Cực Phẩm Tài Tuấn
Chương 395: Gặp lại người quen
Quan viên trong triều không ít người coi bọn họ.
Người đọc sách ai cũng tự cho mình thanh cao hơn người, với thái giám càng coi như súc sinh không bằng, cho nên Toàn Kế mẫn cảm hoài nghi Đường Kính Chi xem thường mình.
- Công công đa tâm rồi, học sinh chỉ là người dân thường, không quan không chức, sao dám xem thường hồng nhân bên cạnh hoàng thượng? Vả lại mấy tháng trước công công dẫn Vũ Lâm quân kịp thời tới Lạc thành giải vây cho Đường gia, học sinh cảm kích bất tận, sao dám nói xấu công công.
Đường Kính Chi cực kỳ chân thành nói:
- Vừa rồi sở dĩ nói ra chuyện ấy là vì hoàng thượng truy hỏi, học sinh không dám khi quân che dấu.
Toàn Kế nghe vậy mặt hơi dãn ra được một chút, hừ lạnh nói:
- Tốt nhất là ngươi nói thật, ta và Tề công công không phải người để ai cũng có thể bắt nạt.
Nhìn Toàn Kế hầm hầm đi xa, Đường Kính Chi cười khổ, xem ra Toàn chưa tới mức hận y vì việc này, nhưng chút xíu giao tình có được nhờ Hồng Phong đưa tới kinh thành xem như đã tiêu hết rồi.
Trình các lão hiểu lầm y, đám Tần Mục thù địch, thái giám trong cung không có thiện ý gì, có được chút thiện cảm từ hoàng hậu, nhưng hoàng hậu có nhiều chuyện không tiện nói, giúp được y cực kỳ hữu hạn.
Đột nhiên y cảm thấy ưu thế của mình đã mất hết, ở Ni Lạc Thần này thành tứ bề thọ địch rồi.
- Đường cử nhân, chúng ta mau đi thôi.
Tiểu thái giám dẫn đường thấy Đường Kính Chi đứng đần ra đó hồi lâu thì lên tiếng giục.
Rời hoàng cung thì trời đổ mưa nhỏ, Đường Uy ở ngoài đã chuẩn bị áo tơi đi mưa trước, mưa tuy nhỏ nhưng rất khó chịu vì trời gió rét dù mặc áo mưa không che được mưa làm ướt mặt, lạnh cóng, Đường Kính Chi chỉ muốn về nhà cho thật nhanh, có điều không đi được bao xa thì y dừng lại mặt kinh ngạc.
Chỉ thấy phía trước có một nam tử toàn thân áo đen, vóc dáng tráng kiện, mặt đâu ria lởm chởm, mắt đảo hai bên, có vẻ rất thận trọng, vẫy tay gọi y tới gần.
Dù người này đã hóa trang, tướng mạo thay đổi, nhưng Đường Kính Chi vẫn nhìn một cái là nhận ra, chính là Trịnh Kiếm Thu được kiều thê của y cứu một mạng ngoài Lạc thành.
Sao hắn lại tới Ni Lạc Thần?
Định lấy mạng mình sao? Hay lấy lòng mình? Trong đầu Đường Kính Chi lóe lên mấy nghi vấn, có điều y vẫn nhanh chân đi tới.
Mấy ngày nữa thôi y phải phụng chỉ về Lưu Châu rồi, muốn chia rẽ Điền gia và Trịnh gia thì chỉ có thể hạ thủ ở Trịnh gia, giờ Trịnh Kiếm Thu tự dâng mình tới tận nơi, y không thể bỏ qua cơ hội này.
Đường Uy bám sát chủ tử, tập trung toàn bộ tinh thần ứng phó, đồng thời ngầm ra hiệu cho các ám vệ khác sẵn sàng, đó là cách làm việc của ám vệ, luôn có người bên ngoài bao quát toàn bộ tình huống, đồng thời làm kẻ địch bất ngờ.
