Ân Thù Kiếm Lục
Chương 51: Tạm qua đại nạn
Mai Khiêm khôi phục thần trí trước nhất.
Ánh sao chiếu chênh chếch vào thuyền, rọi gương mặt hắn, mắt hắn hoa lên, hắn chớp liền mấy lượt.
Ánh mắt vừa quen với bóng đêm, hắn cao giọng gọi :
- Công Tôn Hồng! Công Tôn Hồng!
Hắn gọi luôn hai lượt.
Tuy có ánh sao rọi vào, con thuyền qua cơn bão biển, bị xáo động tơi bời, những đồ vật gì còn lại không bị sóng cuốn đi, đều thay nơi đổi chỗ, hỗn loạn bừa bãi. Trong phút giây ngắn ngủi hắn không làm sao nhận định được khung cảnh quanh mình một cách rõ rệt.
Gió bên ngoài còn dư lực vẫn thét ầm ầm, sóng vẫn vỗ đùng đùng song trong khoang thuyền là một cảnh chết.
Tử tịch đè nặng không gian, đè nặng luôn lên tâm tư của người hiện diện.
Mại Khiêm gọi to, chưa có liếng đáp.
Công Tôn Hồng ở đâu? Vạn lão phu nhân ở đâu?
Mai Khiêm cất tiếng là hắn còn đó, hắn vô sự. Hai người kia im lìm họ có sao chăng?
Lâu lắm có tiếng đáp :
- Ta ở đây!
Mai Khiêm thở phào :
- Thế là ngươi chưa chết! Tốt quá!
Tốt là sao?
Hắn trông cho Công Tôn Hồng tạm thời thoát cái nạn bão biển này, hay hắn nghĩ là Công Tôn Hồng còn sống đó để cho hắn hạ thủ?
Chính hắn muốn tự tay hạ sát hơn là ỷ vào oai thế thiên nhiên?
Hắn muốn tự tay đẩy Công Tôn Hồng xuống biển, nếu y không tự ý nhảy xuống?
Trong bóng tối, một người đứng lên, vừa đứng lại ngã xuống. Ngã rồi đứng, đứng lại ngã. Qua mấy lượt đứng ngã như vậy người đó mới bước đến được gần Mai Khiêm.
Mai Khiêm trầm giọng :
- Công Tôn Hồng!
Người đó là Công Tôn Hồng!
Y hỏi :
- Chính ta! Còn... Vạn lão phu nhân?
Mai Khiêm buông gọn :
- Ở đây!
Nhưng hắn kêu lên :
- Sao lạ vậy?
Hắn kéo đầu dây, nơi đầu dây chẳng có gì cả.
Công Tôn Hồng kêu lên :
- Bà ấy... hay haỵ.. đã...
Mai Khiêm run giọng :
- Ta đã bảo bà nắm chặt đầu dây... ngờ đâu... Hừ, cái số của bà...
Công Tôn Hồng thở dài :
- Đáng thương thay cho bà! Không ngờ bà lại...
Mai Khiêm cũng thở dài :
- Dù bà ta không phải là con người tốt, song chỉ với cái buổi cận địa viễn thiên mà vẫn còn lang bạt khắp đó đây, mang chiếc thân lênh đênh giữa dòng đời không định hướng, ai là người có chút tâm trường, lại không lượng xét cho bà mà quên đi những gì bà đã làm.
Công Tôn Hồng tiếp :
- Bên ngoài bà có vẻ tàn ác, nhưng trong thâm tâm bà còn chút thiện lương. Có thể bà ta mang một niềm uất hận vô biên, khiến cho bà có những hành động nghịch thường! Cho nên việc làm của bà đáng trách mà tình cảnh của bà lại đáng thương!
Trước cơn bão, họ cương quyết, họ cứng rắn, họ nhất định đưa nhau vào cuộc tương tàn.
Rồi từ chỗ chết, họ may mắn trở về chỗ sống, lòng họ bỗng nhiên mềm nhũn, họ nghĩ đến sự đời điên đảo tâm ly, họ thấy cái chết mãi kề bên cái sống, dù sao họ cũng chạnh lòng trước lẽ ở đi, họ cảm khái vô cùng, họ thở dài não ruột.
Bỗng một người cất tiếng :
- Đa tạ các ngươi dành lời tốt đẹp cho già!
Công Tôn Hồng và Mai Khiêm lộ hẳn niềm vui, cùng kêu lớn :
- Vạn lão phu nhân?
Vạn lão phu nhân cười một tiếng :
- Nếu không là già, thì còn ai nữa? Vạn lão phu nhân chưa chết, các ngươi yên trí.
Một người từ khoang hậu bò ra khoang tiền...
