Dĩ nhiên là ai cũng thấy tôi làm rớt đôi đũa xuống đất. Điều đó làm ba nàng hướng bộ mặt ngạc nhiên về phía tôi:
-Phong bị sao thế con?
-Dạ…không có gì đâu chú. Do con sơ ý thôi ạ?
Lúc này dì vú đã đem con dao đến tận bàn làm cho tinh thần của tôi bấn loạn nặng nề. Nhìn con dao sáng lóe, nhọn hoắc mà tôi đâm rùng mình. Thành thử ra bây giờ tôi chẳng khác nào cá nằm trên thớt chẳng thể chạy đường nào được. Cùng đường, tôi quay sang ba nàng trăn trối:
-Híc, con xin lỗi chú về chuyện ngày hôm qua. Nhưng con xin chú muốn trừng phạt con thế nào thì làm một lần đi ạ. Kiểu này chắc con đau tim chết mất.
Lúc này 6 con mắt và ba cái miệng không hẹn mà gặp đều tròn xoe nhìn tôi như từ đâu trên trời rớt xuống. Cả ba người Lam ngọc, dì vú và ba nàng nhìn tôi như thế một lúc lâu cho đến khi ba nàng không còn kềm chế được, phá ra cười như một đứa trẻ. Ngay lập tức tiếng cười đó kéo thêm hai tiếng cười còn lại cùng hòa làm một làm um cả một góc bếp.
Có một cảm giác gọi là thôn thốn khi tất cả mọi người đều biết chuyện gì đó trong khi bạn thì không. Tôi chết lặng trong tiếng cười rộn rã khắp nhà. Ngay cả Lam Ngọc cũng lắc đầu nhìn tôi cười tủm tỉm. Phải đợi đến một lúc ba nàng mới từ từ quệt nước mắt nói trong cơn hụt hơi:
-Thì ra nãy giờ con sợ chuyện này đó à?
-Dạ, vậy chứ chú kêu con qua đây không phải vì trách phạt hay sao?
-Trời, chú chỉ lấy dao ra cắt thịt xông khói thôi mà!
-Vậy chú có phạt con không?
-Lúc đầu thì tính như vậy…-Ông gật gù, đôi mắt hay háy vui vẫn hướng về tôi-Nhưng lúc sau thì công nhiều hơn tội nên được miễn.
-Là sao? Con vẫn chưa hiểu?
Ông không tiếp tục giải thích cho tôi mà hướng mắt về phía tầng trên hô lớn:
-Bích ơi, thằng Phong đến rồi này!
Và ngay sau đó, dì Bích chậm rãi đi xuống với bộ đầm rộng mà những bà bầu thường mặc. Tôi đã bắt đầu mường tượng ra sự việc trong đầu nhưng vẫn chưa chắc chắn. Tôi nhìn dì Bích dò hỏi như đang tìm một cứu cánh:
-Ơ, sao dì…?
Bằng con mắt thấu hiểu tâm tư, dì ôn tồn kéo chiếc ghế ngồi cạnh tôi vò đầu:
-Con đừng lo, mọi chuyện đã ổn cả rồi!
-Ổn? Là sao ạ?
Lam Ngọc cũng không thể ngồi yên, nằm đặt tay lên vai tôi cười nhẹ:
-Hôm qua nhờ Phong nói thẳng trước mặt ba Ngọc nên mọi chuyện bây giờ mới ổn đó!
-Hở?
Những dấu chấm hỏi càng xuất hiện dày đặc trong đầu tôi hơn, nó làm mặt tôi ngệt ra trông thấy. Lam ngọc vẫn giữ thái độ ung dung mà giải thích kĩ hơn:
-Thì hôm qua đấy, Phong còn nhớ đã chạy vào trong nhà nhận hết mọi chuyện không?
-Ừ nhớ, rồi sau đó Phong đã…
Nghĩ đến chuyện cắn vào tay ba nàng, tôi chợt khưng lại, miệng khô ran. Ấy thế mà chẳng có ai phiền lòng gì, vẫn điềm nhiên nghe Lam ngọc kể:
-Thì lúc đó Ngọc mới giải thích rõ cho ba hiểu. Rồi ba Ngọc mới đi rướt mẹ về. Sáng nay vì cùng ba đưa mẹ lên bệnh viện nên mới bỏ lỡ trận của Phong đó. Phong đừng buồn nha!
