Chậm Rãi Mê Hoặc - Lục Chi Nam

Chương 14: "Đừng thích tôi"


Chương trước Chương tiếp

 

Thịnh Nhạc cùng Doãn Tang về Quảng Tây.

 

Doãn Tang lườm anh ta: "Đàn anh, tôi về để đón Tết."

 

Tập tục vùng nông thôn không giống thành thị. Nếu ở thành phố lớn, việc bạn bè đến nhà nhau ăn Tết là hết sức bình thường thì ở những khu vực hẻo lánh ít người, việc đưa bạn bè về ăn Tết lại có ý nghĩa khá tế nhị.

 

Thịnh Nhạc nói: "Tôi sẽ không đến nhà em đâu. Lần trước chưa kịp đi thăm thú gì cả, thậm chí còn không kịp mua một bộ trang phục dân tộc. Lần này tôi đến xem như là đi du lịch thôi."

 

Doãn Tang khoanh tay tỏ vẻ đã nhìn thấu anh ta. Thịnh Nhạc nói tiếp: “Hơn nữa, tôi cũng muốn đến xem thử xưởng thêu."

 

Anh ta đang nói đến xưởng thêu và chế tác thủ công mỹ nghệ của Doãn Tang ở thị trấn. Lúc đầu nó khá nhỏ, chỉ có hai thợ thêu. Sau này, tiền bản quyền sách của cô tăng lên, vì vậy cô đã mở rộng xưởng, tuyển được hàng chục thợ thêu lành nghề, có thêm cả trăm học viên, quy mô khá lớn, thượng tầng quản lý cũng được nâng cấp. Vốn đầu tư lớn nhưng đầu ra lại không ổn định, trừ đơn hàng cố định từ chính phủ thì các kênh phân phối khác không có hiệu quả. Sản phẩm thủ công vốn đòi hỏi thời gian chế tác dài, nguyên vật liệu rất đắt, vì vậy công ty của Doãn Tang gần như liên tục thua lỗ.

Thịnh Nhạc có lẽ nghe tin từ giáo sư của Doãn Tang, nói rằng đàn em của anh đang tiến hành một kế hoạch làm ăn lớn, vì vậy khuyến khích anh trở thành cổ đông để chia bớt gánh nặng với cô.

 

Gia đình anh ta đã kinh doanh qua nhiều thế hệ nên có mối quan hệ khá rộng. Bên ngoại anh còn là một gia tộc dệt may nổi tiếng ở Nam Thông nên anh có thể tận dụng kinh nghiệm và hiểu biết để mang thêm các mối làm ăn cho Doãn Tang. Nếu đơn hàng của chính phủ là để duy trì sự ổn định thì Thịnh Nhạc chính là người giúp xưởng thêu tăng doanh số. Nói cách khác, Thịnh Nhạc bây giờ chính là thần tài của Doãn Tang, vì vậy cô không muốn làm mích lòng người mang tiền đến cho làng mình.

Sau một chặng đường dài hai người mới đến huyện. Doãn Tang đãi Thịnh Nhạc

 

một bữa cơm với cương vị chủ nhà.

 

Ở thị trấn nhỏ không có nhiều nhà hàng mở cửa sau bữa tối, bên đường chỉ còn một số quán mì và quán thịt nướng. Doãn Tang có một căn nhà nhỏ trên trấn, Thịnh Nhạc bèn nói cô đi siêu thị mua gì đó về nhà nấu thì tiện hơn.

 

Doãn Tang nói: "Không, bếp nhà tôi chẳng có dụng cụ nào để nấu ăn đâu. Thôi để tôi mời anh món chân vịt nấu ốc đặc sản nhé."

 

Tuy cũng giống như bún ốc, không phải món ăn đắt đỏ gì để mời khách, nhưng lại là món ăn đặc sản khá lạ của vùng này.

 

Thịnh Nhạc quả thực thích thú: “Chân vịt nấu ốc là món gì?”

 

“Đúng như tên gọi, món ăn gồm chân vịt và ốc.” Doãn Tang nói “Ăn xong sẽ biết.”

 

Thịnh Nhạc hỏi: “Em thích ăn à?” Doãn Tang đáp: “Thích.”

Thịnh Nhạc nói: “Vậy ăn món đó đi.”

 

Chân vịt nấu ốc được bán ở khắp Quảng Tây, nhiều người tưởng nó là món Quế Lâm nhưng thực chất nó bắt nguồn từ Liễu Châu, là món ăn nhẹ được bày bán về đêm ở khắp ngang cùng ngõ hẻm.

