Bích Huyết Can Vân

Chương 32: Lại rơi vào tay ma đầu


Chương trước Chương tiếp

Lý Vân Hồng ngẩn người biến hẳn sắc mặt vội hỏi :

- Nói vậy gia phụ không phải là do Bạch đại hiệp cứu sao?

- Vâng, thưa cô nương, có thể nói là tại hạ đã tìm khắp Tàng Long trại mà vẫn không thấy bóng lệnh tôn ở đâu.

- Chẳng lẽ chuyện gia phụ ở Tàng Long trại là giả?

- Không, thưa cô nương, là thật, lệnh tôn đích xác đã bị bắt tới Tàng Long trại.

Lý Vân Hồng cả kinh :

- Nói vậy, gia phụ vẫn còn ở...

Nàng hốt hoảng nhìn xuống biển lửa ở Tàng Long trại dưới kia run bần bật toàn thân.

- Không đâu, cô nương, lệnh tôn đã không còn ở trong Tàng Long trại nữa, lệnh tôn đã được người khác cứu đi rồi!

Lý Vân Hồng thở phào :

- Bạch đại hiệp, là ai cứu phụ thân tiểu nữ?

Bạch Ngọc Lâu lắc đầu :

- Không biết nữa, căn bản vì tại hạ chưa hề nhìn thấy người ấy.

- Thế làm sao Bạch đại hiệp biết gia phụ đã được cứu thoát?

- Xin cô nương hãy yên tâm, chuyện lệnh tôn được cứu thoát là hoàn toàn có thật, nhân vì khi tại hạ đến Tàng Long trại tìm ra ngục thất giam giữ lệnh tôn thì cánh cửa ngục thất đã bị phá vỡ, tên ngục cũng bị điểm huyệt, tại hạ giải huyệt và truy hỏi về lệnh tôn, hắn cho biết lệnh tôn đã được một người mặc áo trắng cứu mang đi...

- Người mặc áo trắng ấy là ai?

Bạch Ngọc Lâu lắc đầu :

- Tên canh ngục chỉ nói bạch y nhân ấy công lực cực cao đến độ hắn chưa kịp nhìn rõ diện mạo đã bị người ấy điểm huyệt bất tỉnh nhân sự...

Lý Vân Hồng chau mày :

- Ai cứu gia phụ vậy chứ...

Nàng ngập ngừng đỏ hoe hai mắt :

- Lão nhân gia mới khỏi bệnh nặng, tuổi tác lại cao, làm sao chịu nổi...

Bạch Ngọc Lâu vội an ủi :

- Xin cô nương yên tâm, bây giờ có lo lắng cũng vô bổ, người tốt gặp may, người áo trắng nọ là địch hay bạn chưa phân, bất quá theo tình hình hiện nay, người ấy rất có thể là bạn hơn là địch...

- Nhưng... nhưng... gần đây gia phụ đâu có bằng hữu nào?

- Nhưng thực tế, lệnh tôn cũng chẳng có ai là kẻ oán thù, tại hạ dám nói, lệnh tôn không đến nỗi gặp hiểm nguy.

Lý Vân Hồng đã tấm tức khóc :

- Mong cầu được như thế, tiểu nữ đã khuyên can lão nhân gia nhiều lần, tuổi tác đã cao nên phong kiếm thoái ẩn giang hồ, hưởng thụ thái bình qua hết tuổi già, lão nhân gia có chịu nghe đâu...

Bạch Ngọc Lâu lắc đầu :

- Cô nương, chuyện võ lâm không nhúng tay thì thôi, đã nhúng tay khó mà rút ra được, người võ lâm dối trá hiểm ác, đâu dễ để lệnh tôn thoái ẩn. Lệnh tôn anh hùng cái thế một thời, há nào chịu nhận mình là “lão”?

Đột nhiên, Lý Vân Hồng hỏi lại chuyện cũ :

- Vừa rồi trong đại sảnh Tàng Long trại, Bạch đại hiệp định đuổi theo lão nhân, sự thực là người nào?

Bạch Ngọc Lâu thở dài :

- Lão ấy là chưởng quỹ ở Dương Châu Đệ Nhất Lâu bị bạn chí thân Môn Nhân Kiệt của tại hạ truy bức phải bỏ Đệ Nhất Lâu đào thoát, vì đó Trác thần quân mới gởi Võ Lâm thiếp khắp thiên hạ, sau đó nghe nói lão chưởng quỹ ấy và hai nữ tình nhân bị Tần Đắc Hải, Đồ Nhất Phi giết chết, tại hạ cứ cho rằng hai tên Tần, Đồ ấy giết ba người kia là để diệt khẩu, ai ngờ hôm nay lại gặp lão trong Tàng Long trại và lão lại là chủ mưu bắt cóc cô nương...

Lý Vân Hồng a một tiếng :

- Thì ra là thế, nói vậy cái nghi án của Văn Nhân đại hiệp, chắc Bạch đại hiệp cũng có biết?

