Biên Hoang Truyền Thuyết

Chương 548: Tiến Chiếm Kiến Khang


Chương trước Chương tiếp

Tiến Chiếm Kiến Khang

Trên Đại Giang nơi nơi đều là chiến thuyền của Bắc Phủ binh, hoặc đang tuần dọc lưu vực sông, hoặc đang neo phía Thạch Đầu thành, khắp nơi đều thấy cờ xí của Lưu Dụ và Bắc Phủ binh tung bay.

Quân lính Bắc Phủ binh theo hai đường thủy bộ tiến nhập Kiến Khang, chiếm lĩnh các yếu điểm chiến lược và thành trì lớn nhỏ, canh giữ ngự đạo. Không tới nửa canh giờ, tướng thủ các thành ở Nam phương đã hoàn toàn nằm dưới sự khống chế của Bắc Phủ binh.

Lúc này tin tức Lưu Dụ sẽ cưỡi thuyền từ Đại Mã đầu đến Kiến Khang đã lan truyền ra. Dưới sự tự phát của dân chúng, cộng thêm đám lãnh tụ của bang hội Vương Nguyên Đức, Tân Hỗ Hưng và Đồng Hậu thêm dầu vào lửa, hàng ngàn người dân ùn ùn kéo đến khu bến tàu, hoan nghênh chân mệnh thiên tử trong lòng họ đã đến. Nhưng cao môn đại tộc đến nghênh đón Lưu Dụ chỉ có loe hoe vài mống. Dưới sự kêu gọi nỗ lực của bọn Vương Hoằng, Si Tăng Thi và Chu Thạch, chịu lại nghênh đón Lưu Dụ vẫn không tới trăm người, có thể thấy cao môn đại tộc đối với Lưu Dụ vẫn nghi ngờ trầm trọng, thành kiến thâm sâu.

Nghi thức nhập thành do một tay Lưu Mục Chi soạn ra, suy nghĩ chu mật, đã sớm tính đến phản ứng của Kiến Khang cao môn. Đối với Lưu Dụ mà nói, sự ủng hộ của dân chúng là quan trọng nhất, còn cao môn đại tộc thì có thể dùng thủ đoạn chính trị để giải quyết.

Lưu Dụ hy vọng nhất là khi tới Kiến Khang lập tức lên ngựa chạy thẳng đến hẻm Ô Y, nhưng dưới sự khuyên giải của Lưu Mục Chi, gã không thể không đối diện với tình thế hiện tại cần lấy đại cuộc làm trọng.

Lưu Dụ được Yến Phi, Đồ Phụng Tam, Tống Bi Phong, Khổng Tĩnh và đám tướng lĩnh Bắc Phủ binh Hà Vô Kỵ, Ngụy Vịnh Chi đi theo, họ lên bờ ở khu bến tàu trong tiếng hoan hô vang dội như sấm động. Gã một mình bước lên đài cao vốn mới được tạm thời dựng lên để nói chuyện với quần chúng.

Bài nói chuyện do một tay Lưu Mục Chi soạn thảo, trước tiên kể lại tội trạng của Hoàn Huyền, nêu rõ quyết tâm ủng hộ Tư Mã Đức Tông khôi phục đế vị, đồng thời biểu lộ sẽ tiệp tục chính sách an dân của Tạ An, cải cách triều chính hèn kém của Hoàn Huyền.

...



Bình luận
Sắp xếp
    Loading...