Bức Tranh Chết Chóc

Chương 4: Hồn ma trong đền thờ


Chương trước Chương tiếp

Làng tôi có một ngôi đền hoang, nằm giữa cánh đồng trũngmênh mông nước. Ngôi đền đó thờ ai không ai biết. Chỉ biết ngôi đền đórất cũ kỹ, rêu phong đầy, đêm đêm đom đóm bay lập loè, ma trơi chập chờn quanh đền.

Đền nằm cạnh cây đa cổ thụ um tùm toả bóng. Chả ai để ý đến ngôi đền, và đốt nhang cho đền. Buổi trưa cũng như buổi tối, ngôi đền lúc nàocũng âm u vắng vẻ...

Một đêm tháng chạp. Trời mưa. Gió rít u u. Rất lạnh.

Tôi và Diễn ra cánh đồng bắt ếch. Mùa này ếch rất nhiều, tiếng vangcả đồng. Lúc đi ngang ngôi đền vắng, tôi chợt thấy có người từ trong đền đi ra. Đó là người đàn ông cao lớn, vẻ mặt hung dữ. Tôi bảo Diễn:

- Này Diễn, cậu có thấy lạ không? Ban đêm, có người từ đền đi ra. Ông ta đi đâu nhỉ? Mà sao có mặt ở ngôi đền đêm hôm khuya khoắt như vậy?

Diễn ngạc nhiên:

- Ù, thật sự không hiểu nổi! Ông này bí hiểm, mặt mày dữ tợn, hay là kẻ trộm?

Tôi vội vã:

- Ta phải theo dõi ông ta xem ông ta đi đâu!

Diễn gật đầu. Cả hai chúng tôi rón rén theo bước chân người đàn ông bí ẩn.

Ông ta đi rất nhanh, không hề ngoái đầu lại. Phút chốc ông ta dừng bước trước một ngôi nhà tranh, ở sát chân núi Giăng Màn.

Diễn thì thầm:

- Ông ta ghé nhà chị Thuận. Chị Thuận ở một mình, rõ là hắn muốn ăn trộm. Chúng ta phải bắt sống hắn!

Tôi trầm ngâm:

- Ừ nhưng nhà chị Thuận có gì mà ăn trộm nhỉ? Chị ta nghèo nhất xóm...

- Dù sao, cũng phải đề phòng.

Chúng tôi chuẩn bị gậy tre và theo dõi gã đàn ông. Gã gõ cửa, phút chốc chị Thuận ra mở cửa, vẻ mặt rạng rỡ:

- Anh La Nham, sao hôm nay anh đến muộn quá vậy? Em chờ anh mãi!

Người đàn ông cười khùng khục:

- Đàng lẽ anh đến sớm, nhưng vì có hai đứa trẻ cứ quanh quẩn đền nên không thoát ra được phải chờ chúng bắt ếch, mới đến với em.

Chị Thuận tò mò:

- Đêm hôm lạnh lẽo, chúng ra đồng làm gì nhỉ? Hay là chúng biết chuyện của chúng mình? Em sợ quá anh La Nham à.

La Nham bế chị Thuận trên tay, rồi bước vào nhà. Lát sau nghe tiếng rên rỉ của chị Thuận. Diễn cười:

- Chị Thuận này cũng ghê thật. Có người tình mà giấu biệt. Kể ra chị ta cũng đẹp đấy chứ. Nghe tiếng rên cứ ngỡ chị ta bị đánh.

Tôi gắt:

- Chị ta sướng thì có. Mà Diễn này, gã đàn ông có cái tên La Nham này lạ quá. Cậu có nghe cái tên này bao giờ không?

Diễn lắc đầu:

- Không tớ chưa nghe. Mà làng mình làm gì có ai tên là La Nham nhỉ? Có lẽ gã ở làng bên.