- Bằng hữu Môn Nhân Kiệt của tại hạ giết chết hai tên họ Tần và họ Đồ, từ miệng chúng mới biết nơi ở của hung thủ chính hãm hại Văn Nhân đại hiệp, thế nhưng tên hung thủ ấy đã bị Trác thần quân nhanh hơn một bước giết chết, Môn Nhân Kiệt và ta cho rằng hung thủ đã chết, nghi án ấy coi như chấm dứt, ai ngờ đâu lão Nhiệm Khổng Phương còn sống. Nhiệm Khổng Phương còn sống tất hai nữ nhân kia cũng chưa chết, bây giờ xem ra nghi án nọ vẫn chưa thể chấm dứt...

Lý Vân Hồng gật đầu không nói gì. Bạch Ngọc Lâu lại hỏi :

- Cô nương, bây giờ tại hạ muốn đuổi theo lão Nhiệm Khổng Phương, vì vậy cũng là dịp tìm lệnh tôn, cô nương có ý kiến gì không?

Lý Vân Hồng buồn bã lắc đầu :

- Bây giờ tiểu nữ đã là người không còn nhà quay về nữa rồi!

Bạch Ngọc Lâu chau mày :

- Chẳng lẽ lệnh tôn không còn một bằng hữu nào sao?

- Có thì có, nhưng lẽ nào tiểu nữ lại đi sống dựa vào người?

- Cô nương định nói đó là ai?

- Khi xưa gia phụ có một bằng hữu chí thân ở Lạc Dương được gọi bằng tên Trung Châu kiếm khách.

- Phải chăng là Liễu Thiên Hoan?

Lý Vân Hồng gật đầu :

- Chính vậy, Bạch đại hiệp có biết...

- Tại hạ nghe nói danh tiếng của Trung Châu kiếm khách chấn động khắp các vùng Dự Châu, Lỗ Châu, là một anh hùng nghĩa khí, đối với cô nương, nơi ấy là nơi dung thân tốt nhất.

- Nhưng tiểu nữ lại không muốn đến đó.

- Cô nương, nói vậy là sao?

- Gia phụ mất tích mờ ám, an nguy chưa rõ, tiểu nữ là phận con...

- Cô nương, sự an nguy của lệnh tôn xin cứ để tại hạ lo cho.

- Lão nhân gia là thân sinh của tiểu nữ, cao nghĩa của Bạch đại hiệp khiến tiểu nữ bái phục, nhưng lẽ nào phận làm con mà cứ an vui ở một chỗ...

- Cô nương có nghĩ rằng, bất cứ lúc nào cô nương cũng có thể bị bắt không?

- Điều ấy tiểu nữ biết, thế nhưng...

Bạch Ngọc Lâu chận lời :

- Cô nương cũng nên biết, cô nương không nên để bị rơi vào tay bọn địch nhân... cô nương, phàm làm bất cứ việc gì cũng không nên để lệnh tôn đau khổ.

Lý Vân Hồng mấp máy môi định nói gì đó nhưng rồi lại thôi. Bạch Ngọc Lâu thầm thở dài, nói tiếp :

- Cô nương, chúng ta không nên dây dưa ở đây lâu. Lên đường đi thôi, tại hạ xin tiễn cô nương một đoạn đường, xin cô nương nên nhớ từ đây cô nương chỉ có một mình, nên hết sức thận trọng.

Lý Vân Hồng kinh ngạc :

- Bạch đại hiệp, nói vậy là sao?

- Nếu cô nương để lộ sau lưng cô nương còn có tại hạ, e rằng bọn gian tặc không chịu xuất đầu lộ diện bắt cóc cô nương.

- Tiểu nữ minh bạch rồi, Bạch đại hiệp muốn dùng tiểu nữ dẫn dụ bọn chúng?

- Đúng, như vậy ta sẽ dễ dàng tìm ra bọn hung tặc.

Lý Vân Hồng gật đầu :

- Vâng, đã có lệnh của Bạch đại hiệp, tiểu nữ nào dám sai?

Nàng chuyển thân xuống Quân Sơn. Bạch Ngọc Lâu nhìn theo dáng mềm mại thon thả của nàng khuất dần trong bóng đêm u ám, bất giác thở dài, lập tức xoay thân biến mất.

* * * * *

Từ Động Đình đến Lạc Dương, nếu đi đường thẳng chẳng lấy gì làm xa, nhưng đây là vùng sông nước đầm lầy, nên sự di chuyển rất khó, lúc thì sông nước lúc thì đầm lầy, nên phải vừa đi thuyền vừa đi bộ hao phí thời gian. Vì vậy, với cước trình của Lý Vân Hồng, hai ngày sau mới đến Hán Thủy. Hán Thủy nằm gần Trường Giang, không có đường vòng nên chỉ có một cách duy nhất là dùng thuyền vượt sông. Chỉ cần vượt qua Hán Thủy, con đường còn lại dễ đi hơn nhiều.