Trịnh Kiếm Thu thấy Đường Kính Chi đi về phía mình thì thầm thở phào, xoay người rẽ vào ngõ gần đó, Đường Kính Chi qua khúc rẽ thì không thấy Trịnh Kiếm Thu đâu nữa, đang nghi hoặc thì thấy, y nhìn thấy một người quen, Hứa Dũng.
Hứa Dũng mặc áo vải thô, hóa trang thành hạ nhân bình thường, thấy y thì thi lễ mời lên chiếc xe ngựa đỗ gần đó.
Đường Kính Chi lên xe không do dự, Đường Uy ở ngoài ngồi cạnh xa phu và Hứa Dũng.
Xe ngựa dừng, nhưng vẫn chưa tới nơi, bọn họ đỗ lại trước một bến thuyền nhỏ, có chiếc thuyền mui che đã chờ sẵn, mời Đường Kính Chi lên đó.
Chiếc thuyền mui che chầm chậm đi trên sông Tần Hoài, mưa nhỏ lất phất hình thành lớp sương mờ mông lung, tang thương mang mác, nhưng đầy tình thơ ý họa.
Dù không phải thi nhân, đứng trước khung cảnh này có lẽ ai ngỡ cũng biến thành Lý Bạch, Đỗ Phủ.
Nhưng không phải Đường Kính Chi, y không có tâm trạng nào, lúc này đầu y chứa đầy thắc mắc và tính toán.
Trên dòng nước rộng lớn êm đềm, hoa thuyền đi đi lại lại, ở những nơi khác, hoa khôi có phòng riêng, nhưng ở Tần Hoài thì khác khi thành hoa khôi hàng đầu một thanh lâu kỹ viện bọn được một chiếc thuyền riêng, họ được gọi là những danh kỹ Tần Hoài, đó cũng là những cái hố không đáy, bao nhiêu vàng bạc đổ vào đó cũng không vừa.
Chiếc thuyền nhỏ len lỏi giữa chiếc thuyền xa hoa, có vài hạt mưa bị gió nhẹ thổi hắt vào, đập vào mặt Đường Kính Chi, làm y tỉnh lại, thở dài một tiếng, hai lần tới đây đều trong tình cảnh đặc biệt, có lẽ y không có duyên với Tần Hoài.
Thuyền nhỏ đi tới cạnh một chiếc thuyền hoa thì đỗ lại.
Đường Kính Chi lên thuyền gật gù, hẹn gặp ở nơi như thế này không lo bị bám đuôi, càng không lo bị người khác nghe lén, đây mới là chỗ những kẻ mang mưu đồ âm u nên tới bàn việc.
- Đường hiền đệ, lâu lắm rồi mới gặp nhau, đệ có khỏe không?
Y vừa vào trong thì Trịnh Kiếm Thu nhiệt tình đứng lên nắm tay hỏi han:
Cho dù trong lòng thầm hận Trịnh gia quay lưng lại đúng lúc Đường gia cần nhất, nhưng Đường Kính Chi không để lộ ra ngoài, chỉ mấy ngày vào cung làm y thay đổi nhiều, cười sang sảng, nhiệt tình vô cùng:
- Vẫn khỏe, đa tạ Trịnh huynh quan tâm, khó khăn lắm mới tình cờ gặp nhau ở đây, nào nào, chúng ta uống vài chén mừng ngày hội ngộ.
Thấy Đường Kính Chi nói là tình cờ gặp nhau, nụ cười Trịnh Kiếm Thu hơi cứng lại, lần này hắn tới tìm Đường Kính Chi là có chuyện trọng đại muốn thương lượng.
Hai người ngồi xuống, chén qua chén lại, Đường Kính Chi chỉ hỏi han chuyện vụn vặt, như tha hương gặp cố nhân, hỏi chuyện quê nhà vậy.