Ra đến nơi bà bật cười khanh khách :
- Già không ngờ già chết đi lại có người thở than, luyến tiếc xót thương. Nếu biết vậy già đã chết rồi, sung sướng mà chết!
Tuy bà cười lớn, giọng cười của bà run run.
Bà mừng vì sống sót hay thương cảm vì có người bi hoài đến cái thân phận của bà?
Thuyền bồng bềnh theo gió đẩy, sóng nhồi.
Cả ba bỗng thấy lời nói của họ rất thừa, rất nhạt trong cảnh tình này.
Cảm thấy như vậy họ nín lặng.
Đúng trong lúc không khí giữa họ căng thẳng cực độ, nặng nề cực độ, con thuyền bỗng bị chấn dội lại mãnh liệt.
Mai Khiêm, Công Tôn Hồng, Vạn lão phu nhân đã mệt lả qua cơn bão, cơn bão ngừng từ lâu, họ chưa lấy lại bình thường, bây giờ con thuyền lại bị chấn dội như có mãnh lực siêu huyền bắn tung trở lại khiến cả ba giật mình, tuy khí lực tiêu tan, họ vẫn nhảy vọt ra mũi thuyền nhìn quanh quẩn tìm nguyên nhân biến cố vừa phát sinh.
Đêm dù dài, đêm vẫn qua, đêm đã qua rồi, cả ba chịu đựng cơn dập nhồi của sóng biển, chưa ai ngủ được một phút giây đêm lại hết.
Nơi phương Đông nền trời rực sáng và trước mắt họ là lục địa, trên bờ lục địa có một bóng người. Chính người này đã đẩy bật con thuyền ngược lại đột ngột, mãnh liệt suýt làm thuyền lật úp.
Con thuyền bị đẩy lùi, nhưng không đi xa trái lại nhùng nhằng tại chỗ.
Từ trên bờ, có một đường dây dài thòng xuống, đầu dây kia bám sát đầu thuyền, hay đúng hơn một chiếc thòng lọng nơi đầu dây rơi đúng cọc buồm giữ con thuyền liên lạc với lục địa.
Đường dây có thòng lọng đó, hiển nhiên do người đó phóng đi Chính một mình y, vừa đẩy bật con thuyền, vừa giữ lại đó. Con thuyền đi biển nào phải nhỏ, y làm được việc đó hẳn phải có một công lực phi phàm.
Đã có sức mạnh, lại cách quăng dây rất chuẩn, rất xa, còn người đó tỏ rõ tuyệt kỹ mà trên giang hồ ít có tay nào sánh bằng.
Người đó là ai?
Trên mặt biển làm gì có hạng người đáng sợ như thế, nếu không phải là yêu ma, quỷ mỵ?
Và bờ lục địa kia là đâu?
Bọn Vạn lão phu nhân sửng sốt, máu như ngừng chảy hơi thở đứt.
Kế tiếp họ rung người lên, chính Vạn lão phu nhân rung kịch liệt hơn cả.
Cuối cùng, bà ngã quỵ tại chỗ.
Biển đã nổi cơn giận vô tình, oai trời thì chẳng biết trước như thế nào, rồi giờ đây lại đến người xuất hiện, phiền phức sẽ đến với họ.
Trong tình cảnh này, con người đinh ninh tự thấy mình quá bé nhỏ, trước bất cứ một hăm dọa nào đương nhiên phải khủng khiếp.
Bao nhiêu hăm dọa đã qua, dư oai còn đọng nơi tâm tư họ giờ đây thêm một hăm dọa mới nữa họ phải hãi hùng.
Người xuất hiện kia tưởng tượng cho một hăm dọa là cái chắc rồi.
Bậc hào kiệt khạc ra lửa, mửa ra khói như Công Tôn Hồng, như Mai Khiêm vẫn không khỏi chùn lòng, dù cho họ có thừa sức ứng phó với người xuất hiện.
Phải họ có thừa sức ứng phó, bởi trên thế gian này nào phải mỗi ai cũng có thể chế ngự nổi họ?
Huống chi, trong trường hợp này, họ có thể liên thủ, ngự địch.
Vậy mà họ vẫn khiếp đảm như thường.
Người trên bờ kia quăng dây rồi chẳng phải giữ thuyền lại đó mà ngắm.
Tự nhiên y kéo đường dây.
Y kéo mạnh thế nào mà con thuyền như bay. Phút chốc đã đến bờ.
Bình!
Mũi thuyền đã chạm vào lục địa, tiếp theo tiếng bình, tràng cười của người trên bờ, tràng cười vang lên khanh khách, rờn rợn.
Nhưng tràng cười không mảy may có âm thinh của con người.
Tràng cười vùng lên như tiếng chim đêm như vượn hú, như sài lang tru, chỉ nghe một tiếng thôi cũng bắt rùng mình, huống hồ nghe cả tràng?
