Balzac Và Cô Bé Thợ May Trung Hoa
Chương 5
Bốn Mắt và nhà thơ mẹ nó dự tính một buổi liên hoan lớn đánh dấu ngày chấm dứt cải tạo của nó. Tin đồn nữ thi sĩ đã hối lộ trưởng làng để được phép làm tiệc tiễn đưa ngoài trời. Tất cả dân làng tham dự, vì thế phải giết một con trâu.
Vẫn chưa rõ sẽ giết con trâu nào và giết cách nào, vì giết thú còn lao động trên đồng ruộng là trái luật.
Tuy bọn tôi từng là hai đứa bạn duy nhất của Bốn Mắt trên núi, bọn tôi không có trong danh sách khách mời - bọn tôi chẳng màng. Thật ra, bữa tiệc cho chúng tôi một cơ hội tuyệt vời để tiến hành kế hoạch ăn cắp cái va li bí mật.
Cô bé thợ may có cái tủ là của hồi môn của mẹ cô, dưới đáy một ngăn kéo Lạc tìm thấy vài cây đinh rỉ lớn. Như một cặp bẻ khoá nhà nghề, chúng tôi tiến hành làm giả chiếc chìa khoá vạn năng bằng một cây đinh cũ. Bọn tôi thật phấn khởi! Tôi chà cây đinh trên đá tới lúc nóng bỏng tay, sau đó chùi vào chiếc quần lấm bùn dầy cộp của mình, và hăng hái đánh bóng tới khi mẩu sắt sáng như mới. Khi giơ lên xem, nó lấp lánh sáng tới nỗi tôi ngỡ thấy mắt mình và bầu trời cuối hè phản chiếu trong đó. Lạc chịu trách nhiệm giai đoạn tinh tế nhất: một tay giữ cây đinh trên hòn đá, tay kia nó giơ búa nện. Đầu búa vung một nhát đẹp trên không, đập xuống miếng sắt, dội lại để sẵn sàng cho một nhát nữa, và cứ thế, tới khi rốt cuộc cây đinh phẳng như ý muốn.
Một hay hai ngày trước khi ăn trộm, tôi mơ thấy Lạc giao chìa khoá vạn năng cho mình. Trời mù sương, tôi lén lút tới nhà Bốn Mắt, gần như rón rén. Lạc ngồi gác dưới gốc cây. Bọn tôi nghe dân làng la hét và ca các bài cách mạng lúc tiệc tùng gần đó. Lối vào nhà Bốn Mắt có cửa đôi. Mỗi bên lắp vào hai lỗ, một trên bậc thềm, một trên rầm cửa, chính giữa buộc xích với khoá đồng. Ổ khoá lạnh, lấm tấm ướt, cưỡng lại cố gắng cạy khoá của tôi một lúc lâu. Tôi vặn vẹo chiếc chìa vạn năng, dùng sức uốn cong tới nỗi tôi sợ gẫy tách trong lỗ khoá. Cuối cùng, tôi nắm cánh cửa bên trái, dùng hết sức giật nó ra khỏi chốt bên dưới, nhưng không thành công. Nước cuối phải làm là thử chiếc chìa vạn năng lần nữa, thình lình, một tiếng tách khô khan, ổ khoá mở ra. Tôi đẩy cánh cửa đôi, nhưng chưa bước vào tôi đã lạnh mình vì sợ: chễm chệ trên ghế sau cái bàn là mẹ của Bốn Mắt đang bình thản đan áo. Bà mỉm cười không nói. Tôi ngượng ngùng, tai nóng đỏ, như đứa trẻ hẹn người yêu lần đầu. Hình như bà không chút hoảng hốt. Tôi lắp bắp một câu đưa tin cho con bà, muốn biết nó ở đâu. Bà cứ mỉm cười, nhưng không đáp. Kim đan thoăn thoắt trên ngón tay dài xương xẩu, và tôi thấy vết nám trên lưng bàn tay bà. Tôi bị tiếng kim đan lách cách thật nhanh hớp hồn - vào, vòng, qua, ra - đan hết mũi này tới mũi khác. Tôi bước lùi, lẻn ra, lặng lẽ đóng hai cánh cửa, và khoá lại. Dù trong nhà không một tiếng động, tôi quay đầu bỏ chạy thục mạng. Lúc ấy tôi giật mình thức dậy.
