Cái Chết Của Ba Người Lính Ngự Lâm

Chương 5: Các con số và đường lối chính trị của ngài De Mazarin


Chương trước Chương tiếp

Trong khi Nhà vua vội vã đi về phía toà lâu đài Hồng y đang ở, đi theo chỉ có người hầu phòng, thì viên sĩ quan ngự lâm bước ra, hít thở như một người bị nín lâu trong căn phòng mà Louis đã tưởng là không người. Căn phòng nhỏ này lúc trước là một với phòng vua ở, chỉ cách nhau bằng một vách ngăn mỏng, che được mắt nhưng không ngăn được tiếng nói lọt qua.

Thế thì chắc chắn là người phó quan ngự lâm ấy đã nghe hết tất cả những gì phía bên Nhà vua. Những lời nói sau cùng của ông vua trẻ báo trước câu chuyện đã hết, nên viên này ra kịp lúc đón Nhà vua đi qua, và đưa mắt nhìn đến khi ngài khuất về phía hành lang.

Viên sĩ quan lắc đầu theo cách riêng ông mới có và nói theo một giọng mà bốn mươi năm xa cách xứ Gascon vẫn còn để cho người ta nhận ra ông là dân Gascon:

- Công việc chán quá! Ông chủ chán quá!

Nói xong, người phó quan trở về ghế ngồi, duỗi chân, nhắm mắt lại như người đang ngủ hay đang trầm tư.

Trong khi ấy thì một cảnh khác lại xảy ra bên phòng Hồng y, lúc Nhà vua đang len lỏi trong các hành lang của toà lâu đài cổ.

Mazarin đã lên giường, hơi bị cảm cúm nhưng vì là một người ngăn nắp, dù đau bệnh vẫn làm việc, nên ông định lúc còn thức thì cứ tiếp tục. Cho nên ông sai Bernouin, người hầu phòng, mang lên cái hộp đi đường để làm chỗ tựa mà viết ngay trên giường nằm.

Nhưng bệnh cúm không phải là một địch thủ dễ trị nên càng làm việc, bệnh từ âm ỉ càng trở nên nặng nề hơn. Ông hỏi Bemouin:

- Brienne có ở đây không?

- Thưa Đức ông, không. Ông De Brienne đã đi nghỉ khi ngài cho phép rồi, nhưng nếu Bậc tôn quý muốn thì tôi đánh thức ông ta ngay.

- Không, không cần lắm. Này ông hãy xem đây? Các con số thật đáng buồn!

Rồi Đức Hồng y thử bấm đếm trên các ngón tay mà trí óc để tận đâu đâu. Bernouin nói:

- Ồ! Mấy con số! Nếu Bậc tôn quý mà lo mấy con tính thì sáng mai ngài sẽ nhức đầu dữ đội cho mà xem. Ông Guénaud (Ghê-nô) lại chẳng có ở đây!

- Phải đấy, Bemouin ạ. Này ông sắp thay thế Brienne đấy.

Thật ra, đáng lẽ ta phải đem theo ông Colbert. Người trai trẻ ấy khá lắm, Bemouin ạ, khá lắm. Một tay ngăn nắp.

Người hầu phòng trả lời:

- Tôi không biết gì cả. Nhưng tôi không ưa cái bản mặt hắn, cái người trẻ tuổi "khá lắm" của ngài đó.

- Thôi đi, Bernouin. Ta không cần ông góp ý. Lại đây, cầm bút và viết đi.

- Thưa Đức ông xong rồi. Tôi viết gì đây?

Này, đúng rồi, chỗ tiếp theo hai dòng đã viết rồi đó.

- Viết đi Bảy trăm sáu mươi ngàn đồng louis.

- Xong.

- Lấy ở Lyon.

Mazarin hình như do dự. Bernouin lặp lại.

- Ba triệu chín trăm ngàn đồng louis.

- Thưa Đức ông, xong.

- Lấy ở Bordeaux bảy triệu.

- Bảy, Bernouin lặp lại.

Giáo chủ vui vẻ nói:

- Ờ, bảy.

Rồi như giật mình, tiếp:

- Bemouin, ông biết rồi. Đây là tiền phải tiêu về sau.

- Thưa Đức ông, tiêu hay chất vào kho thì chẳng quan hệ gì đến tôi vì tất cả số triệu đồng này chẳng đồng nào là của tôi hết.

- Tiền của Nhà vua đó. Ta phải tính toán tiền bạc cho vua.

- Này, chúng ta đến đâu rồi. Ông cứ ngắt quãng hoài.

- Bảy triệu, lấy từ Bordeaux.

- Ờ, vâng, đúng đấy, lấy từ Madrid bốn. Ta sẽ giải thích cho ông tiền ấy thuộc về ai, vì một người ngu ngốc cứ tưởng ta là tỷ phú. Ta, ta ghê tởm sự ngu ngốc ấy. Một đại thần chẳng có cái gì là của mình cả. Này, thôi tiếp tục. Tổng thu nhập bảy triệu. Tài sản, chín triệu. Ông có viết không đấy, ông Bernouin?

- Thưa Đức ông có ạ.

- Chứng khoán, sáu trăm ngàn louis; tổng giá khác, hai triệu. À ta quên: còn tiền động sản ở các lâu đài.

