Chu Chỉ Nhược Chỉ Muốn Làm Ruộng

Chương 2: Một tiếng thở dài


Chương trước Chương tiếp

Thật lâu trước đó Chu Chỉ Nhược không có cảm giác bị người ta ôm trên tay như vậy, hoặc có thể nói là căn bản nàng chưa từng trải qua cảm giác này cả, kiếp trước thời điểm nàng bị ôm như vậy căn bản lúc đó nàng còn chưa nhận thức được gì đi!.

Theo ánh mắt của nàng gương mặt phụ thân từ từ xuất hiện, sau đó nở nụ cười ôn nhu ôm nàng vào lòng, đột nhiên nàng nhớ về kiếp trước phụ thân cũng rất quan tâm và yêu thương chăm sóc nàng, sau đó nàng lại chứng kiến cảnh phụ thân của mình chết thảm trước mắt mình, nên không nhịn được mà khóc.

Phụ thân của Chu Chỉ Nhược tên là Chu Viễn Đạt, vốn là một người thô kệch, lúc đầu ông vui vẻ tới ôm nữ nhi của mình, thế nhưng khi vừa mới ôm nàng vào lòng thì đã thấy nàng khóc to lên, liền giựt mình hoảng sợ, cũng không biết mình phải làm cách gì để cho nàng ngừng khóc, liền nhìn qua Cao đại nương cầu cứu.

Cao đại nương liền nói: “Thật là kỳ lạ mà, mới vừa nãy còn tốt lắm, làm sao lại khóc rồi, hay là nàng đói bụng, vẫn là nên ôm đứa nhỏ tới cho nương của nàng cho nàng ăn chút sữa đi”.

Chu Viễn Đạt đi theo phía sau của Cao đại nương, ngập ngừng nói: “Cao……Cao đại nương……ta……ta…….”

Cao đại nương quay đầu lại nhìn hắn một cái, chỉ thấy mặt của hắn đỏ bừng, lập tức tỉnh ngộ liền cười nói: “Ngươi mau vào đi thôi Chu đại ca, nương tử của ngươi đã mệt muốn chết rồi, ngươi cũng nên hảo hảo mà an ủi nàng một chút”.

Ý ở bên ngoài là, tuy rằng nàng không sinh cho ngươi được một nhi tử nhưng lại sinh cho ngươi một nữ nhi, nhưng mà khồng có công lao thì cũng có khổ lao, thế nên ngươi cũng đừng vì nương tử của ngươi sinh con gái mà trách nàng.

Chu Viễn Đạt cũng là một người rất yêu thê tử của mình, trong lòng cũng không có suy nghĩ vì không sinh con trai mà không vui, lần sau sinh tiếp là được, có nữ nhi trước cũng tốt, sau này có thể giúp phụ mẫu trông coi đệ đệ. Ông thực là người biết lo trước mà, nhưng một chút cũng không nghĩ tới lỡ như sau này cũng không sinh được nữa thì phải làm sao bây giờ.

Chu Viễn Đạt nhanh chóng đi vào trong phòng, đã thấy thê tử muốn ngủ, phải sinh nở trong ba ngày quả thực là mệt muốn chết rồi. Tuy rằng chỉ có thể sinh nữ nhi thế nên trong lòng đối với trượng phu cũng có một chút ấy náy. Nhưng lại không chịu nổi mệt mỏi sau khi sanh nên ngủ thiếp đi.

Chu Viễn Đạt đi vào thì thấy thê tử hai mắt đã nhắm nghiên lại, sắc mặt thì tái nhợt, trên trán những sợi tóc bị mồ hồ thấm ướt mà bết dính lại trên da thịt, cũng đã dần dần phát ra tiếng náy ngủ say, liền đau lòng đi đến bên thê tử lau đi mồ hôi trên trán nàng.

Lúc này trời cũng đã vào hạ, thời tiết dần trở nên nóng bức hơn, tuy rằng Tiết thị đã chà lau thân mình sạch sẽ nhưng mồ hôi vẫn không ngừng chảy ra. Chu Viễn Đạt thấy thê tử đang ngủ say, quay đầu lại thì thấy nữ nhi cũng đã yên tĩnh trở lại không còn khóc nữa. Cao đại nương ngạc nhiên nói: “Thật là kỳ lạ, tại sao lại không khóc nữa rồi”.

Chu Viễn Đạt đi tới nhìn nói: “Chắc là biết mẫu thân bên cạnh cảm thấy an tâm nên không khóc nữa”.