 

Doãn Tang tìm được một cửa hàng khang trang, Thịnh Nhạc lấy khăn giấy lau bàn ghế theo thói quen, Doãn Tang kéo ghế ra ngồi xuống.

 

Người phục vụ bưng một chậu nước sôi lên rồi tráng bát đĩa và đũa. Thịnh Nhạc nói: “Đây là cái gì vậy?”

Người phục vụ nói: "Khử trùng lần thứ hai." Sau đó anh ta dùng kẹp gắp bát đĩa lên, đặt vào giỏ tre, lọc nước rồi mang ra chậu.

 

Doãn Tang liếc nhìn Thịnh Nhạc nói: “Đừng lo, rất sạch sẽ.” Cô mở đũa gắp món ăn phụ lên ăn.

 

Thịnh Nhạc cảm thấy xấu hổ.

 

Doãn Tang hoàn toàn không có ý định tán gẫu, cúi đầu lướt Weibo, anh ta liếc nhìn dãy số màu đỏ trên thanh tin nhắn, hỏi: "Vẫn còn có người đe doạ em

 

sao?"

 

"Một vài." Doãn Tang nói.

 

"Lần sau cẩn thận nhé cô gái, nhiều người sẽ thấy khó chịu." Doãn Tang ngước mắt nhìn anh ta: "Vậy tôi nói sai cái gì?"

Thịnh Nhạc giật mình: “Dĩ nhiên là không, ý tôi là ít nhất em có thể thay đổi cách diễn đạt." Thấy vẻ mặt cô không hề dịu đi, anh nói thêm: “Em biết viết lách hơn tôi mà."

 

"Cảm ơn anh đã nhắc nhở." Thịnh Nhạc: "..."

Món chính được mang lên, nước canh trong veo, khói bốc nghi ngút.

 

"Ăn thử đi." Doãn Tang mời, anh ta gắp một cái chân vịt, khi vào miệng, nước súp có chút cay, chua chua, thịt vịt mềm mại, điển hình của món ăn phương Nam.

 

Ăn hai miếng, ngẩng đầu mới thấy Thịnh Nhạc đang ăn các món ăn kèm như khoai môn, đậu hũ và bánh bột chiên phồng.

 

"Tại sao không ăn?"

 

Thịnh Nhạc không bao giờ nghĩ rằng chân vịt có thể dùng làm món chính. Chân vịt trong nồi hình như vẫn còn lớp da vịt ở trên, anh ta không thể nói ra khỏi miệng.

 

Doãn Tang nhìn vẻ mặt chật vật của anh ta, nhếch miệng bỏ hết chân vịt vào bát, anh ta vội vàng gắp một chiếc nhét vào miệng, mơ hồ nói: “Để lại cho anh một cái."

 

“Đừng cố ăn" "Không phải vậy."

"Đàn anh, xin đừng thích tôi." Cô đột nhiên cười nói, vẻ mặt ranh mãnh. “…” Thịnh Nhạc giật mình.

***

 

Sáng sớm hôm sau, Doãn Tang dẫn Thịnh Nhạc đến thăm xưởng thêu, tiện thể tham dự buổi họp và nghe báo cáo. Năm nay danh tiếng xưởng thêu đã tăng lên rất nhiều, còn được các đài truyền hình địa phương đến làm phim tài liệu.

 

Doãn Tang ngồi ở ghế đầu tiên, nghe xong, nói: "Tốt lắm, nhưng ngoài những cái đó, tôi còn muốn biết nhiều hơn về tình hình, thợ thêu có thành thạo mười hai phương pháp cơ bản chưa, học viên của chúng ta đã tiến bộ tới đâu rồi?"

 

"Thợ thêu thông thạo một số phương pháp thêu thông dụng, nhưng một số phương pháp thêu quá phức tạp thì chưa. Các thợ thêu đều là người già, ít người chịu ra ngoài học hỏi. Nói chung, các phương pháp thêu khác có thể được sử dụng thay thế. Ngoài ra còn có phương pháp thêu bện, gần như đã thất truyền..."

Doãn Tang ngắt lời: “Núi không tới thì ta đi tìm núi. Nếu cứ mãi ở trong nhà thì có leo lên đỉnh núi được không?”

 

"..."

 

"Chọn ra một vài nhân viên xuất sắc ra ngoài tham quan học hỏi, tăng lương cho họ, nếu thành công sẽ có thưởng. Mọi người về viết ra một kế hoạch cụ thể rồi gửi cho tôi xem."

