Bách Cầm Sơn Chủ
Chương 16: Chính nghĩa bang chủ xuất hiện - tu mi nam tử hạo thiên kiếm lộ thân
- Tiểu Miêu nhi !
Chàng chống tay định ngồi dậy nhưng cẩm thảy cả người xương cốt đau nhức rên lên một tiếng:
- Ôi chao ! Từ trong góc nhà vang lên giọng con gái hờn trách:
- Người vừa tỉnh lại đã gọi tên Tiểu Miêu. Vị Tiểu Miêu cô nương đó phải chăng đối với người rất quan trọng ?
Thừa Ân nghe giọng nói quen thuộc thì gọi khẽ:
- Từ muội đó ư?
Từ Viên Yên bước ra, nàng đến trước mặt Thừa Ân, đôi mắt buồn bã oán trách nhìn chàng. Thừa Ân mỉm cười hỏi:
- Từ muội thương thế đã khỏi hẳn chưa?
Viên Yên nhếch môi cười buồn:
- Người còn quan tâm đến tôi sao ?
- Từ muội sao lại nói thế? Đại ca còn chưa cám ơn muội đã tận lòng với đại ca.
Viên Yên đôi mắt chớp nhẹ, muốn nói điều gì nhưng không hiểu sao lại im lặng.
Thừa Ân hỏi:
- Chúng ta làm sao thoát khỏi tay Quỷ Diện Lang Nha?
Ngộ Tịnh Đại sư đã cứu chúng ta:
- Ngộ Tịnh Đại sư ?
- Phải ! Ông ta chính là sư thúc của Thiếu Lâm phương trượng Không Độ Đại sư. Không ngờ Ngộ Tịnh Đại sư vẫn còn sống. Thế những người kia…
Thừa Ân bỏ lửng câu nói. Viên Yên kéo dài giọng hỏi lại :
- Những người kia là những người nào ? Lục công tử muốn hỏi ai ? Tiểu Miêu cô nương hãy Nhược Lan cô nương ?
- Từ muội, huynh quan tâm đến tất cả mọi người. Trương Sát Sứ, Từ muội Tiểu Miêu, Nhược Lan tỷ tỷ, tất cả đều là những người thân, những người bạn tốt của huynh.
- Vậy thì Lục công tử yên tâm! Trương Sát Sứ đang được Ngộ Tịnh Đại sư trị thương ở không bên cạnh. Hai vị cô nương vần bình yên, tiếc là họ đã lên đường rồi.
Thừa Ân thần thờ hỏi:
- Họ đi rồi sao ?
- Lục công tử đa đoan quá khiến cho người ta giận dỗi bỏ đi. Viên Yên tôi đáng ra cũng không nên ở lại đây làm gì, nhưng tôi có việc quan trọng muốn hỏi Lục công tử!
Từ lúc chàng tỉnh lại, nàng một “Lục công tử”, hai cũng “Lục công tử” chứ không gọi chàng hai tiếng đại ca trìu mến nữa.
Thừa Ân biết nàng giận, cũng muốn nói vài câu an ủi nhưng nghĩ đến cha nàng có thể là kẻ đại cừu của họ Lục thì lòng chàng lại lạnh lẽo như băng gi:
Thừa Ân nhắm mắt hờ hững nói:
- Từ muội có gì muốn hỏi cứ hỏi đi?
- Công tử hãy mở mắt ra nhìn tôi.
Thừa Ân miễn cưỡng làm theo ý nàng, đột nhiên chàng phát hiện Viên Yên mặt mày xanh xao, hình dung tiều tụy thì bất giác chạnh lòng nhớ lại những tình cảm đẹp đẽ của hai người, bắt đầu từ lúc nàng giết chết Huyền Môn Trấn Võ Nhị Tướng cứu chàng.
Bắt đầu từ lúc đó, họ đã kết bái huynh đệ. Nàng truyền thất Cửuu Vi Hồi bộ cho chàng, nhiều lần xả thân cứu chàng. Có thể nói nàng là cô gái tâm địa thuần lương trong sáng, tràn đầy nghĩa khí quang minh chính trực.
Thừa Ân nghĩ đến chuyện xưa, trong lòng xúc động, khẽ gọi tên nàng:
- Từ muội!
Nhưng Viên Yên mặt lạnh như tiền, lạnh lùng hỏi:
- Lục công tử hãy trả lời cho tôi biết, vì sao người năm lần bảy lượt gạt tôi, giấu giếm thân thế của mình?
Viên Yên nhắc đến hai tiếng “thân thế” khiến Thừa Ân đau lòng, bất giác cũng trở nên lạnh lùng:
- Huynh đây có chỗ khó nói, Từ muội không nên hỏi làm gì !
- Tôi lại hỏi, nếu xét về thân thế thì Lục công tử là biểu huynh của tôi, tại sao lúc ở đèo Bạch Mã công tử đã biết tôi là ai mà vẫn không nhận. Trước khi lên Thiếu Lâm tự, Lục công tử một lần nữa cố tình giầu nhẹm thân thế là vì lý do gì ?
- Câu hỏi này cũng đâu có gì khác biệt.
Viên Yên cười nhạt:
- Hừ ! Người nhất định không nói ?
- Không thể nói được.
- Vậy tôi còn câu hỏi cuối cùng, hi vọng Lục công tử giải đáp cho.
- Từ muội cứ nói.
- Nếu người không thành thật trả lời, từ nay đừng gọi tôi là Từ muội.
Thừa Ân lạnh nhạt đáp:
- Phải xem câu hỏi thế nào đã.
Viên Yên đôi môi mím chặt, ánh mắt nhìn Thừa Ân tóe lửa:
- Người nhất định phải trá lời câu hỏi này.
Viên Yên im lặng một chút, gương mặt đầy vẻ kích động. Rồi nàng thốt ra từng lời, giọng nói rất nặng nề:
- Có phải cha tôi có liên quan đến huyết án Linh Sơn năm xưa ?
Thừa Ân biết chuyện này sớm muộn cũng vỡ lở, sự thật rồi sẽ phơi bày. Một khi xác minh được cha nàng là hung thủ thì mối thù bất cộng đái thiên sẽ đứng giữa hai người, không cách gì giải hoá được.
Chàng có thể nói ra tất cả ngay bây giờ để hai người sớm giữ khoáng cách tránh phải đau lòng về sau. Nhưng có một điều chính Thừa Ân cũng không sao hiểu được, đó là chàng không dám mở miệng nói ra. Vì sao ? Vì chàng không muốn làm nàng đau lòng. Chàng không muốn nàng ngay khúc này phải mang nỗi đau mà chàng đang phải gánh chịu. Và bởi vì... trong trái tim chàng đã có hình bóng của nàng.
Giá như ngay từ đầu chàng biết Từ Tam là con gái của Từ Đạt thì mọi chuyện đã khác đi. Chàng sẽ không học Thất Cửu Vi Hồi Bộ, không cùng nàng kết bái huynh đệ, không liều mạng đi cứu nàng để rồi hai người bị nhốt chung trong cỗ xe ngựa, tay kề tay vai kề vai. Tất cả những sự kiện một mối liên kết khiến chàng suốt đời không quên.
Viên Yên thấy chàng im lặng thì sốt ruột giục:
- Người trả lời đi chứ.
Thừa Ân buông tiếng thở dài:
- Từ muội ! Đại ca muốn muội trở về Linh Sơn. Một ngày gần đầy đại ca sẽ tìm muội, lúc đó đại ca sẽ cho muội câu trả lời cuối cùng.
Viên Yên giậm chân giận dỗi:
- Không…Không…Tôi muốn người trả lời tôi ngay bây giờ cơ…
- Đại ca... không thể nói dược.
- Người nhất định phái nói.
- A Di Đà phật...
Hai người giật mình nhìn lên thì thấy Ngộ Tịnh hòa thượng đã đứng trong phòng tự lúc nào rồi. Lão hoà thượng đầu tóc rủ xuống, sắc mặt nhợt nhạt, giọng nói hơi run:
- Mô Phật ! Từ thí chủ không nên khiên cưỡng làm gì.
Viên Yên ấm ức kêu lên:
- Đại sư…
- Chuyện gì đến tự khắc sẽ đến.
- Nhưng Viên Yên không cam lòng.
- Ý trời đã định, sức người không thay đổi được!
Lão hòa thượng nói những câu mù mờ khó hiểu nhưng ý tứ rõ ràng là muốn khuyên Viên Yên hãy để mọi việc tự nó đến. Nàng đưa mắt buồn bã nhìn Thừa Ân rồi không kềm lòng được bật lên khóc nức nở. Nàng ôm gương mặt đầm đìa nước mắt bỏ chạy, phút chốc đã không còn thấy tăm dạng nữa.