Bemouin hỏi:

- Có cần phải viết thêm là của Hoàng gia không?

- Không, vô ích, ngầm hiểu là đủ. Ông có viết không đấy?

- Thưa có ạ.

- Các con số thế nào?

- Trên, dưới thứ tự lắm ạ.

- Cộng lại đi, Bernouin.

- Thưa, ba mươi chín triệu hai trăm sáu mươi ngàn louis.

- Ô! Chưa đến bốn mươi triệu?

Bemouin cộng lại lần nữa.

- Chưa ạ, còn thiếu, bảy trăm bốn mươi ngàn.

Mazarin bảo đưa xem và chăm chú tính. Bernouin nói:

- Dù sao thì ba mươi chín triệu hai trăm sáu mươi ngàn cũng là khá lắm đấy.

- Bernouin ạ, đó là điều ta muốn cho vua đấy.

- Bậc tôn quý vừa nói với tôi rằng tiền đó là của Hoàng thượng.

- Nhất định rồi, nhưng mà phải là rành rẽ, chắc chắn. Ba mươi chín triệu này đều đã đem đầu tư và rồi còn tăng hơn nữa!

Bemouin cười nụ theo cách của kẻ chỉ tin những gì mình muốn tin thôi, và đi pha cốc nước uống buổi tối cho giáo chủ rồi trải gối ra. Khi người hầu phòng bước đi khuất, Mazarin lẩm bẩm:

- Ôi, chưa tới bốn mươi triệu. Nhưng nhất định ta phải tới con số dự tính là bốn mươi lăm triệu. Chẳng biết có kịp nữa hay không. Ta suy nhược, ta qua đời thì không bao giờ được. Nhưng mà biết đâu ta sẽ moi được hai hay ba triệu nơi các ông bạn Tây Ban Nha tốt bụng. Họ tìm ra được xứ Pérou rồi, chắc phải còn cho họ một ít gì đó.

Trong khi Giáo chủ nói và đang bận tâm với những con số quên cả cảm cúm đã bị đẩy lui vì một thứ lo toan bám sát nhất, thì Bemouin chạy ùa vào phòng, hoảng hốt.

Giáo chủ hỏi:

- Gì đấy?

- Hoàng thượng, thưa ngài, Hoàng thượng.

Mazarin giấu vội lập giấy.

- Sao, nhà vua à! Chỗ này, giờ này mà còn vua! Ta tưởng ngài đã ngủ lâu rồi chứ. Có việc gì thế không biết?

Louis XIV hẳn nghe được các lời cuối và thấy được vẻ hoảng hốt bất chợt của Giáo chủ, vì lúc đó ngài đã bước vào phòng.

- Chẳng có gì đâu ngài Hồng y ạ, chẳng có gì phải rối lên. Tôi chỉ thông báo với ngài một việc quan trọng tối nay, thế thôi.

Mazarin nghĩ ngay đến sự lưu tâm đặc biệt của Nhà vua lúc nghe những lời dính dáng đến tiểu thư De Mancini, và chuyện thông báo tối nay chắc là bắt nguồn từ ấy. Ông yên lâm lại ngay và lấy dáng thật thanh nhã, đổi thay, đến mức ông vua trẻ thấy vui khôn cùng. Khi Louis XIV ngồi xong, ông nói:

- Thưa đáng lẽ tôi phải đứng hầu chuyện Hoàng thượng, nhưng tôi phải cảm.

Louis XIV nói giọng tình cảm:

- Thôi giữa chúng ta thì khỏi cần lễ nghi gì hết. Bây giờ tôi là học trò của ngài chứ không phải ông vua, ngài biết đấy, và nhất là tối nay tôi tới với tính cách một người yêu cầu một người, lời thỉnh ý rất mong được chấp thuận tốt đẹp.

Mazarin thấy Nhà vua đỏ mặt lại càng tin rằng mình đã đoán đúng, nghĩa là các lời nói của Nhà vua vừa đưa ra chắc là do một mối tình thúc đẩy. Lần này thì tay chính khách ranh ma, tài tình cho mấy cũng đã lầm. Sự ngượng ngùng này không phải do một xúc cảm trẻ dại thúc đẩy mà chỉ là sự kiêu hãnh của một ông vua bị ép uổng đau đớn mà thôi.

Mazarin vỗ về để mở đường tâm sự.

- Ngài nói đi. Hoàng thượng muốn trong một lúc quên tôi là thuộc hạ đã gọi tôi là thầy, là người hướng dẫn thì tôi xin được tỏ hết lòng trung thành và ưu ái.

- Cám ơn ngài Hồng y. Chuyện của tôi cầu nơi Bậc tôn quý thì chẳng xứng đáng mấy để mong được đền đáp lại.

Giáo chủ vội vã trả lời:

- Đâu có chi, thưa ngài. Tôi mong được Hoàng thượng đòi hỏi tôi làm một việc quan trọng và dù phải hy sinh đi nữa Hoàng thượng yêu cầu điều gì, tôi cũng sẵn sàng làm đẹp lòng ngài.

Nhà vua nói:

- Thế thì chuyện thế này. Tôi vừa mới tiếp người anh em của tôi, vua nước Anh đấy.