Muốn tìm bến thuyền qua Trường Giang lại phải đi lên hướng đông tới Tiềm Giang hoặc qua hướng tây tới Tiên Đào Trấn, nhưng hai nơi ấy đều xa ngoài mười dặm. Lý Vân Hồng tự than đường đi quá gian khổ, cố nhiên vì trên đời này đa số đều là những điều không vừa ý...

Lý Vân Hồng sau một hồi đắn đo suy nghĩ bèn quyết định đi đến Tiềm Giang vì nàng cho rằng dù sao nơi ấy cũng gần hơn, bỗng nhiên con đường đang đi nằm cạnh bờ sông có tiếng nước động, Lý Vân Hồng nhìn ra thấy bên bờ có một chiếc thuyền con lay động sau bờ bụi lau sậy rậm rạp.

Trên con thuyền ấy là một hán tử trung niên đang đẩy nhẹ mái chèo, hán tử sắc diện đen bóng, hiển nhiên sinh nhai trên sông nước đâu tránh được mưa nắng suốt ngày làm sao không đen đúa cho được? Lý Vân Hồng mừng thầm vội chạy đến gần.

Được một cô nương diễm lệ như Lý Vân Hồng chạy đến gần mà hán tử trung niên ấy vẫn không hề chú ý, có lẽ hắn là một tên vừa ngu vừa ngốc! Nhưng Lý Vân Hồng đã mở lời trước :

- Ủa! Người là người chèo đò qua sông đấy ư?

Hán tử bấy giờ mới ngẩng đầu nhìn lướt qua một cái, hắn gật đầu :

- Vâng!

Lý Vân Hồng mỉm cười :

- Ta muốn qua bờ bên kia, ngươi đưa ta sang nhé?

Vừa nói nàng vừa động hài định bước xuống thuyền. Hán tử vội xua tay :

- Không, ta không đưa cô nương được đâu.

Lý Vân Hồng giật mình :

- Tại sao vậy?

- Chiếc thuyền này đã có người trả tiền bao chuyến rồi.

- Ai bao con thuyền này của ngươi?

- Nói ra cô nương cũng không biết đâu, đó là người trong thôn của ta là Quân cô nương.

- Cô nương ấy bao nguyên thuyền làm gì?

- Cô nương hỏi lạ thật... đương nhiên là để qua bờ bên kia chứ để làm gì?

- Thế họ đâu cả rồi?

- Sắp tới rồi đấy, họ cho người dặn ta ở đây đợi họ.

Lý Vân Hồng đảo mắt nhìn chung quanh, tất cả vắng lặng không một bóng người, nàng thu hồi nhãn quang :

- Người hãy chèo đưa ta qua trước rồi quay về rước họ cũng đâu có muộn?

Hán tử lắc đầu :

- Không được, không được, Quân cô nương đã đặt tiền trước làm sao có thể chở cô nương trước được, lỡ ra chưa kịp về, Quân cô nương đã tới, viên ngoại sẽ trừng phạt ta, đâu thể...

- Nói vậy ta chỉ còn đợi họ qua trước rồi sẽ qua sau?

Hán tử ấy gật đầu :

- Chắc là phải như vậy...

Hắn đưa tay chỉ về phía tả nói tiếp :

- Cô nương thấy đó, họ đã tới, may mà ta không đưa cô nương qua sông trước...

Lý Vân Hồng nhìn theo hắn chỉ, chỉ thấy từ xa có một đám bụi mù, lẫn trong đám bụi mù ấy là tiếng vó ngựa và tiếng bánh xe lăn. Dần dần nhìn thấy một cỗ xe do một con ngựa độc nhất kéo, thoáng chốc cỗ xe đã cách năm mươi trượng, hán tử đen đúa nọ vội nhảy lên bờ, múa tay gọi lớn :

- Vương nhị ca, ở đây này, ở đây này!

Không có tiếng đáp nhưng cỗ xe vẫn chạy tới. Xe ngựa dừng lại, một trung niên hán tử, cao lêu khêu cầm roi ngựa kinh ngạc nhìn Lý Vân Hồng, hắn nhảy xuống xe, gọi tên chèo thuyền :

- Huynh đệ, đến sớm thế?

Hán tử chèo thuyền cúi gập người :

- Mới thôi, chỉ sợ đến chậm bị đại cô nương đợi...

Hán tử cao kều gật đầu, rút trong túi ra một đĩnh bạc đưa tới :

- Viên ngoại dặn ngươi phải cẩn thận, người cho tiền uống rượu đây...

Hán tử chèo thuyền vội nói :

- Vương nhị ca, tiền thuyền đã...

Hán tử cao kều gật đầu :

- Ta biết, nhưng đây là viên ngoại thêm, cầm lấy đi.

Tên chèo thuyền rối rít cảm ơn rồi vội nói :

- Vương nhị ca, mời cô nương xuống xe lên thuyền đi thôi!

Hán tử cao kều gật đầu, chuyển thân vén màn che xe cung thân bẩm :

- Cô nương, đã đến bờ sông, mời cô nương xuống xe.