Viên Yên đi rồi, Thừa Ân nhìn thần sắc vị đại hòa thượng một lúc rồi hỏi:
- Đại sư dường như đã thọ thương ?
Ngộ Tịnh Đại sư buông tiếng thở dài:
- Lục thí chủ quả nhiên có cặp mắt tinh tường.
- Đại sư chắc vì giao đấu với Quỷ Diện Lang Nha cứu vãn bối mới bị hắn đả thương ?
- Quỷ Diện Lang Nha Thần Cồng cái thế, xem ra trong kỳ đại hội võ lâm sắp tới khó có người khống chế được hắn.
Ngộ Tịnh Đại sư nói rồi đến gần bắt mạch cho Thừa Ân, ông ta khẽ gật đầu:
- Thí chủ còn trẻ mà công lực thâm hậu, chỉ cần vận công điều tức một thời gian ngắn nữa là hoàn toàn bình phục.
Thừa Ân gượng đau ngồi đậy chấp tay vái vị hòa thượng:
- Vãn bối Lục Thừa Ân tạ ơn Đại sư cứu mạng. Không biết Trương Sát Sứ hiện giờ tình hình thế nào, xin Đại sư cho vãn bối được biết.
- Trương Vô Mệnh thương thế khá nặng, tuy nhiên vừa rồi bần tăng đã truyền cho y một ít công lực, tin rằng y sẽ nhanh chóng bình phục. Bây giờ bần tăng có vài điều muốn hỏi thí chủ.
- Xin Đại sư cứ nói.
Ngộ Tịnh thần quang chiếu thẳng vào Thừa Ân:
- Thí chủ có thật là hậu nhân của Lục Minh chủ?
Thừa Ân biết vị hòa thượng này năm xưa từng có giao tình với cha mình, ông ta lại là thần tăng Thiếu Lâm, bất kể võ công hay đạo đức rất đáng kính nể ! Hơn nữa vừa rồi ông đã cứu mình, lại còn là người duy nhất trên giang hồ từng đặt chân đến Bách Cầm Sơn theo như lời Không Độ Đại sư đã nói. Bằng vào những điếu đó, Thừa Ân quyết định không giấu vị hòa thượng gần một trăm tuổi này bất cứ điều gì. Chàng cung kính đáp:
- Hồi bẩm Đại sư, vãn bối chính thực là họ Lục.
- Lão nạp vẫn thắc mắc không hiểu vì sao thí chủ năm xưa lại thoát thết ?
Thừa Ân bèn đem câu chuyện được dì mình cứu thoát, mười tám năm qua dạy dỗ như thế nào, dì Diệp vì sao phải tự hủy đôi chân, đầu đuôi tuần tự kể lại.
Nghe xong, lão hòa thượng buông tiếng thở dài:
- Diệp thí chủ quả thật không hổ thẹn là bậc kỳ nữ trong thiên hạ. Nhà họ Lục cuối cùng cũng được hoàng thiên phù trợ để lại giọt máu kế tục sự nghiệp tổ tiên.
Nói rồi, ông ta nhìn Thừa Ân bằng ánh mắt từ ái, đôi môi điểm một nụ cười độ lượng:
- Lục thí chủ sao lại học được tuyệt kỹ Bách Cầm Sơn?
Thừa Ân bèn đem câu chuyện Trương Vô Mệnh, Chu Thông kể lại một lượt. Lão hòa thượng lại buông tiếng thớ dài:
- Sự đời thật khó mà lường trước được. Năm xưa lão nạp nghe tin Chu, Trương hai người bị Ám Sát hội truy sát, vội vàng đuổi theo nhưng tới nơi thì đã muộn. Không ngờ Chu Thông cuối cùng lại trở thành Bách Cầm Sơn chủ. Trương thí chủ hủy hoại dung mạo trà trộn vào Chính Nghĩa bang, câu chuyện thật ngoài sức tưởng tượng.
Thừa Ân vội vàng hỏi:
- Nói như vậy Đại sư có mặt ở chỗ hai người họ bị sát hại ?
- Lão nạp tới trễ một bước.
- Chu sư phụ có nhờ vãn bối tìm giúp người con gái và một người cháu trai, không hay lúc ấy Đại sư có tình cờ nhìn thấy hai người đó không?
Lão nạp tới nơi thì thấy có một người mặc trường bào màu đen, thân hình rất cao lớn, đeo chiếc mặt nạ làm bằng đồng.
Thừa ân buột miệng kêu lên:
- Gã đó chính là Ám Sát hội chủ. Chắc chắn là hắn, vãn bối đã từng chạm mặt.
Chàng bèn đem câu chuyện gặp Ám Sát hội chủ, sau đó Quỷ Diện Lang Nha xuất hiện rồi hai người giao đấu với nhau kể lại.
Ngộ Tịnh Đại sư lắc đầu than:
- Không ngờ Ám Sát hội chủ công lực ngang bằng với Quỷ Diện Lang Nha, quả thật là đáng ngại.
- Vậy Đại sư có nhìn thấy hai đứa trẻ?
- Lão nạp thấy người mặc trường bào nhàu đen dẫn hai đứa trẻ đi, không ngờ chúng là con cháu của Chu thí chủ, càng không biết người đó là Ám Sát hội chủ.
- Như vậy thì đúng rồi. Nhưng Ám Sát hội chủ tại sao lại bắt hai đứa trẻ ?
- Có thể lão muốn đào tạo bọn trẻ thành sát thủ cũng nên.
Thừa Ân chợt vỗ dùi đánh đét một tiếng rồi vui mừng kêu lên,
- Đúng là họ rồi.
Thừa Ân lúc đó nghĩ đến Văn Nhược Lan và Văn Hạo Nham tuổi tác cách nhau rất giống với hai đứa bé năm xưa. Hai người cũng là anh em họ. Điều quan trọng nhất định là cả hai đều ở trong Ám Sát hội. Phải chăng năm xưa Ám Sát hội chủ bắt hai đứa trẻ đem về dạy dỗ huấn luyện chúng trở thành sát thủ như lời Ngộ Tịnh Đái sư dự đoán? Nếu quả đúng như vậy thì Ám Sát hội chủ nham hiểm độc ác ngoài sức tưởng tượng. Thừa Ân nhớ lại hôm ở miếu hoang đã nghe hai anh em họ đối đấp; theo đó thì Ám Sát hội chủ là ân sư đã nuôi nấng dạy dỗ cho họ, họ có biết đâu hắn chính là hung thủ đã giết chết cha mẹ mình.
Thừa Ân bèn kể lại những điều mình đang suy đoán cho Ngộ Tịnh Đại sư nghe. Nghe xong, lão hòa thượng gật đầu tán thành ý kiến của chàng:
- Lão nạp cho rằng họ chính là hai đứa trẻ tội nghiệp năm xưa. Chỉ có điều không biết làm cách nào chứng minh.
- Vãn bối đã có cách, chỉ cần gặp lại Nhược Lan tỷ tỷ. Tiếc là người đã đi rồi.
- Hai vị nữ thí chủ trước khi ra đi mỗi người có để lại một bức thư nhờ lão nạp trao cho Lục thí chủ.
Nói rồi, ông ta lấy trong tay áo ra hai mảnh giấy trao cho Thừa Ân. Chàng vội vàng mở ra xem thì thấy bức thư thứ nhất là bút tích của Tiểu Miêu nhi. Nàng viết:
“Ngưu ca nhã giám !
Lâu ngày gặp lại không ngờ Ngưu ca đã trở thành Lục ca, lại là Bách Cầm sơn chủ võ công cái thế, Tiểu Miêu nhi lấy làm vui lòng. Tiểu Miêu nhi trong những ngày luyện tập võ công với sư phụ vẫn luôn nhớ tới Ngưu ca, không ngờ trong thời gian đại ca đã có hồng nhan tri kỷ, không chỉ một mà đến hai vị cô nương cực kỳ xinh đẹp. Tiểu Miêu nghĩ đến phận mình chẳng cha không mẹ, nhân phẩm thấp hèn cảm thấy mình không xứng đáng với Ngưu ca đành gạt lệ ra đi, chúc đại ca sớm hoàn thành tâm nguyện, tiêu diệt kẻ thù, lập bề gia thất. Tiểu Miêu từ nay phiêu bạt chân trời, thành tâm cầu chúc cho đại ca miên trường bách tuế.
Tiểu Miêu nhi bái bút !”.