Mazarin nhảy nhổm trên giường như là mới vừa chạm phải chai điện Leyte hay bình pin Vonta. Sự kinh ngạc và thất vọng rõ rệt hiện ra nơi nét mặt giận dữ của ông khiến Louis XIV dù chẳng quen giao tiếp lắm cũng thấy rõ rằng viên đại thần mong nghe một thứ gì khác.

Mazarin trầm giọng, môi bĩu ra:

- Charles II! Ngài vừa tiếp Charles II.

- Vua CharlesII, - Louis trả lời, thêm cho người cháu của Henri IV cái chức mà Mazarin cố tình bỏ quên - Vâng ngài Hồng y ạ, ông hoàng khốn khổ ấy làm tôi cảm động khi kể cho tôi nghe những nỗi lao đao mà ông ta phải chịu. Nỗi đau thương của ông ta thật lớn lao, vì thế tôi thật khó dửng dưng, tôi, người đã từng bị tranh ngôi, đã từng trải qua những ngày dồn dập, bị buộc phải bỏ Kinh thành. Tôi đã từng chịu khốn đốn, thật khó mà bỏ rơi một người anh em mất cơ nghiệp, phải trốn chui trốn nhủi như thế.

Giáo chủ trả lời với giọng khinh miệt:

- Nếu ông ta được như ngài, có một Jule Mazarin bên cạnh thì hẳn là đã vững vàng trên ngai rồi.

Nhà vua kiêu hãnh trả lời:

- Tôi biết cả gia đình tôi chịu ơn Bậc tôn quý như thế nào rồi và về phần tôi chẳng bao giờ tôi quên. Đúng vậy, chỉ vì ông vua anh em với tôi không có bên cạnh một thiên tài tuyệt vời đã cứu tôi, chính vì thế mà tôi muốn ông ta nhờ thiên tài ấy giúp đỡ và xin cánh tay ngài hãy vươn tới nơi hắn. Ngài Hồng y ơi, chắc rằng khi hai cánh tay ngài chỉ chạm vào ông ta thì chiếc vương miện nằm dưới chân chiếc máy chém đã giết người cha sẽ đặt lại lên đầu của người con đấy.

Mazarin trả lời:

- Xin cám ơn ngài có ý niệm tốt về tôi, nhưng chúng ta không có gì phải làm ở bên kia được hết: họ là thứ điên đã chối từ Thượng đế và cắt đầu vua. Họ nguy hiểm lắm, ngài thấy đó, dơ bẩn lắm, từ khi họ tắm mình trong máu vua và trong vũng bùn Ước thệ (Tập hợp những người Scotland năm 1638 thời chiến đấu bảo vệ phái Calvin và lập Giáo hội Scotland). Thứ chính trị đó không hợp với tôi, tởm lắm.

- Như thế là ngài đồng ý giúp chúng tôi thay thế bằng một nền chính trị khác?

- Cái nào?

- Ví dụ như phục hưng cho Charles chẳng hạn.

Mazarin kêu lên:

- Chúa ơi, ngài Hoàng thượng khốn khổ của tôi đang có ảo tưởng gì thế?

Louis trả lời, tuy vẫn thoáng thấy những khó khăn, trở ngại cho kế hoạch dự tính trước sự vững vàng của viên đại thần:

- Có thật đấy. Ông ta nói chỉ cần một triệu thôi.

- Chỉ bấy nhiêu thôi. Chỉ một triệu thôi mà - Giáo chủ trả lời một cách mỉa mai và nhấn mạnh cái giọng Ý của ông ta- Người anh em cho một triệu thôi. Đúng là cả một gia đình ăn mày!

Louis ngửng đầu lên;

- Hồng y à, cái gia đình ăn mày đó là một nhánh của gia đình tôi đấy?

- Thưa ngài, ngài có tiền để đưa cả triệu bạc cho người khác không? Ngài có tiền triệu không?

Louis XIV kêu lên một tiếng "ôi" đầy đau khổ nhưng lại cố nén cho khỏi hiện trên nét mặt.

- Ôi thưa ngài Hồng y, tôi tiếc rằng tôi nghèo, nhưng chiếc ngai vàng nước Pháp cũng đáng một triệu và vì muốn làm một hành động xứng đáng, tôi có thể cầm thế chiếc ngai ấy. Tôi sẽ đi tìm một tên Do Thái thì chắc là được.

Mazarin hỏi:

- Như thế là ngài rất cần một triệu?

- Vâng, tôi đã nói rồi.

- Ngài lầm lạc quá nhiều, ngài còn cần đến nhiều triệu hơn nữa. Đây này, tôi sẽ cho biết là ngài còn cần bao nhiêu. Bemouin?

Nhà vua nói:

- Này Giáo chủ, sao ngài lại hỏi ý kiến của tên hầu cận về công việc của tôi?

Giáo chủ vẫn gọi "Bernouin" mà không tỏ vẻ gì chú ý đến nỗi ngượng ngùng của ông vua trẻ.

- Lại đây, nói cho ta biết con số ta cần lúc nãy.

Louis tức giận tái mặt:

- Giáo chủ, Giáo chủ không nghe ta nói gì sao?

- Xin Hoàng thượng bớt giận. Tôi đưa ra công khai các việc kinh doanh của Hoàng thượng. Mọi người Pháp đều biết, sổ sách tôi rõ ràng cập nhật hoá đầy đủ. Bemouin, lúc nãy ta bảo ông làm cái gì?