Trong xe không có tiếng đáp nhưng có một nữ tì áo xanh xinh đẹp bước xuống trước đỡ tay nâng một thiếu phụ áo lục.

Thiếu phụ ấy cực đẹp nhưng có nét gì buồn bã, xem cách phục sức của thiếu phụ tuy chẳng có gì hoa lệ diêm dúa nhưng mười phần nhã đạm khác hẳn những cô nương con nhà thô tục. Thiếu phụ áo lục xuống xe, đầu tiên nàng nhìn hán tử chèo thuyền nở một nụ cười cực kỳ diễm lệ mê người :

- Ngươi lao khổ quá nhỉ?

Hán tử vội vàng khúm núm :

- Cô nương, đâu có việc ấy, cô nương lâu năm mới về đây, tiểu nhân phải phục dịch tận tình, thường ngày vẫn được ân viên ngoại chu cấp, nếu không...

Hắn chưa kịp nói hết, ánh mắt thiếu phụ đã chạm phải Lý Vân Hồng, vẻ mặt thiếu phụ có vẻ ngạc nhiên, hỏi hán tử :

- Vị cô nương kia là...

Hán tử vội đáp :

- Không quen biết, cô nương ấy cũng định thuê thuyền.

Thiếu phụ áo lục a một tiếng quay về phía Lý Vân Hồng, mỉm cười :

- Cô nương cũng muốn qua sông ư?

Người ta đã có lòng hỏi tới, Lý Vân Hồng cũng vội mỉm cười gật đầu :

- Vâng, nhưng vì...

Thiếu phụ đáp :

- Có lẽ cô nương đã tìm sai bến thuyền, vùng gần đây không dễ tìm thuyền đâu...

- Không hề gì, đợi vị này đưa cô nương qua sông xong, ta sẽ...

Thiếu phụ áo lục chận ngang :

- Sông nơi này rất rộng, đợi thuyền qua trở về phải rất lâu, nếu cô nương không chê, xin mời cùng đi với chúng ta, may chúng ta đều là nữ nhân chẳng có gì quan ngại.

Lý Vân Hồng cả mừng, trong lòng cũng có mấy phần cảm kích. Thiếu phụ lại hết sức lịch sự :

- Cô nương không cần khách sáo, xuất môn ra khỏi khuê phòng không phải dễ dàng, biết đâu sau này ta chẳng có việc cần nhờ đến cô nương...

Lý Vân Hồng gật đầu :

- Xin đa tạ cô nương trước.

Thiếu phụ cất nhẹ cánh tay trắng như ngọc :

- Xin mời cô nương xuống thuyền.

Lý Vân Hồng không chút do dự, bước luôn xuống lòng thuyền. Khi thiếu phụ áo lục cũng đã xuống thuyền, nàng quay đầu lên bờ vẫy tay :

- Vương nhị, ngươi về đi, hãy hầu hạ lão nhân gia cẩn thận, hai năm sau ta lại về đây.

Xem ra thiếu phụ này cũng là một đứa con chí hiếu! Tên hán tử cao kều đứng trên bờ gào lớn :

- Cô nương, xin bảo trọng, thượng lộ bình an!

Thuyền đã tách bờ, Lý Vân Hồng theo hai chủ tì thiếu phụ chui vào khoang thuyền, thiếu phụ an tọa, ung dung hỏi Lý Vân Hồng :

- Cô nương quý tánh? Quý hương nơi nào?

Lý Vân Hồng vội đáp :

- Tôi họ Lý, quê ở Sơn Đông.

Thiếu phụ a một tiếng cười lớn :

- Thì ra Lý cô nương, hôm nay Lý cô nương về nhà ư?

Lý Vân Hồng buồn thầm nhưng không dám lộ ra ngoài mặt, nàng cố gượng cười :

- Không, tôi đến Lạc Dương!

Thiếu phụ áo lục a một tiếng mở to mắt mỉm cười :

- Thật là may mắn, tôi cũng đến Lạc Dương đây, như vậy là đã có bạn đường là cô nương.

Lý Vân Hồng lấy làm bất ngờ :

- Cô nương cũng đến Lạc Dương ư?

Thiếu phụ gật đầu :

- Không giấu cô nương, nhà tôi họ Quân vốn ở vùng này, nhưng nhà chồng tôi lại ở Lạc Dương, lần này tôi về thăm mẹ, mấy năm rồi mới có dịp về đây đấy...

- Thế ư? Thế bây giờ cô nương lại về nhà chồng?

- Đúng vậy, không ngờ lại được kết bạn đồng hành với cô nương, đúng là có duyên số, tôi không sợ sự vắng vẻ vì phải đi một mình nữa rồi.

Lý Vân Hồng mỉm cười gật đầu không nói. Thiếu phụ lại hỏi :

- Lần này cô đến Lạc Dương là...

- Thăm một vị bằng hữu của phụ thân mà từ lâu chưa gặp.

- Phu quân tôi ở Lạc Dương nhiều năm nên quen biết rất rộng, không biết vị bằng hữu của lệnh tôn là ai trong thành Lạc Dương?