Vậy là tôi đã hiểu hoàn toàn mọi chuyện lẫn cả nguyên nhân ba nàng mời tôi đến đây. Mọi chuyện cũng bắt nguồn từ cái lúc tôi chạy sòng sọc vào nhà nhận tất cả mọi chuyện về phần mình. Nhờ đó ba nàng mới biết được dì Bích đã có thai và và vội vã rước dì về nhà. Đến hôm nay ba nàng mới mời tôi sang đây như để cảm ơn chứ không phải là trừng phạt như tôi đã lo ngại lúc đầu.
Hóa ra nhưng gì tôi tưởng tượng nãy giờ chỉ là do bản thân tự hù mình. Làm gì có ai rảnh rỗi đến nỗi muốn trừng phạt mà còn bày ra cả đống đồ ăn đến thế. Đúng thật là dạo này tôi hơi suy tưởng nhiều. Chắc có lẽ phải bồi bổ lại sau mấy ngày luyện tập đá bóng thôi.
-Thế nào, con còn thắc mắc gì không?
Dì Bích nhìn tôi cười hiền.
-Dạ hết rồi. Nãy giờ làm con sợ đổ cả mồ hôi!
-Sợ cũng đúng thôi, cái vết cắn hôm qua cũng đau đấy. Cái đó chú sẽ tính dần dần!
Ba Lam Ngọc nhìn tôi bằng ánh nhìn cự kì đáng sợ. Nếu không phải mọi chuyện đã được giải quyết ỏn thỏa, dám tôi đã ngã sụp luôn rồi cũng nên. May sao lúc đó có dì Bích đã nói đỡ vào:
-Thôi, cái anh này. Phong nó giúp anh coi như huề đi!
-Ừ, anh đùa xíu thôi!
Ông cười ồn tồn rồi nhìn một lượt tất cả mọi người quanh bàn:
-Thôi, cũng gần quá trưa rồi, mọi người ăn trưa đi, kẻo đói đấy!
Phải nói là tôi chờ câu nói này lâu lắm rồi. Khi cơn sợ qua đi, cơn đói bắt đầu kéo đến. Nhất là khi buổi sáng tôi còn tham gia đá bóng nên bay giờ bụng cứ kêu réo ầm lên. Thế nhưng tôi vẫn còn nhận thức được đây là nhà của Lam Ngọc và những người ngồi xung quanh đều là người thân của nàng. Thành thử ra rôi không cắm đầu một mạch ăn như ở nhà được mà phải vừa ăn từ tốn vừa cười nói với mọi người mà trong bụng cứ phản đối không ngừng.
Nhưng nếu như chỉ có thế không thì tôi vẫn còn còn chịu đựng được. Đằng này, vừa ăn tôi còn bị công kích bởi hai vị phụ huynh đáng kính của Lam Ngọc, người khởi đầu vẫn là ba nàng:
-Nghe nói ở lớp con ngồi chung với bé gấu phải không?
-Ba…!
Lam ngọc xụ mặt khi bị nhắc đến biệt danh lúc bé của mình. Và câu đó ngay lập tức được ông sửa lại:
-À, nghe nói con ngồi chung với bé Ngọc…
-Ba…!
Lại một lần nữa câu hỏi bị Lam Ngọc phản đối gay gắt, nó vẫn còn dính từ “bé” trong ấy, từ mà chưa bao giờ được gán với nàng trong lớp. Cuối cùng ba nàng phải sửa một lần nữa:
-Con ngồi chung với Lam Ngọc trong lớp phải không?
-Dạ phải ạ.
-Thế hai đứa có nói chuyện với nhau nhiều không!
-Dạ cũng có, mà chủ yếu là chuyện bài vở không à chú!
-Thế hai đứa hẳn là thân thiết với nhau lắm nhỉ?
-Phụt…
Tôi thí đều muốn phun cả họng cơm ra ngoài bởi câu hỏi sọc hông của ba Lam Ngọc. Tự dưng lại bị hỏi một câu như thế có đang làm gì cũng chẳng còn tâm trí đâu mà tập trung vào chuyên môn được. Tôi nghía về phía Lam Ngọc chỉ mong nàng sẽ nói một câu gì đó kéo cả hai thoát khỏi nghịch cảnh. Và tất nhiên với câu hỏi đó của ba mình, nàng không thể làm im:
-Ba à, thì chỉ là bạn thân thôi mà!
-Ừ thì ba chỉ hỏi vậy thôi.
