe An Bình nói vậy, cụ An và Bà Nồng đưa mắt nhìn nhau, sau đó An Bình thấy trong mắt của hai người họ là cảm động, còn có vui vẻ và hãnh diện nữa.

Bà Nồng thật sự cảm động, theo lời của cháu gái nói bà liền nghĩ đến con dâu thứ này là người biết kính trên nhường dưới, trong mắt nàng có hai lão già này. Nếu không vì sao mua thịt về nấu, các nàng lại chỉ ăn nước, nhưng thịt thì đem hết cho bà và ông lão. Thế cho nên địa vị của Thẩm thị trong lòng bà Nồng chỉ vì một tô canh lại được tăng cao đáng kể. Cũng từ đó bà đối với Thẩm thị thái độ có thể nói cực kỳ tốt.


Bình luận
Sắp xếp
    Loading...