Tôi nghi hoặc:

- Rõ ràng là gã ở trong ngôi đền làng mình bước ra mà. Gã chắc chắn ẩn trốn trong đền...

Diễn tò mò:

- Ngôi đền bé tí, nằm giữa đồng hoang lạnh lẽo, thế mà gã ăn mặc phong phanh. Người này thật lạ. Ông ta ở trong đền làm gì nhỉ?

Tôi nói:

- Thế mới bí ẩn, hay là ta trực tiếp hỏi chị Thuận xem sao?

Diễn càu nhàu:

- Cậu điên à? Làm vậy, khác gì lạy ông tôi ở bụi này, ta phải tìm cách khác.

Tôi hỏi:

- Cách gì, cậu nói xem nào?

Diễn thì thầm:

- Ta lại rình gã đàn ông tiếp, xem gã đi đâu. Nếu gã vào đền, sáng mai, ta giả bộ vào làm quen nhìn gã thật kỹ vào.

Tôi cười:

- Cậu quả là thông minh, tớ nghĩ không ra. Được rồi cứ làm theo ý cậu!

Hai chúng tôi ngồi rình gã đàn ông. Và lắng tai nghe tiếng động trong nhà chị Thuận. Tiếng chị Thuận rúc rích:

- Anh La Nham, anh quả là người đàn ông thực thụ. Em yêu anh quá...

La Nham hể hả:

- Thế ban đầu gặp anh, sao em lại sợ thế?

Chị Thuận ngặt nghẽo cười:

- Ban đêm xuất hiện lù lù, tự xưng là chồng người ta, bế người ta lên giường, ai mà chả chết khiếp. Anh La Nham, sao anh biết lời khẩn cầucủa em nhỉ?

La Nham cợt nhả:

- Tại em thích chồng, cầu chồng, nên anh xuất hiện để chiều theo ý em.

Chị Thuận tò mò:

- Nhưng em có gặp anh bao giờ đâu, mà sao anh biết nhà em?

La Nham hỏi:

- Buổi chiều, trời mưa, em vào đền, em còn nhớ không? Em đã khấn điều gì?

Chị Thuận thẹn thùng:

- Thì anh đã biết rồi còn gì? Mà lúc đó, anh ở đâu nhỉ, sao lại biết lời khẩn cầu của em?

La Nham chậm rãi:

- Em đừng có hỏi nữa, em chỉ cần biết, anh là của em, và em cũng vậy. Hỏi nhiều, e lộ thiên cơ. Thiên cơ bất khả lộ, em hiểu chưa?

Chị Thuận thủ thỉ:

- Em hiểu rồi. Nhưng em vẫn lo lắng lắm.

La Nham hỏi:

- Em lo lắng điều gì, nói anh nghe xem nào?

Chị Thuận thổn thức:

- Em đã ăn nằm với anh, lỡ có bầu thì sao, tránh sao khỏi tiếng chêcười của dân làng? Hay anh công khai đến ở với em đi! Tại sao phải đêmđêm mới xuất hiện?

La Nham lắc đầu:

- Không được, điều đó thì không bao giờ được. Nếu lộ ra sẽ có tai hoạ. Anh rất muốn được ở gần em chứ nhưng em hãy hiểu cho anh.

Chị Thuận thút thít:

- Anh bí ẩn quá, khiến em băn khoăn. Có chồng mà không nói với ai được. Hay anh đón em về với anh đi.

La Nham im lặng. Và trong căn nhà lại nghe tiếng rên rỉ. Lát sau La Nham bước ra, đi một mạch. Chúng tôi vội vã đuổi theo.

Đến đền, La Nham bước vào trong. Tôi nói với Diễn:

- La Nham chắc chắn là ở trong đền rồi! Ta phải làm sao?

Diễn trầm ngâm:

- Ngôi đền nhỏ như cái miếu. Thực chất là cái miếu nhỏ. Gã ta ăn ngủ ở đâu nhỉ?