Thừa Ân đọc thư của Miêu nhi cảm thấy trong thư nàng viết có cả ghen tuông hờn giận và cả những giọt nước mắt. Tâm sự của Tiểu Miêu khiến chàng cảm động bất giác buông tiếng thở dài não nuột.
Rồi chàng mở bức thư thứ hai, nhìn thấy bút tích của Văn Nhược Lan, lời lẽ cũng vô cùng thống thiết.
“Nhược Lan tỷ tỷ gởi Lục đệ nhã giám!
Lục đệ, tỷ tỷ đây biết đệ là người trọng nghĩa khinh tài là bậc anh hùng quân tử trong thiên hạ. Tuy đệ hạ mình gọi ta hai tiếng tỷ tỷ những xét thân phận ta không xứng đáng, quyết không thể cũng đệ dạo bước giang hồ, xưng danh thiên hạ. Lục đệ, tương lai của đệ ở phía trước, chắc chắn mai này sẽ đạt được thành tựu rất lớn. Tiểu Miêu cô nương võ công cao cường, tuy đã từng lên kiệu hoa, nhưng danh phận chưa thành, hoàn toàn có thể cùng đệ kết thành phu phụ. Từ cô nương cũng là bậc kỳ nữ trong thiên hạ, lại là danh gia xuất thế, rất xứng đáng với đệ. Hai vị cô nương người nào cũng si tình xả thân vì đệ, thiết nghĩ đệ không nên phụ rẫy tấm chân tình của họ, về phần tỷ tỷ đệ không cần phải lo lắng. Tỷ đã chán ghét thân phận sát thủ, quyết tâm nơi quy ẩn, sám hối những hành động tội lỗi bấy lâu nay. Tỷ tỷ thành tâm cầu chúc Lục đệ gặp nhiều may mắn.
Nhược Lan bái bút !”
Thừa Ân đọc xong hai lá thư chứa đầy ân tình thì ngẩn ngơ như người mất hồn, trong lòng trào lên những cảm xúc mãnh liệt. Giá như ngay lúc này có họ ở đầy thì chàng sẽ không chút ngần ngại cùng họ thề nguyền trăm năm, sống chết có nhau. Cho dù là Nhược Lan, Tiểu Miêu hay Từ Viên Yên người nào cũng một lòng một dạ si tình, dám vì chàng mà hi sinh tính mạng khiến cho Thừa Ân lòng dạ rối bời, buông tiếng thở dài não nuột.
Ngộ Tịnh Đại sư nãy giờ quan sát chàng, ông lão cất tiếng nói vu vơ:
- A Di Đà Phật. Tình là dây oan nghiệt chướng, là bể khổ trầm luân. Từ xưa tới nay anh hùng thiên hạ vì chữ tình mà mai một thanh danh, đánh mất cơ đồ, ngàn thu ôm hận, để lại tấm gương muôn đời cho hậu thế.
Thừa Ân nghe xong mấy lời đó thì giật mình bừng tỉnh. Chàng như người vừa thoát khỏi cơn mê, lập tức trở về với thực tại.
Hiện tại của chàng chính là huyết thù gia hận, là thanh danh của họ Lục không thể vì chàng mà mai một. Thừa Ân vừa nãy trong lúc yếu lòng những muốn quên đi mối đại cừu, cùng những người bạn hồng nhan tri kỷ tìm tới một nơi để mai danh ẩn tích. Bây giờ nghĩ lại chàng toát mồ hôi đầm đìa, vừa sợ hãi vừa xấu hổ vô cùng.
Chàng vội vàng quì xuống vái lạy đại hòa thượng:
- Đệ tử Lục Thừa Ân ngu dốt nhờ Đại sư điểm hóa thoát khỏi cơn mê, xin Đại sư nhận ở đệ tử một lạy chứng minh cho tấm lòng của đệ tử, từ xưa quyết chí chuyên tâm lo việc báo thù.
Ngộ Tịnh Đại sư mỉm cười đầy vẻ khoan dung độ lượng:
- Mô Phật. Thù cũng là bể khổ. Báo tư thù là hành động cá nhân, trừ ma diệt bạo mới là hành động của đấng trượng phu anh hùng trong thiên hạ.
Thừa Ân là người thông minh đĩnh ngộ, lại mang trong mình dòng máu oanh liệt của họ Lục nên chỉ cần vài lời điểm hóa của Ngộ Tịnh Đại sư, chàng đã thức ngộ tâm cơ, tinh thần trở nên thông ngộ, sáng suốt hơn xưa rất nhiều. Giờ đây Thừa Ân không chỉ có mối gia thù phải trả, mà trên vai còn có trách nhiệm với thiên hạ sinh linh.
Hai người chuyện vãn tới đó thì trời cũng vừa sụp tối. Lúc này Thừa Ân đã phục hồi công lực, hoàn toàn khỏe mạnh bèn cùng Ngộ Tịnh Đại sư bước sang phòng bên thăm Trương Vô Mệnh, thấy ông ta vẫn còn thiêm thiếp chưa tỉnh lại nhưng hơi thở đã điều hòa, sắc mặt hồng hào thì yên tâm để ông ta nghỉ ngơi.
Ngộ Tịnh Đại sư đích thận đi pha một bình trà, cùng Thừa Ân ra trước lều cỏ, ở đó có một bộ bàn ghế bằng trúc.
Thừa Ân nhận thấy nơi đây hoàn toàn thanh vắng, phong cảnh u nhàn thoát tục. Thì ra Ngộ Tịnh Đại sư mười mấy năm không trở về Thiếu Lâm ở đây sống cuộc sống ẩn dật thanh tu.
Hai người vừa uống trà vừa bàn luận chuyện xưa. Thừa Ân đem nghi vấn của mình ra nói khiến cho Ngộ Tịnh Đại sư không khỏi giật mình sửng sốt:
- Lục thí chủ căn cứ vào đâu mà nghi ngờ cho Từ bang chủ và Tạ thí chủ ?
- Chuyện mất công lực vào đêm rằm Trung Thu là bí mật lớn của nhà họ Lục, năm xưa cũng vì đó mà cả gia đình chàng phải thảm tử nên Thừa Ân không bao giờ tùy tiện nói ra. Ngay cả với Không Độ Phương Trượng và Tịnh Hư Chân Nhân, chàng cũng không tiết lộ.
Tuy nhiên từ lúc gặp Ngộ Tịnh Đại sư, được biết ông ta sống gần trăm tuổi mà sức khỏe vần cường tráng, mỗi hành động, cử chỉ, lời nói đều hàm chứa sự từ bi bác ái khiến Thừa Ân đem lòng tin tưởng ông. Chàng bèn đem bí mật của họ Lục nói ra.
Nghe xong, Đại sư thái độ vẫn bình thản nhẹ nhàng nói:
- Thật không ngờ sự việc lại như thế. Bây giờ Lục thí chủ định làm gì?
Thừa Ân bèn kểt lại câu chuyện trên Thiếu Lâm tự và sự nghi ngờ sống chết của mẹ mình. Ngộ Tịnh Đại sư nghe đến lúc Thiếu Lâm tự gặp nguy nhưng thần sắc vẫn không thay đổi, quả thật công phu hàm dưỡng của ông ta đã vượt ra ngoài cảnh giới con người. Quả nhiên là một vị thần tăng đắc đạo.
Thừa Ân kể lể xong, nhìn vị Thiếu Lâm thần tăng thì thấy ông hai mắt nhắm nghiền, hàng chân mày bạc trắng khẽ chau lại như đang suy nghĩ việc gì ghê gớm lắm. Một lúc sau, ông từ từ mở mắt ra nhìn Thừa Ân, thong thả nói:
Năm xưa, bần tăng là một trong số vài người có lên Linh Sơn chứng kiến hiện trường sau khi vụ án xáy ra.
Thừa Ân như người chết đuối vớ được phao vội vàng chụp lấy:
- Đại sư có nhìn thấy…
Thừa Ân vì quá đau đớn không nói hết câu, đôi mắt chàng trừng trừng mở to nhìn vào Ngộ Tịnh Đại sư, bất gặp cái gật đầu của ông ta.
- Lão nạp có nhìn thấy.
Thừa Ân như nghe sét đánh ngang tai, đầu ốc lùng bùng, mặt mày choáng váng cơ hồ muốn ngất xỉu. Từ lúc rời Thiếu Lâm tự chàng đã nuôi một hy vọng rất lớn, giờ đây sự xác nhận của Ngộ Tịnh Đại sư chẳng khác gì giáng vào đầu chàng một chưởng đoạt hồn.
- Tuy nhiên có vài điều đáng ngờ. Ngộ Tịnh Đại sư nói.
Thừa Ân một lần nữa như người vớ được phao vội vàng hỏi:
- Đại sư nói cái gì đáng ngờ ?