Rồi đột nhiên ông lại quay sang tôi:
-À, Phong này! Còn mấy dịp lễ tết chú thấy Ngọc thường ra ngoài chơi, chắc là đi chơi với con nhỉ?
-Dạ…
-Không phải đâu, đi chung với cả nhóm luôn đó ba!
Lam Ngọc lại một lần nữa làm cứu cánh cho tôi. Nhưng lần này nàng đã bị ba mình bắt thó:
-Chà, sao con cứ trả lời thay cho Phong thế nhỉ? Bộ ý nghĩ của hai đứa lúc nào cũng giống hết hả?
-Đâu có đâu ba, tại sự thật là vậy mà!
-Thôi nào, con cứ ăn đi! Ba đang nói chuyện với Phong mà!
Nhìn vẻ mặt phụng phịu của Lam Ngọc tôi đoán này vẫn chưa phục lắm nhưng ba nàng đã nói thế, coi như Lam Ngọc chẳng còn đất dụng võ ở cuộc nói chuyện này nữa. Bây giờ chỉ có tôi với ba của nàng mặt đối mặt mà thôi. Suy cho cùng đây cũng chỉ là một bữa ăn bình thường, không phải là ngày ra mắt, đám hỏi gì cả, tôi không cần phải căng thẳng làm gì. Thế nên tôi vẫn mạnh dạn trả lời khi bị ba nàng hỏi tới:
-Vậy ra những mà Lam Ngọc đi với nhóm đều có con à?
-Dạ phải ạ!
-Thế coi như đã thân lắm rồi nhỉ?
-Dạ, cũng là bạn bình thường mà chú!
-Vậy hai đứa đã lần nào đi chơi riêng chưa!
-Dạ…
Ở câu hỏi này, tôi có thể trả lời theo hai cách. Một là tôi sẽ nói dối rằng mình chưa đi chơi riêng với Lam Ngọc lần nào để tránh mọi rắc rối. Ba của nàng nghe thế chắc chắn sẽ không còn dồn ép tôi bằng những câu hỏi hóc búa nữa.
Một kịch bản khác là tôi sẽ nói cho ba nàng về sự thật những lần tôi và nàng đi chơi riêng với nhau. Nhưng chỉ là đi uống nước dạo mát mà thôi, vì trên thực tế cũng chẳng khác là mấy. Cách này có vẻ tốt hơn nếu ba nàng đã biết trước sự việc và muốn thử lòng tôi có nói dối hay không. Vì tôi có thế giấu được nội dung của chuyến đi chơi chứ không bao giờ giấu được những lần đi chơi. Vậy nên:
-…cũng có đi chơi ạ, chủ yếu là chỉ đi dạo chợ hoa dịp tết thôi!
-Vậy chắc là thân lắm rồi hai đứa ha?
-Dạ…cũng…bình thường à chú…
-Thôi đi anh, hỏi thế đủ rồi để tụi nhỏ ăn đã chứ!
Dì Bích lại thêm một lần nữa giải vây cho tôi khỏi trận đồ câu hỏi của ba Lam Ngọc. Trông dì cười hiền cứ y như bà tiền giáng trần cứu trợ cho tôi vậy. Cũng nhờ đó ba nàng mới thôi hỏi tôi những câu hỏi hại não. Bữa ăn cũng vì thế yên bình hơn cho đến khi kết thúc.
Tôi cùng Lam Ngọc lại trở về sân bóng để chuẩn bị cho lượt trận thứ hai của vòng bảng. Giờ này tâm lí của tôi đã thoải mái hơn, không còn run rẩy như lúc đầu cùng nàng vào nhà nữa. Chính vì thế mà tôi mới có tinh thần nói chuyện với Lam Ngọc:
-Vậy là dì Bích chịu tha lỗi cho ba Ngọc rồi hen?
-Ừ, nhưng ba Ngọc cũng phải qua xin lỗi cả buổi đấy!
-Chà, vậy chắc là từ nay ba Ngọc không còn uống rượu nhiều nữa rồi!
-Tất nhiên là thế mẹ Ngọc mới chịu về ấy chứ!
-Hóa ra tình cảm có thể xóa mọi khúc mắt giữa hai người Ngọc há?
-Hì…
Nàng cười, làm cho đôi má rung rinh hơn trong ánh nắng vàng hoe của ban trưa gay gắt. Và như chợt nhớ ra một điều gì đó, nàng bỗng áp úng rồi nói khẽ theo những cơn gió thoảng:
-Mà cảm ơn Phong về chuyện hôm qua nhé!