Liền đi tới tiếp nhận Chu Chỉ Nhược, nhìn kỹ lại, chỉ cảm thấy nữ nhi của mình sau này sẽ là một mỹ nhân rất xinh đẹp, cũng sẽ giống như thê tử của mình,là một đại mỹ nhân, cũng sẽ không giống mình bộ dạng thô kệch, trong lòng liền cao hứng, nói một câu: “Nữ nhi của ta thật xinh đẹp, sau này có thể là một đại mỹ nhân, nhất định ta phải hảo hảo mà tìm một nhà thật tốt để gả cho nàng ”.

Chủ Chỉ Nhược không ngờ phụ thân sau khi nhìn thấy mình lại có thể nói ra câu đó. Nghĩ lại, phụ thân chỉ là một người đánh cá bình thường, có suy nghĩ như vậy cũng không hề kỳ lạ, lại nhớ rõ khi mình còn nhỏ, phụ thân từng nói đùa rằng sau này chờ nàng lớn lên sẽ tìm một nhà thật tốt để gả nàng, cũng tốt sau này có thể cho phụ thân sống tốt hơn là được…

Lúc này lại nghĩ tới lúc gặp lại Trương Vô Kỵ, nhịn không được thở dài, cả đời này, ta phải làm thế nào tới ngươi đây?....

Chu Viễn Đạt lần đầu tiên thấy được trẻ con mới sinh ra đã biết thở dài, không khỏi kinh hãi nói: “Đứa nhỏ này còn nhỏ như vậy, tại sao lại biết thở dài chứ, chẳng lẽ đây lại là điềm không may sao?”.

Lúc đó hai người Cao đại nương cùng thím Phương cũng đang ở bên cạnh chờ lấy tiền thưởng cùng tạ lễ, nghe Chu Viễn Đạt nói như vậy, thím Phương liền hỏi: “Có thể là do đứa nhỏ mệt mỏi lắm rồi, nên hắt hơi một cái thôi, chứ làm gì có đứa nhỏ nào mới sinh ra lại biết thở dài chứ, Chu đại ca không chừng là ngươi nghe lầm rồi”.

Cao đại nương cũng nói: “ Đúng thế nha, mẫu thân nàng phải sanh trong ba ngày liên tục , đứa nhỏ không phải là cũng giống như thế sao?”.

Chu Viễn Đạt cũng nghĩ như thế, liền vui vẻ đưa cho Cao đại nương một ít ngân lượng, và thím Phương một túi tiền đồng hậu lễ cảm tạ hai người đã tới giúp đỡ, sau đó tiễn hai người ra ngoài.

Lúc này đúng là năm thứ tư thời kì nhà Nguyên . Cũng không biết có phải do người Mông Cổ thống trị tàn bạo đã thật sự chọc giận tới trời cao, làm cho liên tục nhiều năm, tất cả các nơi trong cả nước nếu không phải động đất thì chính là đại hồng thủy, hoặc là hạn hán. cuộc sống dân chúng các nơi đều cực kỳ khốn khổ, bởi vậy khiến cho khởi nghĩa tạo phản đã nổ ra liên tiếp.

Phụ thân của Chu Chi Nhược chỉ là một người đánh cá giỏi, may mắn tình hình lúc này của nhà Nguyên cũng không có nhiều biến hóa, thế nên thu thuế vẫn rất thấp, thế nên đối với khả năng của Chu Viễn Đạt cũng coi như miễn cưỡng có thể sống được.

Mà trượng phu của thím Phương là Phương Lục Nhất, là người ốm yếu hay bệnh, quanh năm chỉ nằm một chỗ trên giường, ấn tượng của Chu Chỉ Nhược đối với Phương Lục Nhất cũng rất mơ hồ, chỉ nhớ khi đó hắn có đi đưa tang một lần. Năm đó Chu Chỉ Nhược được năm tuổi, khi nhìn thấy người đầu tiên đến đưa tang nên có một chút ấn tượng. Bất quá chỉ là gặp mặt sơ qua nên Chu Chỉ Nhược cũng không để ở trong lòng nên cũng không biết rõ rốt cục thì Phương Lục Nhất mắc bệnh gì.

Thế nhưng bất kể nói như thế nào thì nếu một gia đình mà không có nam nhân kiếm tiền nuôi gia đình, cho nên đối với Phương gia thì đó là một vấn đề rất khó khăn, cho nên Chu Viễn Đạt chỉ đưa ngân phiếu cho Cao đại nương còn thím Phương thì ông đưa tiền đồng.