- Lục thí chủ phải bình tĩnh mới được.
- Xin người cứ nói ra.
- Năm xưa tuy bần tăng có nhìn thấy xác của lệnh đường nhưng kỳ thực hung thủ ra tay độc ác, dung mạo của lệnh đường hoàn toàn hủy hoại không còn nhận diện được nữa. Chỉ có thể nhận biết qua y phục. Thừa Ân nghe mẹ chết thê thảm như thế thì uất khí trào lên, hai con mắt đỏ lòm như có lửa. Ngộ Tịnh Đại sư niệm một tiếng Phật hiệu rồi đặt bàn tay của ông ta lên đôi vai đang run rẩy của Thừa Ân. Lập tức Thừa Ân cảm thấy có một luồng chân khí ám áp truyền vào người chàng, lan tỏa khắp kỳ kinh bát mạch. Nguồn nội gia chân lực của Phật môn quả nhiên có chỗ kỳ diệu khác thường, lúc này Thừa Ân cảm thấy tâm tư hoà ổn, tinh thần dần lắng dịu lại. Chàng nghe văng vẳng bên tài giọng nói từ bi bác ái của đại hoà thượng:
- Lục thí chủ nên biết trên thế gian vạn vật là không. Con người sốngchết có số, mệnh trời không thay đổi được.
Thừa Ân buông tiếng thở dài, hai hàng nước mắt trào ra, nhờ vậy mà tâm tình cũng nhẹ nhàng hơn.
Ngộ Tịnh Đại sư lại nói:
- Bởi vì năm xưa không nhìn rõ diên mạo nên không thể khẳng định lệnh đườn đã chết.
- Ý Đại sư là …
- Rất có thể lệnh đường vần còn sống. Bần tăng có một chút nghi vấn.
- Xin Đại sư cứ nói.
- Năm xưa bần tăng và lệnh tôn từng có giao tình. Lệnh tôn là bậc anh hùng cái thế, bần tăng rất ngưỡng mộ. Sau khi lệnh tôn qua đời, mỗi năm bần tăng đều đến Linh Sơn phúng điếu, nhưng vì Chính Nghĩa bang canh phòng nghiêm ngặt, bần tăng lại không muốn làm kinh động nên chỉ ở dưới chán núi đốt nhang khấn vái. Có vài lần bần tăng mơ hồ cảm thấy dường như trong không trung có tiếng đàn đưa đến. Bần tăng cố gắng lắng nghe nhưng tiếng đàn hư hư thực thực, hòa quyện trong gió rất khó phân biệt...
Năm xưa, bần tăng từng được lãnh giáo cầm nghệ của lệnh đường, có thể nói thiên hạ vô song. Bần tăng cứ tưởng mình vì luyến tiếc tiếng đàn kỳ diệu của người xưa nên sanh ra ảo giác. Bây giờ nghe Lục thí chủ nói, bần tăng chợt nghĩ phải chăng lệnh đường thật ra vẫn còn sống? Phải chăng mỗi năm vào đêm rằm Trung Thu lệnh đường lại gảy đàn tưởng nhớ phu quân. Vì từ trên đỉnh Linh Sơn xuống chân núi khoảng cách quá xa nên tiếng đàn theo gió bay tới lúc có lúc không khó mà phân biệt được.
Thừa Ân nghe xong những lời đó của Ngộ Tịnh Đại sư thì vui mừng hớn hở nói:
- Vãn bối nhất định phải đi Linh Sơn một chuyến.
- Linh Sơn địa thế hiểm trở, chỉ có độc nhất một con đường đi lên đã bị Chính Nghĩa bang phong tỏa, Lục thí chủ làm sao lên được tới đỉnh ?
Thừa Ân nghĩ tới hai con chim ưng ở núi Thiếu Thất nhưng nếu chàng cưỡi thần ưng lên núi thì quá lộ liễu làm sao che giấu được tai mắt Chính Nghĩa bang ?
Ngộ Tịnh Đại sư lại nói:
- Lục thí chủ có nghĩ đến vài sự kiện đáng ngờ không?
Thừa Ân vì trong lòng kích động chỉ nghĩ đến mẫu thân nên không suy nghĩ được gì khác. Nghe Ngộ Tịnh Đại sư nói chàng hỏi lại:
- Đại sư có nghi vấn gì thế ?
- Bần tăng nghĩ nếu lệnh đường còn sống thì tại sao mười mấy năm qua không xuất hiện ? Phải chăng lệnh đường bị người ta khống chế ? Kẻ khống chế lệnh đường, nếu có thì không thể ai khác ngoài Chính Nghĩa bang chủ Từ Đạt. Bởi vì ở Linh Sơn, ông ta là bá chủ. Như vậy giả thuyết cho rằng Truy Hồn Nhất Tiếu Tạ Văn vì tình gây ra huyết án không còn hợp lý nữa. Mà nếu hung thủ là Từ Đạt thì ông ta vì động cơ gì?
Hàng loạt những câu hỏi trong một lúc không thể giải đáp khiến cho Thừa Ân chỉ còn biết, thở dài nói:
- Chỉ có thể tìm gặp gia mẫu, nếu người vẫn còn sống thì mọi chuyện sẽ được phanh phui.
- Nhưng không có cách gì có thể lên được Linh Sơn. Bần tăng vẫn lấy làm thắc mắc không hiểu sao Chính Nghĩa bang chủ Từ Đạt lại canh phòng Linh Sơn cẩn mật đến vậy.
- Vì lão muốn độc chiếm võ công mà tiên phụ đã chôn giấu.
- Mười mấy năm qua, nếu thật sự có võ công bí kíp ở Linh Sơn thì đã tìm ra rồi.
Thừa Ân chợt nhớ đến Ám Sát hội chủ từng sử dụng Quy Nguyên Thần Công, bèn đem chuyện đó ra nói. Ngộ Tịnh Đại sư lắc đầu thở dài:
- Lão nạp không ngờ võ lâm ngày nay nhiễu nhương đến thế. Nếu không có người đứng ra chủ trì công đạo thì tươn lai hậu quả thật khó mà tưởng tượng.
- Ngày nay khắp võ lâm chỉ có Đại sư là người đức cao trọng vọng, đủ khả năng lãnh đạo quần hùng. Vãn bối xin Đại sư nghĩ đến đại cuộc thiên hạ, đứng ra kêu gọi võ lâm chính đạo đồng tâm hợp sức chống lại ma đạo, giữ gìn chính khí.
- Lão nạp là kẻ xuất gia không tranh giành quyền thế, quyết không phải là người thích hợp lãnh đạo quần hùng.
- Nếu không phải Đại sư thì e rằng ngày nay võ lâm không ai còn xứng đáng nữa.
- Theo lão nạp biết thi còn có một người.
- Đại sư muốn nói tới người nào ?
Ngộ Tịnh Đại sư hai mắt chiếu thẳng vào Thừa Ân.
- Người đó chính là Lục thí chủ đây.
Thừa Ân thảng thốt kêu lên:
- Vãn bối làm sao đủ khá năng nhận lãnh trách nhiệm đó ?
Ngộ Tịnh Đã sư mỉm cười, đôi mắt trìu mến nhìn Thừa Ân:
- Lục thí chủ hào hiệp trượng nghĩa, khí độ hiện ngang, là bậc thiếu niên anh hùng xuất chúng. Nhớ năm xưa bần tăng từng chứng kiến lệnh tôn nhất kiếm vẫy vùng thiên hạ, tạo nên thời kỳ võ lâm thái bình thịnh vượng. Lục thí chủ chính là người xứng đáng nhất, đủ khả năng kế thừa sự nghiệp của lệnh tôn.
- Nhưng gia phụ năm xưa võ công cái thế, vãn bối làm sao so sánh được.
- Bần tăng nhận thấy thí chủ căn cơ cốt cách rất tốt, là người có phúc tướng thịnh vượng. Trong tương lai nhất định sẽ đạt thành tựu lớn. Lão nạp lần này trở về Thiếu Lâm tự sẽ liên kết với các đại môn phái tạo sẵn thế lực, chờ một năm sau tới ngày đại hội Linh Sơn sẽ cùng ủng hộ thí chủ lên ngôi Minh chủ, quyết không để cho bọn tà ma khống chế võ lâm, tạo nên ác nghiệp.
Thừa Ân thấy Ngộ Tịnh Đại sư tuổi tác đã cao nhưng lòng vẫn tràn đầy tâm huyết thì bất giác hào khí xung thiên, đôi mắt sáng rực cất giọng sôi nổi:
- Đại sư đã nói như vậy thì vãn bối cũng quyết tranh đấu với ma đạo một phen, cho dù tan xương nát thịt cũng vui lòng.