Tôi chậm rãi:

- Thì chỉ cần trải cái chiếu, thế là xong. À, mà gã ta cao to nhưthế, rồi còn cái ăn, cái mặc nữa. Gã này chắc chắn là ăn trộm rồi!

Diễn xua tay:

- Đừng có nghi vội khi mình chưa bắt quả tang người ta. Chờ sáng tớvới cậu vào đền, nếu gặp gã, thì giả bộ nói chúng cháu lạnh quá, vào trú nhờ một tí. Rồi ta tiếp cận với lão, sẽ rõ ngay chuyện mà.

Tôi gật đầu. Lát sau, trời sáng, tôi và Diễn bước vào ngôi đền. Ngôiđền rất nhỏ, hoang phế không có mùi khói hương, nó giống như ngôi mộ cổthì đúng hơn. Hai chúng tôi để ý quan sát, nhằm tìm kiếm người đàn ôngbí hiểm tên La Nham. Nhưng cả hai sửng sốt, không thấy La Nham đâu cả.Ngay cả hơi người cũng không. Tôi định hỏi, Diễn xua tay ra dấu im lặng.

Đứng một lát, chúng tôi ra khỏi đền. Đi một quãng, Diễn thắc mắc:

- Này, La Nham thật là bí ẩn. Rõ ràng gã đã vào miếu kia mà...

Tôi trầm ngâm:

- Thế gã biến đi đâu nhỉ? Hay gã trèo lên cây đa, hoặc trốn ra phía sau?

Diễn hỏi:

- Để làm gì mới được chứ?

Tôi thong thả:

- Thì lão nghi chúng ta theo dõi lão, nên lão đề phòng. Mình sơ suất quá, không nhìn kỹ xung quanh..

Diễn gật đầu:

- Có lẽ do nghe tiếng động, nên nhảy ra bờ tường, nấp phía sau. Có lẽ chúng ta đã đánh động lão mất rồi.

Diễn cười nói tiếp:

- Mà thôi, quên chuyện ấy đi! Cả đêm qua không bắt được con ếch nàocả, cứ đi theo gã đàn ông đó. Gã làm gì mặc xác gã, hơi đâu quan tâm...

Tôi lắc đầu:

- Cậu lầm rồi. Nếu gã là người quen, thì ta bỏ qua. Còn đây gã lạhoắc lại xuất hiện ở ngôi đền làng mình, hành tung đầy bí ẩn, ta phảichú ý chứ! Cậu là người thông minh kia mà.

Diễn xuề xoà:

- Được cậu nói có lý đấy. Thế ta phải làm sao?

Tôi ngẫm nghĩ một lúc, rồi nói:

- Ta phải báo cho trưởng làng biết. Dù gì cũng đề phòng bất trắc. Nhỡ khi gã là kẻ ăn cướp, giết người trốn tránh đến đây thì sao?

Diễn gật gù:

- Thế thì ta phải làm ngay. Nhưng làm vậy, liệu chị Thuận có buồn không?

Tôi chậm rãi:

- Thế cậu không nghe, chính chị Thuận cũng thắc mắc đó sao? Tớ sợ chị Thuận đang gặp nguy hiểm đó. Ta làm rõ chuyện là để giúp chị ấy. Nếu La Nham là người tốt thì không sao, còn gã là người xấu, ta bắt gã, cứuchị Thuận.

Diễn thắc mắc:

- Nhưng chị Thuận sao lại gặp được gã đàn ông đó nhỉ? Mà chị ta cũng có vẻ yêu gã ta lắm.

Tôi thở dài:

- Vậy mới nên chuyện rắc rối... Nếu không có đêm bắt ếch ở đồng, tớ và cậu đâu có biết.

Hai chúng tôi vừa nói chuyện, vừa bước đi, phút chốc đã đến nhà ông Kiệm, trưởng làng. Ông Kiệm ngạc nhiên:

- Kìa, Thạc, Diễn, tụi bay đi đâu mà sớm thế?