 

Sau cuộc gặp, người quản lý đến gặp Doãn Tang. Anh ta nói rằng một công ty điện ảnh đang có ý định làm một bộ phim lấy bối cảnh là văn hóa Miêu tộc.

Người phụ trách đã xem phim tài liệu nên đã liên lạc với anh ta, hy vọng được hợp tác. Hãng phim cung cấp trang phục và các bối cảnh liên quan, xưởng thêu chỉ cần hợp tác.

"Ngoài ra, đối phương hy vọng chúng ta cử ra một thợ thêu có kỹ năng thêu tốt, ngoại hình đẹp lại có khí chất để lên phim."

 

"Ừm, có ai giống như vậy không?" "Vĩnh Thải." Người quản lý nói.

Doãn Tang có ấn tượng với cô gái này. Sau khi học xong trung học ở huyện, cô ấy đến xưởng học việc, quả thực rất xinh đẹp, so với những người thợ thêu khác, trình độ học vấn của cô ấy cũng cao nên đúng là rất thích hợp.

 

Doãn Tang nói: “Quan trọng là quyết định của cô ấy. Hãng phim cũng sẽ phải làm những bước kiểm định trước khi đưa ra lựa chọn."

 

Người quản lý gật đầu: “Có tiến triển gì tôi sẽ gọi điện cho cô.”

 

Sau khi quản lý rời đi, Thịnh Nhạc gõ cửa bước vào: "Đàn em giỏi lắm, ra dáng một quản lý cấp cao rồi."

 

"Đàn anh đang cười tôi à, không cố gắng làm sao thỉnh anh về đây làm thần tài được?"

 

Cô mỉm cười, giọng điệu trêu chọc, thản nhiên hỏi chuyện tối hôm qua.

 

Là một người đàn ông, anh ta cảm thấy rất xấu hổ vì sự bình tĩnh này của cô.

 

"Hôm nay tôi sẽ vào núi. Anh cứ việc đi tham quan, nếu có câu hỏi cứ gọi người của xưởng, mấy cô gái ở đây chắc sẽ sẵn lòng tiếp đón anh đấy." Doãn Tang vừa nói vừa đeo túi lên vai.

 

Thịnh Nhạc bị bỏ lại một mình, khẽ cau mày.

 

Doãn Tang thuê xe lên núi, lúc này trời đã tối, xe chỉ có thể đậu ở Lô Sênh Bình. Cô xuống xe, hít một hơi thật sâu. Trong đêm tối, ngôi nhà sàn tỏa ra ánh sáng màu cam, những cột khói xám bồng bềnh trong không trung, tựa như những đám mây nặng nề.

Ngôi làng được bao quanh bởi những ngọn núi khiến nó trông hùng vĩ và kín kẽ.

 

Người dân miền núi ăn tối muộn, lúc này mọi nhà đang chuẩn bị bữa tối. Doãn Tang chậm chạp đi bộ, thỉnh thoảng nghe được tiếng trẻ con khóc hoặc tiếng đàn ông gọi mọi người đến ăn cơm.

 

Mùi cơm chín tới thoảng trong không khí. Cô cong môi, bước nhanh hơn trong màn đêm.

 

Cô đứng bên ngoài, bấm số điện thoại của bà nội. "Tang Tang à."

“Mễ Lạc.”

 

"Con thế nào rồi, ăn ngon ngủ ngon không?"

 

“Được rồi, mọi việc ổn rồi, con khỏe lắm, Mễ Lạc ăn tối chưa?” "Ăn rồi."

 

“Lại lên thị trấn bán rau nên muộn thế này mới ăn đúng không?" “Không sao, đừng lo lắng.”

“Vậy Mễ Lạc đang nấu món gì thế?” Doãn Tang mở cửa bếp.

 

Bà cụ quay lại, đôi mắt đục ngầu chợt sáng lên, nước mắt chợt chảy dài trên má, loạng choạng đứng dậy hỏi: “Tại sao con về đột ngột thế?”

 

Doãn Tang ôm vai bà: “Con về đón năm mới với Mễ Lạc.”

 

Đã lâu lắm rồi cô mới đón Tết Miêu. Cô rời nơi này năm mười bốn tuổi, từng ấy năm chưa từng đón năm mới ở đây, nơi mà với cô chẳng có ký ức gì vui vẻ.

 

Bà nội không nói nhiều, chỉ cắt khúc xúc xích khô ra dĩa, làm thịt một con vịt để nấu món vịt om mà cô thích nhất. Doãn Tang ngăn lại thì bà chỉ cười: "Hôm nay bà bán được nhiều rau, để bà đãi con một bữa thật ngon."