- Tốt lắm ! Quả nhiên xứng đáng là hậu nhân của họ Lục. Trước mắt, thí chủ dự tính sẽ làm gì ?
Thừa Ân nghĩ tới kỳ hẹn của dì đã gần kề, nếu không lên đường sẽ không kịp nữa. Chàng biết dì Diệp ngày đêm trông ngóng tin chàng nên quyết định chờ Trương Thiên Hạo tỉnh lại, nói với ông ta vài lời sẽ lập tức lên đường.
Trong lúc Thừa Ân còn đang suy nghĩ thì Ngộ Tịnh Đại sư bỗng cất tiếng trầm hùng hỏi:
- Người đã đến sao không xuất hiện ?
Trong cánh rừng cách chỗ hai người ngồi hơn mười trượng phát ra một giọng cười hùng hậu. Dưới ánh trăng, bóng người xuất hiện nhanh như điện chớp.
Người đó mặc áo lụa màu trắng, khoác trường bào màu xanh, vóc người to lớn, gương mặt hồng hào, đặc biệt là đôi mắt sáng như điện, giọng nói rổn rảng như tiếng chuông đồng.
- Đại sư lâu ngày không gặp, sức khỏe vẫn tinh minh tráng kiện, thật đáng vui mừng thay.
Người mới tới cung tay cúi rạp người xá dài ra vẻ rất tôn kính đối với Ngộ Tịnh Đại sư. Lão hòa thượng đứng lên đáp lễ :
- Té ra là Từ bang chủ quang lâm. Lão nạp thật thất lễ. Thừa Ân nghe ba tiếng “Từ bang chủ”, bất giác toàn thân rúng động, đôi mắt sững sờ nhìn người đó không chớp. Ông ta khoảng chừng năm mươi tuổi, trán cao mũi rộng, hàng chân mày rậm đen, bộ râu hàm cú che phủ gần kín gương mặt, con người của ông ta toát lên khí độ oai phong lẫm liệt của một vị bang chủ đệ nhất thiên hạ.
Người đó chính là Chính Nghĩa bang chủ Từ Đạt. Ông ta lại xá lão hòa thượng lần nữa, thái độ rát khiêm cung:
- Vãn sinh hậu bối Từ Đạt xin thỉnh an Đại sự lão tiền bối.
- Không dám...không dám ! – Lão hoà thượng đáp lễ - Từ bang chủ vẫn mạnh giỏi chứ ?
- Đa tạ Đại sư quan tâm, nhờ hồng phúc Đại sư, vãn bối vần được an khang.
Ngộ Tịnh Đại sư cười lớn:
- Từ bang chủ quá lời rồi. Còn ba vị ở đàng kia, sao bang chủ không gọi họ đến đây cùng uống trà đàm đạo ?
Ngộ Tịnh Đại sư tuy tuổi tác đã cao nhưng tai mắt cực kỳ linh mẫn. Từ chỗ của họ đến bìa rừng khoảng cách hơn mười trượng, thế mà ông ta vẫn biết rõ trong rừng còn có ba người nữa.
Từ Đạt cát tiếng cười lớn:
- Đại sư quả nhiên là cao minh.
Nói rồi, ông ta hướng vào rừng gọi:
- Các ngươi đến ra mắt Đại sư đi.
Quả nhiên, trong rừng lần lượt có ba người bước ra. Đi đầu là một chàng trai anh tuấn, chính là đại công tử Từ Bách Xuyên. Kế đến là Từ Viên Yên và Hồng Y Sát Sứ Hạ Dung Dung.
Thì ra Từ Viên Yên sau khi rời khởi lều cỏ trên đường đã chạm mặt cha và huynh trưởng. Viên Yên tưởng đâu thế nào cũng bị cha trách mắng, không ngờ ông chỉ khiển trách qua loa rồi bảo nàng đưa đi tìm Lục Thừa Ân. Ông ta cũng nói luôn Thừa Ân chính là con trai của người anh kết nghĩa năm xưa, là biểu ca của nàng.
Viên Yên muốn hỏi cha về câu chuyện năm xưa nhưng vì có mặt Từ Bách Xuyên và Hạ Dung Dung nên không tiện nói ra. Nàng lại thấy cha tha thiết muốn đi tìm Thừa Ân thì nghĩ nhân dịp này có thể hoá giải hiểu lầm giữa hai người, nếu như Thừa Ân thực sự có điều gì đó hiểu lầm cha nàng.
Thế là Viên Yên dẫn ba người trở lại đây. C
Chính Nghĩa bang chủ Từ Đạt giới thiệu hai con với Ngộ Tịnh Đại sư xong đâu đó mới từ từ đưa mắt nhìn Thừa Ân. Ông ta nhìn ngắm Thừa Ân rất kỹ, thái độ lộ vẻ xúc động, giọng nói nghẹn ngào như muốn khóc.
- Lục hiền điệt ! Có phái là cháu đó không ?
Thừa Ân đối với sự xuất hiện đột ngột của Từ Đạt trong lòng rất bối rối. Trước mặt chàng bây giờ là người em kết nghĩa của cha, là thúc phụ của chàng, mà cũng có thể là kẻ thù không đội trời chung.
Lòng chàng lúc ấy tựa như có sóng dậy ba đào, một nỗi thống hận cùng cực trào lên cổ chàng nghẹn lời không nói được một lời nào. Giữa lúc Thừa Ân hỏa khí sắp phát ra, không sao kiềm chế được nữa thì bỗng chàng cảm thấy có một bàn tay nắm lấy tay chàng, lập tức một luồng chân khí ấm áp truyền sang chàng, phút chốc đã chế ngự hỏa khí, đưa chàng vào trạng thái thanh thản, tầm hồn cảm thấy thư thái hơn rất nhiều.
Thừa Ân được Ngộ Tịnh Đại sư dùng Phật gia chân khí trấn áp tinh thần, điều hòa kinh mạch, bình tâm nhìn trả lại Từ Đạt. Chàng nói:
- Cháu là Lục Thừa Ân. Người phải chăng là Từ thúc thúc ?
- Ta chính là thúc phụ của cháu. Thúc phụ ở Linh Sơn nghe tin hiền diệt nhưng vì quá bận rộn sự vụ nên sai đệ của cháu là Từ nhi đi tìm cháu đưa về Linh Sơn hội ngộ. Không biết vì sao cháu lại cố tình tránh mặt thúc phụ ?
Chính Nghĩa bang chủ Từ Đạt đôi mắt sáng rực chiếu thẳng vào Thừa Ân. Ngay lúc đó Thừa Ân đã cảm thấy trong đôi mắt ông ta tiềm ẩn sự nghi kỵ đề phòng.
Từ Đạt tại sao lại đề phòng chàng? Ông ta nghi ngờ điều gì? Thừa Ân cảm thấy máu nóng rần rật chảy trong cơ thể. Mặt chàng lúc xanh lúc đỏ, một lần nữa lòng thù hận sôi lên, khí huyết nhộn nhạo không sao kìm chế được nữa.
Giọng Thừa Ân lạnh như băng tuyết:
- Từ thúc thúc ! Thừa Ân có chuyện muốn thỉnh giáo người.
Ngộ Tịnh Đại sư muốn ngăn cản chàng nhưng nhìn thấy nét mặt của chàng, lão đành thở dài để cho sự việc tự nó diễn ra một cách tự nhiên.
Từ Đạt tươi cười nói:
- Thúc phụ hay tin cháu còn sống thì vui mừng khôn xiết, thật may mắn cho nhà họ Lục. Nhị ca ở suối vàng chắc cũng ngậm cười. Thôi, để thúc phụ giới thiệu cho anh em biết nhau, rồi chúng ta cùng trở về Linh Sơn trước là viếng anh hồn phụ mẫu của cháu, sau đó bàn chuyện truy tìm hung thủ, trả thù rửa hận.
Dứt lời, ông ta gọi hai người con lại định giới thiệu. cho Thừa Ân, không ngờ chàng lạnh lùng nói:
- Thúc phụ xin trả lời câu hỏi của cháu đã.
- Hiền diệt có diều gì muốn hỏi ?
Thừa Ân hai mắt chiếu thẳng vào Từ Đạt:
- Thúc phụ có phải là hung thủ đã giết chết cả nhà họ Lục không ?