Dù quả quyết kẻ trộm lần đầu trong đời sẽ gặp may, Lạc cũng bồn chồn như tôi. Nó ngẫm nghĩ về giấc mơ của tôi một lúc lâu, và rốt cuộc hơi thay đổi kế hoạch.
Tới trưa ngày 3 tháng Chín, trước hôm Bốn Mắt và mẹ nó ra đi, chúng tôi nghe tiếng rống điên cuồng của con trâu đau khổ cất lên từ đáy khe núi. Tiếng kêu vang dội vách núi, và vọng tới nhà cô bé thợ maỵ Vài phút sau, một bầy trẻ con chạy đến đưa tin trưởng làng của Bốn Mắt đã cố tình đẩy một con trâu qua vách núi.
Cuộc sát sinh giả là tai nạn. Thủ phạm nói con thú sẩy chân ở khúc ngoặt gắt và lao đầu xuống vực. Nó rơi vướng tảng đá lớn nhô ra, từ đó thân xác tơi tả của nó trượt tới khi nghe một tiếng huỵch khô khan trên một tảng đá khác thấp hơn chục mét.
Con trâu còn sống. Tôi không bao giờ quên tiếng rống dài ai oán của nó. Trong tình huống bình thường, tiếng trâu rống khàn khàn gắt gỏng, nhưng trong ngày cuối hè yên bình này, tiếng kêu dội suốt dãy núi đá vừa oai nghiêm vừa vang vọng, như tiếng gầm của sư tử trong chuồng.
Vài giờ sau, Lạc và tôi tới chỗ xảy ra tai nạn. Tiếng trâu rống đã ngớt. Chúng tôi len qua đám đông tụ tập ở mép vực. Hiển nhiên chủ tịch xã đã ra lịnh chấm dứt cảnh khốn khổ của con thú. Yên tâm vì được cấp trên thoa? thuận, trưởng làng cùng với Bốn Mắt và sáu dân làng leo xuống đáy vực để cắt cổ con thú.
Lúc chúng tôi tới, công việc đã làm xong. Dưới khe núi, nơi thi hành bản án, chúng tôi nhận ra Bốn Mắt nép bên cạnh hình khối bất động của con trâu chết: nó đang hứng máu chảy từ một vết đâm vào cái nón lá lớn lật ngược.
Sáu dân làng cất tiếng hát và khởi sự leo lên vách đá dốc, gánh theo xác trâu. Bốn Mắt và trưởng làng ở lại bên dưới. Họ ngồi bên nhau, cúi người trên cái nón lá đầy huyết trâu.
Tôi hỏi người đứng cạnh:
"Họ làm gì dưới đó?"
Ông đáp:
"Họ đợi cho huyết đông. Đó là thuốc chữa bịnh nhát gan. Muốn có can đảm, phải nuốt nó khi còn ấm và sủi bọt."
Lạc bản tính tò mò, đề nghị xuống một đoạn để nhìn cho rõ. Bốn Mắt thỉnh thoảng liếc lên đám đông, nhưng chẳng rõ nó có nhận ra chúng tôi giữa đám người xem hay không. Cuối cùng, trưởng làng lấy con dao mũi nhọn dài lạ lùng của ông ra. Ông dùng đầu ngón tay vuốt lưỡi dao, rồi lạng miếng huyết đông làm hai: một nửa cho Bốn Mắt, một nửa cho ông.
Nữ thi sĩ không thấy đâu. Bà sẽ nghĩ gì nếu ở đó với chúng tôi, để nhìn con trai bà ngập mặt vào lòng bàn tay ăn soàm soạp tảng huyết trâu, như con lợn ngập trong vũng bùn? Ăn xong nó mút từng ngón tay, để đoan chắc không phí một giọt nào. Lúc nó leo lên triền dốc, tôi thấy nó vẫn còn chép môi để kéo dài hương vị. Lạc nói:
"Cũng may cô bé thợ may không theo mình tới."
