Bảy Ngôi Làng Ma
Chương 3: Ngôi làng thứ hai - Làng đố kỵ
Ông Trịnh Dung Tân, trưởng phòng lập trình game của tập đoàn phần mềm máy tính họ Trần đột ngột chết ở văn phòng, đã gây xôn xao dư luận. Sau khi khám nghiệm viện pháp y đã đưa ra kết luận ban đầu là ông Tân chết do xơ cứng động mạch tim, đột quỵ!
Với kết quả khám nghiệm đó, Đào Tử phải thở bằng mũi. Ở hiện trường khám nghiệm, Đào Tử đã nhanh nhẹn liên hệ với phía cảnh sát để được tiếp cận tử thi.
Trước hôm ông Tân chết, cô Đào Tử có phỏng vấn ông. Khi đưa những ghi chép trong cuộc phỏng vấn đó cho phía cảnh sát xem, cô Đào nhắc đi nhắc lại rằng, trong khi phỏng vấn, ông Tân không có chút biểu hiện nào của người mắc bệnh cả. Những người hoài nghi cũng cho rằng ông Tân không phải chết vì bệnh.
Mấy hôm nay, các đối thủ cạnh tranh về lập trình phần mềm trò chơi đã nêu ra một số câu hỏi cho tập đoàn viết phần mềm họ Trần. Phần nhiều họ cho rằng, cái chết của lập trình viên Trịnh Dung Tân có khả năng là do ông ta đã tiếp xúc quá nhiều với các trò chơi cảm giác mạnh và lo sợ cao độ. Đồng thời, qua cái chết đó, họ công kích các trò chơi cảm giác mạnh của công ty này. Ông ta muốn thoát ra khỏi cái trò chơi quỷ quái của "Sơn thôn" nhưng không có cách nào thoát ra được, cuối cùng đột quỵ mà chết. Đứng trước dư luận, ông chủ tịch tập đoàn Trần Hoa không tán thành cũng không phản đối, ông ngầm tổ chức một đội ngũ luật sư giỏi, để có thể ứng phó với cơ quan pháp luật bất cứ lúc nào.
Cái chết của ông Trịnh có quá nhiều điểm nghi vấn, đặt cây bút trong tay mình xuống, cô phóng viên Đào Tử nhấc điện thoại lên... "A lô! Xin hỏi đây có phải là phòng lập trình trò chơi của tập đoàn phần mềm game họ Trần không".
Phía bên kia đầu dây đã được kết nối, trả lời điện thoại là một người đàn ông, giọng còn rất trẻ.
"Xin chào ông, tôi là phóng viên báo "Thân báo", Đào Tử, xin hỏi khi ông Trịnh không còn nữa, công việc của quý công ty có ảnh hưởng gì không? Và..."
- "Xin lỗi, cô phóng viên Đào". Lại một điện thoại khác cướp lời nói: "Đang trong giờ làm việc, tôi không tiện trả lời cô được. Nhưng tôi có thể cho cô biết, với một công ty tầm cỡ thì việc thêm hay mất đi một người sẽ không có vấn đề gì cả".
Bất giác, cô Đào nắm chặt điện thoại, cô hỏi: "Ông có thể cho tôi biết ông là ai?".
- Tạ Phi, một trong những lập trình viên của công ty. Hiện nay tôi là quyền trưởng phòng lập trình của công ty thay ông Trịnh. - Ông ta vừa dứt lời thì phía bên kia đầu dây cũng cắt điện thoại luôn.
Tạ Phi? Cô phóng viên cố nhẩm đi nhẩm lại cái tên này để đưa vào bộ nhớ khi phỏng vấn công ty. Thế rồi, cô yêu cầu người đồng nghiệp cạnh bàn làm việc của mình cho xem lại cảnh chụp hiện trường vụ án.
Tuy là một phóng viên vừa tốt nghiệp trường báo chí hệ chính quy nhưng Hồ Tử đã có tác phong và kinh nghiệm làm việc như người đã lâu năm trong nghề. Cậu ta nhanh nhẹn mang đến cho cô Đào xem lại toàn bộ ảnh chụp được ở hiện trường và nói: "Chị ạ, chị còn dám xem lại cảnh chụp ở hiện trường vụ án này sao, ghê chết đi được!".
Cô Đào không đáp, chỉ lặng lẽ lật xem lại từng tấm ảnh hiện trường vụ án. Cô không thể quên được cái chết với khuôn mặt đầy vẻ run sợ của ông Trịnh, khuôn mặt tuy đã chết song vẻ khiếp sợ vẫn còn hằn lại rõ nét, các bộ phận trên khuôn mặt người chết đều nhăn nhúm, miệng há hốc đến nỗi như thể nhìn thấy cả yết hầu. Đôi mắt đờ đẫn trừng trừng lồi ra như muốn rơi xuống khỏi khuôn mặt.
Đột nhiên, dạ dày cô quặn lên, cô muốn nôn oẹ, nhưng vẫn cố gắng kiềm chế, nói với Hồ Tử: "Lát nữa em bảo với ông tổng biên tập là bản thảo chị đã viết xong, chị có việc gấp xin về trước nhé".
Cô chạy khỏi phòng biên tập như thể bị ma đuổi, tiếng gót giày cao gót nện xuống tầng hầm để xe rộng rãi, vắng teo cứ "bong" "bong" làm cô rất phản cảm.
Một cảm giác ghê sợ vô căn cứ bỗng dấy lên trong tâm trí cô, cô có cảm giác như có hàng vạn đôi mắt trong căn hầm vắng vẻ này đang theo dõi bước chân cô. Lúc đó, cô hơi hối hận vì đã về trước các đồng nghiệp để đến nỗi...
Cô vội lấy chìa khoá ra mở cửa xe rồi nhảy thót vào ghế ngồi, đợi đến khi xe tự động đóng cửa cô mới thấy nhẹ đi phần nào. Nhưng cô không vội đi ngay mà lấy chiếc USB từ trong túi ra.
Đây là USB bị rơi khi chụp ảnh hiện trường vụ án. Khi cô chụp hình hiện trường, thì chiếc USB này rơi ngay xuống bên chân cô như thể nó có linh cảm với cô vậy. Cô cúi xuống nhặt lên rồi giấu đi không cho các điều tra viên biết, và giấu luôn cả Hồ Tử. Không biết nguyên nhân cụ thể thế nào, nhưng cô linh cảm rằng, chiếc USB này đã bị yểm bùa, hễ ai nhặt nó là cuộc đời từ đó bắt đầu chuyển sang vòng đời sống trong sự sợ sệt. Cô không muốn nhiều người biết đến điều đó là vì như thế.
Bôn ba vất vả mấy hôm, cô Đào hạ quyết tâm phải xem thử nội dung trong chiếc USB này. Mở máy tính xách tay ra, Đào Tử cắm USB vào máy, bên dưới màn hình lập tức hiện lên "Tìm thấy bộ nhớ mới"
Đối với Đào Tử, việc nhặt được chiếc USB bị xem như là bước đầu cô rơi vào vực sâu, còn việc muốn xem nội dung của nó cũng giống như đôi bàn tay vô hình sau lưng cô đẩy cô rơi nhanh xuống vực. Chắc chắn rằng, nội dung trong chiếc USB này là một trò chơi trong seri "Sơn thôn" mà trước khi chết ông Trịnh đã copy vào. Trên thị trường mới đưa ra trò chơi đời thứ sáu của seri trò chơi "Sơn thôn" thế mà tập đoàn này đã cho ra đời trò chơi đời thứ bảy. Phát hiện này làm Đào Tử kinh ngạc, cô vội vã mở trò chơi ra. Lối vào "Sơn thôn" lập tức hiện ra một cách kỳ quái... chiếm hết toàn bộ màn hình máy tính.
- "Xin nhập mật mã!" - Trên màn hình hiện ra mấy chữ lạnh lùng!
Không lạ lẫm gì với trò chơi nhập vai này nữa, Đào Tử nhập tên và mật mã một cách thành thạo.
Tên tuổi của người mạo hiểm: Đào Tử
Giới tính: Nữ
Sau khi các yêu cầu của trò chơi được thực hiện, lập tức hiện ra một giấu vân tay của ngón cái khiến Đào Tử phải rợn hết cả người. Hệ thống yêu cầu cô chọn hoàn cảnh xuất thân: 1, Tội phạm bị truy nã. 2, phóng viên. 3, học sinh. 4, buôn hàng lậu. 5, thăm người thân. 6, nhà thám hiểm. 7, người trốn đò.
Trong bảy phương án lựa chọn đó, Đào Tử chọn "2" một cách máy móc, bởi vì bản thân cô là một phóng viên thật ngoài đời mà! Hơn nữa Đào rất yêu nghề. Thế là, trên màn hình dần dần cảnh vật biến mất, rồi từ từ hiện ra một ngôi làng, khi Đào muốn đi vào làng, đột nhiên vào tầm mắt cô một hàng chữ như để nhắc nhở cảnh báo: Lòng đố kỵ không cần phải có đất đai mới sinh sôi nảy nở. Chỉ cần một lý do đơn giản thì đã có thể làm cho lòng đố kỵ nảy mầm, sinh trưởng nuốt chửng cả thân xác và tâm hồn.
"Đố kỵ", Đào tự nói một mình. Trước mắt cô, một bản đồ kỳquái xuất hiện, trong trùng điệp núi rừng, đang thấp thoáng một ngôi làng không tên.
Đó là một ngôi làng nằm ở vị trí hẻo lánh, thâm u kỳ bí, trong một thung lũng cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài, vây quanh là trùng trùng núi non hiểm trở.
Rừng cây già bạt ngàn tỏa ra một màu âm u, đằng đằng sát khí, như muốn nuốt hết từng mạng sống của các cư dân trong làng. Tư liệu trên tay cho biết, đó là ngôi làng nằm ở phía đông của một ngọn núi lớn. Tôi lật một bản đồ được vẽ bằng tay, chốc chốc lại nhìn sang hai cánh rừng xanh đen rậm rịt hai bên đường.
Tuy là ban ngày, nhưng vẫn có thể nghe tiếng chim kêu một cách quái đản, cứ chíp chíp trong bụi rậm, dưới các gốc đại thụ, chốc chốc lại thấy cái bóng đen của những con quái thú chạy qua. Ở nơi rừng sâu núi thẳm, không có được cái cảm giác thư thái như khi ở dưới bóng cây, hay ở cánh đồng mà ngược lại, chỉ có những cơn kinh hoàng cứ hết đợt này đến đợt khác...
Có lẽ vì ngôi làng phía trước quá hẻo lánh, khuất lấp, tôi đã tra lại bản đồ của khu vực rừng núi tỉnh Sơn Đông, phát hiện thấy sự miêu tả rừng rậm trong bản đồ bất quá chỉ là đánh vài con số vào đấy, nó chỉ chứng minh cho biết đấy là vùng núi hẻo lánh mà thôi. Người cùng đi với tôi trong chuyến này là Thạnh Quân Mỹ - một đồng nghiệp của tôi.
Làm việc với cô ta chẳng có gì là hay ho cả, nếu không nói là chán ngắt. Suốt quãng đường, chúng tôi đều cẩn thận đề phòng, đề phòng đối phương sẽ giết mình rồi vùi thây nơi đồng vắng.
Con lừa của chúng tôi cứ kêu ré lên từng tiếng, tiếng kêu không giống tiếng quạ nhưng nghe rất khét tai, khiến ông đánh xe phải quay đầu lại, nói với giọng đặc khẩu âm Sơn Đông: "Cô gái, đến rồi, tôi chỉ chở cô đến đây thôi".
Nhìn phía trước, tôi thấy một cây gỗ mục cắm vào trong đá núi, bên trên có ghi dòng chữ màu đỏ: "Thôn Đỗ".
Gió bỗng thổi vù vù, con lừa cứ chốc lại nhảy rống lồng lên rồi đột ngột quay đầu chạy tít một mạch về phía sau. Chưa kịp xuống, nó đã lồng lên chạy quá nhanh khiến tôi và đồng nghiệp Thạnh Quân Mỹ ngã sụp xuống đất. Trực giác mách bảo tôi rằng, con lừa đó đã thấy cái mà chúng tôi không thể thấy được, nó hoảng quá nên mới lồng lên tháo chạy như thế.
Nghĩ đến điều đó, tôi thấy rùng mình.
Lão đánh xe cầm chặt dây cương, vừa kéo con lừa lại vừa chửi rủa nó, cuối cùng ông ta cũng lôi được nó về.
Sau đó, ông ta nhảy xuống xe, vội vàng đỡ tôi và Quân Mỹ dậy, và nói: "Xin lỗi hai cô, thực tình xin lỗi! Không thể đưa hai cô đi được nữa, trong ngôi làng có nhiều điều tà quái; trước đây, trong làng này có một trận đại dịch, người chết nhiều đến nỗi thiêu không kịp".
Thạnh Quân Mỹ không chút để ý gì đến lời nói của lão đánh xe, mở hành lý ra, kiểm tra thử có vật gì bị vỡ khi ngã lúc nãy không. Tôi chau mày một cách bất mãn, làm thế nào để thể hiện là một phóng viên đạt tiêu chuẩn, xem ra về vấn đề này cô ta còn quá thiếu kinh nghiệm.
Trước mắt, khi chưa có đối tượng nào để phỏng vấn, thì việc đầu tiên là thu thập những tư liệu có liên quan đến ngôi làng này. Nhìn lại chiếc cọc gỗ ghi tên làng, tôi không khỏi kinh ngạc, nó giống như là cái mốc phong thuỷ đánh giấu hết đất bình yên, phía sau cái cọc đó là lãnh địa của quái dị.
- Biết có đại dịch hoành hành, thế tại sao không đặt các trạm phòng dịch? - Tôi hỏi.
- Ai nói là không chứ? Cứ hết lượt nhân viên này đến lượt nhân viên khác của trạm phòng dịch đều lần lượt mắc bệnh và qua đời, họ chết oan sạch sành sanh không còn một ai.
- Chuyện lớn thế sao không thấy thông báo gì trên các phương tiện thông tin đại chúng? Chẳng lẽ ở Trung Quốc cố giấu thôn mắc bệnh Sida? - Cô Quân Mỹ nói.