 

Doãn Tang cười, buông bà cụ ra.

 

Cuối cùng, hai người ăn hết một con vịt. Hai bà cháu dựng khung vải dưới đèn. Bà cụ thắp một ngọn đèn dầu, xỏ kim vào rồi dặn dò Doãn Tang: “Không đúng, thêu bện không phải như vậy, này, con đi đường chỉ sai rồi..."

 

Doãn Tang đang học hành chăm chỉ thì có người bước vào nhà, là bí thư thôn. “Y Muội, bà thật có phúc.”

Y Muội là tên của bà cụ.

 

Sau khi vào cửa ông ấy mới nhìn thấy Doãn Tang, "A Tang về rồi à? Tốt lắm, chuyện này để A Tang cho ý kiến."

 

Doãn Tang đặt kim chỉ xuống: “Sao vậy ạ?”

 

“Hai ngày nữa có đài truyền hình đến phỏng vấn Y Muội.” "Phỏng vấn gì ạ?"

"Họ làm phim tài liệu về các nghệ nhân thêu, chương trình này sẽ được phát trên sóng truyền hình toàn quốc."

 

Doãn Tang hỏi: “Làm sao họ biết bà tôi?”

 

"Chuyện này thì tôi không biết. Hai bà cháu bàn bạc nhé, sáng mai trả lời để tôi báo lại người ta."

 

Doãn Tang gật đầu.

 

Sau khi tiễn bí thư thôn, cô hỏi: “Mễ Lạc, bà có đồng ý dạy người khác cách thêu bện không ạ?”

 

Bà cụ thậm chí còn không nghĩ tới: “A Tang, bà chỉ có thể truyền lại cho con thôi.”

 

Doãn Tang mím môi, cầm cây kim lên, cười nói: “Được, con sẽ không dạy người ngoài.”

 

Trong ánh sáng lập loè của ngọn đèn dầu, những nếp nhăn nơi khóe mắt bà cụ càng nổi bật.

 

***

 

Quán cà phê chỉ còn một ngọn đèn, đã đến giờ đóng cửa rồi mà ông chủ vẫn chưa đi nên Mễ Thụy chỉ có thể đợi anh.

 

Thẩm Phong ngồi một mình trước quán, uống cà phê, trên tay là chiếc iPad, bên trong có bản vẽ thiết kế tứ hợp viện, nghiền ngẫm từng bản demo, sau đó hỏi Mễ Thụy: "Bà chủ của cô thích kiểu nào hơn?"

 

Mễ Thụy nói: “Thật ra tôi cũng không biết chị ấy thích kiểu nào.”

 

Cô bé đã làm với Doãn Tang được hai năm nhưng vẫn không hiểu rõ sở thích cá nhân của bà chủ, điều duy nhất biết được chính là Doãn Tang thích bánh muffin vị chocolate.

 

Thẩm Phong ngước mắt lên: "Không sao, chính tôi cũng không biết."

 

Mễ Thụy thấy anh cụp mắt, cả người toát ra vẻ cô đơn. Với một người sinh ra trong điều kiện hoàn hảo như Thẩm Phong, dường như không có gì mà anh không có, thì vẻ mặt kia gây cho người ta sự hiếu kỳ rất nhiều.

 

Anh đột nhiên hỏi: “Cô có từng thấy một chiếc bật lửa cũ không?” Anh nhớ cô nói là để nó ở quán bar.

“Không có.” Mễ Thụy lắc đầu, “Anh muốn hút thuốc à, để tôi tìm cho anh.”

 

"Không, tôi không hút thuốc."

 

“Hả?” Mễ Thụy nói: “Anh đang cai thuốc lá à?” Thẩm Phong gật đầu.

"Có khó không?"

 

Thẩm Phong lại ngẩng đầu lên, như đang buồn ngủ, quay đầu lại nói: "Không khó, vì có lý do nên không cảm thấy khó."

 

Mễ Thụy cảm thấy giám đốc Thẩm hôm nay đặc biệt dễ nói chuyện, liền thản nhiên hỏi: “Lý do gì?”

 

Thẩm Phong không trả lời.

 

Anh chăm chú nhìn ly cà phê trước mặt.

 

Anh từng nói Doãn Tang cai thuốc lá, cô cãi lại, bảo tại sao anh hút thì được còn cô lại không thể, vì vậy anh quyết định bỏ hút thuốc.



Bình luận
Sắp xếp
    Loading...