Đêm xuống. Những cột khói bốc lên từ làng của Bốn Mắt; trên bãi đất trống một vạc lớn đang sôi. Cái vạc thật khổng lồ, và phải là vật truyền tử lưu tôn của làng.
Từ vị trí thuận lợi của chúng tôi, quang cảnh gây ấn tượng đồng quê đôn hậu. Chúng tôi ở quá xa để thấy những tảng thịt trâu sôi trong vạc, nhưng mùi nồng gia vị và hơi thô khiến chúng tôi nhỏ dãi. Dân làng tụ tập quanh lửa, đàn bà và trẻ con phía trước. Vài người mang khoai tây bỏ vào vạc; kẻ khác đem khúc gỗ và cành cây để đốt. Dần dần nhiều thứ được thêm vào món hầm: trứng, lõi bắp, trái cây khộ Mẹ của Bốn Mắt là ngôi sao không thể chối cãi của buổi tối. Bà đẹp cách riêng. Bà cài một đoá hoa trên ngực, có lẽ là hoa đinh hương. Nước da bà rực rỡ, tôn thêm nhờ chiếc áo khoác bằng nhung kẻ màu lục, tương phản với bộ mặt đen sạm của dân sơn cước. Bà khoe áo đan với các bà, và tuy chưa xong, vẫn khơi dậy những tiếng reo khâm phục khắp chung quanh.
Mùi khoái khẩu phảng phất trong trời chiều càng lúc càng thấm thía. Con trâu chắc già lắm, vì thịt dai nấu lâu hơn thịt chim ưng già khú đế. Với kẻ trộm đạo chúng tôi, đợi đã gay go, nhưng Bốn Mắt, một kẻ vừa cải đạo uống máu, cũng bực chả kém: bọn tôi thấy nó nhấp nhổm kích động, mở nắp vạc, thò đũa vào món hầm, gắp một tảng thịt đang bốc hơi, hít ngửi, xem xét kỹ lưỡng, và nhún vai thất vọng thả lại.
Chúng tôi nấp sau bóng tảng đá. Lạc vừa thì thầm vào tai tôi vừa chỉ:
"Kìa! Khách danh dự tới!"
Khách mới tới là năm bà già héo hắt. Họ mặc áo dài đen lất phất trong gió thụ Tuy ở xa, tôi vẫn nhìn rõ khuôn mặt họ như chị em. Nét mặt như tạc vào gỗ, và tôi nhận ra trong số họ có bốn bà bóng đã tới thức đêm ở nhà cô bé thợ may.
Hiển nhiên bà thi sĩ chủ mưu mời họ tới buổi tiệc chia taỵ Họ bàn tính một lúc ngắn, cuối cùng nữ thi sĩ móc ví đưa họ mỗi người một tờ giấy bạc dưới cái nhìn thèm thuồng của dân làng.
Lần này không chỉ một bà bóng mang cung tên - cả năm đều trang bị vũ khí. Biết đâu, có lẽ cần dàn binh bố trận lớn hơn để bảo đảm chuyến đi an toàn của một nhân vật có đặc quyền, hơn là bảo vệ linh hồn một đứa mắc bịnh sốt rét. Vả lại, cô bé thợ may không đủ khả năng chi như nữ thi sĩ một thời lừng danh khắp cái tỉnh một trăm triệu dân này.
Trong khi cả bọn đợi món thịt trâu hầm đủ nhừ, một bà cầm tay trái Bốn Mắt xem chỉ tay dưới ánh lửa sáng rực.
Chúng tôi ở ngoài tầm nghe và không biết bà bóng nói gì, nhưng nhìn rõ mi mắt hạ thấp, cặp môi mỏng mím lại và cái miệng móm của bà lẩm bẩm. Bốn Mắt và mẹ nó nghe say mệ Khi bà bóng ngừng nói, mọi người nhìn bà chăm chăm. Im lặng bứt rứt, tới khi cả làng bắt đầu thi nhau nói.