Đường Kính Chi không ngốc, chuyện này ai ra bài trước người đó sẽ thua thiệt, cho nên y loanh quanh chuyện nọ sang chuyện kia.
Rốt cuộc Trịnh Kiếm Thu không nhịn được phải lên tiếng trước.
Nhìn gần Đường Kính Chi mới phát hiện ra râu trên mặt Trịnh Kiếm Thu không ngờ lại là thật chứ không phải hóa trang, nhìn kỹ tiếp thì thấy hắn thay đổi so với trước kia khá nhiều, da đen hơn, mặt gầy đi, không anh tuấn tinh thần như trước nhưng thêm phần thành thục vững vàng, tuy người bụi đất phong trần, nhưng đôi mắt chuyển động thêm phần tinh minh.
Đúng như y dự liệu, nếu chẳng phải bất đắc dĩ, Trịnh gia tuyệt đối không kết làm đồng minh với Điền Cơ, Trịnh Thắng là người quang minh lỗi lạc, giỏi dùng binh, trung thành với hoàng thất, nhưng trung thành tới đâu cũng chưa tới mức trơ mắt nhìn khâm sai tới nhà, chém đầu nam nhân Trịnh gia, đầy nữ tử đi làm ca kỹ.
Vì thế Trịnh gia chỉ có thể bắt tay với Điền Cơ.
Có điều tuy là thế, Trịnh Thắng vẫn ôm một tia hi vọng, mong khâm sai kia dừng bước, không tiến vào Lưu Châu, ông ta dự đoán được nếu tạo phản tám phần sẽ chết rất thảm, vì thiên tử tuy trẻ, tuy làm việc thiếu suy nghĩ, nhưng không phải hôn quân làm mất lòng dân, ngược lại khâm sai kia chém giết tham quan không dung thứ khiến lòng dân nô nức, tiếng tăm hoàng đế cực tốt, bọn họ không có cớ tạo phản.
Danh bất chính, ngôn bất thuận.
Bách tính muốn tạo phản phải thì giương cờ hôn quân vô đạo, khiến bách tính thiên hạ rơi vào dầu sôi lửa bỏng, hết đường sống đứng lên là chuyện thuận lý.
Phiên vương tạo phản thì lấy cớ cần vương, diệt trừ gian nịnh, trong sạch triều đình.
Phương bắc hiện lòng dân hoang mang, nhưng đó là do thiên tai, không phải do thiên tử vô đạo, cho nên nếu hai nhà Trịnh Điền làm phản, miễn cưỡng chỉ nói thiên tử vô dụng, làm bách tính trôi dặt khắp nơi, song không đủ đủ thuyết phục lòng dân.
Vương triều Minh Hà đã tồn tại ba trăm năm, Minh gia là long tộc đã ăn sâu vào lòng người, không dễ gì lay chuyển nổi.
Tình thế phương nam cực kỳ phức tạp, bọn họ tạo phản rất có khả năng người khác hùa theo, nhưng rất có khả năng người ta nhân cơ hội ném đá xuống giếng, lập công chuộc tội.
Thế nên không thể tùy tiện tạo phản, Trịnh gia mang áp lực rất lớn, do dự mãi, Điền Cơ mấy lần mời Trịnh Thắng lấy danh nghĩa nạn dân tụ tập quá đông, gây mất an toàn phái quân trú ngoài Lạc thành, nhưng Trịnh Thắng từ chối.
Về sau nghe nói Đường Kính Chi nhận được thánh chi nhập kinh, còn vị Mạnh khâm sai kia dừng lại ở biên giới giữa Kinh Châu và Lưu Châu không nam hạ nữa, Trịnh Thắng nhìn thấy hi vọng, vốn định gả nữ nhi kết thông gia với Điền Cơ, nhưng hiện giờ trì hoãn, không thực hiện lời hứa nữa.
Truyện hot hiện nay
Bình luận
Sắp xếp