Công Chúa Thành Vương Phi

Chương 9: Ánh trăng tròn dễ gây ra nguyệt thực, vật cực tất phản


Chương trước Chương tiếp

Editor: Búnn.

Sau trận mưa xuân kéo dài trong suốt hai mươi ngày, cuối cùng thì trời cũng quang đãng.

Một ngày trời xanh không mây.

Tâm trạng của Thuận Khải Đế rất tốt, dẫn theo vài vị đại thần đắc lực cải trang đi vi hành, đi về phía nông thôn thể nghiệm và quan sát cuộc sống của bách tính sau trận hạn hán này.

Trên đường đi, phố xá trật tự, ngăn nắp.

Trước cửa mấy nhà quyền quý đều dựng lều cháo.

Mặc dù vẫn còn một ít dân lưu lạc, nhưng cũng là được bố trí ổn thỏa rồi.

Đồng ruộng cũng thay đổi: Chim quốc bay bay đón chào vụ xuân, tận dụng lúc khí trời tràn đầy sức sống.

Trên đường đi, Thuận Khải Đế vô cùng hài lòng, biểu hiện trên mặt cũng giống như cảnh xuân tươi đẹp trong tiết trời tháng ba.

Đi lâu cũng cảm thấy mệt mỏi, mấy vị đại thần cải trang tìm một tửu quán sạch sẽ dừng chân nghỉ ngơi, gọi một bình trà.

Lại nghe được, phía bên kia có người kể chuyện tán gẫu, cảnh tượng vô cùng náo nhiệt.

Thuận Khải Đế vừa mới nhìn về phía đó một cái, Cát An nhanh chóng nháy mắt ra hiệu để thị vệ đi nghe ngóng.

Lúc về bẩm báo: Mấy người kia đang nói Tiểu công chúa là Thiên nữ hạ phàm.

Thuận Khải Đế nghe được, sự vui vẻ trên mặt càng thêm sâu.

Mấy vị đại thần đi theo vốn đang sợ lời đồn đại sẽ chọc giận mặt rồng, đều có tâm lý né tránh, sau đó lại thấy Thuận Khải Đế không những không bực mình, mà trên mặt còn có chút hào hứng. Trong lòng cũng suy trước tính sau, lại lựa ý hùa theo tâm trạng của vua.

Đừng trách tại sao mấy vị đại thần phải nịnh nọt như vậy.

Từ xưa đến nay, từ Triều Đường của Thái Tông Hoàng đế có thể dung hạ được vài vị gián thần ăn nói thẳng thắn? Không phải không có người muốn noi theo Ngụy Chinh(1), có điều tâm tư của Hoàng đế khó dò, nếu nói sai một lời, không những bản thân mất đầu mà còn có thể liên lụy đến cả cửu tộc.

Vì lý do đó, các triều đại thay đổi theo thời gian, bất luận là văn thần hay võ tướng thì tùy mặt gửi lời là thứ bắt buộc phải học. Dù ngươi không có bản lĩnh nói năng khéo léo thì ít nhất cũng không cần đưa đầu mình về phía lưỡi đao.

Ví dụ như, các vị đại thần quyền cao chức trọng chỉ cần giẫm chân một cái cũng có thể khiến trái tim của dân chúng run rẩy không thôi, vậy mà lại có thể khen ngợi một đứa trẻ mới sinh chưa từng gặp mặt thành trên trời có mà dưới đất không có.

Trong đám thần, chỉ có một người im lặng không nói, cau mày lại.

Chính là Quốc cữu đại nhân, thái sư Minh Lý.

Từ sau khi Hoàng hậu hạ sinh Tiểu công chúa, có thể nghe được rất nhiều lời đồn nhảm giống như thế này, vốn tưởng chỉ lưu truyền trong dân gian, xem ra bây giờ đã vào đến triều đình, còn càng ngày càng có xu thể nghiêm trọng.

Đây cũng không phải là chuyện tốt!

