Bích Linh Ma Ảnh

Chương 1: Nan y kỳ bệnh


Chương tiếp

Tại một nơi thâm sơn cùng cốc như chưa từng có dấu chân người, cảnh vật âm u như bị bao phủ bởi một tấm màn huyền bí. Thỉnh thoảng vài tiếng chim kêu đến não nùng khiến người nghe phải âu sầu ảo não.

Thế mà nơi đây lại có một ngôi nhà, thì người sống trong ngôi nhà là người mai danh ẩn tích nên mới tìm vào chốn này để yên thân.

Căn phòng giữa của ngôi nhà, ngọn bạch lạp được thắp sáng chiếu rọi qua những quyên sách đủ loại chất thành từng ngăn. Thoạt trông, người ta có thể đoán chủ nhân của ngôi nhà nếu không là một bâc danh y lý số thì cũng là người của Nho gia thế phiệt.

Nhưng lạ thay.....

Trong căn nhà khá đồ sộ thế ấy lại không có một chiếc ghế hay chiếc bàn nào cả. Chính giữa ngôi nhà chỉ đặt vỏn vẹn có một chiếc mộc đài khá to lớn. Trông nó chẳng khác nào chiếc quan tài khổng lồ.

Vật gì để trong mộc đài?

Điều này chỉ một mình chủ nhân căn nhà biết rõ mà thôi.

Cách mộc đài dộ hơn trượng là chiếc giường bằng gỗ đơn sơ, trên giường có hai người, một già, một trẻ đang ngồi tĩnh tọa tập trung tất cả thần lực vào bàn cờ tướng.

Nét nhặt lão già cũng như thiếu niên đều bộc lộ vẻ nghĩ ngợi lung lắm.

Thình lình, một cơn gió thổi tạt qua làm cho ngọn bạch lạp ngã tắt phụp.

Trong nhà tối đen như mực, không còn phân biệt được gì cả, một giọng nói khàn khàn của lão già bảo thiếu niên :

- Hài nhi! Mau dốt đèn lên. Nước cờ này thật là hệ trọng.

Lão già nhắc đi nhắc lại nhiều lần, thiếu niên vẫn im lặng, không nghe tiếng trả lời. Lão hốt hoảng :

- Con..... con làm sao thế?

Lão già vừa dứt thì nghe một tiếng phịch rồi tiếp theo xác cậu thiếu niên cứng đờ.

Thiếu niên rên lên mấy tiếng rồi lặng im.

Lão già vội vã đốt dèn lên, khi ánh sáng trở lại thì thấy thiếu niên mặt mày tím ngắt, miệng há hốc, trông rất dễ sợ. Mãi một hồi lâu, lão già mới bật thành tiếng :

- Trời ơi! Con... con bỏ cha mà đi sao? Trời! con... con...

Tiếng của lão gào lên thật thảm não, lấn át cả tiếng gió rít vù của đêm khuya. Nước mắt lão tuôn lã chã xuống đôi má hóp nhăn nheo biểu lộ vẻ đau đớn khôn cùng.

Đột nhiên lão ngưng khóc. Hai bàn tay lão xòe ra :

Xẹt! xẹt!

Cử chỉ của lão thật lẹ làng chỉ thoáng cái, lão đã điểm hết tất cả sinh mạch của thiếu niên, nhưng chăng thấy thiếu niên phục hồi sinh lực.

Đoạn lão thò tay vào túi lấy lọ bích ngọc rồi nhỏ vài giọt nước dẻo vào miệng thiếu niên. Với thứ nước cấp cứu này, lão hy vọng cứu được sinh mạng đứa con yêu quý nhất đời của lão.

Chò đợi giây lâu, lão cũng không thấy gì hiệu quả.

Lão thở dài một tiếng não lòng, miệng lẩm bẩm :

- Thế là nó đi theo mẹ nó rồi! Nước mắt lão mỗi lúc tuôn ra một nhiều.

Lão ôm đầu rên rỉ :

- Con ơi! Mười tám năm trời cha rất sợ gặp phải cái ngày hãi hùng này, nay nó đến rồi! Cha đành phải chịu vậy. Cha không ngờ thuốc độc thảo ấy.....