- Đó là người họ Liễu, Liễu Thiên Hoan lão nhân gia.

Thiếu phụ áo lục hơi giật mình :

- Thì ra Trung Châu kiếm khách Liễu lão anh hùng lại là bạn của lệnh tôn?

- Có lẽ cô nương cũng quen biết...

- Liễu lão anh hùng có mở một tiêu cục trong thành Lạc Dương, nhà phu quân tôi buôn bán mấy đời nên vẫn thường qua lại buôn bán với họ Liễu, hai người rất thân thuộc, chỉ vì...

Hai mày nàng nhíu lại, thần sắc có phần do dự :

- Chắc lâu lắm rồi cô nương không gặp lão anh hùng?

Lý Vân Hồng không hề lưu ý, đáp :

- Có lẽ đã hơn mười năm.

- Trong thời gian ấy không có vãng lai gì sao?

- Đường xa cách trở, gia phụ cũng đã già yếu nên không tiện đi xa...

- Nói vậy, cô nương không biết gì về tình hình gần đây của Liễu lão anh hùng?

Bấy giờ Lý Vân Hồng mới phát hiện thần sắc lạ lùng của đối phương, nàng cảm thấy bất an lắc đầu :

- Không biết, sao vậy? Chẳng lẽ gần đây Liễu lão anh hùng...

Thiếu phụ thở dài :

- Nghề bảo tiêu là nghề hung hiểm, ba năm trước Liễu lão anh hùng trong một lần bảo tiêu xuống vùng Vân Quý, nửa đường đã bị cướp tiêu, bản thân Liễu lão anh hùng cũng bị trọng thương, sau khi quay về, không quá hai tháng liền...

- Cô nương, Liễu lão anh hùng sao rồi?

Thiếu phụ nhẹ đáp :

- Cô nương, Liễu lão anh hùng đã quá cố rồi.

Lý Vân Hồng như nghe tiếng sét nổ bên tai, thân nàng rung động mạnh, sắc mặt biến đổi buột miệng a một tiếng ngẩn người ra tại chỗ. Thiếu phụ áo lục thở dài :

- Cô nương, người chết không thể sống lại...

Lý Vân Hồng run rẩy, đột nhiên như hồi tỉnh, cố nén tiếng khóc :

- Đa tạ cô nương...

- Ta vốn không định nói cho cô nương biết vì sợ cô nương đi lần này uổng phí...

Lý Vân Hồng đáp :

- Được ân thông báo, lòng tôi lấy làm cảm kích lắm.

Thiếu phụ không đáp. Lý Vân Hồng hỏi lại :

- Cô nương có biết người nhà của Liễu lão anh hùng...

Thiếu phụ lắc đầu :

- Hai năm trước vẫn còn ở Lạc Dương nhưng nay không biết lưu lạc ở nơi nào mất rồi.

Lý Vân Hồng lại như bị tiếng sét. Phi Vân bảo đã bị người cướp đoạt, lão phụ không biết bị ai bắt đi, nhà cửa lưu tán, chỉ còn nơi duy nhất có thể dung thân cũng đã trở thành bào ảnh, số mệnh nàng quả là dẫy đầy đau khổ. Nhất thời, nàng không biết phải quyết định ra sao, trong lòng vô cùng vô cùng chua xót nhưng không tiện rơi lệ trước mặt người lạ, nàng đành nuốt lệ trong lòng. Thiếu phụ áo lục mở lời :

- Bất luận ra sao, may được duyên gặp nhau đây, nếu cô nương chưa gấp về nhà, cứ đến ở tại nhà tôi ít hôm, tôi thành thật mời cô nương...

Lý Vân Hồng vội lắc đầu :

- Đa tạ cô nương, bây giờ tôi lại không có ý định đến Lạc Dương nữa...

Thiếu phụ có vẻ như thất vọng :

- Chứ cô nương định sao?

- Tôi định về nhà sớm.

Thiếu phụ gật đầu :

- Cũng được, bất luận nói thế nào, nhà mình cũng tốt hơn hết...

Đột nhiên, thiếu phụ đưa tay chỉ lên bờ xa xa :

- Cô nương nhìn kia, nơi chỗ chúng ta vừa rời thuyền lại có người đứng chờ. Sao hôm nay nhiều người đến đây chờ thuyền thế? Sao không đến bến thuyền ở gần đó nhỉ?

Lý Vân Hồng không đủ bình tĩnh xen vào chuyện nào khác, nhưng không thể không nhìn theo tay thiếu phụ, bất giác nàng giật mình, bấy giờ thuyền đã ở giữa dòng sông, cách bờ tuy đã tới năm mươi trượng, nhưng nàng vẫn nhìn thấy rất rõ người đứng khoanh tay trên bờ nhìn ra xa xa chính là Cô Độc Khách Bạch Ngọc Lâu!

Lý Vân Hồng buột miệng kêu :

- Đó là bằng hữu của tôi đó mà...