Thường nói: Mặt trời giữa trưa ngả về tây, ánh trăng tròn dễ gây ra nguyệt thực, vật cực tất phản.

Còn không biết những lời đồn ấy bị người có tâm lợi dụng, ảnh hưởng đến Hoàng hậu, Thái tử hay không.

Tiểu công chúa mới là đứa trẻ mới sinh, làm sao có thể chịu đựng được nhiều sự chú ý như vậy?

Cây mọc thành rừng, gió thổi thành bão!

Người ngoài nhìn vào tưởng là có phúc, nhưng sợ lại biến thành bùa đòi mạng.

Minh Lý quyết tâm, sau khi hồi phủ sẽ phải bàn bạc lại chuyện này với tổ phụ và phụ thân.

Tổ phụ của Minh Lý là Minh lão Thái sư, nguyên lão tam triều.

Năm đó phụ tá Thuận Khải Đế lên ngôi Hoàng Đế, sau khi lập được công lao hiển hách, trong đại điển phong hậu, lại muốn cáo quan, ông nói: Thiên hạ thái bình, Ngô Hoàng chăm chỉ, cựu thần nay tuổi đã cao, đã lực bất tòng tâm trước quốc sự, sợ chậm trễ chính sự, sợ phụ lòng kỳ vọng của con dân và thánh thượng, thỉnh thánh thượng ân chuẩn cho thần cáo lão về nhà.

Minh lão Thái sư không những là Tổ phụ của Cẩn Hoàng hậu, còn là lão sư của Thuận Khải Đế, dạy từ lúc Thuận Khải Đế bốn tuổi bắt đầu học vỡ lòng, dạy từ 'Tam tự kinh' đi lên. Trong mắt Thuận Khải Đế, Minh lão Thái sư không những là trọng thần trong triều, nói là người thân cận, gần gũi, đáng tín nhiệm cũng không quá đáng.

Thuận Khải Đế vốn không muốn chuẩn, thế nhưng Minh lão Thái sư ba phen mấy bận trình tấu chương. Rơi vào đường cùng, Thuận Khải Đế đành phải đến hậu cung muốn Cẩn Hoàng hậu đi khuyên bảo một chút.

Nhưng Cẩn Hoàng hậu mắt ngọc mày ngài, cười tươi như hoa nở mùa xuân, lại nói: "Hoàng thượng...Hậu cung không thể tham gia vào chính sự đâu..."

Nhìn Cẩn Hoàng hậu đoan trang minh diễm như hoa Mẫu Đơn, Thuận Khải Đế lại cảm thấy, trong đôi mắt long lanh của nàng giống như ẩn chứa một con hồ ly nhỏ.

Chuẩn tấu chương cáo lão của Minh Lão thái sư, Thuận Khải Đế lại đánh chủ ý lên nhạc phụ của mình. Dựa tầm nhìn và học thức của nhạc phụ thì chức Thừa tướng là quá phù hợp.

Nhưng, Thuận Khải Đế cũng chỉ lộ một chút phong thanh, ý chỉ phong thưởng kia vẫn đặt trên bàn trong Ngự thư phòng, thì Hoàng hậu lão bà vẫn luôn miệng cười nói 'Hậu cung không tham gia vào chuyện triều chính' của ông bây giờ đang buồn rầu, rưng rưng nước mắt quỳ trước mặt ông:

"Hoàng thượng, nước đầy sẽ tràn, trăng đầy rồi sẽ khuyết thôi..."

Hoàng thượng than nhẹ một tiếng, kéo Cẩn Hoàng hậu vào trong lòng.

"Thịnh cực tất suy!"

Làm sao ông không hiểu lo lắng của Lão Thái sư đây.

Ngoại thích phát triển lớn mạnh!

Nhưng đấy là do tiểu nhân nhìn vào, còn ông thì chưa bao giờ lo lắng về Minh gia.

Nhưng ông vẫn làm theo ý nguyện của Hoàng hậu, phong nhạc phụ làm Đại học sĩ Hàn Lâm Viên, mặc dù là quan nhất phẩm, nhưng chỉ là người làm nghiên cứu học vấn, biên soạn này kia, cũng không phải là chức quan có thực quyền gì.