Lạc bảo:
"Tao chắc bả đoán gở."
"Thí dụ như cái va li quí giá của nó sắp bị mất cắp."
"Không, tao cá là chuyện gì như ma quỷ cản đường nó."
Lạc có thể đúng, vì sau đó chúng tôi thấy cả năm bà bóng đứng lên, vừa hung hãn giương cung và lắp tên, vừa thét những tiếng chói tai.
Rồi họ nhảy trừ tà quanh đống lửa. Thoạt đầu họ múa chậm, hiển nhiên vì tuổi tác, xoay vòng vòng một chỗ, mắt dán xuống đất. Thỉnh thoảng họ ngửng đầu, bồn chồn liếc quanh trước khi lại cúi xuống tụng, như các ông sư, các câu thần chú bí hiểm được đám đông lập lại. Bỗng nhiên, hai bà bóng ném vũ khí xuống và bắt đầu run rẩy toàn thân như dấu hiệu có mạ Rõ ràng thân thể họ trông như bị ma nhập, co quắp gớm ghiếc. Ba bà bóng kia giương cung vờ bắn đồng nghiệp đang run rẩy, nhái tiếng mũi tên vút trong không khí. Họ như ba con quạ. Lúc nhảy múa, áo dài đen cuồn cuộn trong khói, rồi rũ xuống làm tung từng đám bụi nhỏ.
Cử chỉ của hai con quỉ đang múa mỗi lúc mỗi nặng, như thể trúng những mũi tên vô hình tẩm thuốc độc, sau một lát họ chậm dần rồi ngừng hẳn. Lạc và tôi bỏ đi trước khi họ chắc chắn sẽ gục xuống đất một cách ngoạn mục.
Bữa đại yến sắp bắt đầu. Tiếng tụng kinh lên tới cao điểm lúc chúng tôi lẻn qua làng.
Vì không một dân làng nào, trẻ hay già, muốn bỏ lỡ cơ hội đánh chén thịt trâu hầm đinh hương và ớt băm thơm phức, ngôi làng vắng tanh đúng như bạn Lạc đã tiên đoán (một thiên tài về chiến lược cũng như kể chuyện). Bất chợt giấc mơ lại đến với tôi. Tôi hỏi nó:
"Tao có nên canh chừng không?"
"Không, mình đâu có ở trong mơ của mày."
Lạc lấy cây đinh rỉ lúc này đã biến thành chìa khoá vạn năng đưa lên môi thấm nước. Chìa xỏ êm vào ổ khoá, xoay sang trái, rồi sang phải, lại sang trái và một chút sang phải... một tiếng tách giòn, ổ khoá đồng cuối cùng nhượng bộ.
Chúng tôi len vào nhà Bốn Mắt, và lập tức đóng hai cánh cửa lại. Căn nhà tối, bọn tôi không nhận rõ mặt nhau. Nhưng không gian phảng phất chuyến ra đi sắp tới khiến chúng tôi ganh tị.
Tôi nhìn qua khe cửa: không thấy một bóng người. Để yên chí khỏi kẻ nào vội vã tình cờ đi ngang thấy mất ổ khoá, chúng tôi đẩy cánh cửa ra đủ rộng để Lạc thò một tay qua móc lại dây xích và bấm khoá theo dự tính.
Lúc Lạc bật đèn pin, chúng tôi bỗng quên mọi kế hoạch đã sắp sẵn chu đáo của mình, và nhìn đăm đăm sửng sốt, vì ngay trước mắt, trên đống hành lý là cái va li da mềm, rực sáng trong bóng đen như đang kêu gào tiết lộ nội dung.
Tôi thốt:
"Kia kìa!"