Diễn cười:

- Dạ, chúng cháu đi bắt ếch ở ngoài đồng...

Ông Kiệm tò mò:

- Trời lạnh như vậy, mà tụi bay đi trong đêm, không sợ lạnh hay sao? Thế có bắt được con ếch nào không?

Tôi vội vã:

- Bắt được con ếch to lắm nên đến tìm bác đó.

Ông Kiệm ha hả:

- Vậy hả, đem bán cho tao rồi làm đồ nhắm, uống rượu chơi. Còn baonhiêu mang ra chợ mà bán, phụ giúp tiền cho cha mẹ. Tụi bay quả là lũtrẻ ngoan.

Diễn lắc đầu:

- Thằng Thạc nó đùa đấy. Chúng cháu chả bắt được con ếch nào cả.

Ông Kiệm ngẩn người:

- Thế là công cốc à! Sao mặt mày hai đứa có vẻ nghiêm trọng thế kia?

Tôi bồn chồn:

- Có chuyện này kỳ lạ lắm bác ạ. Nên tụi cháu mới tìm gặp bác.

Ông Kiệm gật đầu:

- Tao biết tụi bay gặp tao sớm là có chuyện mà! Chuyện gì? Kể tao nghe coi?

Tôi kể:

- Đêm qua tụi cháu có gặp một người đàn ông bí ẩn, ông ta to lớn, vẻ mặt bặm trợn.

Ông Kiệm cảnh giác:

- Thế ông ta từ đâu đến? Vào làng ta làm gì?

Diễn xen vào:

- Ông ta từ ngôi đền hoang bước ra, và tìm đến nhà chị Thuận ở dưới chân núi Giăng Màn.

Ông Kiệm ngạc nhiên:

- Từ ngôi đền hoang à? Hắn tại sao lại ở đó, và vào tìm con Thuận à?Hay gã từ xóm bên qua, lén lút hẹn hò với con Thuận. Ta phải bắt quảtang!

Tôi cười:

- Chị Thuận là gái chưa chồng, bác à.

Ông Kiệm vung tay:

- Nhưng nhỡ gã đó có vợ con rồi, nó làm hại đời con Thuận thì sao? Thế gã đó đi về hướng nào?

Diễn chậm rãi:

- Bác cứ bình tĩnh, bác làm tụi cháu cũng cuống lên. Gã từ đền ra, đến nhà chị Thuận, rồi sau đó lại về ngôi đền.

Ông Kiệm lẩm bẩm:

- Lạ nhỉ, sao lại về ngôi đền? Tưởng gã tránh đâu chứ. Thế tụi bay có tiếp cận gã đó không?

Tôi nói:

- Có tụi cháu có vào đền tìm lão ấy...

Ông Kiệm sốt ruột:

- Tụi bay có tra vấn lão vì sao lại ở ngôi đền hoang đó không? Lão trả lời sao?

Diễn lắc đầu:

- Nhưng tụi cháu có gặp được lão ấy đâu?

Ông Kiệm tròn mắt:

- Sao lạ vậy? Ngôi đền nhỏ xíu, lão ấy trốn ở đâu? Hay là tụi bay nhìn lộn rồi?

Tôi xen vào:

- Làm sao mà lộn được, tụi cháu theo dõi rất kỹ, thấy lão vào đền.Trời sáng, cả hai bước vào, tính tiếp cận lão, nào ngờ lão biến mất.

Ông Kiệm ngẩn người ra:

- Thế thì gã này đích xác là ăn trộm lồi. Vì chỉ có ăn trộm mới lénlút như vậy. Ta phải gặp con Thuận hỏi gã đó tên gì, từ đâu đến.

Diễn gấp gáp:

- Chị Thuận cũng thắc mắc như tụi cháu vậy. Nhưng gã không chịu nói, gã chỉ cho biết tên gã là La Nham.