Nhưng một năm sau, một thánh chỉ lại ban vào Minh phủ, Thuận Khải Đế phong Đại cữu Minh Lý nhà mình làm Thái sư, dạy vỡ lòng cho Thái tử Lý Long Hựu.

Tuy Thái sư Minh Lý là quan tam phẩm, nhưng lại gần Thiên tử, tương lại sẽ là trọng thần phụ quốc.

Lần này Minh gia không tiếp tục dâng tấu chương từ chối nữa.

Thứ nhất, có thể một lần hai lần, nhưng không thể hết lần này đến lần khác bác bỏ mặt mũi của Hoàng đế được.

Hơn nữa, không phải do Minh gia kiêu căng mà là do chức Thái sư này, không ai có thể thích hợp hơn Văn võ Trạng nguyên Minh Lỹ nữa. Tiếp nữa, mặc dù là Hoàng tử, nhưng cũng là cháu ngoại ruột thịt nhà mình, cũng sợ bị người có tâm dạy sai lệch đi.

- -- ------ ------ ------ --------

(1)Ngụy Chinh:

Sau khi quân Ngõa Cương do Lý Mật lãnh đạo bị thất bại, Ngụy Chinh theo Lý Mật vào cửa ải xin đầu hàng triều nhà Đường, nhưng hai người ở lại đã gần một năm mà vẫn không được trọng dụng. Năm sau, Ngụy Chinh tự xin đi Hà Bắc để chiêu dụ. Sau khi được chuẩn tấu, Ngụy Chinh đi thẳng sang Lê Dương khuyên Từ Thế- một viên tướng của Lý Mật đang trấn giữ tại đây đầu hàng triều nhà Đường. Ít lâu sau, Đậu Kiến Đức đánh chiếm được Lê Dương, Ngụy Chinh bị bắt sống. Đến khi Đậu Kiến Đức bị thất bại, Ngụy Chinh lại trở về Tràng An, được Thái tử Lý Kiến Thành phong làm Đông Cung Điêu Thục. Ngụy Chinh thấy sự mâu thuẫn giữa Thái tử và Tần vương Lý Thế Dân ngày càng gay gắt, đã từng nhiều lần khuyên Thái tử phải ra tay trước để áp đảo đối phương, nhưng Lý Kiến Thành vẫn cứ do dự không sao quyết định được.

Ngày 4 tháng 6 năm Võ Đức thứ 9, Tần vương Lý Thế Dân đã trước tiên áp đảo đối phương, phát động sự biến đẫm máu ở Huyền Võ Môn, giết chết Thái tử Lý Kiến Thành và Tề vương Lý Nguyên Cát. Sau sự kiện này, Tần vương Lý Thế Dân trách hỏi Ngụy Chinh rằng: "Ông đã để anh em chúng tôi tàn sát lẫn nhau là cớ làm sao?". Ngụy Chinh chẳng hề tỏ ra sợ sệt liền ung dung đáp rằng: "Nếu Thái tử Kiến Thành chịu nghe theo lời tôi, thì đâu đến nỗi phải bỏ mạng như ngày hôm nay". Lý Thế Dân rất khâm phục trước lời nói thẳng thắn của Ngụy Chinh, không những không bắt tội, mà còn phong ông chức Gián quan, sau đó còn thường xuyên mời ông vào trong cung hỏi về chính sự.