Khi hoạch định chiến lược vài ngày trước, chúng tôi kết luận rằng việc đột nhập bất hợp pháp của mình thành công dựa trên một điều: biết nơi Bốn Mắt giấu va lị Làm sao tìm? Lạc ngẫm nghĩ mọi giải pháp, cuối cùng, nhờ Trời, nó có một kế: phải thi hành lúc bữa tiệc từ giã. Một cơ hội độc nhất, dĩ nhiên bà thi sĩ không dại, nhưng bà đã tới tuổi cần phải thu xếp kỹ lưỡng mọi thứ. Không có gì tệ hơn phút cuối cùng sáng hôm lên đường vội vàng đi lấy cái va li từ chỗ giấu: mọi thứ phải sẵn sàng trước, và đúng thứ tự hoàn hảo.
Chúng tôi rón rén tới cái va li buộc bằng sợi thừng rơm cột chéo. Chúng tôi tháo dây và im lặng mở nắp. Bên trong, đống sách rực sáng dưới ánh đèn pin: một đoàn văn sĩ tây phương mở vòng tay chào đón chúng tôi. Trên cùng là năm sáu bộ tiểu thuyết của ông bạn cũ Balzac, rồi tới Victor Hugo, Stendhal, Dumas, Flaubert, Baudelaire, Romain Rolland, Rousseau, Tolstoy, Gogol, Dostoyevsky, và cả vài nhà văn Anh: Dickens, Kipling, Emily Brontë...
Bọn tôi mừng quýnh. Đầu tôi quay cuồng như say rượu. Tôi cầm từng cuốn lên, mở ra, ngắm chân dung tác giả, và chuyền cho Lạc. Ngón tay tôi vuốt ve sách như cảm thấy bàn tay nhợt nhạt của mình chạm vào những đời người.
Lạc nói:
"Làm tao nhớ một cảnh trong phim, lúc cái va li ăn trộm hoá ra đầy tiền... "
Tôi nói:
"Thế mày có sung sướng chảy nước mắt không?"
"Không. Tao chỉ thấy ghê tởm."
"Tao cũng vậy. Ghê tởm bọn không cho mình biết những cuốn sách này."
Nghe chính mình thốt lên câu cuối đó làm tôi sợ, như có kẻ nghe lén núp đâu đó trong phòng. Một câu bâng quơ như thế có thể vài năm tù. Lạc vừa nói vừa đóng va li lại:
"Đi thôi!"
"Khoan!"
"Chuyện gì nữa?"
"Tao không chắc... Thử nghĩ lại: Bốn Mắt chắc chắn nghi ngờ mình khi nó thấy va li của nó biến mất. Nếu nó tố cáo thì mình rồi đời. Nên nhớ cha mẹ mình không như người khác."
"Tao đã nói rồi, mẹ nó sẽ không bao giờ cho nó tố cáo, nếu không cả thế giới biết con bả tàng trữ sách cấm. Như thế sẽ tiêu tan cơ hội cho nó rời Phụng Hoàng."
Sau một thoáng im lặng, tôi lại mở va li:
"Hay lấy mấy cuốn thôi? Nó sẽ không biết."
Lạc cương quyết:
"Nhưng tao muốn đọc hết."
Nó lại đóng va li, và đặt tay trên nắp như một người đạo Ky Tô đang long trọng thề, nó tuyên bố:
"Với những cuốn sách này tao sẽ biến đổi cô bé thợ maỵ Cô nàng sẽ không bao giờ là cô sơn nữ mộc mạc nữa."
Chúng tôi rón rén vào phòng bên cạnh. Tôi cầm đèn đi trước, Lạc xách va li theo sau. Hình như va li rất nặng, vì khi đi, tôi nghe nó đập vào chân Lạc, va vào giường Bốn Mắt và cái chõng tạm bằng ván của mẹ nó, dù nhỏ cũng khiến phòng càng thêm tù túng.
Chúng tôi kinh ngạc thấy cửa sổ, theo kế hoạch là nơi tẩu thoát của chúng tôi, bị đóng đinh chặt. Trong lúc hứng chí nhìn cái va li, chúng tôi đã quên kiểm soát cửa sổ khi đến. Chúng tôi cố đẩy, nhưng chỉ nghe kẽo kẹt như tiếng thở dài. Nó không suy suyển.