Phải biết rằng ngân lượng thời nhà Nguyên so sánh với ngân lượng thời nhà Tông quá mất giá. Đến cuối Triều Nguyên, lạm phát ngân lượng cực kỳ nghiêm trọng, tiền ăn cơm của tú tài đi thi trên kinh nếu dùng ngân lượng đều mất hơn năm lượng bạc. Vì thế dân chúng trừ bỏ phải khôi phục sử dụng lại ngân lượng đồng thời cũng phải khôi phục lại tiền đồng ở bên ngoài, thậm chí còn xuất hiện hiện tượng lấy vật phẩm đổi vật phẩm, cho nên Chu Viễn Đạt rất chiếu cố đối với thím Phương mới cho nàng một túi tiền đồng.

Thím Phương cảm tạ rồi sau đó rời đi, Chu Viễn Đạt ôm Chu Chỉ Nhược trên tay không dám rời, ngồi xuống bên giường, một chút nhìn thê tử lại một lát sau nhìn Chu Chỉ Nhược, trong nội tâm ông vừa vui vẻ vừa cảm động.

Lúc này trời cũng gần chiều, đợi cho Tiết thị tỉnh dậy cũng đã qua giờ Tuất rồi.

Lúc này Chu Nhược Chỉ cũng không cảm thấy đói, chỉ là vừa nhắm mắt lại suy nghĩ chuyện cũ, vừa không tự giác vận hành nội tức -- từ lúc nàng ra đời tới nay, Tiên Thiên Chi Khí trong cơ thể cũng bị mất đi cực kì nhanh , hiệu quả so sánh với lúc nàng ở trong bụng mẹ , đã là kém rất xa

Chu Viễn Đạt thấy Tiết thị đã tỉnh liền hỏi: “Nàng tỉnh rồi”.

Tiết thị thấy trượng phu ngồi bên giường nhìn mình, cũng biết mình ngủ cũng đã lâu lắm rồi, liền hỏi: “Bây giờ là giờ gì rồi?”

“Đã là giờ Tuất rồi, nàng có đói lắm hay không?, ta đã nấu một ít canh cá để dưới phòng bếp, nàng uống một chút đi, đợi ta một chút ta đi làm cơm cho nàng”.

Tiết thị gật đầu, đem Chu Chỉ Nhược ôm vào trong lòng, nhìn nữ nhi hai mắt đang nhắm lại, như đang ngủ say, vừa nhìn vừa nói: “Đứa nhỏ này hành hạ ta rất lâu, hiện tại lại nằm im ngoan ngoan như vậy, ngay cả đòi uy sữa cũng không có”.

Chu Viễn Đạt vốn đã đứng dậy chuẩn bị rời đi, nghe vậy liền quay đầu lại nói: “ Đứa nhỏ này cũng thật kỳ lạ,nàng chờ ta một chút, ta đem canh lên cho nàng, rồi sẽ tỉ mỉ kể cho nàng nghe”.

Tiết thị sửng sốt kinh ngạc nhìn tướng công nhà mình, không biết tướng công của mình nói như thế là có nghĩa gì, lại nghĩ chẳng lẻ do mình không sanh được con trai nên muốn trách mình, muốn đem nữ nhi đi cho người khác?

Cuối triều Nguyên đa số dân chúng đều có cuộc sống rất khốn khổ, nhà nào có nữ nhi không nuôi nổi liền đem cho người khác hoặc bán đi, cho nên Tiết thị mới có suy nghĩ như thế.

Không bao lâu sau Chu Viễn Đạt bưng canh cá đi vào, nói: “ Đây là cá hôm trước ta bắt được, cá rất béo, vốn là muốn để ngươi bồi bổ thân thể, bây giờ thì đúng lúc rồi, nàng ăn nhiều một chút để có nhiều sữa cho nữ nhi ăn.”

Mặt Tiết thị đỏ hồng lên, nhận lấy, nhấp một miếng, cảm thấy quả nhiên rất là ngon, liền uống hết, chỉ chừa lại cá cho tướng công mình ăn.

Hai người nhường qua nhường lại một phen, cuối cùng quyết định chia ra cùng nhau ăn, Chu Viễn Đạt nhìn thê tử lại cảm thấy đau lòng, nên chỉ ăn một chút thịt trên lưng cá mà ăn, gắp thịt cá để qua một bên, Tiết thị hỏi: “ Hồi nãy chàng muốn nói gì với thiếp vậy.”

Chu Viễn Đạt nói: “ Ta xem nữ nhi của chúng ta không giống như những đứa trẻ bình thường khác, ta thấy nàng rất kỳ lạ, nhưng ta cũng không biết phải nói như thế nào cho đúng.”

Tiết thị trong lòng thầm giật mình, liền hỏi: “ Tại sao lại không bình thường?”