Nới đến đây lão vụt nín bặt, đầu ngẩng cao lên, mắt đăm đăm hướng về phía mộc đài, mặt lộ nét bi thương chen lẫn nỗi uất hận vô cùng kỳ dị, khiến ngườl trông thấy cũng phải thương tâm mà cũng vừa run sợ.

Lão khẽ rùng vai một cái, thân ảnh liền bay xẹt về phía mộc đài.

Khi thân ảnh gần chạm vào mộc đài, lão vội chìa hai tay chống lên nắp mộc đài, người lộn ngược lên trên. Té ra, hai chân lão bi tàn phế chỉ còn hai mảnh da khô dính lủng lẳng.

Tiếp đó, tay phải lão khẽ bấm vào nút nhỏ dựa góc mộc đài. Chỉ nghe vài tiếng rè rè phát ra, nắp mộc đài từ từ bật mở để lộ bên trong một chiếc quan tài bằng thạch anh trong suốt.

Một mùi hương trầm từ trong mộc đài được dịp xông lên khắp cả căn phòng thơm ngào ngạt, khiến người ngửi đến đều cảm thấy sảng khoái tâm hồn.

Trong quan tài, một thiếu phụ tuổi độ hai mươi bảy, hai mười tám, nằm ngay ngắn như người đang ngon giấc ngủ. Lão nhìn vào quan tài một hồi lâu rồi khẽ kêu :

- Võ Trân! Em đã bỏ anh mà đi... Bây giờ đến thằng Hồng, con chúng ta lại củng bỏ anh mà đi...

Lão nghẹn ngào nói tiếp :

- Ngày trước khi em di dự cuộc hẹn ước với Lôi Đình kiếm khách Đỗ Thiên Uy về nhà được vài tháng thi hạ sinh ra nó. Đứa con trai của chúng ta chào đời là em dã tắt thở...

Nói tới đây, đôi mắt già nua của lão mỡ to ra như thu hút cả một trời uất hận.

- Sau cái chết của em, anh rất phẫn uất thề quyết vì em mà báo thù. Không ngờ trong lúc luyện công anh bị hỏa tẩu nhập ma thành tàn tật thế này. Anh quá buồn nản định chết theo em cho trọn nghĩa tào khang. Song chợt nhìn lại đứa con...

Lão ngừng lại nuốt ực nỗi nghẹn ngào vào lòng, rồi tiếp :

- Rồi mười tám năm qua, anh ẩn mình vào nơi thâm sơn cùng cốc này nuôi dưỡng nó. Anh hy vọng sau khi nó khôn lớn, anh sẽ nói rõ cái chết của em, để nó đi trả mối thù bất cộng đái thiên này.

Nói tới đây, cổ lão như nghẹn lại. Mãi một hồi lâu đôi môi lão mới mấp máy :

- Nhưng nào ngờ, thứ độc thảo kẻ thù ám hại em đã di truyền qua đứa con chúng ta. Anh dùng tất cả tài học của anh đem ra chữa trị mà chẳng thâu lượm được kết quả mong muốn. Nay thì nó đã theo em rồi.

Trước cảnh gia đình tan nát, vợ chết, đứa con yêu quý nhất đời của lão mà lão nuôi bao hy vọng, nay cũng đã tiêu tan.

Lão thở dài thất vọng :

- Võ Trân! Cảnh nhà như vậy, bản thân anh thế này thì làm sao báo thù cho em. Em hiểu dùm anh mà tha lỗi cho anh.

Dứt lời tay phải lão giơ lên toan quật chưởng vào đầu tự vận.

Đột nhiên tiếng rên ư ư đập vào tai lão. Lập tức lão rút tay về và kinh ngạc đến độ không nói được tiếng nào..

Lão lẹ làng phớng mình trở về bên cạnh đứa cơn xem kỹ lại bát mạch kinh kỳ của thiếu niên.

Lão mùng rỡ kêu lên :

- Ồ! Kỳ lạ! Kỳ lạ! Nó còn sống.