Giọng nói của Quân Mỹ tỏ ra thờ ơ lãnh đạm, kể từ ngày cô ta bước chân vào phòng biên tập của tòa báo chúng tôi, tôi đã không hài lòng về thái độ làm việc của cô ta. Câu nói vừa rồi của cô rất dễ bị người ta từ chối phỏng vấn, cứ như thế thì không có cách nào để tìm hiểu kỹ vấn đề, thu thập tư liệu.
Quả nhiên, ông lão phu xe đó không trả lời. Ông ta nhảy phắt lên lưng lừa, lẩm bẩm: "Ngôi làng này kể từ mấy năm trở lại đây ít thấy ai ra vào, người ta đồn rằng, trong làng này có mầm dịch, hễ dính vào người là toi mạng như chơi". Nói xong ông lão đánh xe chạy một mạch không dám ngoái đầu nhìn lại rồi từ từ mất hút sau rừng cây...
Tôi và Quân Mỹ đi bộ đến phía cọc gỗ có ghi "Đỗ thôn". Đỗ thôn, có phải là người trong làng đều mang họ Đỗ nên mới đặt tên là Đỗ thôn? Quân Mỹ hỏi. Nếu thế thật thì nên gọi là "Đỗ gia thôn" mới đúng. Tôi sờ lên cọc gỗ bám đầy bụi: "Vừa rồi ông lão đánh xe bảo đã mấy năm rồi không có người nào ra vào làng này, vậy tôi nghĩ rằng chữ "Đỗ" trong Đỗ thôn này có nghĩa là tuyệt đường qua lại?"
Đương nhiên, cách nghĩ của cô Quân Mỹ không giống tôi, cô ta cười khẩy có vẻ mỉa mai, rồi một mình tiến vào trong thôn.
Lần phỏng vấn này là để đăng tải tập tin "Tìm hiểu những ngôi làng ẩn giấu không tên" của tòa báo chúng tôi. Vì hiện nay, những thông tin chuyên về làng mạc rất được độc giả quan tâm chú ý. Thế là tòa báo chúng tôi quyết định phân cử hai người thành một tổ để đi tìm hiểu phong tục tập quán, phương thức sinh hoạt của những ngôi làng bị lãng quên này. Tôi đi theo sau Quân Mỹ tiến sâu vào làng, đây là một ngôi làng bị xã hội quên tên, bỏ rơi. Đi khoảng năm phút, đâu đâu cũng là một cảnh tiêu điều, đất đường mọc đầy cỏ hoang rậm rạp, chen cả lối đi, điều đó cũng chứng minh được rằng, đã lâu ngôi làng này rất ít người qua lại. Xa xa, cả tôi và Quân Mỹ đều nhìn thấy một mái nhà tranh khá hoàn chỉnh.
Đó là một ngôi nhà khác hẳn với những ngôi nhà xiêu vẹo khác trong làng. Từ ngoài nhìn vào, tôi có cái cảm giác là ngôi nhà này quá ẩm thấp, nóc nhà trầm ngâm trong điêu tàn, nó dường như không chịu được cái cảnh tiêu điều đó và có thể sập đổ bất cứ lúc nào. Thấy tôi đứng lại không đi, Quân Mỹ "Hậm" một tiếng tỏ ra bất mãn, rồi một mình tiến vào trước cổng ngôi nhà. Tôi cũng rất muốn đi cùng song hai chân như bị cắm sâu xuống đất, không thể bước lên được. Một dự cảm bất thường bỗng chiếm lĩnh cả tâm hồn và thể xác tôi, tôi muốn gọi tên Quân Mỹ, nhưng cổ họng cứ nghẹn lại như có bàn tay vô hình nào bóp chẹt lấy, không thể lên tiếng được.
Đột nhiên có một tiếng thét lên vọng ra từ mái nhà tranh vọng lại, đanh như thép đó làm vang vọng cả núi rừng, tiếng kêu ghê rợn như tiếng rống cuối cùng của quỷ dữ trước khi tiêu tan vĩnh viễn trong vũ trụ vô cùng, nó chứa đựng cả khối tàn dư của sự độc ác... Tiếng thét đanh quá như cắt vào từng mạch máu trong cơ thể khiến người nghe như vỡ gan vỡ mật. Trong khoảnh khắc đó, tim tôi bỗng ngừng đập, một nỗi kinh hoàng ghê gớm chiếm lấy tâm hồn tôi...
Cảnh vật xung quanh tôi dường như đang xoay chuyển, tôi bắt đầu tự trách, tại sao lại để một mình Quân Mỹ đi vào nơi bí hiểm đó? Hai chân tôi bắt đầu có cảm giác, tôi nhào vào ngôi nhà tranh đó. Vừa lọt vào trong, cả thân mình bỗng có cảm giác như rơi vào một nơi âm u, hoang lạnh... Rõ ràng là giữa mùa nóng nhất trong năm - tháng sáu, thế mà tôi bỗng cảm thấy mình như đang ở trong động băng, cái lạnh đó cứ thấm dần vào xương tuỷ.
Điều khiến tôi bàng hoàng nhất là, Quân Mỹ vẫn ở trong đấy một cách bình an như hoàn toàn không hay biết chuyện gì đã xảy ra. Thấy tôi chạy bán mạng vào nhà, cô ta cất cao giọng nói: "Nếu chị sợ thì cứ đứng ngoài mà chờ!".
Câu nói đó không phải xuất phát từ sự quan tâm, từ tình cảm mà là để chế giễu châm chọc, tôi quay đầu lại nói: "Như thế nghĩa là thế nào, cô gọi to như thế để hù dọa ai chứ?".
Quân Mỹ không nói, chỉ ném lại phía tôi ánh mắt khinh miệt.
Lần đi công tác này cả hai chúng tôi đều không có ý định hợp tác mà mỗi người lại theo đuổi một mục đích riêng. Dù cô ta và tôi chưa từng hợp ý nhau, nhưng hành động vừa rồi của Quân Mỹ làm tôi thấy sự việc quá ư nhiêu khê.
Tiếng gọi thất thanh kinh thiên động địa kia vẫn còn vang vọng mãi trong tâm trí tôi. Nếu không phải sự kinh hoảng tột độ thì chắc không thể phát ra thứ âm thanh đó được. Với thời gian tôi chạy từ ngoài vào thì nếu Quân Mỹ thực sự sợ hãi thì chắc chắn cô ta sẽ không trấn tĩnh lại nhanh như thế được. Trừ phi có kẻ thứ ba nào đó giấu mặt!
Ý nghĩ đó khiến một cảm giác rờn rợn cứ trào lên trong tâm trí tôi, bất giác khắp người tôi sởn hết cả gai ốc. Trong căn nhà ẩm thấp, đầy vẻ âm u, chẳng có chút biểu hiện gì là đang có người cư trú. Trên mặt đất, loang lổ những tấm chiếu cói đã rách nát cũ kỹ khiến người ta liên tưởng đó là những tấm chiếu bọc thây người.
Đồng nghiệp của tôi không tin có tà ma, lại gần vén chiếu lên, một mùi xác thối hừng hực bốc lên, vô số ruồi xanh vo vo ập đến.
Trong cơn hoảng loạn, tự nhiên ruột gan tôi như muốn lộn hết ra ngoài, tôi vẫy tay đuổi đám ruồi trước mặt. Dù dưới chiếu chẳng có gì nhưng cũng khiến cho người ta chán ngấy cái căn nhà bẩn thỉu này. Tôi không dám suy nghĩ gì nhiều, chỉ vội vã kéo đồng nghiệp thoát ra khỏi căn nhà.
"Làm cái gì vậy?" Vừa ra khỏi cửa Quân Mỹ vội vùng giật tay khỏi tay tôi, mắng: "Chị chẳng có lòng yêu nghề tí nào, mới chỉ có thế mà đã khiếp vía thế cơ à? Trông bộ dạng chị kìa!".
Tôi chửi thầm, nếu mày có gan thì đừng để tao kéo mày ra chứ, như thế mới là người có gan chứ, làm ra vẻ...! Tôi nghiêng mình toan ném trả cô ta mấy câu thì bỗng nhiên khựng lại không nói được. Tim tôi bỗng như ngừng đập.
Trong khi tôi đảo mắt về phía Quân Mỹ, thì cánh cửa ngôi nhà tranh sau lưng cô ta bỗng thấp thoáng như có người đang đẩy cửa ra và bên trong căn nhà mập mờ tối sáng, tôi thoáng thấy hai đốm sáng lấp loáng như đôi mắt ai chứa đầy thù hận đang trừng trừng nhìn vào tôi. Dường như có vật không tên gì đó đang đăm đăm nhìn về phía cánh cửa. Lúc đó, tôi thấy hơi thở mình dồn dập, thân thể nhũn ra và run lên bần bật. Ngoài ra tôi còn nghe tiếng thở hổn hển của ai nữa, tuy mơ hồ, xa xôi nhưng nó tồn tại thực sự.
"Có người". Quân Mỹ la lên, lại một lần nữa làm tôi giật mình, chẳng lẽ cô ta cũng có cảm giác đó? "Đào Tử, chị xem sau lưng chị kìa!" Cô ta vừa dứt lời, toàn thân tôi co rúm lại, tôi vội quay đầu nhìn, thì ra đó là một bà lão gầy đét, nước da vàng võ đang đứng sau lưng tôi. Bà lão mặc áo quần trông rách rưới tả tơi, không còn phân biệt được là màu gì nữa. Đầu tóc rối bù sợi trắng sợi đen, trên mặt đầy những nếp nhăn sâu như vết dao cắt.
Trước đây tôi từng nghe một câu chuyện cười có một bà lão đã lăn chết con ruồi bằng những nếp nhăn trên trán mình, nay liên tưởng lại những gì xảy ra trong căn nhà vừa rồi cộng với sự xuất hiện thêm bà lão trước mặt, câu chuyện cười đó khiến tôi buồn nôn.
Bà lão trừng mắt đờ đẫn, hai con ngươi mờ đục như muốn rơi ra khỏi mắt, đôi tay gầy gò co quắp như dây cát đằng khô, mồm lẩm bẩm điều gì cứ như là đang đọc những câu thần chú nguyền rủa độc ác nhất trên thế gian này. Quân Mỹ tiến lại gần chìa tay ra phía bà lão, tôi đoán chắc là cô ta muốn bắt tay bà ta.
"Chúng cháu đến đây để tìm hiểu, xin hỏi...", nói chưa dứt lời. Quân Mỹ bỗng nhiên khựng lại, cánh tay trắng nõn của cô đã bị bà lão cào xước chảy đầy máu.
"Cháu chỉ hỏi thăm thôi mà bà đã làm gì dữ vậy?". Quân Mỹ có thói quen là khi nào phỏng vấn ai, nếu bị cự tuyệt, cô ta thường mang máy ảnh ra chụp lấy khuôn mặt đối phương. Thông thường, với hành động đó cô thường bị đối phương đuổi đánh.
Nay cô cũng vội vàng lấy máy ảnh ra, quả đúng như tôi dự đoán. Tôi chưa kịp ngăn cản thì cô ta đã bật nút chớp nhanh...
Cái thoáng chớp của máy ảnh dường như đã làm bà lão nổi trận lôi đình, bà nhảy xổ về phía chúng tôi. Khi bà lão nắm chặt lấy đầu tóc Quân Mỹ, thì cái bốn bề vắng ngắt như đồng hoang bỗng hàng hàng lớp lớp người xuất hiện, bọn họ già có trẻ có, ai nấy đều có đôi mắt hung hãn, đờ đẫn giống nhau, họ cứ xông lên như bị ma làm, ngăn cản tôi và Quân Mỹ.
"Dừng tay lại, chúng tôi là phóng viên, chúng tôi không có ác ý gì cả", tôi nhắc đi nhắc lại thân phận mình cho họ nghe nhưng ngược lại, họ càng làm dữ hơn. Họ giống như những người chết bị thầy phù thủy điều khiển, cứ thế mà xông lên cướp lấy hành lý của chúng tôi, họ huơ chân múa tay, giã cho chúng tôi một trận như vũ bão.
Trong tầm nhìn lay lắt, tôi thấy Quân Mỹ đang lấy máy di động ra, không biết giờ này cô còn gọi điện cầu cứu ai nữa đây. Nước xa không cứu được lửa gần!
Chúng tôi lạc vào tình cảnh dở người dở quỷ của bọn họ, tuy trông giống người nhưng thực ra họ là những con thú.
Chiếc di động trong tay Quân Mỹ chẳng biết do ai đâm rơi ngay xuống đất tách một tiếng, rồi họ dẫm đạp lên làm nó tan tành. Quân Mỹ gào thét hết cả hơi, nhưng những người trong thôn không tha cứ lôi bừa cô ra giữa đất. Tôi chỉ biết trân mắt nhìn Quân Mỹ trong cơn khủng hoảng, chiếc áo trên mình cô đã bị xé toạc. Mấy người trong thôn cùng loạt tiến lên, kéo thẳng Quân Mỹ vào sâu trong làng.
Tầm nhìn đã mơ hồ không còn thấy gì nữa, mặt đầm đìa nước mắt, tôi bó tay đứng nhìn đồng nghiệp bị bắt, không còn chút sức lực và ý chí chống trả nữa.
Chạy trốn, điều duy nhất bây giờ là chạy trốn, như thế mới có cơ may sống sót.
Thời gian không cho phép tôi suy nghĩ nhiều, tôi liều mạng cắn cho kẻ đang nắm chặt tay tôi một miếng, nó kêu thét lên rồi nhân lúc nó vừa buông tay, tôi tháo chạy thoát thân.
Tiếng reo hò đuổi theo cứ bám theo sau tôi, tôi chạy như điên cuồng, lao đi như thể để kết thúc một sinh mạng. Đến khi dừng lại, tôi không biết mình đã ở đâu trong ngôi làng này. Trước mặt tôi là một con suối nhơ nhuốc, tôi ngồi xổm xuống bên suối, ngắm nhìn lại khuôn mặt đang cơn kinh hãi của mình. Từng cơn gió lạnh thổi buốt tim gan, nhắm mắt thiếp đi, hai điểm sáng như đôi mắt đầy thù hằn trong ngôi nhà lúc nãy lại hiện về trong tôi. Tôi tin trăm phần rằng, đấy chính là hai con mắt!