Thiếu phụ áo lục a một tiếng :

- Thì ra là bằng hữu của cô nương, y cũng đợi qua sông đó sao?

Đột nhiên Lý Vân Hồng hiểu ra mình đã lỡ lời, nhưng muộn mất rồi, nàng chỉ còn đành gật đầu :

- Vâng, có lẽ y cũng đợi qua sông.

Thiếu phụ kêu lên kinh ngạc :

- Đã là bằng hữu, sao không đi cùng cô nương?

Lý Vân Hồng đỏ mặt vội đáp :

- Chúng tôi chỉ mới quen biết đâu phải thân mật gì?

- Nguyên do là thế, thảo nào...

Mắt thiếu phụ quay lại cười mỉm lạ lùng :

- Ta xem y thân thể cường tráng, thần thái phiêu dật chắc là người anh tuấn?

Lý Vân Hồng ngỡ đối phương hiểu lầm bất giác lại đỏ mặt nhưng lại nhờ ra nàng và thiếu phụ chỉ là bèo nước gặp nhau không tiện đính chính, nàng chỉ nhẹ nhàng nói :

- Cô nương chớ lầm, tôi đã nói...

- Xin lỗi, ta đã quen tùy tiện, cô nương chớ để ý. Cô nương biết vị bằng hữu ấy tên là gì không?

- Y họ Bạch!

Thiếu phụ lắc đầu :

- Cô nương lầm rồi, y không phải họ Bạch đâu!

Lý Vân Hồng giật mình ngạc nhiên :

- Y không phải họ Bạch? Chẳng lẽ cô nương cũng quen biết?

Thiếu phụ hơi cười nhếch mép đáp :

- Đâu chỉ quen biết? Ta đã từng uống rượu cả đêm với y và nói chuyện suốt đêm.

Xem ra vị thiếu phụ này là người rất khác thế tục và hành vi cũng không lấy gì cẩn trọng mới dám nói chuyện uống rượu với nam nhân suốt đêm một cách tự nhiên như thế. Lý Vân Hồng hơi lấy làm bất bình nhưng ngoài miệng vẫn vui vẻ :

- Nói như vậy là cô nương với y quả quen thuộc?

Thiếu phụ cười mỹ lệ :

- Thực ra cũng không thể nói là quen thuộc, ta với y bất quá cũng chỉ có duyên một đêm.

Lý Vân Hồng đỏ gay mặt :

- Cô nương biết y tên họ là gì?

- Xem ra cô nương chẳng biết gì cả. Y họ Môn, tên Môn Nhân Kiệt!

Lý Vân Hồng chấn động buột miệng kêu :

- Y là Môn Nhân Kiệt...

- Đúng vậy, y không nói với cô nương ư?

Lý Vân Hồng lắc đầu :

- Không, y chỉ nói là...

Hốt nhiên, mắt nàng sáng lên :

- Cô nương, nhãn lực cô nương thực là hơn người!

Thiếu phụ lắc đầu :

- Không! Ta nào có nhãn lực gì hơn người, y hóa trang và dùng thuật dịch dung, căn bản ta không biết y là Môn Nhân Kiệt, đó là do một người nói cho ta biết!

- Ai nói?

Thiếu phụ cười lớn :

- Đó là Nhiệm Khổng Phương mà cô nương đã gặp một đêm trong Tàng Long trại!

Lý Vân Hồng la kinh :

- Vậy thì cô nương là...

- Môn Nhân Kiệt không nói với cô nương là ở chung với Nhiệm Khổng Phương còn có hai nữ nhân sao?

Trước mắt nàng chính là hai nữ nhân. Lý Vân Hồng chợt hiểu, nàng biến sắc, chuyển thân định thoát ra khỏi thuyền, nhưng thiếu phụ đã kịp thời cười to :

- Cô nương, bên ngoài là sông lớn sâu không đáy, bây giờ thuyền đang giữa dòng nước, hai bên bờ đều xa, cô nương định đi đâu?

Lý Vân Hồng rung động đứng im, nàng dự định liều thân nhưng vừa đưa tay lên, thiếu phụ lại cả cười :

- Cô nương tuy có gia học uyên nguyên nhưng một không thể chống lại ba. Hán tử chèo thuyền kia cũng không tầm thường đâu... hãy ngoan ngoãn nghe lời ta thì hơn, ta bảo thực cho cô nương biết, phu quân ta có hùng tâm xưng bá võ lâm, thống nhất giang hồ, do đó người phải chiếm các bảo các trại các bang các phái. Phi Vân bảo chỉ là bước đầu mà thôi.

- Dã tâm lớn lắm, chỉ sợ dã tâm càng lớn thất bại càng to.

- Cô nương nói vậy là có ý gì?

- Chưa nói tới các bang phái các bảo các trại trong võ lâm, trước mắt có sẵn hai nhân vật không để cho các người hoành hành bạo ngược dễ dàng thế đâu.

- Cô nương muốn chỉ...

- Trác thần quân và Môn Nhân Kiệt!