Câu hỏi của Thừa Ân phát ra như một tiếng sét giữa lưng trời, mọi người ai nấy đều lùng bùng lỗ tai. Đáng thương nhất chính là Từ Viên Yên, nàng ôm lấy mặt rú lên, ánh mắt hoảng loạng hãi hùng hết nhìn cha lại nhìn sang Thừa Ân. Chính Nghĩa bang chủ sắc mặt tái xám, thân hình bất động như tượng gỗ. Không ai biết ông ta đang nghĩ gì, chỉ nghe giọng ông ta lạnh lẽo:
- Hiền điệt tại sao có ý nghĩ như thế?
Thừa Ân buông một tiếng cười nhạt, giọng cười của chàng sắc như gươm:
- Thúc phụ thật không biết hay sao?
- Hiền điệt nói ta nghe thử ?
- Nửa đêm ngày răm Trung Thu, gia phụ mất hết công lực, đó là bí mật của nhà họ Lục; thúc thúc có biết chăng?
- Ta có biết !
- Viên Yên lại rú lên một tiếng nữa, nàng lảo đảo cơ hồ muốn té xỉu. Lúc ấy trông nàng rất đáng thương, nhưng Thừa Ân bị thù hận làm mờ mắt không còn nhìn thấy gì khác nữa ngoài gã đàn ông cao lớn râu ria rậm rạp trước mặt.
Chàng lại cất giọng sắc bén tiếp tục tra vấn Từ Đạt:
- Vụ án Linh Sơn xảy ra đúng vào đêm rằm Trung Thu lúc cha ta mất hết công lực. Thúc phụ giải thích sao về điểu ấy ?
Từ Đạt Chưa kịp trả lời, Viên Yên đã run giọng hỏi:
- Cha... chuyện này là như thế nào ?
Từ Đạt không để ý đến con gái:
- Hiền điệt ! Chuyện này có phải do dì cháu nói ra không? Có phải năm xưa hai dì cháu đã nương theo dòng suối phía sau núi Linh Sơn thoát khỏi bàn tày sát thủ không ?
- Thúc phụ đoán đúng rồi đấy ?
- Ha ha... hiền điệt nghi ngờ ta ư? Thật là đau lòng quá!
Từ Đạt vừa khóc vừa cười, cười rồi lại khóc...Thái độ ông ta bất giác làm Thừa Ân phải dao động. Chàng tự hỏi con người đẩy vẻ chính khí lại giàu tình cảm như thế này có lẽ nào có thể là hung thủ giết chết cả nhà chàng ?
Giữa lúc đó Thừa Ân nhớ đến một câu nói của Đoạn Trần sư thái, cũng chính là mẫu thân của Từ Đạt. Câu nói của bà có đoạn:
“ Thiện mà không thiện, ác mà không ác chân giả thực hư khó lòng phần biệt”.
Chính câu nói đó thức tỉnh Thừa Ân, giờ đây chàng đã hiểu bà chính là muốn ám chỉ con trai của bà.
Thừa Ân khó khan nói:
- Thúc thúc sao không trả lời đi ?
- Hiền diệt nghi ngờ ta là hung thủ ư?
- Tất cả những người biết bí mật của họ Lục đều đáng nghi.
- Thế cháu có biết năm xưa có bao nhiêu người biết bí mật của Nhị ca không?
- Tất nhiên là biết. Trừ mẹ và dì ra còn có Đại bá phụ Tạ Văn, Tam thúc phụ Từ Đạt. Hung thủ năm xưa là một trong hai người. Tam thúc phụ có dám ngửa cổ thề lớn một tiếng không?
- Hiền Diệt muốn ta phải thề như thế nào ?
- Tùy thúc phụ vậy.
Từ Đạt nhếch môi cười rồi buồn bã ngửa cổ nhìn lên trời:
- Nhị ca có linh thiêng xin chứng giám cho tấm lòng thanh bạch của tiểu đệ. Năm xưa anh em ta tình thân như thủ túc. Nhị ca không may tạ thế, Tam đệ đây những muốn cùng chết theo người nhưng ngặt vì hung thủ còn giấu mặt, đại thù chưa trả được nên mới duy trì hơi thở cho đến ngày hôm nay. Nói tới đây, hàng nước mắt của ông ta chảy ra, giọng nghẹn ngào:
- Không ngờ ngày nay diệt nhi lại đem lòng nghi ngờ cho đệ. Vậy xin Nhị ca linh thiêng chứng giám cho lời thề của đệ, nếu đệ đây có tà tâm gian dối thì nguyện chết dưới Linh Thông Bảo Kiếm, đầu một nơi mình một nẻo không bao giờ được hợp táng. Cũng xin Nhị ca chứng minh ngày sau nếu trả được đại thù, tiểu đệ đây sẽ lập tức tự tận theo Nhị ca xuống suối vàng bầu bạn cho qua ngày tháng. Hương hồn Nhị ca xin hãy chứng minh cho lời thề của đệ.
Mọi người đều tận tai nghe Từ Đạt buông lời thề độc địa, lại thấy ông ta quá đỗi chân thành thì ai nấy đều cảm động.
ngay cả Thừa Ân cũng tinh thần dao động, lòng thù hận đối với con người này lung lay như đèn trước gió. Từ Viên Yên hai mắt đỏ hoe nhìn Thừa Ân, cất giọng ầm ức:
- Phụ thân tôi thề độc như vậy, người có hài lòng chưa? Người tại sao lại nghi ngờ cho cha tôi chứ ?
Từ Bách Xuyên mặt lạnh như tiền nói:
- Họ Lục kia ! Mặc kệ ngươi là ai, ngươi dám xúc phạm phụ thân, thiếu gia đây không thể tha cho ngươi được.
TừĐạt quát lên:
- Nghiệt súc câm miệng ! Tại sao người dám buông lời vô lễ với biểu huynh ngươi ?
Từ Bách Xuyên vẫn hậm hực:
- Phụ thân, hắn đâu có coi phụ thân là thúc phụ, cũng đâu có nhìn anh em với chúng con.
- Ngươi câm miệng cho ta !
Từ Đạt vung thẳng tay tát Từ Bách Xuyên một cái ra trò. Gương mặt trắng trẻo của gã phút chốc in năm dấu ngón tay đỏ lòm. Gã đưa mắt oán hận nhìn Thừa Ân nhưng không dám mở miệng nói thêm một lời nào nữa.
Từ Đạt vẻ mặt nghiêm trọng nhìn Thừa Ân nói:
- Hiền điệt chớ trách Bách Xuyên vô lễ chỉ vì hắn nóng lòng vì phụ thân mới ăn nối hồ đồ như thế.
- Thúc phụ không cần để ý chuyện đó.
- Phải lắm ! Thúc phụ đây cũng không trách hiền điệt. Hung thủ năm xưa là một trong những người thân của cha cháu, điều đó chỉ có những người trong gia đình mới biết. Hiền diệt nghi cho thúc phụ cũng là có lý do. Ngoài ra Đại bá phụ cũng là kẻ tình nghi. Tuy nhiên ông ấy mất tích nhiều năm, thúc phụ đã sai người tìm kiếm nhưng không có chút tin tức gì. Còn một người nữa cũng biết bí mật họ Lục, rất đáng nghi ngờ, người đó là...
- Phải chăng bang chủ muốn nói đến Hạo Thiên Kiếm Trương Thiên Hạo ?
Mọi người giật mình quay lại thì thấy Trương Vô Mệnh từ trong nhà bước ra, không biết từ lúc nào ông đã tỉnh lại. Những người có mặt ở đó đều là cao thủ võ lâm, sở dĩ không phát hiện ra họ Trương là bởi vì họ quá chú tâm theo dõi câu chuyện ân thù của nhà họ Lục.
Từ Đạt lên tiếng hỏi :
- Trương Sát Sứ cũng có mặt ở đây sao ?
- Thuộc hạ xin ra mắt bang chủ.
- Trương Sát Sứ dường như đã bị thương?
- Cám ơn bang chủ đã quan tâm, thuộc hạ không sao! Vừa rồi ông nhắc đến Trương Thiên Hạo là có ý gì ? Thuộc hạ muốn biết có phải bang chủ muốn nói người tình nghi thứ ba là Trương Thiên Hạo ?
Từ Đạt khẽ giật mình, rồi ông ta cười to lên:
- Ha... hạ... Trương Sát Sứ ! Ông đùa với ta đó sao? Bổn bang chủ còn lạ gì Trương Thiên Hạo nữa chứ.
- Bang chủ với Trương Thiên Hạo năm xưa quả là không lạ gì nhau. Nhưng nếu họ Trương tự hủy hoại dung mạo thì bang chủ có nhận ra không?
Từ Đạt lại giật mình, đôi mắt ông ta nhìn họ Trương như có điện.
- Ý ông là...