- Thưa, ngài bản làm bài tính cộng.

- Ông làm rồi phải không?

- Thưa Đức ông vâng.

- Cộng sổ để biết Hoàng thượng cần bao nhiêu lúc này phải không? Ta đã nói với ông như thế phải không?

- Đức ông nói với tôi như vậy.

- Thế thì số tiền ấy là bao nhiêu.

- Hình như là bốn mươi lăm triệu.

- Thế mà gom hết tài sản của chúng ta thì được bao nhiêu?

- Ba mươi chín triệu hai trăm sáu mươi ngàn quan.

- Bemouin, đúng đấy. Ta chỉ muốn biết thế thôi, anh lui ra.

Giáo chủ quắc mắt nhìn ông vua trẻ đang sững sờ. Louis lắp bắp:

- Nhưng mà ồ, ngài vẫn còn nghi ngờ đấy ư? Thế thì ngài hãy xem chứng cớ đây này.

Rồi Mazarin rút dưới gối ra tờ giấy đầy những con số đưa cho vua, nhưng ông ngoảnh mặt đi, lòng đau xé.

- Thưa ngài, nếu như lính cả một triệu ngài muốn nữa thì Hoàng thượng cần tất cả là bốn mươi sáu triệu. Vậy thì trên đời này chẳng có tên Do Thái nào cho ngài mượn số tiền ấy cả, dù là ngài đem cầm chiếc ngài vàng nước Pháp đi nữa cũng vậy.

Nhà vua, nắm chặt tay giấu kín trong lần vải áo, đẩy chiếc ghế đứng dậy:

- Thôi được, người anh em vua nước Anh của tôi chắc sẽ chết đói rồi.

Mazarin trả lời một giọng như cũ:

- Thưa, xin ngài nhớ câu thành ngữ tôi nói ra đây để chỉ hướng cho một hành động đúng đắn: nên an phận thủ thường.

Louis trầm ngâm trong một lúc, đồng thời tò mò, liếc vào tấm giấy ló một góc ra ngoài chiếc gối dài. Ông nói:

- Vậy là tôi không hỏi được số tiền ấy phải không ngài Hồng y?

- Hoàn toàn không.

- Ngài có nghĩ rằng nếu sau này hắn lên ngôi thì tôi có một kẻ thù không?

Giáo chủ vội vã noi:

- Xin Hoàng thượng cứ an tâm không phải lo sợ gì cả.

- Được tôi không hỏi nữa.

Giáo chủ đặt tay lên nhà vua:

- Thưa ngài, ngài nghe theo tôi chứ?

- Vâng chịu hết.

- Nếu ngài hỏi chuyện khác thì tôi mong sẽ làm Hoàng thượng vui lòng để đền bù lời từ chối lúc nãy.

- Chuyện gì khác hở ngài?

- À chẳng phải là tôi đã tận tuỵ phục vụ Hoàng thượng đấy ư?. Ê! Bemouin, gọi hộ vệ mang đuốc đưa Hoàng thượng về nghỉ!

- Khoan đã, vì ngài sẵn lòng với tôi, tôi cũng muốn chiều lòng ngài để xin một việc.

- Cho ngài chăng? - Giáo chủ hỏi mà lòng thì nghĩ rằng câu chuyện sẽ trở lại về đứa cháu của ông.

Louis trả lời:

- Không phải cho tôi, nhưng để dành cho người anh em Charles của tôi.

Gương mặt Mazarin tối sầm lại, ông càu nhàu vài tiếng, Nhà vua nghe không rõ.

Một khắc trước, lúc đến gặp Hồng y, Nhà vua còn tỏ vẻ do dự, và tuy bị chống lại, bị bẻ gãy, nhưng trong đôi mắt ông vẫn còn lưu giữ nỗi đau đớn vì thất bại, như một vết thương trong tâm khảm. Nhưng bây giờ thì người ta thấy trong đôi mắt ông hiện ra sự quyết tâm.

- Thưa ngài Hồng y, lần này thì dễ dàng hơn là chuyện kiếm một triệu bạc.

- Hoàng thượng chắc thế à?

- Chắc, khi ngài biết tôi xin cái gì

- Ngài chắc là tôi không biết chứ gì?

- Ngài đã biết tôi sắp nói điều gì à?

- Đúng vậy, những lời của chính ông vua Charles là…

- Ơ kìa!

- Thế này. Ông ta nói: "Nếu tên hà tiện đó, nếu thằng Ý khiếp nhược đó… "

- Giáo chủ?

- Nếu lời không như thế, thì ý cũng thế thôi. Chúa ơi! Tôi không muốn gọi ông ta như thế, ai cũng có quan điểm riêng của họ. Vậy thì chắc ông ta đã nói…

- … "và nếu thằng Ý khiếp nhược đó từ chối không cho tôi mượn triệu bạc, nếu vì không có tiền để đeo đuổi mặt trận ngoại giao, thì chúng ta hãy hỏi hắn giúp cho năm trăm nhà quý tộc…".

Nhà vua giật nẩy mình, vì giáo chủ chỉ nói sai con số mà thôi. Viên tể tướng cao giọng đắc thắng:

- Có phải thế không?