Đột nhiên thiếu phụ bật cười khanh khách :

- Thì ra là Trác thần quân và Môn Nhân Kiệt, hai tên vô dụng ấy mà đủ nhắc đến ư? Cô nương cũng như võ lâm thiên hạ đánh giá họ cao quá đấy!

- Sự thực Trác thần quân là đệ nhất thiên hạ hiện nay và Môn Nhân Kiệt cũng không kém!

Thiếu phụ cười lớn :

- Cố nhiên, Trác Không Quần là đệ nhất thiên hạ, Môn Nhân Kiệt cũng tạm gọi không kém, nhưng này cô nương, ta xin hỏi, hai người ấy so với Cầm Kiếm thư sinh thì sao?

Lý Vân Hồng không đáp. Thiếu phụ cười tiếp :

- Với võ công cái thế và cao trí tuyệt phàm của Văn Nhân Mỹ mà phu quân ta còn dễ dàng đánh bại bằng một chén độc tửu biến y thành phế nhân, hà huống hai tên không bằng y là Trác Không Quần và Môn Nhân Kiệt?

Lý Vân Hồng đột nhiên gật đầu :

- Thì ra nguyên nhân các người hãm hại Văn Nhân đại hiệp là ở đó...

Thiếu phụ mỉm cười :

- Cô nương minh bạch chưa?

- Vâng, ta minh bạch.

- Đáng tiếc cô nương cũng giống như bọn Trác Không Quần không thể nào cứu y được nữa!

- Tà không bao giờ thắng được chính, hiệp nghĩa thắng ma đầu, ta không vì...

- Tiếc rằng đến nay Văn Nhân Mỹ vẫn chỉ là một phế nhân đến tung tích ở đâu vẫn còn chưa biết rõ.

- Cãi nhau vô ích, đó là đạo lý ngàn đời không thay đổi.

Thiếu phụ cười sằng sặc :

- Ta chỉ cần cô nương phải ngoan ngoãn nghe lời ta về làm nhị phu nhân của phu quân ta, tùy chàng...

Lý Vân Hồng ngắt lời :

- Vì sao các người lại bắt cóc gia phụ ta?

- Cô nương, hãy nghe đây, đến lúc cô nương không thoát được nữa rồi... còn chuyện bắt lệnh tôn, dụng ý rất đơn giản, một là phu quân ta muốn thu dụng lệnh tôn, hai là dùng lệnh tôn uy hiếp cô nương buộc phải vâng lệnh!

- Nhưng nay các người đã không còn gì để hiếp bức ta nữa!

Thiếu phụ cười nhẹ :

- Cô nương cho rằng Môn Nhân Kiệt đã cứu được lệnh tôn đấy ư?

- Ta không nói như thế, nhưng tóm lại gia phụ đã không còn nằm trong tay các người nữa!

- Cô nương cho rằng có người khác đã cứu lệnh tôn?

Lý Vân Hồng quả quyết gật đầu :

- Đương nhiên!

- Cô nương lầm to rồi, lệnh tôn vẫn trong tay chúng ta.

- Ta không phải đứa trẻ con ba tuổi...

- Cô nương không tin cũng được, bất quá, cô nương hãy nghĩ kỹ mà xem, khi thuyền vào Tàng Long trại bất cứ ai cũng biết sẽ có Môn Nhân Kiệt đến cứu lệnh tôn, nếu đã thế tại sao không sớm đề phòng.

- Tiếc rằng Môn Nhân Kiệt đã tra hỏi tên gác ngục ở Tàng Long trại...

- Cô nương là kẻ thông minh sao lại hồ đồ đến thế? Đó chỉ là mưu kế tay phải đưa cho tay trái, nếu không làm sao lừa được Môn Nhân Kiệt?

Lý Vân Hồng đã hơi chấn động :

- Mặc cô nương nói gì thì nói, ta vẫn không tin!

- Ta không ép cô nương phải tin, nhưng cứ đợi khi gặp lệnh tôn...

Thiếu phụ cười khanh khách bỏ lửng câu nói. Lâu lắm thiếu phụ mới buông một câu :

- Cô nương, không cần nói nhiều nữa, đúng như cô nương nói, cãi nhau chẳng ích lợi gì, cô nương cứ đợi sau này mà xem...

Trong lòng Lý Vân Hồng tuy đã chấn động lắm rồi, nhưng ngoài miệng vẫn cương quyết :

- Trừ phi hai mắt ta nhìn thấy, nếu không ta tuyệt đối không tin!

- Chẳng phải ta vừa nói đó sao? Ta không cố ép, cô nương cứ đợi sau này mà xem!

- Cứ để ngày sau sẽ tính, bây giờ cô nương hãy cho biết câu chuyện lúc nãy kể về Trung Châu kiếm khách là thật hay giả?

- Đương nhiên đó là giả nhưng nếu muốn biến nó thành thật cũng chẳng khó gì.