Lão vội vàng truyền công lực và chà xát, nắn bóp khắp thân thể đứa con.

Lão buột miệng nói :

- Thật là kỳ lạ? Nó có thể sống thêm được sáu mươi ngày nữa.

Ngùng lại giây lát ra chiều nghĩ ngợi, lão tiếp :

- A, té ra chất độc thảo gai tím này là một thứ thực vật hiếm có trên đòi, nó không châu lưu khắp cơ thể như bao nhiêu chất độc khác mà lại chỉ tích tụ vào một chỗ đơn điền.

Nói xong, lão buông ra tiếng thở dài não nuột.

Bỗng dưng, tay lão giơ cao lên :

- Chỉ có cách này mói làm nó hết đau khổ...

Nhưng lão kịp nghĩ vội để tay xuống, miệng lẩm bẩm :

- Sớm muộn gì nó cũng chết, song ta dâu nỡ làm vậy được. Thôi đành để nó sống được ngày nào hay ngày ấy. Ta sẽ cho nó đi ngao du... Như thế ta khỏi phải chứng kiến cảnh đau lòng...

Lão già không dám nghĩ thêm nữa. Lão lặng thinh, mặc cho tâm hồn cấu xé, mặc cho nước mắt tuôn ra.

Thình lình, ngay khi đó, một giọng nói thanh thanh vọng vào tai lão :

- Cha? Sao cha khóc?

Lão già giật mình, lúng túng đáp :

- A! Cha... cha đâu có khóc!

Dứt lời, lão lấy tay áo che lấp khuôn mặt đẫm lệ.

- Cha! Cha không khóc, sao lại có nước mắt? Việc gì vậy hả cha?

- À! Vừa rồi cha nhóm lửa thấp đèn bị khói làm cay mắt, chớ có việc gì mà phải khóc đâu.

Lão già chối một cách ngon lành và có lý khiến con ông cũng phải tin là thật.

Giây lâu, lão làm ra vẻ tươi cười nói :

- Lúc nãy con thấy trong người thế nào?

- Thưa cha chẳng có gì lạ cả. Con chỉ thấy hơi choáng váng mặt mày rồi thì... con không biết gì nữa.

Lão già vỗ nhẹ vào vai thiếu niên :

- Có lẽ tại ngồi đánh cờ lâu nên chóng mặt chứ gì?

Thiếu niên cãi lại :

- Không đâu cha à! Con đánh đâu có mệt. Con còn muốn đánh thêm vài ván nữa kia mà.

Lão già lắc đầu :

- Thôi để khi khác, vả lại trời cũng đã khuya rồi.

Ngừng lại một chút, lão dưa mắt nhìn thiếu niên rồi ôn tồn nói :

- Hồng nhi! Từ nhỏ tới lớn chưa có dịp đi ra ngoài ngao du ngoạn cảnh phải không?

- Vâng!

- Nay cha cho phép con được tự do đi ngao du đó đây cho biết với người ta.

Thiếu niên mừng rỡ nói :

- Thật hả cha?

- Phải! Con muốn đi đâu tùy thích.

Nghe nói vậy, thiếu niên lộ hẳn nét hân hoan ra mặt, nhưng thoảng nhìn qua đối chân tàn tật của lão già, chàng xấu mặt nói :

- Thôi con không đi đâu.

Lão già kinh ngạc :

- Tại sao con không đi?

- Con không thích, hơn nữa con phải ở nhà hầu hạ cha.

Lão khoát tay nói :

- Khỏi cần, cha tuy hai chân tàn phế, nhưng trong người còn khỏe mạnh, con bất tất bận tâm, vả lại ở nhà có tôi tớ, con đừng vì cha mà cãi lời.

Dứt lời lão móc túi lấy ra hai trăm tấm vàng lá đưa cho thiếu niên và nói :

- Con cầm lấy số vàng này làm lộ phí.

- Thưa cha! Cha cho nhiều quá con xài sao hết?

- Sao lại không hết, thiếu gì cách tiêu xài.