Ông Kiệm ngồi thừ ra, đăm chiêu suy nghĩ, sau trầm trầm:

- La Nham à? Làng ta không có ai tên là La Nham cả. Có lẽ hắn ở làng bên.

Diễn tò mò:

- Nhưng nếu ở làng bên, thì sau khi ở nhà chị Thuận ra, lão phải về nhà chứ, sao lại vào đền làm gì?

Ông Kiệm ngớ người:

- Ừ nhỉ, thế mà tao quên mất! Thế tụi bay có kế gì giúp tao để tao quyết định?

Tôi thong thả:

- Ở làng mình, bấy lâu nay có mất trộm gì không hả bác?

Ông Kiệm lắc đầu:

- Không có, làng mình xưa nay vẫn an toàn, cửa nẻo không cần khoá, chả có trộm cắp gì cả.

Tôi nói:

- Như vậy La Nham không phải là kẻ trộm. Vì nếu ăn trộm thì làng sẽ bị mất gà qué, đồ đạc. Lão này lại xuất hiện ban đêm nữa...

Ông Kiệm gật gù:

- Mày nói chí phải. Như vậy hắn chỉ là kẻ trốn vợ để cặp bồ với người đàn bà khác, đúng không? Nhưng mày nói là cái Thuận chưa chồng. Nó cóquyền...

Diễn xen vào:

- Cháu hiểu ý của Thạc rồi, ta phải rình canh nó, hỏi về sự xuất hiện của nó, để đảm bảo an ninh cho làng chứ!

Ông Kiệm cười ha hả:

- Đúng! Tụi bay quả là có mưu kế hay. Ta sẽ cùng tụi bay tìm cách gặp lão đó. Lúc đó sẽ rõ trắng rõ đen. Chúng tôi bàn tính ngay đêm đó, maiphục ở nhà chị Thuận, để bắt gã đàn ông kỳ bí đó.

*

* *

Khoảng mười một giờ đêm, gã đàn ông xuất hiện, và đi vào nhà chị Thuận.

Chúng tôi tiến đến, gõ cửa. Giọng chị Thuận run run:

- Ai đó, giờ này còn gõ cửa nhà tôi có việc gì?

Ông Kiệm lên tiếng, rổn rảng:

- Tao đây, Trần Kiệm, trưởng làng. Mở cửa mau lên!

Chị Thuận hỏi vọng ra:

- Có chuyện gì thế bác Kiệm? Nhà cháu có làm gì mà bác phải đến nửa đêm vậy?

Ông Kiệm càu nhàu:

- Thì có việc tao mới đến chứ!

Chị Thuận ra mở cửa, tóc tai mới chải gọn, đôi mắt ráo hoảnh. Chúng tôi bước vào nhà. Chị Thuận tò mò:

- Bác Kiệm... Kìa, cả Thạc và Diễn à? Đi đâu mà khuya khoắt như vậy?

Ông Kiệm đảo mắt nhìn quanh, tìm dấu vết gã đàn ông, rồi nghiêm nghị:

- Cô Thuận à! Có người đàn ông vào nhà cô, chính tôi nghi là kẻ trộm, nên theo dõi, và báo cho cô biết.

Chị Thuận rú lên:

- Kẻ trộm à? Nhà cháu có gì mà nó ăn trộm, chắc bác nhìn lộn rồi đó. Bác cứ lục soát kỹ đi.

Ông Kiệm nhìn xoáy vào chị Thuận, chị tái mặt, đôi mắt bối rối. Điềuđó không qua được mắt ông. Ông đến bên cái tủ, định mở, chị Thuận vannài:

- Bác Kiệm, xin bác thông cảm cho em, anh ấy là chồng em đó, chứ không phải là trộm cắp gì đâu..

Ông Kiệm hỏi:

- Thế ra hai người hẹn hò với nhau à?