Màu trời đã chuyển từ vàng nhạt hoàng hôn sang màu đen sẫm rồi màn đêm đen ụp đến. Côn trùng, thú dữ, chim muông ẩn nấp sau những lùm cây cất tiếng kêu thảm thiết ghê hồn không dứt, không khí bức bối ngột ngạt sắp làm tôi phát điên lên mất. Hai tay tôi giờ đã run như cầy sấy. Đột nhiên sau lưng vọng lại tiếng bước chân người, tôi quay ngoắt đầu, bỗng có một đôi tay lạnh buốt chộp lấy vai tôi.
Phần 2
Mặc dù đôi tay đó thấm đầy khí lạnh nhưng tôi vẫn cảm thấy người nóng ran, vội vã tôi co người lại.
"Đã lâu không có ai đến ngôi làng này sao hôm nay lại xuất hiện hai cô phóng viên tay chân mềm mại yếu đuối này chứ?".
Nghe giọng nói của gã mới đến này, tôi quay đầu lại nhìn thì ra là gã thanh niên trạc tuổi chúng tôi. Hắn rất ngạo mạn... hắn mặc bộ đồ thể thao trông khá tươm tất, không giống như cách ăn mặc của người dân trong làng, tôi đoán hắn không phải là dân bản địa. Hắn đã biết chúng tôi là phóng viên, xem ra hắn cũng đã nhìn thấy cảnh tôi và Quân Mỹ bị bủa vây lúc nãy.
"Tôi muốn biết tại sao?". Tôi tạm thấy yên tâm, hỏi: "Tại sao chúng ta đều là người ngoài mới đến nhưng cậu lại được tự do đi lại trong làng còn chúng tôi lại bị họ vây đuổi?".
Gã thanh niên hơi ngạc nhiên khi tôi biết hắn không phải là người bản địa, nói: "Bọn họ luôn có thái độ bài xích người ngoài đến, còn tôi là một trường hợp ngoại lệ đặc biệt. Nhưng tôi thấy phương pháp tiếp cận của các cô quá cứng nhắc, máy móc".
- Máy móc? - Tuy không đồng tình với cách làm việc của Quân Mỹ nhưng nghe gã kia bảo thế tôi lập tức phản bác ngay rằng: "Phóng viên thì phóng viên chứ nếu phải đối diện với người thổ dân trong rừng cũng không nên tươi cười nịnh nọt để dò thăm tin tức!".
- Họ không phải là thổ dân. - Gã kia đột nhiên cắt ngang lời tôi, "Cô phóng viên ạ, tôi có chuyện cần bàn kỹ với cô" - nói xong, hắn quay phắt người lại chạy một mạch, hắn như đoán chắc rằng tôi sẽ đuổi theo.
- Sao tôi phải tin anh chứ? Đồng nghiệp của tôi đang trong tay bọn họ. - Tôi chạy theo sau gã hỏi với.
Hắn chẳng thèm quay đầu, cứ thế chạy thẳng một mạch và còn tỏ ra rất cao ngạo, gã nói: "Cô còn được phép lựa chọn nữa sao?".
Nếu cứ nấp trong bụi cây này sớm muộn gì thì họ cũng phát hiện ra. Quả thực tôi không còn cách nào khác, tuy trong lòng không đành nhưng cũng phải chạy theo hắn. Đuổi kịp đến cổng nhà hắn, hắn quay đầu tự giới thiệu đơn giản bốn chữ: tôi tên là Vương Hâm.
- Tôi là Đào Tử, phóng viên lưu động của Thân báo. - Tôi lễ phép đáp lời.
Hắn ở trong ngôi nhà ngói khá tươm tất, vào cổng là nhà chính, bốn góc chia làm bốn phòng. Đây là bố cục truyền thống của làng này, tuy nhìn kỹ thì rất cũ kỹ nhưng so với các nhà tôi thấy trước đây trong làng này thì nó đẹp gấp cả trăm lần. Tôi kinh ngạc phát hiện, trong nhà hắn có cả thiết bị điện tử. Tôi nhẹ tay gõ vào chiếc vi tính, hỏi: "Nơi vùng núi non hẻo lánh này cũng có lưới điện đi qua à?"
Câu hỏi của tôi làm hắn bất mãn, hắn "xì" một tiếng biểu thị không thích.
Tôi không quên sự an nguy của Quân Mỹ, đi thẳng vào đề: "Anh biết đồng nghiệp của tôi bị bắt đi đâu không? Tôi muốn cứu cô ta".
- Tôi có thể cứu cô ấy về cho cô, nhưng nếu cô còn chọc giận họ thì tôi hết cách.
Giọng hắn tỏ ra thờ ơ khiến tôi đâm lo, tôi nói với giọng tức giận: "Thôn Đỗ ơi, thôn Đỗ, các đường qua lại nơi đây đều bị cắt đứt cả, chúng tôi và cậu đều là người ngoài mới vào, sao cậu lại nói thế?".
- Thôn Đỗ nghĩa là cắt đứt đường lui tới, - hắn cười, - cô hiểu đúng ý nghĩa của chữ "đỗ" trong thôn này rồi đấy, nhưng tôi lại hiểu nó là thôn đố kỵ cơ.
- Thôn đố kỵ? Cách lý giải của hắn làm tôi lạnh người. Từng khuôn mặt mang lốt người dạ thú cứ xuất hiện trước mắt tôi, trong nụ cười chất đầy âm mưu ác hiểm. Không có tình cảm chân thành, không có tình bè bạn mà chỉ có sự đố kỵ ngất trời. Đây là thôn chết tiệt gì cơ chứ?
Hai lòng bàn tay mồ hôi tóa ra đầm đìa, tôi đút tay vào túi, vô ý làm rơi tấm ảnh xuống nền đất. Tấm ảnh đó tôi luôn mang theo bên mình, cũng chính vì thế mà dân trong làng này không bắt tôi.
Tấm ảnh bay đến dưới chân tên Vương Hâm, hắn cúi nhặt lên rồi đưa trả tôi, hắn nhìn tôi hỏi: "Người trong tấm ảnh ấy là ai?"
"Là Trương Nghệ." Tôi đáp. "Cô ta là đồng nghiệp của tôi trước đây, nửa năm trước đi công tác thăm dò đưa tin tình hình chiến tranh ở Trung Đông bị bom nổ mất xác".
Trong chốc lát không khí dường như cô đặc lại, Vương Hâm nhìn tôi, không nói thêm câu nào. Bất chợt, đồng tử hắn co lại, mồm hắn lẩm bẩm: "Cô có đố kỵ với cô ta không?".
Câu hỏi đột ngột đó, khiến tôi đứng lặng như trời trồng. Khi hắn hỏi, khuôn mặt chẳng để lộ thái độ nào hết, chỉ thấy hai môi hắn chấn động một cách máy móc mà thôi, giọng hắn y như giọng nói của chiếc loa phát thanh không có chút biểu hiện gì.
- Cái gì? Tôi nói khẽ. Quả thực tôi không dám nhớ lại việc này.
Vương Hâm nhìn tôi, giọng nói đã trở lại bình thường, chỉ căn phòng phía tay trái bảo: "Cô đi nghỉ trước đi, tôi biết đồng nghiệp của cô ở đâu, tôi đi đón cô ta về trước đã".
Nghe nói thế tôi muốn cùng hắn đi đón cô bạn về, nhưng hắn cự tuyệt không cho đi cùng. Hắn bảo, người trong làng cứ hễ thấy người lạ mặt thì chỉ muốn đánh, để một mình hắn đi mới xuôi chuyện.
Vương Hâm đi rồi, chỉ còn lại một mình tôi trong phòng. Ánh trời chiều nhạt nhòa chỉ chiếu sáng một góc nhỏ trong nhà, tôi ngồi cạnh giường mang tấm ảnh của Trương Nghệ đã mất ra xem.
Cô ấy chỉ mới hai tám tuổi!
Tôi vội che trán lại, cánh cửa ký ức hé mở, một tấm ảnh loang đầy vết máu tươi ẩn hiện trong đầu. Đó là tấm hình do đại sứ quán chụp được ngay ở hiện trường vụ án - Trên đường phố lỗ chỗ những mảnh thịt của người chết, đâu đâu cũng bao phủ một màu chiến tranh..
Bài viết đạt nhất của tôi đó là bài viết về cái chết Trương Nghệ.
Tấm hình trong tay bị nhàu đi, khiến khuôn mặt cô gái trở nên vô cùng hung tợn. Tôi lặng người! Trên nóc nhà bỗng nhiên vọng xuống tiếng động khá lớn, tiếp theo là tấm ngói bị vỡ rơi xuống, việc xảy ra đột ngột càng làm tăng thêm vẻ ghê rợn trong bóng tối đang dần bủa vây.
Đến cạnh cửa sổ, tôi ngạc nhiên phát hiện căn nhà tranh cổ quái đó, đang nằm cách ngôi nhà Vương Hâm không xa. Điều này khiến tôi cảm thấy bất an cực độ. Ngôi làng này hệt như mê cung trong bát trận đồ, còn trung tâm là căn nhà tranh. Dường như đi đến đâu cũng nằm trong tầm ngắm của ngôi nhà. Màn đêm đã thực sự chiếm lĩnh toàn vũ trụ. Ở trong căn nhà này, khiến người ta vô cùng bị ức chế, trong màn đêm, trông căn nhà giống như chiếc đầu lâu vĩ đại với đầu tóc bù xù dựng sừng sững trên mặt đất. Tuy cách ngôi nhà đó khá xa so với tầm mắt trong đêm nhưng tôi vẫn thấy được cánh cửa đang từ từ hé mở, trong nhà lấp loáng hai vệt sáng như hai con mắt đằng đằng sát khí.
Trời ơi! Tôi đóng cửa sổ lại, ngồi bên giường và cứ thấp thỏm bất an.
Cơn buồn ngủ ập đến, tôi chẳng thèm tắt đèn, cứ dựa vào chân giường thiếp đi, vừa chợp mắt, bên ngoài bỗng có tiếng cọt kẹt, hình như có ai đó đang mở cửa đi vào.
Lúc vừa vào nhà Vương Hâm, tôi thấy vật dụng trong nhà cũng tạm được, nhưng căn phòng này thì quá cũ, then cửa bằng gỗ kiểu này chỉ có ở riêng vùng này. Vương Hâm ra ra vào vào không cần cài then. Người xưa thường nói "Đêm không cài then, ngày đi đường không thèm nhặt của rơi" để hình dung cảnh thái bình thịnh trị, nhưng đối với ngôi làng hẻo lánh này thì đó là chuyện khó tin mang vẻ kỳ bí, nguy hiểm! Tôi đoán chắc hắn đã mang đồng nghiệp của tôi về, thế là tôi vùng dậy, đẩy cửa đi ra. Khoảng cách giữa hai cánh cửa trong nhà khá lớn, chỉ thấy bóng một người cụt đầu loáng qua. Tôi thấy quá bất an, vội dừng cánh tay đang thò ra mở then cửa lại.
- Có phải là cậu Hâm đó không? Nghe giọng nói của chính mình tôi mới phát hiện mình đang run.
Trả lời tôi là giọng người mang âm khí rất nặng. Tôi lùi lại từng bước, hai mắt cứ dán chặt vào khe hở ở cánh cửa. Vị khách đó không phải Vương Hâm, cũng không phải là đồng nghiệp của tôi, vì nếu là họ thì bất tất phải đứng ngoài cửa lâu như thế, không nói không rằng. Tiếng gõ cửa một hồi vang lên đanh như thép làm tôi không thể nào hình dung được đó là âm thanh gì, đầu óc bỗng rỗng tuếch không còn một ký ức nào cả.
Tiếng gõ cửa lại vang lên một hồi, nghe giống như tiếng đao búa, lưỡi lê chạm vào nhau. Tôi bất chợt nhận ra một điều là họ chỉ cách tôi một bức cửa, bỗng có một vật gì đó đang cạy cửa... Trong lúc căng thẳng tai tôi tự nhiên cực kỳ thính nhạy, thậm chí tôi còn nghe được cả tiếng rơi của những hạt bụi nhỏ trên cửa. Tôi run lên bần bật không thể khống chế được nữa và tuyệt vọng nhìn căn nhà kín mít, không có lối nào có thể trốn thoát.
Mắt tôi vẫn không rời khỏi khe hở nơi cửa, cứ tưởng tượng sẽ có một cái móng vuốt trắng hếu nào đó cạy cửa xông vào. Tôi đã nghĩ cách lấy chiếc bàn ngăn cánh cửa lại nhưng toàn thân run sợ không chút sức lực nào.
Trong lúc "dầu sôi lửa bỏng", di động bỗng đổ chuông báo hiệu tin nhắn. Tiếng điện thoại như hóa giải tình trạng đóng băng mạng sống của tôi và như được cứu rỗi, tôi vội thò tay vào túi lấy điện thoại ra đọc tin nhắn. Vừa mở hộp tin ra, hai đồng tử tôi như thu nhỏ lại, hơi thở và nhịp tim như dừng hẳn, khi thấy trong nội dung tin nhắn vẻn vẹn có vài chữ "Đào Tử, cô có đố kỵ tôi không?".
Tên của người gửi nhảy tọt vào mắt tôi, là Trương Nghệ đã chết, Trương Nghệ nhắn cho tôi. Không biết tiếng gõ cửa lúc nãy đã ngưng từ bao giờ, tôi trợn tròn mắt lên để quan sát căn phòng cho kỹ, hành động đã không còn được điều chỉnh bởi lý trí nữa. "Bình" một tiếng, tôi gục quỵ xuống nền nhà, vô tình tay tôi bấm nút xóa. Trương Nghệ đã chết, chiếc di động cũng mất tiêu trong cuộc chiến tranh Trung Đông cùng với thân xác cô. Tôi giữ lại số điện thoại của cô như một kỷ niệm về người bạn đồng nghiệp, nhưng tại sao người chết lại có thể nhắn tin cho tôi được?