Thiếu niên mỉm cười nói :

- Thưa cha! Nếu trên đường đi gặp người hoạn nạn nghèo khó, con có thể đem số vàng này cho họ được không?

Lão già gật đầu :

- Tốt lắm! Con nói rất đúng ý cha!

Trước kia lão được tiếng là người trọng nghĩa khinh tài, thấy kẻ hoạn nạn đói rét thì thương và coi như chính mình đang ở cảnh ngộ của họ. Bây giờ đứa con của lão tâm ý cũng giống lão không khác mảy may. Quả đúng con nhà tông không giống lông cũng giống cánh.

Nghĩ tới đó lão bất giác thở dài nghĩ thầm :

- Với bản tánh đôn hậu như nó vậy mà chỉ sống thêm có sáu mươi ngày ngắn ngủi nữa thì thật là đau đớn...

Lão muốn gào thét cho thấu trời xanh cho vơi nỗi bi hận đang chứa nặng trong lòng nhưng lão kịp trấn tĩnh lại được.

- Thưa cha con phải đi trong bao lâu?

Lão già ngẩng đầu lên đáp :

- Tùy con!

Thiếu niên ngạc nhiên hỏi lại :

- Tùy con?

- Đúng rồi! Nhưng ít nhất cũng ngoài hai tháng, hay càng lâu hơn cũng được, cha không có gì phiền trách con đâu con đừng sợ.

Thiếu niên mừng rỡ, vỗ tay reo lên :

- Thế thì tuyệt quá! Con sẽ đi khắp danh lam thắng cảnh trong thiên hạ. Con sẽ....

Lão già chận lời hỏi :

- Con sẽ gì?

Thiếu niên cười nói to lên :

- Con sẽ tìm sư học võ, và biết đâu con sẽ thành một cao thủ khét tiếng lừng danh trong chốn võ lâm phải không cha?

Nghe thiếu niên nói thế, lão già hét lớn :

- Không được! Tuyệt đối không được!

Thiếu niên kinh ngạc hỏi :

- Thưa cha! Tại sao không được!

- Ta bảo không được là không được!

- Con thiết nghĩ võ học trước là phòng thân, sau là đủ tài sức đem ra giúp đời, chớ con dám ỷ mình là người có võ nghệ rồi đi làm điều gian ác chi đâu mà cha sợ.

Lão già nghiêm sắc mặt nhìn thẳng vào đứa con nói :

- Con muốn cãi lệnh ta phải không?

Thiếu niên lo sợ đáp :

- Con đâu dám!

Lão già nghiêm giọng nói :

- Vậy thì con hãy nghe đây! Lệnh cha là lệnh trời, con biết chưa?

Nói xong lão cảm thấy mình quá nghiêm khắc một cách vô lý, nhất là nhớ đến mạng sống của đứa con chỉ vỏn vẹn có sáu mươi ngày làm lão càng chạnh lòng, nước mắt muốn bật tuôn ra.

- Hồng nhi!

- Dạ!

- Cha nói thế thôi! Nếu con có muốn luyện tập võ nghệ thì tự ý. Có điều cha muốn con đi chơi khắp đó đây hầu kiến thức mở mang trước đã. Còn việc con muốn luyện võ theo cha thì chưa vội lắm.

- Vâng con xin tuân lời cha, và sáng mai con sẽ cáo biệt cha.

Dứt lời thiếu chợt quì xuống lạy lão già một lạy. Nhưng lão già đỡ dậy nói :

- Khỏi cần lễ nghĩa, miễn con nghe lời cha là được rồi.

Thiếu niên vội nói :

- Xin cha vui lòng nhận lễ cho.

- Nếu con muốn thì hướng qua lạy mộc đài kia đi.

Nghe ông lão nói thế, thiếu niên hết sức lấy làm lạ, nhưng lệnh cha là lệnh trời, chàng không dám cải.

Lập tức chàng hướng về mộc đài lạy một lạy.

Rồi chàng quay lại lạy cha một lạy....

Sáng sớm hôm sau thì chàng lên đường ngao du sơn thủy...


Bình luận
Sắp xếp
    Loading...