Năm Trinh Quan thứ nhất, Ngụy Chinh được thăng làm Thượng thư tả thừa. Bấy giờ, có người kiện ông đã tự đề bạt họ hàng thân thích mình làm quan, Đường Thái Tông liền cử Ngự sử đại phu Ôn Ngạn Bác đi điều tra, kết quả là không có bằng chứng, chỉ là lời bịa đặt mà thôi. Dù vậy, Đường Thái Tông vẫn cử người đến nói rằng: "Sau này phải xa lánh sự hiềm nghi, đừng gây nên việc rắc rối như vậy nữa". Ngụy Chinh bèn lập tức vào gặp vua và nói rằng: "Tôi nghe giữa vua tôi phải phối hợp và nâng đỡ lẫn nhau, nếu không kể kiệm công làm việc, mà chỉ chú ý về xa lánh điều hiềm nghi, thì sự hưng vong của nhà nước thật khó mà biết được". Ông đồng thời thỉnh cầu Đường Thái Tông nên coi mình là lương thần chứ không phải là trung thần. Đường Thái Tông hỏi lương thần và trung thần có gì khác nhau? thì Ngụy Chinh đáp rằng: "Bản thân mình được thơm lây, vì đã khiến nhà vua trở thành một ông vua sáng suốt, con cháu kế thừa nhau, phúc lộc vô cương, thì đó là lương thần. Còn như khiến bản thân mình bị giết, nhà vua trở thành một ông vua bạo ngược, nhà và nước đều mất cả, chỉ còn lại hư danh mà thôi, thì đó là trung thần. Có thể nói là khác nhau một trời một vực ". Đường Thái Tông nghe xong liền gật đầu khen phải.

Do Ngụy Chinh không sợ mang tiếng phạm thượng, dù là trong khi nhà vua đang nổi nóng, ông vẫn dám tranh cãi lại chứ không chịu nhún nhường, nên Đường Thái Tông lắm lúc cũng phải kính nể ông.

Đường Thái Tông có một con chim ưng, nhà vua thường để nó đậu trên vai và tỏ ra rất đắc ý. Khi nhà vua nhìn thấy Ngụy Chinh từ đằng xa đi tới, bèn nhanh chóng dấu con chim vào trong áo. Ngụy Chinh cố ý nán lại rất lâu, khiến con chim bị chết ngạt mà nhà vua cũng chẳng dám nói sao.

Năm Trinh Quan thứ 12, Ngụy Chinh thấy Đường Thái Tông dần dần trễ nải xử lý việc chính sự, lao vào ăn chơi phù phiếm, bèn dâng lên bản tấu chương nổi tiếng "Thập tiệm bất khắc chung sơ", trong nói rõ về mười điều thay đổi và mười điều phải suy nghĩ lại.

Năm Trinh Quan thứ 16, Ngụy Chinh ốm nặng nằm liệt giường, ông sống cần kiệm, vô gia cư. Đường Thái Tông bèn ra lệnh đem nguyên vật liệu chuẩn bị xây cung điện của mình ra dựng nhà cho Ngụy Chinh. Ít lâu sau, thì Ngụy Chinh mất. Đường Thái Tông đến khóc nói rằng: "Một người dùng đồng làm gương, có thể nhìn thấy mình ăn mặc có đoan trang hay không; Dùng lịch sử làm gương, có thể thấy được nguyên nhân nhà nước hưng vong; Dùng người làm gương, thì sẽ phát hiện mình làm đúng hay sai. Nay Ngụy Chinh chết đi là ta thiếu mất một tấm gương tốt".

- -- ------ ------ ------ -----

Mọi người hỏi tại sao Công chúa lại được sủng ái, tác giả có chia sẻ rằng:

1. Nguyên nhân khách quan là do tác giả.

2. Nguyên nhân chủ quan: Trong hoàng gia, sẽ không có người vô duyên vô cớ được sủng. Quan trọng là do năng lực biết tiến biết lùi của nhà mẹ đẻ Cẩn Hoàng Hậu. Đương nhiên cũng có trận mưa kia, cổ nhân đều vô cùng mê tín mà! Ai bảo lúc Tiểu công chúa sinh ra thì có trận mưa "Hạn hán đã lâu gặp cam lộ" đâu!

*cam lộ: sương ngọt, ý chỉ điều may mắn, điềm lành. bảo cam lộ chính là nước thánh trong cái bình của quan thế âm bồ tát


Bình luận
Sắp xếp
    Loading...