Chị Thuận đỏ dừ mặt. Tôi cười:

- Chí Thuận, chí mời anh La Nham ra nói chuyện với tụi em cho vui, cho biết mặt anh em hàng xóm chứ!

Chị Thuận sửng sốt:

- Thì ra hai chú cũng biết à? Xin mọi người giấu kín giùm chuyện này, nếu lộ ra, xấu hổ lắm. Dù sao tôi cũng là đàn bà.

Ông Kiệm gật đầu:

- Không sao đâu Thuận à, tao hiểu hoàn cảnh của con mà, nhưng cái gìcũng thế, thận trọng là hơn. Thế con có biết La Nham từ đâu đến không?

Chị Thuận thừ người:

- Dạ, con cũng có hỏi, nhưng anh ấy giấu kín. Chỉ biết là anh ấy trú mưa ở đền hoang ngoài đồng. Anh ấy tên là La Nham.

Ông Kiệm thở dài:

- Mày dại quá, con ạ. Nhỡ hắn là phường trộm đạo trốn tránh pháp luật thì sao? Mau mở tủ ra, để tao hỏi chuyện nó!

Chị Thuận run rẩy làm theo, mọi người hồi hộp. Nhưng bên trong tủ không có ai cả. Chị Thuận lắp bắp:

- Thế này là thế nào, rõ ràng anh ấy chui vào tủ kia mà cháu đã khoá tủ lại...

Chúng tôi cũng sững sờ kêu lên:

- Gã này có phép thần thông chắc? Mà có đúng chị khoá tủ không?

Chị Thuận mặt đờ đẫn:

- Lúc nghe tiếng gõ cửa, và tiếng bác Kiệm, anh ấy vội lẩn trốn. Nhàcháu trống hoắc chỉ có cái tủ gỗ này, cháu bảo anh ấy chui vào tủ, anhấy nghe theo và cháu khoá lại, rồi ra tiếp mọi người. Nếu tủ không khoá, thì bảo anh ta còn lẩn trốn đâu đó, chứ cháu khoá rồi làm sao anh ấy đi được...

Ông Kiệm trầm ngâm:

- Này, Thạc Diễn, tụi bay có ý kiến gì không? Gã đàn ông này rất đáng sợ, ta nghĩ hắn không phải là người...

Tôi gật đầu:

- Đúng thế. Vì người thì đâu có biến đi như vậy được! Hay cái khoá nhà chị bị hư, chị Thuận?

Chị Thuận lắc đầu:

- Không có chuyện hư đâu, chú ra kiểm tra đi!

Tôi cầm chìa khoá chị Thuận đưa khoá tủ lại, rồi giật mạnh, chiếc tủ không nhúc nhích, cánh tủ chắc chắn vô cùng. Diễn khô khốc:

- Gã này là một hồn ma. Vì chỉ có ma mới biến đi như vậy! Hồn ma đóẩn náu trong đền vắng và ban đêm mới xuất hiện. Hèn gì, mà ngôi đền bétí tẹo, chúng ta lùng sục không thấy gã đâu cả.

Chị Thuận bàng hoàng:

- Làm gì có chuyện đó, anh ấy là một người bình thường, khoẻ mạnh, và rất yêu chị kia mà.

Tôi hỏi:

- Thế chị gặp anh ta ở đâu? Và yêu nhau lúc nào?

Chị Thuận bùi ngùi:

- Hôm đó, trời mưa to, chị vào đền trú mưa. Nhìn thấy một cái tượngđá trên bàn thờ, cái tượng đầy bụi bặm. Tượng của người đàn ông. Chị lau pho tượng và tự nhiên thấy hoa mắt. Chị thấy hình như có người đàn ôngnhìn chị. Chị bủn rủn chân tay. Đêm đó, người đàn ông lạ tìm chị, xưngtên là La Nham nói là có duyên phận với chị. Tụi chị yêu nhau đã đượcsáu tháng rồi. Chị có dò hỏi nguồn gốc, anh ấy không nói gì cả. Chỉ bảo ở bên nhau ngày nào hay ngày nấy. Chị cũng không cật vấn nữa. Cho đến hôm nay, quả là bất ngờ...