-Ơ, chuyện gì?
-Thì vào nhận thay mọi chuyện cho Ngọc đấy!
Mặt nàng vẫn tỉnh và không có dấu hiệu gì là đang trêu đùa tôi. Thế nhưng bị đụng tới nỗi thốn trong lòng, tôi không thể nhận mình là người có ơn với Lam Ngọc được. Chỉ gãi đầu cười cười:
-Èo, Ngọc đừng nhắc tới chuyện đó nữa, Phong ngại lắm!
-Nhưng quả thật nếu không có Phong hôm đó thì chắc gì mọi chuyện đã được giải quyết ổn thỏa như hôm nay!
-Ừ hì hì, thì cũng do gặp may thôi mà! Với lại Phong không thể để Ngọc một mình đối diện với ba Ngọc được.
-Um…!
Tự nhiên hai bầu má mủm mỉm của nàng đỏ gay lên, ánh mắt cũng chuyển hướng sang chỗ khác không còn nhìn vào tôi mỗi khi nói chuyện. Tôi tự hỏi áo quần mình có bị rách chỗ nào hay không mà nàng lại biểu hiện như thế. Hay có lẽ do trời nóng nên mặt nàng mới đỏ nhỉ? Chắc là thế rồi, tội nàng ghê!
Bọn tôi đến sân khi buổi nghỉ trưa vừa kết thúc.
Thật không khó để tìm ra đám lâu la đội tôi khi một màu vàng rực đang tụm lại ở sát hàng rào lưới. Có cảm tưởng bọn nó sẽ giật sặp luôn cả lớp lưới ấy nếu tôi và Lam Ngọc không xuất hiện dò hỏi:
-Nè, tụi bây làm gì đứng một chùm ở đây thế!
-Đang coi mấy con nhỏ đang mượn sân đá tập nè. Đẹp hú hồn luôn!
-Ừi, có gì đâu, sao không qua lớp mình mà xem?
-Mấy con nhỏ lớp mình được có vài con đẹp thôi! Với lại nhỏ nào nhỏ náy đều dữ như bà Ngọc thì ai mà ngắm cho nổi!
-Vậy hen?
Lam Ngọc không còn đứng yên nghe tụi nó tán chuyện được nữa. Nàng đẩy tôi ra một bên rồi đứng vào vị trí đó, ngay sau lưng thằng Toàn làm thằng này hốt hoảng định phóng đi nhưng chẳng thể thoát kịp khỏi cái bàn tay nhanh như rắn cắn của nàng. Nó bị nàng thó ngay cổ áo:
-Ông Toàn nay hay nhỉ?
-Ớ, hay gì đâu, tụi tui đang coi đá banh mà, phải hông tụi bây?
-Ờ ờ, phải phải!
Cả bọn kia sau khi đã đứng cách xa một đoạn đủ an toan mới chỏ mỏ lại cứu bồ nhưng ngay lập tức đã bị nàng nẹt cho một phát phải chạy tán loạn như vịt chạy đồng bỏ lại Toàn phởn vẫn bị Lam Ngọc túm cổ đến phát tội.
Nàng nhìn nó cáu gắt:
-Lúc này ai nói tôi dữ nhề?
-Bậy, dữ gì đâu! Bà hiền muốn chết!
-Này thì hiền…
Cuối cùng thì Toàn phởn cũng bị Lam Ngọc hạ nốc ao bằng vài cú đấm vào bụng. Nó lết vào sân cỏ nằm một đống mà tôi cứ tưởng nó bị trọng thương đến thổ huyết. Những thằng còn lại trong đội sau khi chuyện đã qua cũng bắt đầu mò vào ngồi kế bên Toàn phởn. Không dừng lại ở đó,thằng Phú nổ đột nhiên cầm cánh tay của Toàn phởn rú lên thống thiết:
-Toàn…sao mày ra đi sớm vậy! Ở lại với bọn tao đi!
-Bà nội mày chứ ra đi! – Toàn phởn nổi khùn cốc cho Phú nổ một cú.
-Chậc, nằm ra để bố khám nào, để xem coi có trọng thương chỗ nào không tao vận nội công trị thương cho!
Đến lượt thằng Tuyên đem màu sắc cổ trang vào. Nó cũng bị Toàn phởn nhá nắm đấm:
-Đủ rồi nghen. Đừng trách sao bố đấm à!