Sự yên lặng đó đối với tôi dường như đã kéo dài hàng thế kỷ!
Đợi đến khi cơ thể đã hồi lại tôi mới đủ sức để đứng dậy. Ngoài khe cửa vẫn một màu đen kịt, tôi từ từ tiến đến cửa như thể bị ma xui quỷ khiến, đứng đối diện với cánh cửa, mắt hướng thẳng về phía khe hở nhìn ra ngoài. Ầm, tiếng cửa mở ra làm tôi choáng. Ngoài cửa là một thi thể trần truồng đầy máu đỏ như bị lột hết da va vào mắt tôi. Tôi nghe phảng phất một tiếng thét thất thanh, tiếng thét cất lên từ sâu thẳm sự kinh hoàng của tôi, vì lúc đó, tiếng thét đã không thể hoạt động đáp ứng nhu cầu nhanh chóng của đại não.
Một đôi mắt đỏ ngầu màu máu đối diện từ bên kia cửa đang nhìn tôi, thấp thoáng tôi trông thấy những mảng da loang lổ trắng đen bị vỡ ra từng mảng, cảnh tượng hãi hùng thương tâm không nỡ nhìn, nhưng trực giác mách bảo tôi rằng đó là Trương Nghệ. Đích thực là Trương Nghệ, nữ phóng viên bị bom nổ nát người.
Lát sau, cánh cửa tự động mở ra. Hình như bên ngoài có bàn tay vô hình nào đang cố sức chìa vào trong khe hở để mở cửa.
Nó như muốn thúc giục tôi phải trả lời tin trong điện thoại, "bùm" một tiếng, lại một tiếng mở cửa nữa, khung cửa gỗ như đang rên siết, không thể chống đỡ được nữa.
Lát sau, cánh cửa tự động mở ra. Hình như bên ngoài có bàn tay vô hình nào đang cố sức chìa vào trong khe hở để mở cửa.
Nó như muốn thúc giục tôi phải trả lời tin trong điện thoại, "bùm" một tiếng, lại một tiếng mở cửa nữa, khung cửa gỗ như đang rên siết, không thể chống đỡ được nữa.
"Đúng vậy, tôi rất ghen ghét đố kỵ với cô, tôi hận cô, âm thanh hỗn tạp khiến người ta phát điên, tôi vò đầu bứt tóc nói lớn: "Tôi đố kỵ với cô vì cô đã đi Trung Đông, cô đã được tiếp xúc và đăng tải tin tức của mình, chiến tranh là cái gì? Có quân đội vũ trang bảo vệ, phóng viên làm sao gặp nguy hiểm được? Nhưng cô lại bỏ xác nơi xứ người thật là trớ trêu!"
Bỗng nhiên, tất cả âm thanh bên ngoài đều ngừng hẳn. Từng mạch máu trên người tôi đều căng thẳng đến cực điểm, không thể chịu đựng được nữa, tôi ngã gục xuống đất. Tỉnh dậy thì trời đã tờ mờ sáng. Vương Hâm và Quân Mỹ đều đang ở bên tôi, tôi vội vàng ngồi dậy, phát hiện mình vẫn đang nằm trên giường.
"Khi tôi đưa đồng nghiệp của cô về, gõ cửa mãi chẳng thấy cô lên tiếng, sau vào được tôi thấy cô bị ngất nằm lăn ra giữa nền nhà". Vương Hâm vừa kể lại vừa pha một cốc nước đưa cho tôi.
Cảnh tượng trước cơn bất tỉnh vẫn rõ mồn một trong tâm trí, tôi đưa đôi tay vẫn lạnh băng đỡ lấy cốc trà. Ngẩng đầu nhìn Quân Mỹ, thấy hai mắt cô tỏ ra đang chằm chằm nhìn tôi hình như có điều gì đó cô không đồng ý với tôi. Thoạt nhiên tôi không để tâm đến sự bất đồng giữa hai đứa, đưa mắt hỏi cô ta có bị bọn họ đánh đập gì không.
"Yên tâm đi, cô ta không sao đâu", Vương Hâm nói xong rồi bỏ ra ngoài.
- Này cậu Hâm, tôi gọi hắn lại: "Căn phòng này không được sạch sẽ?", ngụ ý trong câu nói, không cần giải thích cũng đủ hiểu.
Vương Hâm quay đầu lại không trả lời mà còn hỏi: "Thế cô đã gặp những ai trong đó nào?".
Câu hỏi của hắn làm tôi cứng hết cả cổ họng, tôi thật chẳng làm sao để nói được một cách rành mạch mối quan hệ giữa tôi và Trương Nghệ, chúng tôi đã từng đối địch nhau trong tình thân thiết bạn bè.
- "Thái độ trầm tĩnh của cô khiến tôi rất khâm phục." Vương Hâm nói: "Nhưng cô thử tự hỏi lại lòng mình đi, nó nhơ bẩn ở điểm nào?".
Hắn vừa nói vừa đưa tay chỉ vào tim tôi, tôi giật bắn cả người, chuyển sang đề tài khác, nói: "Đa tạ cậu đã quá khen, là một phóng viên chuyên nghiệp phải luôn luôn giữ sự trầm tĩnh của mình"
Hắn cười ngất với cái vẻ cao ngạo và không tin tưởng đó là câu nói xuất phát từ đáy lòng tôi, dường như hắn đã nhìn ra điều gì đó, rồi im lặng đi ra khỏi phòng. Làm thế nào để cứu được bạn đồng nghiệp của tôi trong tay bọn man rợ, không thể dùng lý lẽ để thuyết phục, quả là hắn không đơn giản tí nào. Hơn nữa hình như hắn đang giấu một sự thực nào đó, đơn cử như sự thực về thực trạng của ngôi làng này.
Trong phòng, tôi và Quân Mỹ ngồi đối diện nhau, trừ chiếc áo ngoài không cánh mà bay ra thì áo quần trên người cô vẫn khá tươm tất, nhưng cô ta cứ thừ người ra không nói lời nào, giống như bị kích thích. Tôi thử kéo tay không ngờ cô ta lại nhanh hơn chộp lấy tay tôi kéo lại, đôi mắt tỏ ra rất đáng sợ, giống như bị ma nhập, muốn nuốt chửng lấy tôi.
- Đồ cặn bã, chị cho rằng mình là một phóng viên nghĩa hiệp sao, Ban Tin tức cơ động giờ chị đã nắm được toàn quyền sao?
Tuy sớm biết cô ta không phục tôi, nhưng nghe mấy lời vừa rồi, quả thực tôi đau lòng không chịu được. Nhưng, như tôi đã nói, tôi là người rất bình tĩnh khi gặp chuyện bất trắc, nên dù nghe lời nói vừa rồi của đồng nghiệp tôi vẫn bình tĩnh đáp: "Vậy cô có đố kỵ với tôi không?".
Vừa dứt lời tôi mới chợt nghĩ ra, đây chẳng lẽ không phải là nội dung của tin nhắn do người chết gửi đến cho tôi sao? Tôi sờ sờ vào máy di động một cách máy móc, mở tin nhắn ra mới biết tôi đã xoá tin nhắn đó trong khi kinh sợ tột độ. Câu hỏi đó của tôi làm Quân Mỹ nổi giận, cô ta gắt giọng thô tháp như muốn cho tôi cái tát.
Kết bè kết phái đấu đá bêu nhọ nhau là việc như cơm bữa ở bất kỳ công ty, cơ quan nào. Toà báo chúng tôi cũng không ngoại lệ. Một cái thông báo sai lệch thời gian với rắp tâm đầy nham hiểm làm tôi để lỡ cuộc phỏng vấn quan trọng đến nỗi làm ông tổng biên tập rất thất vọng, người thông báo nhầm đó chính là Quân Mỹ chứ không ai khác. Trong phòng biên tập tôi đã mang di động ra để chứng minh cho mọi người biết cô ta đã gửi tin nhắn sai thời gian nhưng trong toàn bộ phòng biên tập chỉ có tôi không biết số điện thoại của Quân Mỹ đã bị mất từ tuần trước, thế là đối tượng hiềm nghi lấy cắp điện thoại của Quân Mỹ hóa ra là tôi! Vu oan cho người bị hại là tội lớn!
Tổng biên tập không nói gì, nhưng không khí giờ đã thay đổi, cái không khí ngột ngạt của toà soạn làm tôi chết ngạt, tôi chủ động yêu cầu tham gia cuộc phỏng vấn "Những ngôi làng chưa được biết đến". Đó là một chuyên đề nhỏ nhưng nhờ thế nó khiến tôi tránh được ánh mắt nghi ngờ của mọi người.
Sự an bài của ông tổng biên tập quả không ai đoán trước được, ông ta đã để tôi và Quân Mỹ đi công tác cùng nhau. Với ngầm ý ban đầu của ông là để chúng tôi giúp đỡ lẫn nhau trong hoàn cảnh khó khăn, để hoá giải thù hận trong lòng nhau. Những người hơi có tuổi thường suy nghĩ ngây thơ. Tôi bắt đầu nhớ Trương Nghệ đã chết, cô ta mãi mãi phối hợp ăn ý với tôi.
Viết bài, chụp ảnh, ai trong hai chúng tôi cũng đều làm được, nhưng những tháng ngày tươi đẹp đó đã xa khuất tầm tay, không bao giờ trở lại nữa
Phần 3
Hơn một nửa đêm trải qua bao nhiêu hãi hùng khiếp sợ, hôm sau tỉnh dậy, tinh thần tôi đã không tỉnh táo như trước, viết một hồi mà vẫn chẳng lần ra cái khung phỏng vấn. Trong đầu đầy những mớ hỗn loạn, thế nhưng Quân Mỹ là người phụ tá lại chẳng thèm giúp gì cho tôi. Kể từ sau khi trở về, ngoài mấy câu châm chọc khiến tôi phải nuốt hận, cô ta chẳng nói thêm được một lời nào. Đã mấy lần, khi cô ta đứng sau lưng tôi, với bản năng tự vệ tôi cảm thấy cô ta đang nhìn tôi với ánh mắt đầy căm hận oán độc, thấu vào tâm linh hồn tôi.
Nằm ngủ trong phòng suốt một buổi trưa, tôi phát hiện thấy Vương Hâm không có nhà, sự mập mờ kín đáo kỳ bí của hắn là điểm mở đầu quan trọng trong cuộc phỏng vấn lần này. Lòng tôi rối như tơ vò nhưng Quân Mỹ lại thản nhiên vô sự ngồi chễm chệ giữa nhà khách, chẳng nói chẳng rằng hệt như một pho tượng phỗng.
"Nhìn cái này này" - Cô ta đột nhiên ném lại cho tôi xem một vật màu đen.
Tôi cầm lấy xem, đó là một cuốn sách đen ngòm, đóng gáy cứng cẩn thận, giấy có vẻ cũ kỹ, chắc cũng đã dùng rất lâu rồi! Sau khi tôi đảo mắt xem xong dòng chữ đầu tiên trong đó, liền hỏi: "Sao cô lại tùy tiện xem nhật ký công tác của người khác thế? Đây là hành động xâm phạm đời tư, cô biết không?".
Nghiệp vụ phỏng vấn nhiều khi phải có những mánh khoé không hợp nguyên tắc đạo đức. Xưa nay tôi không chủ trương dùng những thủ đoạn như thế, sau đó mấy giây tôi thấy hối hận. Bởi vì nội dung trong cuốn sổ đó giúp ích rất nhiều cho việc tìm hiểu ngôi làng này.
Xem bút tích đơn giản trong sáng viết bằng bút máy trong cuốn nhật ký của Phi Vũ tôi đoán chắc cậu ấy là một bác sĩ. Nhìn lại lạc khoản ghi ngày tháng thì cuốn nhật ký này đã được viết cách đây hơn mười năm.
"Rất có thể đây là cuốn nhật ký công tác của một bác sĩ đến ngôi làng này chữa trị cho người dân trong một trận đại dịch mười năm trước" Quân Mỹ vừa lật chiếc đồng hồ bằng thạch anh lên vừa nói nhỏ như thế.
Nhìn kỹ khuôn mặt cô, tôi thấy cô đã gầy rộc đi chỉ sau một đêm hú hồn kinh hãi. Hai gò má nhô lên thật cao, đôi mắt hõm sâu xuống, trông hơi sợ. Tôi tạm gác không xem cuốn nhật ký nữa hỏi: "Tối hôm ấy cô bị dân địa phương dẫn đi đâu? Có bị thương tích gì không?".
- Biết rõ rồi còn hỏi, Quân Mỹ xì một tiếng rồi nói: "Chị xem cuốn nhật ký nhanh lên, kết thúc nhanh cuộc phỏng vấn này đi, tôi không muốn ở thêm một ngày nào nữa trong cái thôn chết tiệt quỷ quái này".
Tôi cũng thầm nghĩ thế nhưng ngoài mặt tỏ ra không bằng lòng. Đi vào ngôi làng quỷ quái này, bất kỳ ai cũng muốn trốn xa càng nhanh càng tốt. Tôi cúi đầu, cặm cụi nghiêm túc đọc một lượt cuốn nhật ký kia.
Ngày 12 tháng 5 năm 1996, âm lịch.
Thôn Đỗ, khí hậu ẩm thấp, có hơn nghìn nhân khẩu. Trong đó đã có hơn một trăm người mắc bệnh, tám người đã chết. Triệu chứng bệnh là toàn thân nổi mẩn đỏ, giống như hạt đậu xanh, sốt cao không khỏi. Nếu dùng thuốc kháng sinh hiệu quả rất kém.
Ngày 15 tháng 5 năm 1996, tiết tiểu vũ.
Bệnh dịch chưa biết nguyên nhân, nó làm tê liệt hệ thống miễn dịch, nếu trị liệu theo biện pháp thông thường thì bệnh không thấy thuyên giảm chút nào. Nay đã có thêm hai người chết. Dân tình trong làng kích động hoảng loạn, họ muốn xông vào các trạm phòng dịch đập phá.
Ngày 20 tháng 5 năm 1996, trời nắng.