Tình huống không làm chúng tôi thấy là tai hoạ. Chúng tôi lặng lẽ quay lại phòng chính định làm trò cũ: đẩy khe cửa đôi đủ rộng để bàn tay thò qua dùng chìa vạn năng mở ổ khoá đồng.
Bất chợt Lạc thì thào:
"Xuỵt!"
Hoảng hốt, tôi tắt đèn pin ngaỵ Tiếng chân bước nhẹ bên ngoài làm chúng tôi chết đứng. Mất một phút quí giá chúng tôi mới nhận ra bước chân quả thật đang đi về hướng mình.
Ngay lúc đó, chúng tôi nghe tiếng thì thầm của một nam và một nữ, nhưng không rõ là Bốn Mắt và mẹ nó hay không. Chuẩn bị cho tình huống xấu nhất, chúng tôi rón rén vào bếp. Lúc đi ngang đống hành lý tôi bật nhanh đèn pin trong khi Lạc cất va li trở lại.
Đúng như chúng tôi sợ: Bốn Mắt và mẹ nó ghét chúng tôi và sẽ bắt quả tang bọn tôi. Họ đang nói gần cửa.
Thằng con nói:
"Con chắc huyết trâu làm con đau bụng. Con cứ ợ cái mùi quỉ quái."
Mẹ nó đáp lại:
"May là mẹ có đem thuốc tiêu theo."
Hoảng vía, chúng tôi không biết núp vào đâu trong bếp. Bóng tối như mực. Tôi đụng Lạc lúc nó đang giở nắp chum gạo. Nó cuống rồi.
Nó thì thào:
"Nhỏ quá."
Tiếng xích loảng xoảng, chúng tôi chỉ đủ thì giờ lao vào phòng bên và rúc dưới giường trước khi cánh cửa bật mở.
Họ bước vào nhà và thắp cây đèn dầu.
Mọi chuyện không ổn. Thay vì trốn dưới giường Bốn Mắt, vì tôi cao và vạm vỡ hơn Lạc, tôi kẹt trong chỗ rất chật dưới giường mẹ nó, chung với thùng vệ sinh có cái mùi không thể lầm. Ruồi bay từng đàn quanh đầu tôi. Cố không gây tiếng động, tôi duỗi lưng nhưng va phải cái thùng buồn nôn suýt đổ. Tôi nghe tiếng sóng sánh, khiến mùi hôi càng kinh khủng hơn. Tôi giật đầu vì phản ứng, do đó vô tình gây tiếng động lớn đủ gây chú ý và tố cáo chúng tôi.
Chúng tôi nghe Bốn Mắt hỏi:
"Má nghe tiếng gì không?"
"Không."
Sau đó im lặng hoàn toàn, dường như kéo dài vô tận. Tôi hình dung họ bất động trong tư thế đầy kịch tính, để gióng tai bắt tiếng động khẽ nhất.
Nữ thi sĩ tuyên bố:
"Mẹ chỉ nghe bao tử con ùng ục."
"Huyết trâu. Con thấy bết lắm. Không biết con có trở lại buổi tiệc nổi không."
Bà mẹ khăng khăng bằng giọng độc đoán:
"Mẹ không muốn nghe chuyện đó! Mình phải quay lại. Đây, mẹ tìm thấy thuốc đây. Con nên uống hai viên, đủ để chữa đau bụng."
Tôi nghe Bốn Mắt ngoan ngoãn đi vào bếp, chắc để lấy nước. Ánh đèn dầu xa dần theo nó. Dù không thấy Lạc trong bóng tối, tôi biết nó cũng thở phào như tôi vì đã không trốn trong bếp.
Sau khi uống thuốc, Bốn Mắt quay lại phòng chính. Mẹ nó hỏi nó có chắc đã cột thừng quanh va li sách chưa.
"Chắc mà. Lúc nãy con buộc rồi."