Rồi ông ta sẽ thêm ít lời vuốt ve và tiếp: - "Tôi có nhiều bạn ở bên kia eo biển, các bạn bè đó chỉ thiếu một người cầm đầu và cây cờ chính nghĩa. Một khi họ thấy tôi, thấy lá cờ nước Pháp, họ sẽ theo tôi vì biết tôi được ngài giúp đỡ. Sắc màu chiến binh Pháp đáng giá ngang với triệu bạc mà ông Mazarin chắc chắn sẽ từ chối (vì ông ta biết trước sau gì tôi cũng không cho mượn triệu bạc ấy). Có năm trăm nhà quý tộc ấy tôi sẽ thắng và vinh quang sẽ về ngài, Hoàng đế ạ".

- Ông ta nói như thế, gần gần như thế phải không? Nói có thêm những hình ảnh hoa hòe hoa sói kèm theo nữa phải không?

Gia đình ấy ba hoa nổi tiếng! ông vua cha đến trước máy chém mà còn nói mà!

Louis toát mồ hôi vì hổ thẹn. Ông cố gượng nói:

- Giáo chủ ạ, có điều không phải năm trăm mà hắn chỉ xin có hai trăm thôi.

- Tôi đoán đúng quá rồi.

- Thưa ngài, chẳng bao giờ tôi phủ nhận cái nhìn sắc sảo của ngài. Chính vì thế mà tôi chắc ngài không từ chối một lời cầu xin giản dị, dễ giải quyết như thế. Nhân anh ông ta, hay đúng hơn, nhân danh tôi, tôi mong ngài chấp nhận.

Mazarin nói:

- Thưa ngài, tôi làm chính trị đã ba mươi năm rồi. Tôi làm việc với Ngài Hồng y De Richelieu, rồi làm một mình. Phải nhận rằng cái chính trị ấy chẳng sạch sẽ gì lắ~l, nhưng chẳng bao giờ lầm lỡ. Thế mà điều người ta vừa đề nghị với Hoàng thượng thì vừa nhơ bẩn, vừa sai lầm.

- Nhơ bẩn sao, thưa ngài!

- Thưa, ngài vừa ký một hiệp ước với ngài Cromwell

- Vâng, và trong ấy Cromwell ký phía trên tôi.

- Ai bảo ngài ký tận phía dưới làm gì? Ngài Cromwell có được chỗ tốt thì chiếm ngay theo thói quen của ông ta. Vâng, tôi trở lại với Cromwell. Ngài ký một hiệp ước với ông ta, nghĩa là với nước Anh, vì khi hiệp ước ký, Cromwell là nước Anh.

- Ngài Cromwell chết rồi.

- Ngài tưởng thế?

- Đúng, vì người con Richard thay thế ông ta và cũng đã từ chức rồi.

- Điểm này đúng. Richard nối nghiệp Cromwell đã chết và nước Anh nối tiếp sau khi Richard từ vị. Hiệp ước thuộc về tài sản thừa kế dù là ở trong tay ngài Richard hay trong tay nước Anh đi nữa cũng vậy. Hiệp ước vẫn còn có giá trị, mãi mãi.

- Tại sao ngài lại lẩn tránh vấn đề? Có gì thay đổi đâu? Điều chúng ta không muốn mười năm trước, bây giờ Charles II lại đòi hỏi. Nhưng đây là trường hợp đã được dự tính. Ngài là đồng minh của nước Anh chứ không phải của Charles II. Ở quan điểm dòng họ, đúng là bất lương khi ký một hiệp ước với người chặt đầu dượng của ngài, lập liên minh với một nghị viện mà bây giờ ở bên kia người ta gọi là nghị viện xương cụt.

- Tôi đồng ý là bất lương, nhưng về mặt chính trị thì không vụng về, sai lầm vì nhờ hiệp ước ấy mà tôi đã giúp Hoàng thượng, lúc bấy giờ còn nhỏ tuổi, tránh phải đương đầu với một cuộc chiến với bên ngoài, trong khi bên trong ngài còn phải mệt với cuộc nổi loạn Fronde, ngài còn nhớ cuộc loạn đó chớ (ông vua trẻ cúi đầu xuống). Và vì thế tôi mới chứng minh cho Hoàng thượng thấy rằng bây giờ thay đổi đường lối mà không báo cho bạn đồng minh biết thì vừa bất lương vừa sai lầm một cách ấu trĩ. Chiến tranh sẽ xảy ra mà lỗi ở ta, chúng ta đáng cho người ta đánh lắm, chúng ta gây chiến mà lại sợ chiến tranh, bởi vì cho phép năm trăm người đánh, hai trăm người, năm mươi người, mười người đi nữa thì cũng vẫn là gây chiến. Một người Pháp là cả đất nước, một bộ đồng phục là cả quân đội. Thưa ngài, giả dụ rằng, ngài đánh nhau với Hà Lan, chuyện trước sau gì cũng đến đó hay đánh nhau với Tây Ban Nha nếu hôn ước không thành (Mazarin nhìn lâu vào nhà vua) - có cả hàng ngàn lý do để hôn ước không thành - thế thì ngài có chịu cho nước Anh gởi đến Hà Lan hay Tây Ban Nha một trung đoàn, một đại đội hay chỉ một tiểu đội những nhà quý tộc không? Ngài có thấy họ thành thật chịu ép mình trong khuôn khổ hiệp ước không?