Đi khắp trong thôn phỏng vấn, khảo sát thực tế. Địa thế ngôi làng này khá cao, dưới có nước, nên nghi rằng vi khuẩn gây bệnh từ trên cao đổ xuống nguồn nước, rồi dân trong làng dùng nước có mầm bệnh đó. Đã mang mẫu nước lên cấp trên xét nghiệm.
Ngày 23 tháng 5 năm 1996, trời mưa.
Người báo cáo bị đuổi trở về làng. Hai ngày nay số người chết tăng vọt. Dân làng xông vào đập phá trạm phòng dịch. Bệnh tình và tình hình trong thôn không còn cách nào có thể cứu vãn.
Cuốn nhật ký chỉ viết cách nhau mấy hôm một về tình hình trong làng, tôi tỉ mỉ lật xem từng trang, từng dòng chữ đã bị bụi mờ, chỉ có đôi dòng cho tình hình thay đổi mỗi ngày nhưng qua đó chúng ta cũng đủ bằng cứ để thấy rằng, tình hình trong làng này diễn biến vô cùng phức tạp. Đây là một ngôi làng từng bị giặc giày xéo. Xem những dòng chữ được ghi chép cẩn thận trong cuốn nhật ký tôi đoán đó là một bác sĩ trẻ xuất sắc.
Nói vị bác sĩ đó xuất sắc là vì anh ta đã ghi rõ từng chi tiết thay đổi của bệnh tình và tình hình tâm lý dân chúng trong làng, những điểm như anh ta muốn trị bệnh và đề xuất phương pháp hữu hiệu thì đều bị các đồng nghiệp, cấp trên ngăn cản, tôi chỉ đoán mò thế thôi. Cuốn nhật ký đã ghi lại tình hình diễn ra trong một tháng tại thôn này. Câu chữ trong cuốn nhật ký cho chúng tôi biết anh ấy là người cẩn thận, nhưng sau đó không thấy viết thêm gì cả, anh ta đột ngột kết thúc cuốn nhật ký, cuối cùng anh cũng chẳng cho nhận xét gì về việc điều tra nguồn nước.
- Phải chăng đây là nhật ký của Vương Hâm? - Quân Mỹ hỏi.
- Không thể nào, - tôi phủ định ngay lập tức. Với tuổi tác của hắn, thì dù hắn là bác sĩ thực thì cũng không thể tốt nghiệp rồi đi công tác từ năm 1996 được.
Suốt buổi chiều cả tôi và Quân Mỹ đều ngồi trong phòng chờ Vương Hâm. Mãi đến lúc nhá nhem tối hắn mới về, tôi lập tức mang cuốn nhật ký đến hỏi hắn. Không ngờ hắn vừa trông thấy cuốn nhật ký thì sa sầm mặt lại, giận dữ nói: "Ai cho phép cô sờ mó lung tung vào đồ dùng của tôi? Chẳng có chút lịch sự nào cả!".
Tôi lặng thinh không biết nói sao, mãi một lúc sau tôi mới biện bạch: "Thiếu lễ độ à, cậu biết rõ ràng là trong làng này kỳ quái, nhưng điều gì cậu cũng giấu bặt không muốn tiết lộ, còn nói đến lịch sự với trách nhiệm gì với tôi chứ?".
- Các cô cút đi mau. - Hắn đưa tay giật lấy cuốn nhật ký, quát tháo: "Các cô quả thực không nên đến đây, nhanh cút đi đi, về chỗ các cô mà làm việc tiếp đi".
Màu trời nhạt dần, màn đêm đang dần buông, cả nét mặt của tôi và hắn cùng chìm dần trong đêm tối. Tôi đi đến gần cửa sổ, quay lưng lại nói: "Tôi có quyền phỏng vấn ở ngôi làng này, người ở đây lạ thật thích ngọt ngào không thích...
Trong lúc hắn giận dữ phát cuồng toan lao đến tóm lấy tôi, bỗng một tia chớp sáng loè từ ngoài cửa sổ rọi làm cả tôi và hắn đều thấy đau nhói ở cả hai tay, ánh sáng làm nhoà cả mắt tôi và hắn nữa. Đấy là tia chớp phát ra từ phía cửa sổ ngôi nhà tranh đằng kia, có người đang ẩn nấp trong ngôi nhà u ám quái dị đó.
- Ngay cả người trong làng cũng không ai dám vào trong căn nhà đó, còn đồng nghiệp của cô... Tên Vương Hâm lấy lại bình tĩnh, quát tôi.
Tôi bỗng rùng mình, phát hiện Quân Mỹ đã không còn trong phòng, vừa rồi khi tranh chấp với tên Vương Hâm, cô ta không nói gì, cũng chẳng thèm đi ra.
- Cô ta đã đi đến ngôi nhà tranh đó rồi! Cô ta lại bị ngôi nhà đó hấp dẫn không thể không đi. - Một lúc sau, tôi nói với giọng run run. Ý nghĩ vừa rồi lại lóe lên trong tâm trí tôi, Quân Mỹ không phải tự nguyện đi đến căn nhà đó, mà là một sức mạnh vô hình khiến cô làm vậy, chính bản thân cô ấy tự cảm thấy không thể không đi.
Thoáng sau, cả tôi cùng Vương Hâm đều chạy ra khỏi nhà hướng về phía ngôi nhà tranh mà chạy tháo mạng. Dưới ánh trời chiều, ngôi nhà như sừng sững trước mắt chúng tôi, ráng chiều đỏ ối như ánh lửa, cả ngôi nhà giờ trông hệt như chiếc đầu lâu với mái tóc loà xoà sắp lìa khỏi lưỡi kiếm của đao phủ, giờ đây, cả vùng trời đỏ như màu máu tươi. Càng đến gần ngôi nhà, cái không khí lạnh lùng toát ra từ đó càng mạnh, một cái lạnh linh hồn khó tả. Tôi lao thẳng về phía ngôi nhà, da tôi rợn lên như gặp phải mưa đá.
Trong lúc tôi và Vương Hâm chạy đến, mấy đám người trong làng cũng chạy theo con đường khác, dáng vẻ họ ai nấy đều vô cùng hoảng hốt lo lắng, ánh mắt ai cũng tỏ ra kinh hãi, cứ đăm đăm nhìn vào ngôi nhà nhưng không ai trong họ dám tiến vào. Rốt cục không biết sức mạnh nào đã hút họ đến rồi sức mạnh nào đã khiến họ không dám đi vào nhà?
Tôi thấy có một cô gái trong đám họ vô cùng kích động, nhoáng một cái, cô đã thoát khỏi vòng vây, rồi lao thẳng vào ngôi nhà ghê rợn kia. Nói thì lâu, chứ tất cả động tác ấy xảy ra nhanh vô cùng, nhanh đến nỗi không ai kịp phản ứng. Tiếp theo, một tiếng thét kinh hoàng phát ra từ trong ngôi nhà!
Tôi không nhớ rõ thần trí mình lúc ấy thế nào nữa, những người vào trong ngôi nhà ấy, cứ bước qua ngưỡng cửa chưa được bao lâu thì bộ nhớ của não như được tẩy sạch. Trong hơi thở hoảng loạn tôi trợn trừng hai mắt nhìn một màn máu tanh hôi trước mắt, người con gái lao vào nhà lúc nãy hình như trên tay đang ôm chiếc đầu lâu của người con gái khác và cô ta thét lên.
Sở dĩ tôi đoán biết đó là chiếc đầu lâu vì người chết đó không toàn thây, khuôn mặt loang lổ vết máu, giống như cô ta chết vì bị những khúc cây đâm thủng, khuôn mặt, con mắt bị lồi ra ngoài cũng chứa đầy khiếp sợ. Trên mặt đất, đây đó hãy còn những khúc gãy của tay chân nằm ngổn ngang, tôi nhìn cảnh hãi hùng trước mắt bỗng thấy buồn nôn, đấy quả là một người chết đầy khủng khiếp.
Tôi thoáng phát hiện trong xó nhà còn có người ngồi nữa, khi tôi đến gần, người đó bỗng nhảy chồm dậy, nhanh như chớp đưa tay tóm lấy cổ tôi bảo: "Tên họ Đào kia, mày muốn hãm hại tao, đừng hòng trốn thoát, hôm nay tao phải phanh thây mày ra mới được". Trong cơn hoảng loạn tôi nhìn thoáng qua mới biết đó là Quân Mỹ, trong ánh mắt loé lên sự oán hận tột cùng, ngón tay như quỷ dữ, xỉa ngay vào da thịt tôi.
- Ối, - tôi không còn sức để vùng vẫy nữa, miệng cũng nói không thành tiếng.
"Bình", sau cú đấm nặng ký, Quân Mỹ ngã xuống, tên Vương Hâm lại xuất hiện trước mặt tôi.
- Cô ấy bị lòng thù hận và đố kỵ ăn mòn cả thể xác và linh hồn, không thể ở lại ngôi làng này được nữa. - Nói xong, Vương Hâm ôm thi thể Quân Mỹ dậy rồi đuổi cả tôi và cô gái ôm người chết đó ra khỏi nhà.
Vừa ra khỏi cửa lập tức chúng tôi bị người dân trong làng la ó. Thậm chí họ chuẩn bị cả quan tài, dường như họ đã sớm biết sẽ có người chết. Nhưng điều làm tôi không thể hiểu được là tại sao dân trong làng này lại ghét cô gái ôm cái đầu người chết đến thế. Mấy người già trong làng chửi bới, xông lên đánh cô ta.
Vương Hâm không nhịn được trước cảnh đó, quát lớn: "Được rồi, chẳng lẽ các người hận vì người nhà mình chết, chỉ riêng mỗi nó sống sót sao?".
Lời hắn vừa dứt, dân trong làng liền ngừng tay, họ sợ nhất là hai chữ đố kỵ trong câu nói của Vương Hâm.
Dân làng lượm nhặt thi thể bừa bãi đó đây đặt vào quan tài rồi mang đi, chẳng ai thèm ngó ngàng gì đến cô gái đang ôm mặt khóc kia cả. Vương Hâm khuyên tôi cùng về với hắn. Tôi lắc đầu tỏ ra không đồng ý, tôi cho hắn biết tôi muốn ở lại cùng cô gái cô độc tội nghiệp kia, linh cảm rằng cô ta sẽ cho tôi hiểu hơn ngọn nguồn sự việc.
Thấy tôi một mực không chịu đi, Vương Hâm đành phải mang Quân Mỹ về trước. Khi hắn xoay người chạy đi, tôi còn nghe thấy hắn thở dài mấy tiếng.
Xung quanh bỗng lặng ngắt như tờ, thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng khóc nấc nghẹn ngào của cô gái. Tôi đến bên, không nói lời nào, đưa một chiếc khăn giấy cho cô. Cô gái nhìn tôi vẻ đầy sợ hãi, tôi lau nước mắt trộn lẫn mồ hôi trên mặt cô, khẽ nói: "Đừng sợ, để tôi giúp cô".
Đây là lần đầu tiên có sự giao lưu giữa hai tâm hồn! Cả tôi và cô ấy nhìn nhau một hồi lâu, không ai nói gì. Sự im lặng bỗng bị phá vỡ bởi tiếng thở dài của cô gái, cuối cùng thì cô ấy cũng đã lên tiếng.
- Người chết là cô em chồng tôi, chính tôi đã hại cô ấy...
Nói xong dường như tất cả niềm cay đắng trong lòng cô đã tìm được lối thoát. Nói chuyện với nhau tôi mới biết tên cô ấy. Cô ấy là Lý Văn, đến thôn này chẳng bao lâu thì chồng chết vì đột tử, người nhà chồng cứ mê tín cho rằng cô ta có tướng khắc phu, trong nỗi đau mất con, toàn bộ niềm căm giận của họ đều trút lên trên đầu cô con dâu tội nghiệp này.
Lý Văn nhẫn nhục gánh chịu, gánh nặng trên hai vai, là một cô gái trẻ tính tình hiền hậu, trong làng không ít chàng trai mến cô, trong đó có người trong mộng của cô em chồng cũng thích cô.
- Quả thực tôi chưa bao giờ có chút tình ý hay biểu hiện gì đối với người con trai mà cô ấy thích, nhưng cô ta nhất định chẳng tin tôi.
Lý Văn ôm mặt khóc nức nở hồi lâu mới thốt lên trong nghẹn ngào: "Tôi đau khổ muôn phần, ba hôm trước, cô ta mắng tôi đã theo cậu ấy, lúc đó tôi thấy sợ bởi vì tôi chưa từng như thế. Người trong làng đồn nhau rằng, hễ căm hận người nào thì sẽ có loại lệ quỷ biến thành người mà mình căm hận để hại chết mình".
Lời vừa dứt, tôi bỗng thấy có gì đó bất an, nghĩ kỹ lại xem, hôm đầu tiên khi Quân Mỹ được mang về, sự khạc nhổ kỳ quái và sự mắng chửi luôn mồm của cô ta, bảo rằng tôi hãm hại cô ta, chẳng lẽ đã nhìn thấy ảo ảnh của tôi?
Hồn quỷ của Trương Nghệ chính mắt tôi trông thấy là điều đã chứng thực lời nói của cô gái kia là đúng, có lẽ đó không phải là Trương Nghệ, mà là hồn quỷ đang ẩn nấp trong ngôi làng này.
"Lý Văn". Tôi lấy thuốc lá ra, nhưng các ngón tay cứng khựng lại, quẹt mấy cái mới châm được thuốc, tôi khẽ hỏi: "Cô có thể kể cho tôi nghe tỉ mỉ về những truyền thuyết trong làng này không?".
Lý Văn nhắm nghiền hai mắt lại, dường như cô đang hồi tưởng về một ký ức không nên nhắc tới. Mãi một lúc sau, cô ta than: "Thôn Đỗ này cách đây mười năm có một trận đại dịch, người chết vô số. Trạm phòng dịch cũng không thể nào phòng trị được, sợ lây phải dịch này, các thầy thuốc, bác sĩ cũng đã bỏ đi khỏi làng".
Tôi lặng người nghe kể, thỉnh thoảng nhả từng luồng khói xanh xoắn tít, rồi nghe cô ta kể tiếp.
