Tuyết Ngọc song kiều thấy không khí đều bị Liễu Đóa Nhi chiếm lĩnh, trong lòng tuy ghen ghét nhưng không biết làm thế nào.
Lúc này Ngô Oa Nhi đã nghe Lục Nhân Gia nói bài "Niệm nô kiều - Xích Bích hoài cổ", cô đọc lẩm nhẩm vài lần, giờ đã nhớ rõ lời từ.
Bài từ này nói về ý cảnh, nói về phong cách đều không bằng "Thủy điệu ca đầu", ưu điểm là sự hợp cảnh của "Thủy điệu ca đầu", nó nói về tình cảm ly biệt, mối tình tương tư, lời chúc mừng đẹp đẽ của người tiễn, phù hợp với bối cảnh. Còn bài "Niệm nô kiều" tuy khí thế hào hùng, nhưng lại chẳng liên quan gì đến ý cảnh hiện tại.
Nhưng nàng cũng biết trong khoảng thời gian ngắn ngủi mà Lục Nhân Gia khó mà có thể viết ra một bài hợp hoàn cảnh, so bì được với một bài từ hay "Thủy điệu ca đầu" là việc khó hơn lên trời, hắn phải suy xét, tính toán lời từ để so sánh với "Minh nguyệt kỷ thời hữu" mà viết ra "Xích Bích hoài cổ", như vậy cũng không hổ thẹn là bậc danh sĩ tiếng tăm rồi.
Ngô Oa Nhi lập tức đứng dậy, nhẹ nhàng nói:
"Đóa Nhi tỷ tỷ ca múa đều vào bậc nhất, bài từ này càng thêm tuyệt diệu. Đứng trước mỹ ngọc, Oa Oa(búp bê) cũng không dám bêu xấu, nhưng thưa các vị đại nhân vì ý chưa hết, Oa Oa cũng xin ngâm một bài để trợ hứng. Bài từ của Đóa Nhi tỷ tỷ mềm mại thanh lệ, thì Oa Oa xin ngâm một tác phẩm mang đầy khí thế hào hùng".
Bài từ của Liễu Đóa Nhi vừa ngâm, cô vẫn còn dám mở miệng nói cho rằng bài từ này hợp ý cảnh, cho thấy bài từ của cô không thua kém gì Liễu Đóa Nhi. Nhưng vốn dĩ, hai bài từ này đều do Tô Đông Pha viết, hơn nữa chúng đều là những tác phẩm nổi tiếng mà ông rất tâm đắc, so về mức độ hơn thiệt của hai bài đương nhiên là không thể so sánh được.
Người xung quanh không biết điều này, lại xúc động, cứ tưởng là Lục Nhân Gia là một danh sĩ thì trong khoảng thời gian ngắn có thể đưa ra một bài từ hay là lẽ đương nhiên, sáng tác ra một bài từ không chịu thua "Thủy điệu ca đầu" chứng tỏ hắn không chịu thua bất cứ ai trong thành Biện Lương này về khả năng thơ phú.