Ông Kiệm chậm rãi:

- Thế là rõ rồi. Gã đàn ông đó là một hồn ma. Ta ra ngôi đền, đập phá nó đi, không còn chỗ cho ma trú ẩn nữa..

Tôi ngăn lại:

- Khi chưa biết rõ, hãy khoan đập bác Kiệm à! Bác có biết nguồn gốc của ngôi đền này không?

Ông Kiệm nói:

- Tao đâu có biết, chuyện này phải hỏi cụ Bảo Thiên, cụ ấy già nhất làng này. Nhưng phải đợi sáng mai. Bây giờ ta về.

Chúng tôi ra khỏi nhà chị Thuận, ông Kiệm dặn:

- Thuận à, phải cẩn thận đấy nhá. Ta biết cháu đang dằn vặt suy nghĩ, chờ khi mọi việc sáng tỏ, cháu sẽ bình yên lại thôi.

Chị Thuận ứa lệ cảm ơn ông Kiệm...

*

* *

Sáng hôm sau, chúng tôi có mặt tại nhà cụ Bảo Thiên. Sau khi nghe chuyện, cụ kể:

- Ngôi đền, thực chất là ngôi miếu xuất hiện cả trăm năm nay. Hồi đócó một người thanh niên đi ngang qua cây đa, bị đột tử chết. Mối xây lên thành gò, che xác người thanh niên. Dân làng thấy tội nên lập miếu thờcô hồn. Đó thực chất là miếu cô hồn. Người thanh niên đó vì chết bất đắc kỳ tử, nên oan hồn lang thang hễ nhập được vào ai là nhập.

Tôi hỏi:

- Phải chăng người đàn ông đó là La Nham? Đêm nào cũng từ miếu hoangđi ra, chị Thuận vô tình chạm vào miếu thờ, nên bị hồn ma quyến rũ.

Cụ Bảo Thiên chậm rãi:

- Ta cũng không biết nữa! Nhưng nếu muốn tìm kỹ, phải ra miếu, biết đâu có dấu tích gì chăng?

Chúng tôi cảm ơn cụ Bảo Thiên, và ra miếu. Sau một hồi tìm kiếm,chúng tôi thấy pho tượng đá, mà chị Thuận đã thấy, phía sau có dòng chữ: La Nham. Ai đã khắc pho tượng này? Hay chính La Nham khi còn sống đã tự làm tượng mình? Chúng tôi định mang pho tượng đi, thì chị Thuận chạylại, thổn thức:

- Chú Thạc, chú Diễn, cho chị xin pho tượng đá đó. Nó là linh hồn của anh La Nham.

Tôi tần ngần:

- Thế chị biết rõ La Nham rồi, sao còn quyến luyến chi nữa? Chị hãy để chúng em dập nó đi, cứu chị.

Chị Thuận van nài:

- Đêm qua, anh ấy đã kể hết cho chị nghe rồi. Anh ấy đúng là hồn ma. Nhưng anh ấy đâu có hại ai!

Diễn lắc đầu:

- Chị lầm rồi! Già làng đã kể rõ cho tụi em nghe. Chị ơi mau tránh xa anh ta nếu không nguy hiểm lắm đó. Ma xưa nay chỉ hại người mà thôi.Thiếu gì người ở làng mà chị phải lấy ma làm chồng?

Chị Thuận buồn rầu:

- Các em chưa hiểu hết dâu, chị đã mang trong mình giọt máu của anhấy. Anh ấy bảo: nên mang pho tượng đá về thờ để cho con cháu sau nàybiết cha nó là ai.

Tôi sửng sốt:

- Chị nói cái gì, chị đã có thai với La Nham? Sao lại có chuyện đó được?