- Người trong trạm phòng dịch lần lượt bỏ đi, những người chưa bị bệnh trong làng rất căm phẫn các bác sĩ bỏ đi ấy, họ phát hiện có một bác sĩ chưa kịp bỏ trốn, thế là ngọn lửa oán hờn của toàn dân trong làng đã trút lên vị bác sĩ này, nghe đồn là vị bác sĩ đó đã bị đánh đập dã man đến chết". Kể đến đây, Lý Văn rùng mình, run run nói: "Chính là trong ngôi nhà tranh đó".
Tất cả mọi mắt xích đã kết thành một sợi xích lớn trong tâm trí tôi. Nhớ lại khi mới vào làng, tôi có nghe tiếng kêu thất thanh phát ra trong ngôi nhà đó, lại cứ ngỡ là của Quân Mỹ. Nhưng giờ thì tôi đã hiểu, đó là tiếng gào thét của quỷ dữ. Quả thực tiếng thét đó đã xuyên thủng tâm can tôi, thọc thẳng vào tâm hồn tôi. Dường như nó đang bảo cho mọi người biết nỗi oan không giãi bày được cùng ai.
- Sau đó thì sao? Các bác sĩ trong trạm phòng dịch đã đi, vậy trận đại dịch đó làm thế nào mà khống chế được? - Tôi vừa hỏi vừa dập tắt điếu thuốc.
- Khi mọi người trong làng giết vị bác sĩ cuối cùng ấy ai cũng nghĩ rằng chỉ còn chờ chết vì đại dịch vẫn tiếp tục lan truyền, không ngờ rằng, sau khi giết vị bác sĩ kia thì đại dịch tự nhiên được dập tắt.
Cô gái im lặng một lát rồi kể tiếp: "Các cụ già trong làng nghĩ rằng, ác quỷ không muốn mọi người chết một cách dễ dàng như thế, nó muốn báo thù, nó muốn giày vò người trong làng. Kết quả là người tiếp theo bị chết là hai chị em.
Đó là hai chị em bằng mặt mà không bằng lòng, từ nhỏ đã thích so đo tính toán với nhau, chống đối nhau như nước với lửa. Tối hôm đó, hai chị em chúng gây gổ, trong cơn tức giận, người chị đã đến ở nhà người bạn. Người em ở nhà một mình, bỗng thấy chị mình quay trở lại, đứng ngoài cửa sổ, đôi mắt hung ác. Người em lập tức xông ra cãi lý với chị. Sau đó, cả hai chị em mất tông mất tích một cách thần bí.
Khi cha mẹ chúng biết chuyện, thức đến khuya cũng chẳng thấy hai chị em trở lại, liền chạy đến nhà đứa bạn của người chị tìm. Không ngờ người nhà kia nói, người em cứ đến gây hấn, trêu tức, nên cô chị đã ra tính sổ với cô em.
Thế là cả hai chị em đã biến mất một cách kỳ bí!
Hơn một nửa số người trong làng đều đổ đi tìm giúp họ nhưng chẳng thấy tăm hơi của hai chị em. Mãi đến nửa tháng sau, mùi thối hừng hực cứ bốc ra từ ngôi nhà mà vị bác sĩ kia đã chết. Lúc đó, người trong làng rất sợ, họ biết rằng đã giết nhầm vị bác sĩ, ông ta chết oan quá nên linh hồn không siêu thoát được, cứ lởn vởn trong làng, không chịu đi.
Khi mọi người cùng vào ngôi nhà đó, tiếng kêu hãi thất thanh của hai chị em cứ hết người này thét lên chỗ này lại tiếp tiếng thét người kia cất lên ở nơi khác. Hai chị em mất tích đã được tìm ra, nhưng bây giờ họ chỉ còn là hai cái xác lạnh cóng, thối rữa. Cả hai chị em chết trong tư thế nửa ngồi nửa quỳ, hai tay ôm lấy chiếc cọc nhọn đâm thủng ngực của nhau, nội tạng lồi hết ra ngoài.
Dân trong làng không ai tin là hai chị em họ đã đâm nhau, bởi vì khi quan sát vết đâm trên người của hai thi thể, thấy ở mỗi bên đều có những vết thương chí mạng, không ai có thể tin rằng, một người sau khi bị đâm lòi thận ra ngoài lại có thể đâm thủng quả tim của người kia rồi treo trên cọc gỗ được. Trừ phi có một sức mạnh nào đó xui khiến họ, điều khiển hai cái người chết ấy đâm nhau!
Từ đó trở đi, năm nào trong làng cũng xảy ra án mạng, mà người nào cũng chết thảm trong căn nhà tranh đó. Hơn nữa tất cả người chết đều có một điểm chung là cả hai đều hận nhau đến xương tuỷ."
Cái chết của cô em chồng, khiến Lý Văn cảm thấy rất áy náy trong lòng. Đối với một người đố kỵ với mình bị chết mà cô ta lại có thái độ khoan dung, tự thấy áy náy trong lòng, điều này quả đã làm tôi cảm động. Tôi không ngừng động viên an ủi cô.
Màn đêm đen kịt, tối đến nỗi khiến người ta có cái cảm giác ngạt thở. Cô gái cuối cùng cũng phấn chấn trở lại, quyết định trở về nhà để đối diện với những gì đang chờ mình. Tôi đưa mắt nhìn cô ra đi đến khi khuất dạng, còn mình cứ ở lại ngồi thừ ra đấy, một mình đối diện với căn nhà đầy oán hận kia. Trong căn nhà hung ác đó, đầy rẫy những linh hồn lay lắt, phiêu dạt, không đầu thai được. Trung tâm của nó là cái chết oan uổng của ông bác sĩ mười năm trước.
Tôi từng đọc các tạp chí quái dị, trong đó cho rằng người bình thường có thể nhìn thấy các vong hồn ở thế giới bên kia nhờ sự trung gian của năng lực thứ ba, như quay phim chụp hình chẳng hạn. Tin đó mang lại cho tôi một linh cảm, tôi lấy máy ảnh ra, điều chỉnh, ống kính hướng về phía ngôi nhà tranh kia.
Tôi từng bước đến gần ngôi nhà, trên cánh cửa mục nát lộ ra kẽ hở, kẽ hở đó như cánh cửa địa ngục được hé mở. Bỗng nhiên, trên màn hình máy ảnh thoắt ẩn thoắt hiện một hình bóng quen quen.
Trong khoảnh khắc chạm phải ánh mắt với người trong màn hình, suýt nữa tôi đánh rơi chiếc máy ảnh đang cầm chặt trong tay, trên màn hình máy ảnh khuôn mặt Trương Nghệ hiện ra ngày càng rõ, ngày càng gần. Lập tức tôi không nhìn vào máy ảnh nữa mà nhìn thẳng vào trong ngôi nhà, nơi Trương Nghệ xuất hiện, thì chẳng thấy ai cả.
Đưa máy ảnh lên, tôi hướng ống kính nhắm chính xác vào khuôn măt đầy thù hận của Trương Nghệ, lại một lần nữa xuất hiện trước ống kính tôi. Đợi chờ tôi có lẽ là cái chết đã được định sẵn, nhưng tôi vẫn kiên định tin rằng, hình ảnh trên chiếc máy nhất định không phải là Trương Nghệ.
Dù tôi đố kỵ, hận cô ta, nhưng đồng thời tôi cũng mến phục cô. Đấy là một thứ tình cảm đan xen giữa tình yêu, tình bạn và hận thù, đố kỵ phức tạp, chúng cứ giằng co nhau không bên nào hơn bên nào.
Tôi không còn đường rút lui! Hít một hơi thật sâu, tôi đẩy cửa bước vào với tư thế đầy nghị lực. Tay vừa chạm vào cánh cửa, bỗng một luồng hơi lạnh âm thầm thấm vào tận xương. Trong nhà tối om, xoè tay không thấy năm ngón, ánh sáng yếu ớt toả ra từ màn hình điện thoại nhập nhoè như bóng quỷ. Tại sao lại phải nhìn ngôi nhà này thông qua ống kính, động cơ thúc đẩy tôi làm như thế ngay cả bản thân tôi nghĩ đến cũng phải rợn gai ốc. Tôi đang tìm một bầy vong linh - một bầy vong linh đằng đằng sát khí.
"Tách, tách."
Trên xà nhà phía sau lưng bỗng nghe tiếng bước chân, màn không khí khủng bố lại buông xuống phủ kín đầu óc tôi. Chạy trốn là bản năng tự vệ khi gặp nguy hiểm, tôi không dám quay đầu lại, vẫn cứ xoay ống kính về phía trước. Nhưng hình ảnh chiếc điện thoại soi ngược lại sau lưng làm tôi lạnh toát mồ hôi, nỗi kinh hoàng khiến tôi có thể gục quỵ bất cứ lúc nào.
Đó là một bộ đồng phục vấy đầy máu đang treo lơ lửng trên xà nhà, nó còn đi song song với mặt đất. Hình ảnh trong màn hình điện thoại bất chợt nhảy vào chiếc áo đang treo lơ lửng đó. Trên áo còn treo thẻ phóng viên vấy đầy thịt nát còn tươi màu đỏ - đó là phóng viên đặc phái Trương Nghệ.
Hai chân không đủ sức để đứng nữa, tôi gục quỵ ngay xuống đất. Một niềm tuyệt vọng đang xâm chiếm tâm hồn tôi, mắt không dám nhìn cảnh tượng trước mắt nhưng não tôi chỉ thị phải nhìn không được rời màn hình điện thoại một giây nào.
Những chuyện không thể nào bàn luận được cứ thế diễn ra, bộ đồng phục vẫn đang hiển hiện sau lưng tôi. Thực ra mà nói, đó là một thi thể đang ngoi ngóp hơi tàn trong bộ đồng phục của nhà báo. Chiếc đầu lâu từ từ mọc lên trên cái cổ áo đồng phục loang đầy máu, chiếc đầu lâu của một cô gái. Cô ta đang từ từ ngẩng đầu lên, ống kính như ma làm cứ tiến đến ngày càng gần hơn, phóng to khuôn mặt đó lên.
Đó là một khuôn mặt không thành hình, nó nám sạm đi như bị rán qua, không phân biệt được đâu là mắt mũi nữa, cả xương mặt và đôi mắt cũng bị lồi ra ngoài. Đây là khuôn mặt của Trương Nghệ sau khi chết ư? Tôi không dám tin, chỉ ôm mặt khóc.
Quái vật nửa người nửa ma ấy tiến lại gần tôi. Tôi đứng như trời trồng, bây giờ điều duy nhất tôi có thể làm là run. Trên màn hình vẫn tiếp tục lộ ra hai cánh tay chỉ còn xương trắng hếu lỗ chỗ màu máu tươi ngày càng dài ra. Tất cả chỉ cách sau lưng tôi khoảng một thước. Tôi không làm sao nhắm mắt lại được, cứ trân trân nhìn hai cánh tay bằng xương đang thò đến gần. Muốn nhúc nhích hay làm gì đó nhưng lực bất tòng tâm. Trong khoảnh khắc sắp vỡ tan lồng ngực đó, bỗng có tiếng người ngoài cửa vọng vào: "Anh! Anh tha cho cô ấy đi!".
Cũng trong chiếc màn hình điện thoại, phản chiếu một hình dáng thân thuộc đang từ từ tiến vào ngôi nhà tranh kia. Tôi thấy mắt Vương Hâm đỏ ngầu, hô lớn: "Anh! Thôi được rồi, chuyện đã qua rồi mà! Sao anh còn không buông tha cho cô ta chứ? Là chính tôi, là chính tôi đố kỵ cậu. Bởi vì cậu là phóng viên ưu tú, đẹp trai, không việc gì không làm được, vậy tại sao cậu không dẫn tôi đi?".
Cùng với tiếng la khóc của Vương Hâm, cái sức mạnh đã giam giữ tôi bỗng nhiên không còn nữa. Tôi chầm chậm quay đầu lại, tim chợt nhói đau, một cánh tay khô đét đang chĩa thẳng vào tim tôi.
Khuôn mặt thảm thê không nỡ nhìn đó cứ chằm chằm nhìn tôi, nó cứ nằm ngang trên không trung, động tác cũng từ từ chậm lại. "Anh!". Vương Hâm vồ đến, ôm chầm lấy thi thể đang gò cùm đó, khóc nức nở mà rằng: "Em xin lỗi anh, nếu không vì em, anh sẽ không đến làng này, anh đi cùng em đi, không nên hãm hại người ta nữa".
Thời gian từng phút từng giờ cứ thế mà trôi qua, không ai còn nói năng hay làm gì nữa, chỉ nghe thấy tiếng khóc và tiếng nước mắt chảy róc rách như tiếng suối.
Đột nhiên, một tiếng rống đầy tuyệt vọng vang dội cả gian nhà, tiếng khóc không phân biệt được nam hay nữ, nó như đang chuẩn bị một cuộc đổi thay lớn, tiếng thét đó tuyệt vọng và bi thảm giống hệt tiếng khóc mà lần đầu tiên tôi nghe thấy trong căn nhà này. Chiếc thi hài đó nằm gọn trong lòng Vương Hâm, co giật một cách đau khổ. Nó đang thay đổi, bỏ đi chiếc áo đồng phục đầy máu để trở thành một chiếc áo bào trắng bẩn thỉu, lộ rõ chân tướng. Ngón tay tuy đã tàn tật song rất cứng cỏi, bất chợt ôm lấy cổ họng Vương Hâm, tôi thấy Vương Hâm mắt nhắm lim dim, khoé mắt lấp lánh như kim cương, thì ra đó là nước mắt.
Thoáng một cái, thân thể hoá thành một làn khói đen, toả khắp gian nhà. Oan khí của hồn ma vẫn chưa siêu thoát nên trong căn nhà sặc mùi sát khí. Tôi lựng khựng đi đến bên Vương Hâm rồi ôm lấy hắn. Hắn vẫn còn là một đứa trẻ - một đứa trẻ hối hận không kịp vì những việc làm sai lầm của mình. Nước mắt ướt sũng cả vai áo, tôi còn nghe hắn nói trong tiếng khóc: "Anh ấy tên là Vương Kế, là anh trai tôi, chính là vị bác sĩ đã đến cứu chữa cơn đại dịch cho dân làng mười năm trước đây".
