Phương bắc của Long khi nỗ tư đại lục có tất cả bốn quốc gia là Mễ lan, A tư khoa lợi và Phật la cùng Ba lặc mạc, trong đó Mễ lan đế quốc đóng vai trò là hạch tâm của khối liên minh này. Nhưng tại nam phương, thiên hạ lại thuộc về Lam địch á tư đế quốc, xung quanh đế quốc này cũng có ba quốc gia là Ba lợi, Ba bàng, A tạp địch á.
Hai thế lực này có thể sánh ngang với Pháp lam, cũng chính bởi sự ước thúc của Pháp lam mà bọn họ mới không có xung đột quá lớn.
Có thực lực cầm đầu các quốc gia ở phương bắc, rõ ràng thực lực của Mễ lan đế quốc phải cực kỳ cường đại, nhưng do có sự uy hiếp cưc kỳ lớn của cực bắc hoang nguyên, cho dù Mễ lan có dã tâm muốn xâm lược phương nam cũng không thể. Hơn nữa lại có Pháp lam đứng ở trung gian, khiến cả hai bên đều đắn đo cân nhắc, vì thế đại lục được yên ổn trong suốt trăm năm qua.
Nhưng ngay từ khi Mễ lan cùng các quốc gia phương bắc phải ứng phó sự công kích của thú nhân thì tại phương nam cũng xảy ra sự bất hòa nội bộ giữa Ba bàng cùng A tạp địch á. Mà nguyên nhân sâu sa của chuyện này lại có liên quan đến Âm Trúc. Lúc vừa mới rời khỏi Bích không hải, tại A tạp địch á, Diệp Âm Trúc đã giết chết sáu ma pháp sư của Ba bàng, việc hắn làm không có gì là sai cả nhưng lại đem đến cho A tạp địch á không ít phiền toái.
Chức nghiệp ma pháp sư tại một đế quốc như Mễ lan đã vô cùng cao quý, đủ để thấy trong một quốc gia nhỏ như Ba bàng, giá trị của ma pháp sư trân quý đến dường nào. Vừa nghe tin ma pháp sư của mình biến mất một cách kỳ quái, quốc vương Ba bàng đã trực tiếp đến A tạp địch á chất vấn, đương nhiên là quốc vương A tạp địch á không thừa nhận rồi, mà ngược lại còn chất vấn quốc vương Ba bàng là tại sao lại cho ma pháp sư bí mật xâm nhập A tạp địch á. Hai bên cứ giằng co như vậy, quốc vương Ba bàng lại ỷ vào thực lực của quốc gia mình đòi A tạp địch á phải bồi thường. Bọn họ nghĩ có thể lợi dụng thời cơ này lấy đi của A tạp địch á không ít tài sản. Nếu không phải có Lam địch á tư đế quốc và Pháp lam đứng đằng sau, sợ rằng Ba bàng cũng đã thôn tính A tạp địch á từ lâu rồi.
Nhưng trái với sự tưởng tượng của quốc vương Ba bàng, quốc vương A tạp địch á lại phản đối quyết liệt, không hề thừa nhận trách nhiệm có liên quan đến việc các ma pháp sư của Ba bàng mất tích. Hai quốc gia vì thế sinh ra thái độ thù địch, sau đó là chiến tranh lạnh, và rồi không nhịn nổi nữa, quốc vương Ba bàng đã đem 10 vạn đại quân đến tấn công biên cảnh A tạp địch á, mặc kệ Lam địch á tư đế quốc cùng Pháp lam.
Quân lực toàn quốc của A tạp địch á miễn cưỡng mới có 8 vạn binh linh, mà tố chất binh lính lại vô cùng kém, bản tính vốn lười biếng, căn bản là không có cách nào có thể so sánh được với 10 vạn quân tinh nhuệ của Ba bàng. Hơn nữa tại A tạp địch á, một đại đội long kỵ binh còn không có, trong khi Ba bàng còn có hai đại đội long kỵ binh cùng hai vạn trọng kỵ binh trong quân đoàn, hơn nữa còn có một trăm ma pháp sư các hệ đi theo yểm trợ.
Tại Phỉ nhĩ thành – tòa thành trấn thủ biên cảnh của A tạp địch á với Ba bàng.