-Hề hề, ai bảo mày không nhanh chân. Mai mốt phải học lăng ba vi bộ đi nghe chưa?
-Thôi dẹp tụi bây đi!
-Ê Toàn! – Thằng Kiên đột nhiên nghiêm giọng lên.
-Gì?
-Nãy bị đánh có đau hông mạy!
-Tổ bà mày hỏi ngu! Để bố tọng vào bụng mày xem có đau không?
-Thôi thôi, tụi bây! Giờ rảnh ngồi bàn chiến thuật đi đã!
Huy đô lên tiếng dẹp loạn cuộc châm chọc thằng Toàn. Vậy là cả bọn bắt đầu chụm lại bàn về chiến thuật để đá với đối thủ tiếp theo. Người bắt đầu là Toàn phởn:
-Lát nữa đá với 12A5 đấy, tụi bây bàn chiến thuật thế nào!
-Ai biết…? – Huy đô tỉnh ruồi!
-Cái đầu mày chứ “ai biết”, mày kêu bàn chiến thuật mà!
-Tao có coi tụi nó đá hồi nào đâu mà biết đá thế nào!
-Vậy chứ ai biết!
-Thì có con nhỏ Noemi hồi sáng nó có coi đó, đi mà hỏi nó! – Kiên lảng lại đâm vào, nhưng lại này là đâm trúng thật.
Và tất nhiên chẳng ai ngoài tôi tiếp tục mời con bé về sân để bàn chiến thuật. và cũng như lúc đầu, tôi phải vượt qua biết bao nhiêu ánh mắt soi mói của cái bọn trong lớp nó để đến được chỗ con bé Mi đang ngồi. Lớp nó bây giờ cũng đang bàn chiến thuật mật nên hễ có người lạ tới, tất cả đều đề phòng ngay nhất là cái thằng Bảo ba gai đó.
Và cuối cùng sau bao cố gắng, tôi cũng dẫn được con bé về:
-Hử, mấy anh hỏi lối đá của 12A5 à?
-Ừ phải phải. Chủ yếu để biết đối thủ thế nào thôi ấy mà!
-Họ đá dở lắm, mấy anh yên tâm! – Con bé thản nhiên.
-Hả, đá dở?
-Phải, dù hông biết diễn tả lối đá của họ thế nào nhưng mà chắc chắn một điều đội anh không thua được đâu!
-Chắc hông? – Toàn phởn tròn mắt.
-Chắc mà!
Đó là những gì bọn tôi nghe được từ con bé. Không nói ra chiến thuật gì, cũng không có đấu pháp, chỉ biết đối thủ khá dở mà thôi. Thôi thì cứ tạm tin như thế để tiễn con bé về với lớp. Dù gì thì bảo con bé qua lớp đối thủ ngồi nói chuyện cũng không thấy hợp cho lắm.
Tuy nhiên con bé lại không muốn chia tay vội, trên đường ra khỏi sân, nó vẫn đi song hành với tôi tíu tít:
-Lát đá xong anh đi với em chút nhé!
-Đi đâu cơ?
-Thì đi thư giản.
-Hả?
-Giờ nói cũng không kịp đâu, em về lớp đây! Lát đá xong thì biết!
Con bé vụt đi như hỏa tiễn bỏ lại tôi với cái mặt nhìn ngáo chẳng thể tả được. Nhưng tụi thằng Toàn nhanh chóng đưa tôi về với hiện thực. Bọn nó cứ đứng sau tôi cười khụt khịt. Thật là khó chịu!
-Ê, cười cái gì mà cười hoài thế hả?
Tôi bực bội quay lại quát lớn. Tuy tiếng cười đã dứt nhưng thay vào đó, tiếng nói còn độc địa hơn. Phú nổ đột nhiên nhái giọng nữ níu áo Toàn phởn:
-Lát đá xong anh đi với em chút nhoa!
-Đi đâu á em yêu! – Toàn phởn cũng hùa vào.
-Thì đi thư giản cho anh chứ đi đâu, quý sử hà!
-Ừa, gần đây có mấy cái nhà ngh…
-Tổ cha bọn bây!
Tôi điên tiết rượt bọn nó mấy vòng quay sân. Bọn nó chạy nhanh lắm, nhưng cuối cùng cũng bị tôi bắt được tẩng cho tơi bời vì cười chẳng còn hơi mà chạy nỗi.