Tất cả sự kinh hoàng đã tan biến trong khi tôi đối mặt với hắn. Tôi vỗ nhẹ lên vai hắn, rồi nghe hắn nói tiếp: "Thành tích của anh cậu rất tốt, anh ấy luôn cười chê vì thành tích học tập kém cỏi của cậu. Cậu thấy vô cùng hận anh ấy, khi anh ấy thi vào đại học cậu đã xé nát tất cả những bằng khen trước đó của anh ấy. Cậu hoàn toàn không muốn anh ấy trở về nhà, cứ luôn mong anh ấy đi học đâu đó thật xa!".
Thói cậy tài cao ngạo của người anh khiến Vương Hâm uất hận. Vương Hâm luôn luôn phải chịu sự chê trách khi so sánh tài năng với anh trai, nhiều khi chỉ là vài lời vô ý của Vương Kế cũng khiến cho Vương Hâm sinh lòng đố kỵ. Cậu ta bắt đầu thù ghét sự tồn tại của anh trai mình, luôn luôn nghĩ cách loại trừ anh trai khỏi mắt mình.
"Tôi không ngờ anh trai tôi đã thi đỗ vào trường y nổi tiếng cách xa ngôi làng nghèo kiết xác của tôi, khi có giấy báo đỗ anh ấy còn khoe khoang trước mặt tôi". Kể đến đây Vương Hâm thở dài rồi nói tiếp: "Chính tôi đã trồng vào tâm lý anh ấy một giống cây độc! Anh tôi quá tài hoa nên bất luận đến đâu cũng đều bị người ta ghen ghét"..
Với cá tính không chịu thua người đã khiến Vương Kế dốc chí học hành, thế là đã thuận lợi và nhanh chóng trở thành một bác sĩ nổi tiếng. Khi thôn Đỗ bị mắc trận đại dịch anh ấy được điều về đây cùng một đội ngũ bác sĩ y tá lớn tuổi nhưng thành tích và tài năng anh ấy quá vượt trội trong con người anh ấy song song tồn tại cả tài hoa và sự kiêu ngạo tự phụ, thế là anh ấy đã trở thành trung tâm đố kỵ của mọi người.
Lòng đố kỵ giống như con rắn độc cứ quấn lấy số mệnh của Vương Kế, cái chết oan trái nơi đất khách quê người đã định sẵn cho linh hồn của anh ta không thể nào siêu thoát được. "Chính là ở nơi này này!" Vương Hâm chỉ tay vào góc tường nói: "Dân làng đã vây anh ấy tại nơi này này, một vòng tròn người vây lấy một người! Anh ấy đã bị hãm hại, bọn cầm thú ấy đã hãm hại anh ấy, chúng bỏ đi mà cố ý không thông báo với anh trai tôi".
Lòng ghen ghét trong cùng ngành cùng nghề đã gặm nhấm lương tri và tình đồng nghiệp. Tôi nghĩ trong phim "Đại Trường Kim - Đêchangkưm" cũng bị hãm hại như thế. Nhưng tôi cứ nghĩ chuyện cổ tích mãi là chuyện cổ tích, nhưng nàng Đêchangkưm sau khi bị các y nữ hãm hại còn có thể vực dậy làm lại cuộc đời nhưng anh trai tôi thì đã gục ngã không dậy được nữa.
Lòng quặn đau và hối tiếc cho cái chết của vị bác sĩ trẻ tài hoa đó, cuối cùng tôi đã hiểu ra tại sao dân làng này không bài xích người ngoài là Vương Hâm, chính là vì họ hiểu rằng anh trai cậu đã chết oan vì họ. Người chết cũng đã chết rồi nhưng oan hồn vẫn chưa tiêu mất. Dân làng này đang chuộc tội với người em trai của oan hồn đó. Trong người Vương Hâm có dòng máu của Vương Kế đang chảy. Công việc tìm kiếm anh trai của cậu cũng trải qua bao gian nguy cay đắng nhưng đến khi tìm được thì anh trai đã trở thành hồn oan trong tay người.
"Tại sao vậy? Tại sao ông trời lại đối xử như thế với tôi chứ?" Đột nhiên Vương Hâm kéo mạnh tay tôi nghiêm giọng hỏi. Ánh mắt hắn bỗng nhuốm đầy sát khí, giọng nói cũng thay đổi có vẻ cổ quái, nghe như cổ họng bị rách ra. Một ý nghĩ khác bỗng đến trong đầu tôi nhanh như luồng điện, tôi bàng hoàng nhìn Vương Hâm - giờ đã trở thành người xa lạ trước mặt. Không phải! Bây giờ không phải linh hồn hắn khống chế bản thân hắn mà là hồn oan chưa tan của Vương Kế.
Đôi mắt tôi như bị buộc lại trong hai con mắt đầy hận thù của hắn, tôi cảm thấy thân mình như hụt hẫng bay bổng dường như đã đi vào ý niệm của Vương Kế. Vẫn là ngôi làng tiêu điều đó, núi có màu xanh đen, đất đỏ, cây cối um tùm hoang dại. Màu trời xám xịt pha lẫn màu đỏ thẫm như máu, một đám động vật lạ đang cựa quậy trong đám cỏ rậm.
Định thần nhìn lại thì đó là một nhóm y, bác sĩ mình mặc đồng phục trắng, mông họ nhô cao như kiểu mông của loài người chưa tiến hoá hết. Nhóm người đó đang muốn thoát khỏi ngôi làng này trước khi trời sáng. Tôi lặng lẽ theo sau, dù đã vô cùng cẩn thận nhưng chân vẫn nện xuống đường bật ra âm thanh, thế nhưng đám người kia vẫn không hay biết, dường như tôi và họ cách nhau cả hai thế giới - hai thế giới người âm và người dương vậy.
- Chưa báo tin cho Vương Kế mà chúng ta bỏ đi e rằng dân làng sẽ trút giận lên Vương Kế! - Một nữ y tá nói thế với giọng rất nhỏ.
Mấy người còn lại mặt biến sắc nhưng không ai trả lời câu hỏi của nữ y tá kia. Vị nữ y tá muốn nói gì thêm nhưng liền bị tên bác sĩ mặc áo trắng lấy tay bịt mồm lại, ánh mắt hung tợn như đang ra lệnh cho cô y tá không được nói gì thêm. Tôi thấy trong khoé mắt cô gái ứa lệ nhưng đáng tiếc là cô ta không kiên trì được đến cùng, đã chịu khuất phục dưới cái tà ác muôn kiếp đó. Đây có lẽ chỉ là một màn kịch trong một màn kịch khác mà thôi, tôi đoán rằng, cô y tá kia có chút ngưỡng mộ Vương Kế nhưng không thoát được sự đeo đuổi của người khác, cảm tình đó của cô đang đứng trước ngã ba đường.
Như lời Vương Hâm nói, anh trai cậu ta có quá nhiều điểm khiến người ta phải ghen tỵ, trình độ chuyên môn, tính tình và dáng người, thái độ tự tin khiến người xung quanh phải đề cao cảnh giác. Nhưng bất luận thế nào đi nữa thì cũng không thể đuổi đi vì cái tài hoa của người ta được. Móng tay bóp chặt nghiến vào lòng bàn tay đau nhói, tôi nhìn bọn người bất lương ra khỏi làng với ánh mắt giận dữ.
Mặt trời đã lên cao, trong làng vẫn một bầu không khí yên tĩnh, yên tĩnh như cái chết. Lúc đó, một gã thanh niên mặc áo trắng đồng phục của bác sĩ từ trên con đường dốc núi đang đi lại , chốc chốc anh ta lại khựng lại cúi xuống xem xét chất đất của vùng này, càng lúc càng tiến lại gần, tôi đã nhìn rõ khuôn mặt anh ta. Đó là một khuôn mặt tuấn tú, toát lên vẻ thông minh siêu thoát, khuôn mặt hơi giống Vương Hâm.
Đó chính là Vương Kế của mười năm trước. Tôi khẳng định vậy.
Vương Kế không biết đến sự tồn tại của tôi, cứ nhanh như sóc đi lại trên con đường đó. Tôi chạy theo anh ta, mệt nhoài mới đuổi kịp. Đi được một hồi, chỉ thấy bên đường có một ông lão đang nằm ngã người xuống đám cỏ, lập tức Vương Kế chạy đến khám bệnh cho ông.
Những nốt đỏ cứ loang lổ đầy khuôn mặt ông già, giống như những cái nhọt làm lở loét từng mảng da trên mặt. Người thanh niên đó đè ngực ông lão rồi đưa mồm hô hấp nhân tạo. Sau một hồi cấp cứu, người thanh niên đó lại mở mí mắt ông lão than rằng, "đã hết cách cứu chữa".
Vương Kế cởi chiếc áo đồng phục của bác sĩ ra trùm lên mặt ông lão. Đúng lúc người thanh niên định bỏ đi, một đám người trong làng bỗng đâu xuất hiện nhào về phía người bác sĩ kia. Trong tay họ ai cũng có vũ khí, gậy gộc giáo mác với thái độ đầy hung hãn, muốn ăn tươi nuốt sống người bác sĩ trẻ, mồm thì chửi bới lung tung...
Một cú đánh phát ra tiếng "uỵch" vạch ra số mệnh của vị bác sĩ kia.
Chính là một tên trong số dân làng đã dùng chiếc gậy gỗ to tướng nã xuống đầu Vương Kế. Vị bác sĩ trẻ đó không né tránh vì cơ bản anh không ngờ rằng dân làng sẽ đánh mình.
- Bọn bác sĩ các ngươi cứ thế mà tự động bỏ đi hả? Lương tâm chúng mày đâu? Thật là coi mạng người như cỏ rác!
- Chắc tên bác sĩ này chưa kịp trốn đi, chúng ta phải giết chết nó rồi treo xác ở đầu làng để dân làng bớt giận.
Máu tươi vọt ra từ đầu Vương Kế đỏ hết cả khuôn mặt, họ giữ Vương Kế lại cho muối vào vết thương. Vương Kế như con thú khốn cùng vùng vẫy nhào vào đám dân làng.
Tôi nhìn và đoán được hành động của Vương Kế chỉ muốn chạy theo đám y, bác sĩ đã bỏ đi kia để hỏi cho rõ chứ không phải muốn trốn chạy theo họ.
Rốt cục là ai? Là ai đã ghen tức hãm hại cậu ta?
Vương Kế càng vùng vẫy, dân làng càng tức tối, cậu ta đã tháo chạy được nhưng vẫn bị dân làng bám sát theo, cuối cùng cậu ta vào được trong ngôi nhà tranh kia. Vừa vào trong nhà cậu liền ngã gục xuống vì mất máu quá nhiều, trên người cậu toàn là máu, ướt sũng cả quần áo, giày dép, khuôn mặt nhuốm đầy máu tươi, trợn mắt rồi tắt thở, đôi mắt trắng bệch đầy oán giận và sợ hãi. Bỗng nhiên một âm thanh xé trời vang lên, Vương Kế hét lên: "Các ngươi đố kỵ ghen tức, hãm hại người ta, đen trắng lẫn lộn không phân biệt được! Sẽ có một ngày các ngươi sẽ chết vì lòng đố kỵ của chính các ngươi, các ngươi đã nợ máu tất phải đền bằng máu".
Dân làng nghe thế sợ hãi tản ra. Nhưng cuối cùng họ cũng thoát được nỗi kinh hoàng đó bằng sự ngu muội của mình, một lần nữa họ cầm vũ khí tiến đến chỗ Vương Kế. Tôi muốn ôm lấy thi thể cuộn tròn của Vương Kế và khuyên ngăn dân làng. Nhưng lúc này thân thể tôi như một cái bóng đen, rồi trượt té nhào bên thây Vương Kế trong góc nhà. Thoáng một cái, tất cả giáo mác, gậy gộc cứ giáng xuống như mưa.
Rõ ràng là chỉ ý thức đến thế giới đó nhưng trong lúc này tôi lại cảm thấy có vô số giọt máu tươi lạnh buốt nhỏ xuống mặt và tim tôi. Tiếng máu tươi rỏ xuống đã hết, bốn bề tĩnh mịch, nghiêng mình nhìn lại tôi vẫn thấy mình đang nằm trong ngôi nhà cỏ đó, nhưng không có ai cả. Trên mặt đất vẫn còn một vũng máu tươi, tôi chìa tay ra sờ, nước mắt rơi lã chã. Lời nguyền rủa đã hình thành từ đó, ngôi làng này mắc phải kiếp nạn không thể nào tránh thoát được. Sau một trận lảo đảo, ý thức tôi đã trở về với hiện thực.
Hai tay đang vòng vào vai một người, tôi nhìn lại thì ra là Vương Hâm đang cõng tôi chạy khỏi ngôi nhà đó. Cậu ta chạy rất nhanh, nhiều lúc suýt ngã nhưng rồi lại lấy lại tư thế chạy tiếp.
Vương Hâm vừa chạy vừa lẩm bẩm. Tôi nghiêng tai cố nghe hắn nói: "Xin lỗi nhé, xin anh tha thứ cho em!".
Có lẽ hắn xin lỗi vì đã mang tôi đến ngôi nhà tranh để tôi phải trải qua cơn khiếp vía đó. Tôi lắc đầu nói: "Chuyện này sao có thể trách cậu được, trách là trách tôi đã quá yếu đuối". Vừa nói xong tôi chợt rùng mình vì giọng nói vừa rồi của mình không phải là giọng tôi thường ngày nữa. Rõ ràng đó là giọng của một người đàn ông, thâm trầm, đầy uất ức thương đau!
Tôi ý thức được rằng, vừa rồi trong người tôi có đến hai linh hồn tồn tại, Vương Kế đã mượn xác tôi để nói chuyện với em trai mình. Đây là lịch trình của tâm linh, tôi chỉ là người ngoài nghe anh em họ nói chuyện với nhau thôi.
Người mà Vương Hâm muốn xin lỗi là Vương Kế. Cậu ta hận vì lửa ghen tị thuở xưa của mình đã ép anh trai đi con đường tuyệt lộ, chuốc lấy cái chết.