Louis ngồi lắng nghe. Lạ có điều là Mazarin, con người của chính trị ma giáo, lại nói chuyện với sự thành thật. Ông nói:

- Nhưng dù không có lệnh chính thức thì tôi cũng không thể ngăn những nhà quý tộc của ta đi qua bên Anh theo ý thích của họ được.

- Lúc đó thì ngài phải ngăn không cho họ trở về hay ít ra là phản đối họ đã cư xử thù địch với nước đồng minh của ta.

- Nhưng, ngài Hồng y ạ, ngài là một thiên tài vượt chúng, xin ngài hãy tìm cách nào giúp ông vua khốn khổ ấy mà không làm chúng ta mang tiếng.

Mazarin nói:

- Chính đó là điều tôi không muốn. Hoàng thượng kính yêu ạ Nước Anh mà hành động theo như ý tôi muốn thì cũng chẳng hơn gì. Ngồi ở đây tôi cũng không có cách nào khác hơn để điều khiển nước Anh. Theo cách cai trị ở đó, nước Anh bây giờ đối với châu Âu là một cái ổ luôn luôn bị lên án. Hà Lan đang che chở Charles II, thây kệ Hà Lan. Chúng sẽ nổi giận, chúng sẽ choảng nhau. Bây giờ, chúng là hai cường quốc trên mặt biển, để chúng tiêu diệt lẫn nhau, rồi chúng ta sẽ đóng tàu bằng các xác tàu của chúng, với điều kiện là chúng ta có đủ tiền để mua đinh kia?

- Ồ ngài Hồng y, mọi chuyện ngài nói sao mà tồi tàn tủn mủn quá.

- Nhưng thưa Hoàng thượng, phải nhận điều đó là đúng.

- Còn hơn là đúng nữa: tôi nhận là có lúc ta có thể thất hứa và lãng quên hiệp ước. Chuyện đó thường quá rồi, nhưng chỉ là khi ta có điều gì lợi hơn hay khi bị hiệp ước ràng buộc ta quá thôi.

- Ngài cứ cho phép các nhà quý tộc của ta đi. Cây cờ nước Pháp, hay nước Pháp thì cũng thế thôi, sẽ vượt eo biển để chiến đấu.

- Rồi nước Pháp sẽ thất trận.

- Tại sao thế?

- Tại sao à? Tại Hoàng đế Charles II là một viên tướng cừ khôi! Trận Worcester là bằng chứng hùng hồn đấy?

- Ông ta không phải chống với Cromwell nữa, Giáo chủ ạ.

- Đúng, nhưng ông ta phải đương đầu với Monck thì cũng thế thôi. Cái anh chàng buôn rượu bia dũng cảm ấy là một tay hiếu thắng có những lúc khích động, rạng rỡ, căng phồng lên và nứt như cái thùng bia quá đầy. Từ các kẽ nứt, rượu nhỉ ra cho chúng ta biết vài giọt tư tưởng của hắn, rồi nếu cứ để dồn lại thì chúng ta sẽ biết hết toàn bộ ý nghĩ của hắn. Chúng ta cũng biết Cromwell bằng cách ấy, Cromwell mà người ta tưởng là mang đến ba bộ giáp đồng, nói theo kiểu nhà thơ Horace. Nhưng chớ hòng với Monck. Thưa Hoàng thượng, tôi mong ngài đừng chơi trò chính trị với ngài Mock! Cả năm nay tôi bạc đầu vì hắn đây. Monck không phải là một kẻ khùng vì hiếu thắng, hắn là một nhà chính trị, thật là điều khốn khổ cho chúng ta. Hắn không vỡ toang ra mà sau đó khép lại. Từ mười năm nay, hắn theo đuổi một mục đích chưa ai đoán ra được hết.

Cứ mỗi sáng, theo kiểu Louis Xl dặn dò, hắn lại đốt cái mũ trùm đầu đêm trước. Thế là những điều hắn suy nghĩ dự tính cẩn thận, vững chãi một ngày nào đó sẽ bung ra, đầy đủ điều kiện thành công mà không ai lường trước được.

- Thưa ngài, đó là anh chàng Monck, con người mà ngài chắc chưa nghe, chắc chưa biết đến cả tên tuổi, trước khi người anh em Charles II của ngài biết rõ mà nhắc ra. Người đó là cả một sự kỳ diệu phối hợp cả sâu sắc lẫn ngoan cường, hai đức tính mà nếu đem trí tuệ và nhiệt thành ra đối phó thì chỉ có nước cùn nhụt thôi. Thưa ngài, tôi cũng có lòng nhiệt thành lúc còn trẻ, còn trí tuệ thì bây giờ vẫn còn. Tôi xác nhận tôi hãnh diện với điều này và người ta lại chê trách tôi cũng vì nó. Với hai đức tính ấy, tôi đã mở đường thênh thang mà đi, vì nhờ chúng, tôi đã từ con một người đánh cá ở Piscanna trở thành tể lướng của vua nước Pháp và cũng nhờ đó, tôi đã làm được một vài việc cho Hoàng thượng. Thế mà, thưa ngài, nếu tôi gặp phải Monck thay vì gặp ngài De Beaufort, ngài De Retz, ngài Hoàng thân, thì chúng ta thua là cái chắc. Ngờ nghệch tấn công vào, ngài sẽ bị người lính chính khách ấy quắp chặt. Cái đói rách của Monck, thưa ngài, là cái hòm sắt giấu kín những ý nghĩ của hắn ta, không ai có được chìa khoá hết. Cho nên, bên hắn ta, hay đúng hơn, trước mặt hắn ta, tôi chỉ xin nghiêng mình bái phục, tôi ngài biết rồi, tôi chỉ có cái mũ nhung tôn giáo trên đầu thôi.