"Coi kìa! Con không thấy dây thừng nằm trên sàn nhà à?"
Thật ngu xuẩn, chúng tôi đã mở va li! Một cơn lạnh chạy dọc sống lưng lúc tôi nép dưới giường. Tôi chửi mình vì đã liều lĩnh. Trong bóng đen tôi cố tìm ánh mắt của tên đồng loã nhưng vô ích.
Bốn Mắt bình tĩnh nói, nhưng giọng nó cho thấy lo lắng:
"Con đào va li sau nhà lúc vừa tối. Lúc vào nhà con lau sạch đất cát bẩn thỉu và soát cẩn thận xem hơi ẩm có vào sách không. Trước khi rời nhà nhập tiệc, con đã cột nó bằng sợi chão này."
"Vậy chuyện gì xảy rả Có ai vào nhà lúc mình đi vắng không?"
Cầm đèn trên tay, Bốn Mắt băng qua phòng bên. Tôi thấy dưới gầm giường kia, mắt Lạc lấp lánh trong ánh đèn đang tới gần. Nhờ trời, Bốn Mắt dừng ở ngưỡng cửa. Nó quay lại nói với mẹ:
"Không thể được. Cửa sổ vẫn đóng đinh chặt, cửa cái vẫn khoá lúc mình về."
"Mẹ vẫn nghĩ con nên xem lại va li coi có mất cuốn sách nào không. Hai thằng bạn con làm mẹ lọ Mẹ đã viết cho con trong thư không biết bao nhiêu lần là đừng dính líu với mấy loại đó, tụi nó quỷ quyệt lắm, nhưng con không nghẹ"
Tôi nghe tiếng nâng nắp va li, và Bốn Mắt đáp lời càu nhàu của mẹ nó:
"Con làm bạn với tụi nó vì con nghĩ má và ba đau răng, một ngày nào đó ba thằng Lạc có thể giúp."
"Thật à?"
"Thật mà, má."
Giọng bà mẹ trở nên tình cảm:
"Con cưng của mẹ, ngay cả trong tình huống khó khăn như thế con vẫn nhớ chăm sóc cha mẹ."
"Má, con kiểm rồi: không mất cuốn nào."
"Thôi, chắc báo động hoảng. Nào, mình đị"
"Khoan, đưa con cái đuôi trâu, con muốn bỏ vô va lị"
Vài phút sau, trong khi nó buộc dây chão, tôi nghe Bốn Mắt thốt:
"Cứt!"
"Đừng nói bậy, con."
Bốn Mắt rên:
"Con tháo dạ."
"Lấy cái thùng trong phòng ngủ!"
Chúng tôi thở phào nghe Bốn Mắt chạy ra khỏi nhà.
Mẹ nó kêu:
"Con đi đâu?"
"Ra ruộng bắp."
"Con có mang theo giấy chưa?"
Đứa con trai đáp từ xa:
"Chưa."
Bà mẹ gọi:
"Để mẹ mang ra cho!"
Thật may, nhà thi sĩ tương lai này chịu giải phóng đường ruột ở ngoài trời! Tôi có thể hình dung cảnh kinh hoàng, lộn mửa giáng lên chúng tôi, nếu nó kéo thùng dưới gầm giường ra và tháo huyết trâu thành dòng kinh khủng, hay đúng hơn là xối xả ngay dưới mũi mình.
Ngay khi bà mẹ chạy ra khỏi nhà, tôi nghe Lạc thì thầm trong bóng tối:
"Nhanh, ra khỏi đây ngay!"
Lạc quơ lấy va li trên đống hành lý lúc nó chạy ra cửa. Sau một giờ cắm đầu chạy dọc đường núi, cuối cùng chúng tôi mới dám dừng lại. Lạc mở va lị Trên đống sách chất gọn, cái đuôi trâu: đen đúa, có chùm lông ở cuối, và ố máu bầm.
Cái đuôi dài dị thường, và hẳn nhiên nó đã từng thuộc về con trâu bất hạnh làm vỡ kính của Bốn Mắt.