- Cũng đông đủ rồi. Làm một lần cũng tốt. Cũng đến lúc rồi.
Lời bà lớn nói ra, cây ngay không sợ chết đứng, khổ nỗi mấy cái cây này xiêu vẹo uốn éo quá mức rồi, nên ai nấy dù ngoài mặt đều cố giữ vẻ bình tĩnh, nhưng trong lòng sớm đã như ngồi trên lửa. Riêng Thái Vy trước sau một phong thái tĩnh tại, vẻ mạnh lãnh đạm không lộ chút ý gì có thể để người ta đoán được. Mọi ánh mắt cùng nhau đổ dồn về phía Thái Vy. Thái Vy nhìn ra cửa, vừa lúc con sen dìu cái Tủn vào. Thái Vy đứng dậy, đưa tay đỡ nó ngồi cùng ngồi xuống phản. Bà hai nhìn thấy cái Tủn yếu ớt như vậy, bèn hỏi thăm:
- Kiều Hoa chiều qua còn khỏe, sao giờ yếu ớt như vậy, không lẽ bị cảm rồi?
Với người vừa gặp qua tổn thương, thỳ một cử chỉ quan tâm cũng khiến họ kích động rơi nước mắt. Kiều Vân rút khăn chặn nước mắt, thút thít:
- Dạ, con không có bệnh.
Bà hai nhíu mày:
- Con thật thấy ổn? Ta nhìn bộ dạng con thập phần mệt mỏi…
Thái Vy vội đỡ lời:
- Bà hai, chuyện Kiều Hoa, hay là để bàn sau đi. Con có chuyện khác muốn thưa.
Vừa dứt câu, ánh mắt sắc lạnh điểm một lượt rồi dừng lại ở bà năm. Thái Vy trong giọng nói ẩn chứa hàn khí:
- Bà năm, hôm nay tôi được như thế này, ngoài bà lớn dày công sức dạy dỗ, cũng có phần của bà năm. Nếu không nhờ bà nửa năm trước, ép tôi lên giường với gã phu xe, rồi trong lúc giằng co chạy thoát ra ngoài, ngã xuống lầu. Bị thương tưởng chết. Nhưng may có bà hằng ngày vẫn đến cấu má nhéo tai, nên tôi mới tỉnh lại. Ở trong gian phòng ẩm mốc, bỏ đói, đánh đập…đợi khi bà lớn đến. Quãng thời gian ấy thực sự là động lực để tôi không ngừng nỗ lực. Bởi thế, tôi thật lòng cảm ơn bà.
Thái Vy xoay người qua, mở cái hộp gỗ, lấy ra hai tờ mười đồng. Nhẹ nhàng lại gần bà năm, để tiền vào tay bà, động tác dịu dàng như vậy, nhưng mặt bà năm tái mét, tay cũng không cầm tiền. Thái Vy có vẻ dỗi:
- Ơ kìa, bà năm là chê tiền ít, hay là…
Bà năm hít vào một hơi, né ánh mắt sắc như dao của Thái Vy mà trả lời:
- Tôi nào dám, chỉ là không có công thỳ không nhận.
Thái Vy cuộn tiền lại, nhét vào túi bà năm, khóe miệng cười càng sâu:
- Có, bà có công, nên nhận chút lòng thành.
Rồi hướng bà lớn lễ phép thưa:
- Bà lớn, thưởng phạt công minh. Có công thỳ cũng đã được nhận lễ, vậy có tội cũng nên chịu đòn.
Bà lớn mở cơi trầu, lôi hũ vôi ra, chậm rãi quét lên lá trầu, lại xắt một miếng cau tươi, cuộn lại, bỏ vào miệng. Rồi mới hướng mọi người nói:
- Chuyện này ta giao cho bà hai xử lý.
Đào Tuyết thấy thế, hướng bà hai nói:
- Bà hai, Bích Nguyệt nãy giờ một câu hai câu đều khăng khăng bà năm thế này thế kia. Có gì làm chứng?
Bà năm được đào Tuyết mở đường, mới sực tỉnh, quay sang Thái Vy cong cớn:
- Bích Nguyệt, cô chẳng qua cũng như các đào nương ở đây, có chăng kiếm tiền nhiều hơn chút. Cô đừng tưởng vậylà oai mà dựng chuyện hãm hại tôi. Cô nói câu nào câu nấy đèu gán tội tôi này nọ. Trước mặt bao nhiêu người, cô muốn gì?
Chà, vừa đánh trống vừa la làng, kẻ xướng người họa, tuồng này, đúng là nên diễn. Thái Vy không có vẻ gì là luống cuống, cô lười nhác nhìn bà năm:
- Tôi, không có nhân chứng? Nhưng có vật chứng.
Rồi ngiêng đầu vềphía đào Tuyết đang vênh váo, cười lạnh:
- Thế nào?
Đào Tuyết nghe đến từ “ vật chứng” sắc mặt hoàn toàn biến đổi. Lúc trước khi hành sự, cô và bà năm thường dùng mẩu giấy nhỏ để trao đổi diễn biến, nhưng mỗi lần đọc xong đều sai con sen hủy. Chuyện này vốn dĩ khó có người biết, huống hồ lại còn có vật chứng. Lại nhìn bộ dạng mời phần chắc nịch của Tháo Vy, thật có chút hoang mang. Khó khăn lắm mới bình ổn thanh âm:
- Nếu đã thế, cô cứ đưa ra, cũng đừng có nói miệng.