- Theo ý ngài thì Monck muốn gì?

- Ôi, nếu tôi biết được thì tôi đã không bảo ngài phải tránh xa hắn, bởi vì tôi hơn hẳn rồi. Nhưng với hắn ta thì tôi lại càng sợ phải đoán ra. Ngài hiểu chữ "đoán ra" chứ? Hễ cứ tưởng là đoán ra được là tôi sẽ dừng lại ở một ý tưởng rồi chứ thế mà tuột theo dòng ý tưởng ấy. Từ lúc con người ấy lên nắm quyền ở bên kia, tôi cứ như là những hồn ma dưới địa ngục của thi sĩ (ám chỉ Đăng-tơ) đang bị quỷ Satan vặn cổ, đi thì liến về trước mà mặt thì quay lại đằng sau: Tôi hướng về Madrid, mà cứ ròm chừng London. Đoán định nơi con người ấy là lầm lạc, mà lầm lạc thì thua rồi.

Nhờ ơn Chúa ngăn không cho tôi tìm cách đoán xem hắn nghĩ gì, tôi chỉ tìm cách dò xem hắn làm gì, thế cũng vừa đủ. Theo cách đó, tôi chắc rằng hắn đang rất muốn thay thế Cromwell. Charles II của ngài đã từng nhờ mười người đến đưa đề nghị cho hắn. Hắn không làm gì khác hơn là đuổi mười tay môi giới ấy kèm theo một câu "Cút đi, không thì tao treo cổ bây giờ?". Con người này là cả một mộ phần. Lúc này đây, Monck đang tận tân phục vụ cái nghị viện xương cụt. Cái chuyện tận tâm này thì không đánh lừa được tôi đâu. Monck chẳng muốn bị ám sát tí nào. Bị ám sát tức là bỏ dở sự nghiệp nửa chừng mà hắn ta thì muốn hoàn thành sự nghiệp. Cho nên, thưa ngài, tôi tin rằng - mà, thưa ngài, chớ tin điều tôi tin, tôi chỉ nói theo thói quen thôi - tôi tin rằng Monck đang o bế nghị viện để rồi sẽ đập nát nó ra. Người ta mượn gươm của ngài là gặp phải Monck đấy - xin Chúa ngăn ta đừng đánh nhau với Monck vì như thế thì Monck sẽ thắng ta mà Monck thắng ta thì thưa ngài, tôi hận suốt đời. Tôi chắc rằng Monck chờ đợi chiến thắng đó đã mười năm rồi. Thưa ngài, xin Charles II hãy vì Chúa, vì tình bạn với ngài, nếu không nói là vì kính nể ngài, mà đừng gây sự gì hết! Hoàng thượng hãy kiếm cho hắn một ít lợi tức ở đây, cho hắn một lâu đài của ngài chẳng hạn. Ờ! Mà không được? Tôi vừa nhắc đến hiệp ước xong, một toà lâu đài Hoàng thượng cũng không được phép cho hắn?

- Sao thế?

- Đúng, đúng Hoàng thượng đã cam kết không cho vua Charles II trú ngụ, sẽ đuổi ông ta ra khỏi nước Pháp. Vì thế chúng ta đã mời đi và nay ông ta lại trở về. Thưa, mong rằng ngài sẽ cho người anh em ngài biết, ông ta không thể ở lại đây, rằng chúng ta không thể dây vào chuyện đó được. Hay là để tôi…

Louis XIV đứng dậy:

- Thôi, đủ rồi ông? Ông không cho tôi một triệu là quyền của ông, tiền của ông đấy. Ông không cho tôi hai trăm nhà quý tộc cũng là quyền của ông vì ông là tể tướng phải chịu trách nhiệm về hoà hay chiến của nước Pháp. Nhưng nếu ông có ý ngăn vua là tôi đây, không được để chỗ trú cho cháu của Henri IV, người anh em họ của tôi, người bạn thời thơ ấu của tôi, thì ông đã đi quá quyền hạn của ông rồi đó. Đây là quyền của tôi!

Mazarin mừng rỡ vì ông lý luận dài dòng là chỉ mong được có thế:

- Thưa ngài, lúc nào tôi cũng gập mình tuân theo ý chỉ Đức vua của tôi, xin ngài giữ ông vua nước Anh ở trong một toà lâu đài của ngài. Mazarin biết điều đó, nhưng vị tể tướng không biết đâu!

Louis XIV nói:

- Thôi chúc ngài ngủ ngon. Tôi thật lấy làm thất vọng.

Mazarin trả lời:

- Thất vọng nhưng mà phải chịu là đúng. Thưa ngài, tôi chỉ mong được thế thôi.

Nhà vua không đáp lại, ra về mà lòng đầy ưu tư. Ông bị thuyết phục không phải bởi những lời của Mazarin vừa nói mà ở những điều ông ta không nói ra. Louis XIV tin rằng phải tìm hiểu kỹ về tài sản của mình và tình hình cả châu Âu, vì ông thấy chúng thật tối mò mò.