Chị Thuận ngượng ngập:

- Vâng! Chị đã nói rồi mà. Chị là đàn bà quá lứa lỡ thì, các em hãy thông cảm cho chị...

Tôi tần ngần:

- Lạ nhỉ, sao người đàn bà lại có thai với ma được? Vô lý quá.

Diễn chậm rãi:

- Chị Thuận nói đúng đấy. Chị Mạo ở xóm Giếng cũng có thai với ma làgì, mà đẻ ra đứa con trai nhìn nó chẳng có gì là ma cả. Chỉ Thuận ơi!Pho tượng đó chị cầm lấy đi.

Chị Thuận rối rít cảm ơn, rồi ôm pho tượng về nhà. Diễn lẩm bẩm:

- Đúng là tình yêu bí ẩn. Tình yêu cũng có cái chất ma quái, cậu nhỉ?

Tôi ngẩn ngơ:

- Thế ra La Nham có duyên phận với chị Thuận thật à? Cậu có tin không?

Diễn gật đầu:

- Tin chứ. Đó là tâm linh mà. Khi gặp được người thực sự yêu thương,cũng cảm hoá được hồn ma. Nếu không có chị Thuận, La Nham sẽ trở thànhma dữ đó. Lúc đó tác hại không lường hết được.

Tôi cười:

- Thế liệu chúng mình có còn gặp người từ đền hoang đi ra nữa không nhỉ?

Diễn lắc đầu.

- Có lẽ là không đâu. Vì La Nham đã ở nhà chị Thuận rồi, ta nên mừng cho chị ấy...

Tôi hỏi:

- Liệu La Nham có trả thù chúng ta không nhỉ? Anh ta nhập vào chúng ta thì sao?

Diễn thân mật:

- Nhờ có chúng ta, chị Thuận mới biết sự thật. La Nham phải cảm ơnchúng ta chứ. Có thể, ban đầu, anh ta giấu chuyện vì sợ chị Thuận biếtanh ta là hồn ma. Nhưng nay rõ rồi, anh ta được gần vợ, gần con, thế làhạnh phúc quá còn gì!

Quả nhiên, đêm đó, tôi thấy La Nham hiện ra, nhìn tôi, thân mật. Tôi nói:

- Anh La Nham! Liệu anh có làm hại chị Thuận không? Vì dù sao anh cũng là hồn ma kia mà?

La Nham đầm ấm:

- Tôi yêu Thuận, làm sao mà hại cô ấy được. Tôi chờ đợi cả trăm nămmới gặp được người con gái tôi yêu. Và Thuận đã sắp có con với tôi. ChờThuận sanh con xong, tôi sẽ đi.

Tôi hỏi:

- Anh đi đâu, về lại miếu cô hồn à?

La Nham cười:

- Không, tôi sẽ về trình diện Diêm Vương, và sau đó đi đầu thai. Làm ma như thế đủ rồi...

Tôi gật đầu:

- Anh nghĩ thế phải lắm. Dù sao, thì ma cũng không nên sống gần người. Cầu chúc anh may mắn.

La Nham cảm ơn, và biến mất...

Ít lâu sau. Chị Thuận sanh đứa con trai. Cả làng trố mắt, ngạc nhiên, có người dè bỉu:

"Không chồng mà chửa mới ngoan

Có chồng mà chửa thế gian bình thường."

Nhưng cũng có người chép miệng:

- Chị Thuận quá lứa rồi, có được đứa con cũng quí chứ sao? Hãy thông cảm cho chị ấy...

Nhiều người tò mò:

- Nhưng phải biết cha dứa bé là ai chứ.

Tôi cười:

- Là La Nham, các ông bà hiểu chưa?

Mọi người ồ lên:

- La Nham à? La Nham là ai? Anh ta ở đâu? Sao không xuất hiện?


Bình luận
Sắp xếp
    Loading...