Chu Viễn Đạt nói: “ Nàng bất quá chỉ là một tiểu oa nhi mới sinh ra, thế nhưng khi nhìn thấy ta lại thở dài, chẳng lẽ ta và nàng sẽ gặp điều gì không may hay sao?”

Tiết thị nói: “ Làm gì có đứa nhỏ nào mới sinh ra lại biết thở dài chứ, chắc chàng nghe lầm rồi.”

Chu Viễn Đạt nói: “ Thím Phương cũng nói như vậy, thế nhưng trong lòng ta luôn cảm thấy bất an, bây giờ thời thế càng lúc càng khó khăn rồi, không bằng chúng ta chuyển xuống Giang Nam sinh sống đi, tiền thuế ở Giang Nam so với Giang Bắc thấp hơn nhiều, vài năm này ta cũng tích góp được một chút tiền, vài ngày trước có một số khách nhân người Giang Bắc tới Giang Nam buôn bán, nói là Giang Bắc so với Giang Nam sinh sống tốt hơn nhiều, bằng không chúng ta chuyển qua đó sống xem như thế nào.”

Việc thu thuế ở nam bắc của triều Nguyên có chút bất đồng, phần lớn ở phương bắc thu thuế đều là nộp thuế thân, mỗi người nộp hai phần lương thực, còn có thù lao…..Nhưng bên ngoài quan phủ thu thuế hai phần lương thực, thế nhưng bên trong lại ăn bớt ăn xén, đã thêm còn thêm nhiều thuế linh tinh khác nữa, vì thế nên người dân phải nộp thuế vượt quá hai phần lương thực.

Mà ở Giang Nam, cơ bản là theo thông lệ cũ của triều Nam Tống, việc thu thuế ở mỗi vùng đều khác không giống nhau rất nhiều, mặc dù là cùng một địa phương, cùng một chỗ giống nhau nhưng mà số thuế phải nộp và giai cấp phải nộp cũng khác biệt nhau rất nhiều.

Lấy Chu Viễn Đạt mà nói đánh cá trên sông,tuy rằng ngẫu nhiên có thể gặp người cần sang sông cũng có thể kiếm được một ít tiền, nhưng trên sông sống gió rất nhiều, người xưa thường có câu “ người bơi giỏi cỡ nào cũng có thể bị chết đuối” thế nên tính xa không bằng tính gần mua một miếng đất làm nơi cố định mà sinh sống an ổn.

Hơn nữa ở cuối thời nhà Nguyên ở phương bắc chế độ thu thuế rất hỗn loạn, thường sau khi thu thuế thân lại còn thu nhiều thuế linh tinh khác nữa, thế nên Chu Viễn Đạt vốn là muốn mua một miếng đất để sinh sống nhưng vẫn còn nhiều điều cố kỵ. Nhưng không phải muốn đi Giang Nam là đi liền, ở đây đã nhiều năm nên vẫn có một chút luyến tiếc không nỡ rời đi. Với lại ở Giang Nam sẽ tiêu tốn rất nhiều bạc, so với Giang Bắc sẽ tốn kém nhiều hơn, thế nhưng chính là Giang Nam không giống Giang Bắc thiên tai lũ lục rất nhiều, cho nên Chu Viễn Đạt đến bây giờ vẫn còn do dự mãi không thôi.

Nay khi nhìn Chu Chỉ Nhược vừa mới ra đời không khỏi thở dài, nghĩ đến có khi nào ông trời phái nàng xuống báo cho hắn biết đến lúc hắn phải rời đi thôi, tìm nơi ở mới, thế nên mới bàn bạc với thê tử mình có nên rời đi hay không.

Chu Chỉ Nhược hai mắt từ từ nhắm lại, một bên vận nội công một bên cảm thấy bất ngờ…..thật không nghĩ tới một tiếng thở dài ngoài ý muốn của nàng, cư nhiên lại có tác động không thể ngờ tới phụ thân đến như vậy. Nếu dọn tới Giang Nam, sẽ không thể nào ở bờ sông Hán Thủy gặp Trương Vô Kỵ nữa.

Nhớ tới khuôn mặt của Trương Vô Kỵ, Chu Chỉ Nhược lại không nhịn được mà thở dài, thế nên lúc này chẳng những Chu Viễn Đạt, ngay cả Tiết thị cũng đều nghe thấy được, cả hai cùng kinh sợ.

Chu Viễn Đạt nói: “Vừa rồi nàng cũng có nghe thấy đúng không?”

Tiết thị gật đầu trả lời: “Đứa nhỏ này thật đúng là có chút không bình thường”


Bình luận
Sắp xếp
    Loading...