Bấy giờ, thuyền đã gần sang đến bờ, thiếu phụ áo lục quát nhỏ :

- Cho thuyền đậu vào chỗ bờ lau sậy rậm nhất!

Cuối thuyền có tiếng hán tử vâng một tiếng, đẩy thuyền sang bên tả chui vào bụi lau sậy rậm rạp, vào trong ấy tầm nhìn liền bị thu hẹp lại. Sau khi thuyền dừng hẳn, thiếu phụ áo lục và nữ tì áo xanh song song kẹp Lý Vân Hồng vào giữa bước lên bờ, lên bờ xong, thiếu phụ nhìn vào mặt Lý Vân Hồng nói :

- Cô nương, ta vốn định cho cô nương ít thời gian để cô nương cáo biệt với người yêu bên kia bờ, nhưng bây giờ ta đổi ý, cô nương biết vì sao không?

Lý Vân Hồng không đáp, thiếu phụ mỉm cười tự tiếp :

- Sinh ly tử biệt là nỗi khổ của loài người, ngoài ra ta còn sợ cô nương quá thương tâm...

Nói đến chỗ ấy, thiếu phụ quay nhìn hán tử chèo thuyền, ra lệnh :

- Chèo thuyền về đón vị Môn đại hiệp qua đây, hiểu rõ chưa?

Tên hán tử chèo thuyền cười âm độc :

- Cô nương yên tâm, có gì mà không hiểu rõ?

Dứt lời hắn xoay chèo cho thuyền rời bụi lau sậy chèo về đường cũ. Thiếu phụ mỉm cười :

- Cô nương, chúng ta đứng đây có thể nhìn rõ vị người trong mộng của cô nương, nhưng y đứng bên bờ ấy không nhìn thấy chúng ta, ta đã lệnh cho thuyền quay về đón y, khi thuyền ra đến giữa dòng, tên hán tử chèo thuyền kia chỉ cần khôn ngoan một chút là có thể lật úp con thuyền, hắn là tên chèo thuyền từ nhỏ, rất giỏi thủy tính, còn Môn đại hiệp có biết thủy tính không ta chưa biết, chỉ mong y cũng biết, nếu không...

Thiếu phụ lắc đầu im bặt.

Quả là “tối độc phụ nhân tâm”.

(Đàn bà là người có lòng dạ ác độc nhất trên đời).

Lý Vân Hồng nghe mà biến sắc, nghĩ đến tình cảnh của Môn Nhân Kiệt, nàng không lạnh mà run, lợi dụng lúc thiếu phụ đang đắc ý phân tâm, nàng co mạnh tay. Tiếc thay, nữ tì áo xanh không phải là tay kém, nàng không thể co tay thoát được. Nàng biết chắc chắn dù có cất tiếng kêu gào ở đây cũng vô ích.

Lý Vân Hồng vừa kinh sợ, vừa giận dữ, có ý liều mạng, nhưng uyển mạch đã bị người giữ chặt, không thể đề khởi chút chân lực nào, chính đang lúc đau đớn sầu khổ ấy, bỗng bên tai nàng có tiếng nói của thiếu phụ :

- Mau thật, thuyền đã ra tới nửa sông rồi!

Lý Vân Hồng càng chấn động, vội ngẩng cao đầu lên nhìn, quả nhiên thuyền đã gần đến nửa sông. Nàng hết sức nôn nóng, cơ hồ muốn rơi lệ...

Bấy giờ, vị Môn Nhân Kiệt tự xưng là Cô Độc Khách Bạch Ngọc Lâu kia đang đứng ở cuối thuyền hỏi hán tử chèo thuyền :

- Phải rồi, thuyền gia, ta quên chưa hỏi, bao nhiêu tiền?

Hán tử chèo thuyền mỉm cười :

- Tùy các hạ, tại hạ không sống hẳn về nghề đưa khách sang sông vì ở đây mười ngày nửa tháng mới có khách, nếu sống bằng nghề ấy tại hạ đã chết đói lâu rồi.

Môn Nhân Kiệt gật đầu cười :

- Phải lắm, nhưng đừng để thiệt thòi, cứ nói giá tiền đi.

- Các hạ chỉ có một người, xin cho một lạng bạc là đủ.

Một lạng bạc chỉ để qua sông? Làm gì có giá giết người ấy? Nào ngờ, Môn Nhân Kiệt vẫn gật đầu cười :

- Được!

Hán tử giật mình buột miệng :

- Được sao?

Môn Nhân Kiệt lại gật đầu :

- Sao? Lại chưa đủ hay sao?

- Không dám giấu các hạ, nơi này rất khó có khách qua sông, tự nhiên tại hạ phải nhân cơ hội thu tiền nhiều một chút...

- Không sao, thuyền gia, vừa rồi là ai đã qua sông đấy?

- Đó là bọn thương buôn.

Môn Nhân Kiệt a một tiếng nhìn vào khoang thuyền nghiêng tai nghe ngóng một chút rồi cười nói :

- Thuyền gia, người lừa dối ta rồi!


Bình luận
Sắp xếp
    Loading...