Louis gặp ông vua Anh vẫn ngồi chỗ cũ. Ông hoàng Anh vụt đứng dậy nhưng chỉ thoáng qua ông đã thấy sự thất vọng in hằn lên trán của người anh em họ. Ông vội lên tiếng trước như là để tránh cho Louis bớt khó khăn khi phải thú nhận:

- Dù thế nào đi nữa thì tôi cũng không bao giờ quên tất cả lòng tốt, tình thân mà ngài dành cho tôi.

Louis XIV trả lời nặng nề:

- Than ôi, lòng tốt chẳng đi đến đâu hết người anh em ạ

Charles II mặt tái xanh, đưa bàn tay lạnh ngắt lên trán và cố gượng chống cự cơn choáng váng đang dâng lên. Ông nói:

- Tôi hiểu. Không còn hy vọng gì nữa.

Louis nắm tay Charles nói:

- Người anh em hãy chờ đợi, đừng hấp tấp, rồi tình hình sẽ thay đổi. Thường thì nôn nóng là hỏng việc. Hãy đợi thêm một năm cực nhọc nữa trong số những năm tháng mà ngài đã chịu đựng. Vì chưa cần ngay, thay vì bây giờ, ngài hãy hành động vào một dịp khác. Vậy hãy ở lại với tôi trong một nơi nào đó của tôi mà ngài thích. Chúng ta sẽ cùng nhau theo dõi tình hình, cùng nhau chuẩn bị hành động về sau. Thôi, hãy can đảm lên đi, người anh em ạ!

Charles Il rút tay ra khỏi tay Louis XIV và lùi lại để có thể chào thật trịnh trọng.

- Xin cảm ơn ngài hết mực. Tôi đã cầu khẩn mà không được việc ở ông vua lớn nhất thế gian này thì bây giờ chỉ còn trông nơi phép lạ mà thôi.

Rồi không muốn nghe một lời nào nữa, ông bước ra, đầu ngước cao, tay run rẩy, mặt ro rúm lại vì đau đớn và mắt âm u như muốn đưa lời cầu xin đến nơi thế giới vô hình sau khi thất bại ở cõi đời này.

Viên sĩ quan ngự lâm trông thấy ông vua bước qua mặt xanh mướt, vội vã nghiêng mình chào một cách lễ phép đến mức gần như quỳ xuống vậy. Ông cầm cây đuốc, gọi hai người lính ngự lâm rồi đi xuống thang gác vắng vẻ với ông vua khốn khổ tay cầm chiếc mũ kéo lê các lông chim trên những bậc cấp.

Khi đến cửa, người sĩ quan hỏi ông vua đi hướng nào để bảo lính ngự lâm dẫn đường. Charles II nói nhỏ:

- Thưa ông, ông nói rằng ông có biết cha tôi, vậy có khi nào ông cầu nguyện cho Người không? Nếu có, thì hãy thêm tên tôi vào các lời cầu nguyện ấy. Bây giờ tôi đi một mình, xin chớ theo và chớ cho người hộ tống thêm nữa.

Người sĩ quan nghiêng mình tuân lệnh và bảo hai người lính ngự lâm lui vào cung. Nhưng ông vẫn đứng một lúc dưới cổng để nhìn theo Charles II đi khuất vào bóng tối ở một khúc quanh. Ông lẩm bẩm:

- Tất cả dành cho người này, cũng như đối với người cha xưa kia. Athos mà ở đây chắc cũng sẽ nói "Kính chào vị Hoàng đế mất ngôi!".

Ông quay lên thang gác, vừa đi vừa lẩm bẩm: "Ôi! Phục vụ cái gì mà thật là tồi tệ! Cái ông chủ thật đáng thương! Sống như thế này thì không thể chịu được nữa rồi, ta dứt khoát phải quyết định ngay đi! Chẳng còn gì là lòng độ lượng, chẳng còn gì là nghị lực nữa cả. Đúng là ông thầy đã thành công còn người học trò cứ quặt quẹo suốt đời Chán quá! Ta không chịu đựng được nữa!".

Rồi tiếp tục khi bước vào phòng:

- Các anh kia, các anh làm gì mà nhìn tôi thế? Tắt đuốc về chỗ đi. À! Các anh bảo vệ tôi? Các anh trông coi tôi? Mấy anh khờ tốt bụng! Thôi đi đi, tôi chẳng phải là hầu tước De Guise, chẳng ai giám ám sát tôi trong cái xó hành lang này đâu.

Rồi hạ giọng:

- Với lại đây là một quyết định. Từ khi Đức Hồng y De Richelieu chết đi thì chẳng ai giám quyết định hết. Ôi đó mới thật đúng như là một con người đấy. Xong rồi, ngày mai là ta ném áo ngự lâm lên cây!

Rồi đổi ý, ông nói:

- Ồ chưa được. Tôi còn một thử thách cuối cùng phải làm, phải làm - nhất định là thử thách cuối cùng, nhất định, chán quá!

Ông dứt, lời thì có tiếng gọi từ trong căn phòng của Nhà vua:

- Thưa ngài phó quan! Hoàng thượng có chuyện muốn nói với ngài.



Bình luận
Sắp xếp
    Loading...