Trương Thiên Hạo quay sang Thừa Ân:
- Cháu còn giữ cây quạt của ta không?
Thừa Ân gật đầu rồi lấy trong ngực áo cây quạt họ Trương đã trao cho chàng làm tín vật đến Bách Cầm Sơn. Trương Thiên Hạo đón quạt, mở nó ra cho mọi người xem mấy dòng bút tích của Ngọc Nữ Linh Sơn. Lúc bấy giờ Từ Đạt, mới té ngửa ra. Trương Vô Mệnh chính là Trương Hạo Thiên năm xưa.
Chính Nghĩa bang chủ Từ Đạt chợt mỉm cười hỏi:
- Té ra người chính là bằng hữu Trương Thiên Hạo. Từ mỗ nếu đoán không sai thì Trương bằng hữu trà trộn vào Chính Nghĩa bang là muốn điều tra Từ mỗ.
- Bang chủ nói đúng.
- Vậy Trương bằng hữu có điều tra được gì không ?
Từ Đạt quả không hổ danh là bang chủ một đại bang phái. Ông ta biết mình bị lừa thế mà vẫn giữ được thái độ điểm tĩnh, ung dung tự tại như không hề có việc gì xảy ra.
Từ Bách Xuyên công phu hàm dưỡng kém cỏi, nóng giận quát lên:
- Họ Trương kia ! Ngươi trà trộn vào bổn bang làm gian tế thì đáng tội gì ?
Từ Đạt trợn mắt nhìn gã mắng:
- Đồ nghiệt súc vô lễ ! Ngươi không biết Trương Sát Sứ là thúc thúc của ngươi sao ?
Từ Bách Xuyên giận cha tức tối:
- Cha ? Bọn chúng nghi ngờ cha thì đâu đáng gọi là bằng hữu.
- Câm miệng ! Ngươi biết gì mà xen vào chuyện của người lớn. Mau cút đi cho khuất mắt ta !
- Cha...
- Nếu ngươi còn nói nửa lời thì ta đập chết ngươi. Hồng Y Sát Sứ đưa hắn đi cho ta !
Hạ Dung Dung thấy bang chủ nổi giận, sát khí bốc lên thì không dám chậm trễ vội vàng kéo Từ Bách Xuyến bỏ đi.
Từ Đạt quay lại nhìn họ Trương, bình thản nói:
- Trương bằng hữu nói đi. Nếu ông có bằng chứng gì chứng minh Từ mỗ là hung thủ thì Từ mỗ lập tức sẽ tự tận tại đây.
Mọi ánh mắt đều đổ dồn ỵề phía Trương Thiên Hạo, có cảm giác như chỉ một lời nói của ông ta thôi cũng có thể làm xoay chuyển càn khôn, tạo nên cảnh đầu rơi máu đổ.
Chỉ có Ngộ Tịnh Đại sư không biết nghĩ gì mà hai mắt nhắm nghiến, lâm râm tụng kinh niệm Phật.
Họ Trương cuối cùng cũng lên tiếng:
- Trương mỗ tự hủy hoại dung mạo, hơn mười năm tiềm phục trong Chính Nghĩa bang là để âm thầm tra xét, theo dõi hành động của bang chủ, ngài không trách Trương mỗ chứ ?
- Đó là việc nên làm. Trương bằng hữu hãy nói thẳng ra đi.
Trương Thiên Hạo hai mắt chiếu thẳng vào Từ Đạt, đột nhiên ông ta ngửa cổ cười to ba tiếng rồi nói:
- Từ bang chủ hành động quang minh chính đại, suốt mười năm qua không lúc nào không nghĩ đến chuyện truy tìm hung thủ, trả thù cho Lục Minh chủ. Trương mỗ bấy láu có lòng nghi ngờ thật là có lỗi, xin bang chủ niệm tình bỏ qua cho.
- Trương bằng hữu quá lời rồi.
Thừa Ân lúc đó ngơ ngác không hiểu sao Trương Thiên Hạo lại có lời bào chữa cho Từ Đạt như vậy. Chàng còn chưa kịp nói gì thì họ Trương đã nhìn chàng, nghiêm khắc nói:
- Thừa Ân! Cháu hãy đến ra mắt Tam thúc phụ đi.
Thấy Thừa Ân đứng im không nhúc nhích, họ Trương khẽ nhíu mày:
- Thừa Ân ! Cháu không nghe lời dượng sao ?
Xin dượng thứ lỗi, cháu đây không thể làm theo được.
Câu nói của Thừa Ân làm cho bầu không khí dường như đông đặc lại, ngột ngạt khó thở vô cùng.
Từ Viên Yên tức giặn nhìn chàng :
- Lục Thừa Ân ! Ngươi vẫn nhất quyết nghi ngờ cha ta sao ?
Thừa Ân mím môi cương quyết nói:
- Ngày nào vụ án Linh Sơn chưa tìm ra hung thủ, Lục Thừa Ân này quyết không yên lòng. Hung thủ là Tam thúc thúc phụ hay Đại bá phụ bây giờ vẫn còn chưa biết. Thừa Ân hẹn đến ngày rằm Trung Thu năm sau, trong kỳ đại hội võ lâm trên đỉnh Linh Sơn nhất định sẽ có câu trả lời. Tam thúc phụ, đến chừng đó nếu quả thật Thừa Ân nghi oan cho người thì diệt nhi nhất nhất tùy thúc phụ xử phạt.
Thừa Ân từng lời nói ra sắc bén như gươm, những tưởng Từ Đạt sẽ nổi giận, không ngờ ông ta lại tươi cười nói:
- Nói hay lắm ! Tam thúc thúc đây chẳng những không buồn phiền gì cháu, mà trái lại còn ủng hộ cháu. Tam thúc cũng hứa với cháu đến ngày rằm Trung Thu sang năm nhất định sẽ tìm ra Tạ Văn, cùng nhau lên đỉnh Linh Sơn đối chất xem ai là hung thủ thật sự.
- A Di Đà Phật. - Ngộ Tịnh Đại sư đột ngột lên tiếng - Bần tăng tin rằng ông trời có mắt, thiên bất dung gian. Nhất định sẽ có ngày hung thủ phải đền tội. Các vị thí chủ thôi thì hãy kiên nhẫn chịu đựng một thời gian vậy.
- Tới ngày đó xin Đại sư đứng ra chủ trì công đạo.
- Bần tăng sẽ làm hết sức mình.
Từ Đạt đưa mắt nhìn Thừa Ân nói:
- Tuy cháu chưa nhận vị tam thúc này nhưng dầu sao thúc thúc cũng mời cháu đi Linh Sơn một chuyến, trước là phúng viếng anh hồn phụ mẫu, sau đó thúc thúc sẽ giúp cháu truy tìm tung tích võ công bí kíp mà năm xưa cha cháu đã chôn ở Linh Sơn. Hiền điệt nghĩ thế nào ?
Thừa Ân rất muốn đến Linh Sơn, chàng vừa định mở miệng thì bỗng nghe một giọng nói vo ve như tiếng muỗi kêu truyền vào tai:
- Thí chủ không nên nhận lời.
Thừa Ân biết ngay là Ngộ Tịnh Đại sư đã dùng nội công thượng thừa truyền âm nhắc khéo cho mình, chàng liền nói:
- Đa tạ thúc phụ. Hiện tại Ân nhi còn có việc phải làm nên không thể theo thúc phụ về Linh Sơn được.
Lúc nói câu nói đó bất giác Thừa Ân liếc sang Viên Yên thì thấy đôi mắt nàng buồn bã nhìn chàng đầy vẻ oán trách. Chàng giấu tiếng thở dài trong lòng, ngoảnh mặt nlìn đi chỗ khác. Chàng biết Viên Yên sẽ đau lòng nhưng nỗi đau trong lòng chàng còn to lớn hơn nhiều.
Từ Đạt lại nói:
- Hiền diệt có việc, thúc thúc cũng không dám nài ép.
Rồi ông ta quay sang Trương Thiên Hao:
- Không hay Trương bằng hữu có muốn trở về Chính Nghĩa bang nữa không ?
- Bang chủ tha lỗi, Trương mỗ xin trả lại người chức Thanh Y Sát Sứ. Ngày sau nhất định sẽ đến Linh Sơn tạ tội với người.
- Trương bằng hữu đừng nói vậy ! Trước đây chúng ta là người một nhà. Bây giờ, tuy có chút hiểu lầm nhưng Từ mỗ tin rằng sẽ có ngày tất cả chúng ta cùng ngồi chung một bàn uống ly rượu mừng. Từ mỗ tại đây xin cáo từ chư vị.