Sự ghét của em trai đối với mình, khiến Vương Kế ghét cay ghét đắng sự đố kỵ giữa người với người, anh ta đã xử lý một cách cực đoan trong mối quan hệ con người, khiến Vương Kế như con tằm làm kén tự bọc lấy mình, khinh miệt người khác, đến khi biết các đồng nghiệp bỏ rơi mình ra đi khỏi trạm phòng dịch, anh ta đã hoang mang, mất đường hướng...
Bây giờ, người mà Vương Hâm cõng trên vai không phải là tôi mà là anh trai cậu ta - Vương Kế!
Chốc chốc Vương Hâm lại tự trách: "Anh ạ, anh còn nhớ không? hồi còn nhỏ anh đã từng nhiều lần cõng em như thế này đi học, em có một người bạn gái cùng lớp thường đi chung với chúng ta, sau đó em mới biết là cô gái đó thích anh nên sáng nào cũng cố ý chờ anh".
Không có ai trả lời Vương Hâm cả, hình như hắn đang tự nói với chính mình nhưng hắn có vẻ vui vẻ trong từng câu chữ mà hắn nói, hắn lại cười: "Thực ra, em cũng rất thích cô gái đó, nhưng cô ta lại thích anh, em chẳng còn cách nào khác. Sau đó, trong lớp em có cậu con trai tỏ ý khinh miệt cô ta, thế là gã bị em đánh cho một trận. Anh biết em đã nói gì với gã không? Em nói: "Mày dám đùa với bạn gái của anh trai tao à?".
Nói đến đây, Vương Hâm như nghẹn lời: "Anh! Em xin lỗi anh, chỉ vì em quá ngưỡng mộ anh, nhưng tại sao lúc đó anh em mình lại nghĩ đó là đố kỵ? Là hận?".
Hai cánh tay bỗng ôm lấy cổ Vương Hâm không theo sự kiểm soát của tôi, có lẽ đó là linh hồn của Vương Kế muốn mượn tay tôi để tỏ ý thân thương với người em trai mình.
Bỗng nhiên có một giọt mưa rơi xuống môi tôi, giọt mưa rất lạ thường, vì nó rất mặn. Tôi đưa tay lên vuốt mặt, lúc này tôi đã có thể làm chủ được hành vi của mình, cả mặt tôi đầy nước mắt. Mặt trời đã ló dạng, tất cả những oán hờn đều tiêu tan theo bóng đêm. Trên bầu trời đám mây trắng lượn lờ thong thả, dường như đó là thông điệp của một linh hồn oan khuất giờ đã được siêu thoát...
Trở về chỗ ở của Vương Hâm, tôi phát hiện Thạnh Quân Mỹ đã không còn ở đó nữa, cả những thiết bị chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn dân làng cũng biến mất. Tôi vội vàng muốn ra ngoài tìm, Vương Hâm giữ lấy tôi lại và nói: "Không cần phải tìm đâu, cô ấy đã ra khỏi làng này rồi".
Câu nói đó của Vương Hâm khiến tôi rùng mình, mấy lần Quân Mỹ bị nạn trong ngôi làng này đều do tôi và Vương Hâm cứu, vậy tại sao không từ giã mà ra đi như thế?
"Có lẽ cô ta đã viết bài "Vị nữ phóng viên can đảm, vào khám phá bí mật trong ngôi làng quỷ quái" rồi, tôi cười...
Lòng người quả thực sâu hơn đại dương, cao hơn mây xanh, thật khó mà đoán được, dù đã cùng nhau trải qua sóng to gió lớn, cùng nhau kề cận tử thần thế mà khó đổi lại được hai chữ tri âm, quả thực người xưa nói, lên trời đã khó, cầu tri âm càng khó hơn, biển đã sâu, lòng người càng sâu hơn!
- Thu dọn đi, chị cũng nên về đi thôi!
Vương Hâm lấy trong ngăn kéo ra bản viết tay của anh trai mình đưa cho tôi xem: "Cái này cho chị đấy, nó giúp ích cho chị khi viết bài về làng này".
Tôi không thể ngờ rằng, cậu ta lại tặng tôi kỷ vật vô giá này, do dự một lát, tôi nhận lấy.
- Cậu có dự định gì cho sau này không?
Nghe tôi hỏi thế, Vương Hâm thần người ra. Nhưng chỉ thoáng qua một chốc rồi cậu ta ý thức được rằng, xưng hô như thế chẳng qua là vì cậu ta nhỏ tuổi hơn tôi, Vương Hâm cười, lắc đầu không đáp.
Tôi vỗ vai cậu ta nói: "Tôi ghét phải nghe những chuyện quỷ quái này lắm, có lẽ đây là cách phục bút và người chủ trì công đạo trong việc phá vụ án ma quỷ cuối cùng cũng là một con ma. Mấy năm trước không phải em đã chết rồi sao? Lần trước ra khỏi nhà này tôi đã thấy một cái bia ghi tên em trên mộ phần rồi mà?".
Nghe vậy, Vương Hâm cười, cậu ta nhất định bắt tôi thu dọn hành lý, đưa tôi ra khỏi nhà, sau khi chứng minh ngoài nhà không có bia của mình, cậu ta đưa tôi ra khỏi làng.
Chúng tôi chào tạm biệt, tôi rời khỏi ngôi làng. Ngôi làng khuất dần sau lưng, bỗng có người gọi to, tôi quay đầu lại, thấy Vương Hâm vẫy tay nói lớn: "Dân trong ngôi làng này còn cần chị giúp, không thể đi liền được!".
Tôi gật đầu, trong lòng tôi thầm nguyện cầu cho Vương Hâm và dân chúng trong làng. Đường về thuận lợi hơn nhiều so với khi tới. Đến trưa, đường dưới chân đã thênh thang nhiều. Chắc không ai có thể tưởng tượng được trong ngôi làng khuất sau núi rừng đó lại ẩn giấu câu chuyện kinh thiên động địa kia. Câu nói trước khi rời khỏi thôn của Vương Hâm với tôi cứ vang vọng mãi trong tâm trí tôi. Trở về thành phố, tôi trực tiếp đến phỏng vấn trung tâm y tế vùng đó. Rốt cục có phải đại dịch đã được khống chế từ đầu nguồn nước? Dân làng đã thoát khỏi bệnh dịch thực sự chưa? Tất cả những điều đó cần được làm rõ.
Tư cách một nhà báo sẽ giúp ích rất nhiều cho những câu hỏi đó của tôi. Sau khi đưa thẻ nhà báo ra, tôi liền được gặp vị phụ trách của trung tâm y tế này - đó là một vị bác sĩ trạc lục tuần.
Bắt tay chào hỏi xong, tôi đi thẳng vào đề. Vị bác sĩ đó vừa kinh ngạc, vừa sợ, lặng thinh hồi lâu mới hỏi lại rằng: "Có phải hỏi làng Đỗ trong núi không?".
Tôi trịnh trọng gật đầu, nhìn thẳng vào mặt ông ta cười nhạt: "Những gì ông lo lắng tôi đều đã rõ, là phóng viên... tôi nghĩ rằng, những vị bác sĩ, y tá bỏ đi lúc đó chính là đã nghĩ cho sự an nguy của dân làng trong các vùng lân cận. Sự việc đã qua hơn mười năm, tôi mong rằng, trạm phòng dịch sẽ một lần nữa ra tay thể hiện chức năng, nhiệm vụ của mình để mang lại bình an cho dân làng chứ không phải muốn lật lại chuyện cũ".
Vị bác sĩ già bảo người mang nước cho tôi rồi nói: "Việc tổ chức cho đội ngũ y, bác sĩ đến đó phải có chương trình tổ chức đàng hoàng, xin cô đến ngôi làng đó ở lại vài hôm trước đã".
Câu trả lời tế nhị hàm súc, tôi đồng ý vài hôm nữa cùng đội ngũ y, bác sĩ đến làng đó vài hôm.
Ba hôm sau, tôi cùng đội ngũ y, bác sĩ trở lại ngôi làng đó. Khi ở lại trong trấn này tôi có bắt được cuộc điện thoại nhưng không ai lên tiếng, họ chỉ gọi cho tôi, tôi mới "a lô" thì họ liền ngắt máy. Tra lại thì đó là số điện thoại từ toà soạn của báo gọi đến, tôi đoán chắc đó là điện thoại của Thạnh Quân Mỹ.
Cô ta đã bình yên trở về tiếp tục công việc. Tôi cười nhạt, không biết cú điện này mang thông điệp gì. Phải chăng đó là sự sám hối không lời của cô ta khi để tôi ở lại ngôi làng đó một mình? Hay là cô ta muốn dò thăm tin tôi đã chết trong ngôi nhà tranh trong cái làng đó chưa?
Việc làm đó của cô ta tôi thấy quá ấu trĩ. Lòng đố kỵ không những hại người mà còn hại cả chính mình, không biết cô ta đang ngồi ở toà soạn có được yên tâm không, có áy náy lương tâm không?
Gạt hết những ý nghĩ vẩn vơ tôi tập trung vào công việc chuẩn bị cho chuyến đi này. Tôi dẫn cả đoàn y, bác sĩ trở lại ngôi làng, vừa đi được chẳng bao lâu, đã vào con đường mê cung trong núi, tôi cảm thấy mình đã quên đường vào làng. Cảnh vật xung quanh vẫn thế, vẫn chỉ là một cánh rừng u tịch, chỉ nghe tiếng chim rừng và dã thú kêu vang trong đêm tối.
- Này, người đồng hành, cô còn nhớ đường không?
Xin đừng đùa với chúng tôi như thế nữa. Đi lòng vòng mãi trong núi rừng đã hơn bảy giờ đồng hồ, màn trời dần chuyển sang màu đen, đám y, bác sĩ không khỏi nghi ngờ. Vẫn là ngọn núi đó nhưng con đường giờ đây hoàn toàn không phải con đường ngày xưa nữa. Tôi cố nghĩ mãi vẫn không nhớ ra con đường vào làng. Ngôi làng thần bí đó đã ngăn chặn toàn bộ các ngõ vào làng.
Trong túi xách trên vai vẫn còn cuốn sổ viết bằng tay, nét chữ bút máy cứng cỏi, ngay hàng thẳng lối, đó là cuốn nhật ký công tác của Vương Kế hồi còn sống.
Một cơn gió cát bỗng nhiên ập đến, cuộn lên lớp lá vàng bay lả tả khắp mặt đất. Tôi lấy cuốn nhật ký ra, lúc này, chỉ có cuốn nhật ký mới chứng minh được rằng có một ngôi làng tên Đỗ trong vùng rừng núi này.
Thôn Đỗ nghĩa là cắt hết đường lui tới, nghĩa là ghen tị hiềm nghi nhau. Miệng tôi cứ lắp bắp mãi cái tên gọi của ngôi làng này, thoát ra khỏi trò chơi, Đào Tử chỉ thấy đầu óc đau buốt như búa bổ. Trò chơi "Sơn thôn" quả quá kinh người, khiến tâm lý Đào Tử rất lâu sau mới bình phục, vậy là cô đã ngồi bất động trong khoang xe quá lâu rồi!
Thoát ra đây nhanh lên thôi, phải thoát ra khỏi khoang xe vắng teo này!
Khi ý nghĩ đó chiếm hết toàn bộ tâm trí cô, cô vội vàng vặn khoá khởi động xe nhưng bất luận thế nào xe vẫn không nổ máy. Chiếc dây thắt an toàn như thít chặt lấy bụng khiến cô không thở được, cô có chút vội vàng căng thẳng, trong lúc tay chân hoảng loạn, bất ngờ nhìn vào kính chiếu hậu. Bỗng cô giật bắn người khiến thắt lưng an toàn cũng nhũn ra. Ngực cô đã bị túi hơi chống tai nạn đè lên, người cô run lên, không dám quay đầu lại vì trong thoáng chốc nhìn qua kính chiếu hậu cô thấy có thi thể của một người phụ nữ máu me be bét đầu tóc rối bời ngồi sau khoang xe.
Chẳng lẽ đây là người bạn đồng nghiệp cùng đi với cô trong chuyến thám hiểm ngôi làng vừa rồi, cô ấy đã chết trong lúc thi hành công việc sao?
Một hồi tiếng gõ cửa kính vang lên đều đặn, tiếng gõ như làm rữa nát tim Đào Tử và tất cả lòng dũng cảm cũng theo đó tiêu tán. Khi cô lảo đảo nghiêng người lại nhìn thì ra ngoài xe là cậu Hồ Tử - người bạn đồng nghiệp của cô, lúc đó cô mới thấy yên tâm một chút.
Cửa kính hạ xuống, Hồ Tử bảo: "Chị ạ, em đã thấy chị chơi trò chơi mới đó, chị không nên giấu nó đi. Nếu chị giấu riêng thì số mệnh chị sẽ gặp nhiều tai ương...".
Việc đã đến nước này không thể giấu giếm thêm được nữa, cô mở cửa xe ra để Hồ Tử vào trong, cô nói với giọng đầy cảnh giác răn đe: "Nay có hối hận cũng vô dụng mà thôi, cậu phải trả lời thành thực câu hỏi của chị".
Hồ Tử hỏi lại với vẻ mặt nghiêm túc: "Chuyện gì vậy?".
"Trò chơi này chỉ một mình chị xem cũng đã quá đủ rồi, cậu nhất định không được xem thử đâu đấy!" Giọng nói của Đào Tử không chút đùa cợt, có vẻ quá nghiêm khắc nữa là khác. Nén sự kinh hoàng lại, cô thấy trò chơi có mang lời nguyền độc này chắc chắn có liên quan đến cái chết của Trịnh Dung Tân.
Yêu cái nghề phóng viên này quá nhưng chưa chắc nó đã mang lại thu nhập ổn định cho cô, sở dĩ cô theo đuổi nghề này là muốn tìm niềm vui khi chính mình bỏ công sức để vạch trần những sự việc xấu xa của kẻ khác. Nhưng Hồ Tử thì khác, cậu ta mới tốt nghiệp, tuyệt đối không nên để cậu ta rơi vào vũng xoáy luẩn quẩn nguy hiểm này.
Truyện hot hiện nay
Bình luận
Sắp xếp