Từ Đạt nói với Ngộ Tịnh Đại sư vài lời chia tay khách sáo. Hòa thượng mời ông ta ở lại nghỉ một đêm nhưng ông ta từ chối, nắm tay con gái phóng vào rừng đi mất dạng.
Cuối cùng chỉ còn lại ba người. Thừa Ân nãy giờ rất thắc mắc thái độ cửa dượng, nên lập tức hỏi:
- Ân nhi không biết những lời dượng nói vừa rồi là ý gì ? Chẳng lẽ dượng tin rằng ông ta thâtấự không phải là hung thủ ? Nếu như vậy hung thủ phái là Tạ Văn?
Trương Thiên Hạo vẻ mặt nghiêm trọng nhìn chàng nói:
- Cháu không hiểu được đâu ?
- Như vậy là có ý gì ?
- Mô Phật - Ngộ Tịnh Đại sư thong thả nói - Vừa rồi nguy hiểm trùng trùng, Lục thí chủ có biết không ?
Thừa Ân ngơ ngác:
- Vãn bối không hiểu gì cả.
Nếu vừa rồi Trương thí chủ trưng ra bằng chứng chứng minh là Từ Đạt là hung thủ thì tình thế sẽ ra sao ? Ông ta liệu có tự tận như lời đã nói không ?
Thừa Ân lúc đó mới vỡ lẽ ra, nhưng chàng vẫn còn thắc mắc:
- Nếu nói như vậy thì dượng đã có bằng chứng rồi sao?
Trương Thiên Hao im lặng không đáp. Ngộ Tịnh Đại sư cũng đưa mắt nhìn ông ta chờ đợi, gương mặt họ Trương đăm chiêu như đang bận suy nghĩ điều gì đó, hồi lâu ông ta mới nói:
- Từ Đạt có là hung thủ hay không lúc này chưa thể kết luận. Tuy nhiên có thể khẳng định một điều là ông ta tham vọng rất lớn, là một tay đại gian hùng trong thiên hạ. Từ Đạt thân là Chính Nghĩa bang chủ, ngoài mặt tỏ vẻ anh hùng khí khái nhưng thực chất rất gian hiểm độc ác. Còn một điều nữa là võ công của lão cao thâm khó lường, thực lực như thế nào rất khó nhận biết. Giá như hắn là hung thủ thật sự, lỡ hắn nổi điên làm càn thì không biết với sức của ba chúng ta có có chống nổi hắn hay không. Vì lẽ đó dượng đã dùng kế hoãn binh, tạm thời đuổi con cọp đi. Tuy nhiên Từ Đạt không phải là tên ngốc, hắn nhất định sẽ nghĩ cách dối phó với cháu.
- Nếu Từ Đạt là hung thủ mà võ công hắn lại cao cường thì vừa rồi hắn có thể ra tay giết người diệt khẩu.
- Có hai việc khiến hắn không thể ra tay.
- Hai việc như thế nào ?
- Thứ nhất, hắn rất thương con gái. Từ trước tới nay Từ Viên Yên luôn cho rằng cha mình là bậc chính nhân quân tử, lấy đó làm điều tự hào. Cho nên Từ Đạt không thể hủy hoại hình ảnh của mình trong con mắt con gái.
- Con lý do thứ hai ?
- Hấn có ý ngại Đại sư đây. Tuy võ công hắn cao cường nhưng Đại sư tiếng tăm lừng lẫy, mười mấy năm qua lại chưa từng giao thủ nên Từ Đạt nghi ngại không dám ra tay bừa bãi.
Ngộ Tịnh Đại sư cười khẽ:
- Hóa ra bần tăng tuy đã già nhưng vẫn còn hữu dụng đấy chứ.
Họ Trương nghiêm mặt nói tiếp:
- Vì thế, Từ Đạt có phải là hung thủ hay không vẫn chưa khẳng định, cách duy nhất bây giờ là phải tìm cho được Truy Hồn Nhất Tiều Tạ Văn. Còn về Quy Nguyên Thần Công thì dượng đây đã chịu thua, không có cách gì tìm giúp cháu như dã hứa. Từ Đạt là kẻ nham hiểm, hắn phong tỏa Linh Sơn không cho bất cứ người nào lui tới trừ hắn được đặt chân lên núi.
Trương Thiên Hạo tự hủy dung nhan, suốt thời gian dài tiềm phục ở Chính Nghĩa bang là để tìm hiểu xem Từ Đạt có phải là hung thủ hay không, đồng thời truy tìm Thần Công bí kíp, nhưng hai việc đều thất bại khiến cho ông ta chán nản quyết định công khai thân thế rời khỏi Chính Nghĩa bang.
Thừa Ân từ khi có thông tin mẹ mình có thể vẫn còn sống thì ngày đêm nuôi hy vọng, không lúc nào là không nghĩ đến. Lúc nãy chàng rất muốn mạo hiểm đi theo Từ Đạt một phen nhưng vì có lời nhắc khéo của Ngộ Tịnh Đại sư. Hơn nữa, chàng cũng biết nếu đường hoàng đến Chính Nghĩa bang thì rất khó có cơ hội dò xét.
Chàng bèn đem chuyện đó ra hỏi họ Trương:
- Dượng ở Linh Sơn nhiều năm, vào những đêm rằm Trung Thu có khi nào dượng nghe tiếng đàn trên núi vọng xuống không?
Trương Thiên Hao khẽ nhíu cặp chân mày:
- Tiếng đàn ư? Ta chẳng bao giờ nghe thấy.
Tuy nhiên Thừa Ân không lấy thế làm thất vọng, chàng biết Trương Thiên Hạo công lực không bằng Ngộ Tịnh Đại sư, ví như đại hoà thượng thần công cái thế mà còn không nghe được. Qua đó Thừa Ân càng đặt quyết tâm bằng mọi cách phải lên Linh Sơn một chuyến.
Chàng xét thấy chuyện mẹ chàng còn sống hay đã chết rất mơ hồ nên cũng không nói cho Trương Thiên Hạo nghe làm gì. Họ Trương hỏi :
- Hiện giờ hiền diệt có dự tính gì không ?
- Cháu có một chuyện muốn nhờ dượng.
- Diệt nhi cứ nói.
Thừa Ân nhắc lại cái hẹn một năm với dì Diệp rồi nói với Trương Thiên Hạo:
- Hiện giờ Di nương chắc ngày đêm trông nhớ diệt nhi, vậy phiền dượng đi một chuyến đến chỗ dì. Nhân tiện, dượng hỏi xem đối với hung thủ năm xưa, dì có bằng chứng gì hay không ?
Trương Thiên tạo nghe nhắc tới người vợ hiền năm xưa thì ngẩn người ra như pho tượng. Thật ra từ lúc gặp lại Thừa ân, ông ta rất muốn đi thăm vợ nhưng vì đại cuộc ông ta đành ôm nỗi nhớ nhung chịu đựng trong bấy lâu nay.
Trương Thiên Hao nghĩ đến người vợ tài sắc vẹn toàn này đã cụt mất dôi chân, còn bản thân ông ta dung mạo bị hủy hoại, mặt mày xấu xí gớm ghiếc thì bất giác không kềm được ra hai giọt nước mắt anh hùng.
Thừa ân đột nhiên quỳ xuống trước mặt Trương Thiên Hạo làm cho ông ta giật mình bối rối hỏi:
- Kìa, Ân nhi ! Cháu làm gì thế?
Thừa ân nghẹn ngào xúc động nói:
- Dì Diệp vì họ Lục của cháu mà tự chặt chân, còn dượng thì hủy hoại đi dung mạo, ân nghĩa đó cháu đây suốt đời không làm sao trả được. Hôm nay xin dượng nhận ở Ân nhi một lạy, chờ ngày Ân nhi báo được phụ thù sẽ suốt đời phụng dưỡng dì dượng đền ơn muôn một.
Dứt lời, Thừa Ân sụp xuống lạy Trương Thiên Hạo. Họ Trương vội đàng đỡ chàng đứng dậy. Nhìn cảnh tượng đó, Ngộ Tịnh Đại sư bất giác cũng phải thở dài cảm động.
Sáng hôm sau, Thừa Ân chỉ vẽ đường đi cho dượng thay chàng về thăm dì. Ngộ Tịnh Đại sư vì thời cuộc võ làm cũng đành rời lều cỏ trở về Thiếu Lâm lo đại sự. Thừa Ân thì một mặt muốn đi Linh Sơn một mặt dò la tung tích Văn Nhược Lan người mà chàng tin là con gái của sư phụ Chu Thông Chu Nhược Lan.
Top Truyện Hot Nhất
Truyện hot hiện nay
Bình luận
Sắp xếp