Nếu có ai nghe quỷ khóc một lần chắc phải cho rằng hiện tại họ nghe quỷ khóc.
* * * * *
Tràng cười thê lương bi thảm quá chừng.
Mai Khiêm và Công Tôn Hồng lấy lại bình thường. Rồi lâu lắm, Mai Khiêm nhìn sang Công Tôn Hồng hỏi gọn :
- Thế nào?
Công Tôn Hồng cắn răng cương quyết :
- Vô luận hắn là người là quỷ, chúng ta phải tranh lấy cái sống nhường cái chết cho hắn!
Mai Khiêm gật đầu :
- Phải! Tiên hạ thủ vi cường!
Họ vẫn chưa mất khí khái hùng cường của bậc đại hiệp. Và đối diện với con người ngụy dị kia, dù họ biết chắc sau lưng người đó có nhiều nguy hiểm chực chờ họ, họ vẫn tỏ được cái ngang tàng của con người bất khuất.
Bất quá họ khiếp hãi trong phút giây bất ngờ thôi!
Họ biết vô luận như thế nào cũng phải giành quyền sống với đối tượng trên bờ.
Đối tượng lợi hại làm sao, điều đó chẳng thành vấn đề nữa, bởi họ không thể khoanh tay chờ cái chết đến với họ. Phải tận dụng nhân lực, sau đó nếu số trời đã định cho họ phải chết về tay đối phương trên bờ kia, họ sẽ nhắm mắt ra đi, nhẹ nhàng ra đi không chút oán hận.
Đồng tình rồi là họ hoạt động ngay, vì Mai Khiêm đã cho rằng tiên hạ thủ vi cường.
Cả hai cùng bước ra khoang mui thuyền.
Quái vật trên bờ lại bật cười ha hả tấn công họ liền...
Nhưng quái vật không nhanh bằng họ. Một tả, một hữu, vừa ra đến mũi thuyền là đánh tới.
Họ đánh với tất lực bình sanh, họ đánh để giành sự sống liều mạng, có chết là chết hùng, không chết tức nhiên là sống.
Gió biển vẫn gào, sóng biển vẫn cuồn cuộn, sóng biển đập bờ ầm ầm, gió và sóng như lạo thêm khí thế cho hai vị anh hùng mạt lộ.
Vạn lão phu nhân không hề tin tưởng là cả hai xuất thủ là đắc thủ, song bà hy vọng.
Họ thành công, bà cũng an toàn như họ. Như họ chết, bà cũng chẳng mong sống sót được nào.
Họ giành sự sống cho họ, họ cũng giành cho bà, đương nhiên bà phải hòa đồng ý niệm của họ.
Không xuất thủ, chưa xuất thủ tiếp trợ thì bà hy vọng ước mong, cầu nguyện cho họ đắc thủ.
Bên trên bờ, quái vật thu thế công về chờ xem cả hai đánh như thế nào.
Hắn luôn luôn cười vang, cười cuồng dại.
Chưởng phong, quyền phong của Mai Khiêm và Công Tôn Hồng cuốn tới như bao bọc quanh quái vật.
Chẳng rõ do hấp lực của chưởng và quyền của cả hai, hay tấu xảo hỗ trợ họ, gió vụt thổi mạnh, sóng vụt vỗ mạnh, sóng ập vào bờ đúng năm lượn, vừa lớn vừa mạnh.
Vạn lão phu nhân hét to :
- Đắc thủ! Đắc thủ rồi!
Năm lượn sóng đập vào bờ mạnh như thế đo,ù bọt nước bắn tứ tung, trắng xóa bao trùm cả ba.
Cả ba đây là Mai Khiêm, Công Tôn Hồng và quái vật.
Trong vùng bọt biển trắng xóa, cả ba như chìm trong sóng biển.
Song đồng thời gian nước cuốn về khơi, Mai Khiêm và Công Tôn Hồng nhảy trở về thuyền. Họ nhảy đi rất nhanh, họ nhảy về còn nhanh hơn một phần.
Vạn lão phu nhân thích chí, reo vang dội Bình! Bình!
Nhưng bà nín lặng ngay.
Lạ lùng chưa! Cả hai nhảy trở về, sau cùng lại cùng ngã xuống sàn thuyền.
Trên bờ, quái vật còn đó y nguyên trong tư thế vừa rồi, như chẳng hề nhích động.
Hắn không nhích động, mà hai cao thủ võ lâm Trung Nguyên ngã nhào.
Hắn làm cách nào?
Tại sao họ Mai và Công Tôn Hồng bại dễ dàng?
Vạn lão phu nhân vốn sợ hãi phi thường lúc thuyền bị giữ lại.
Niềm sợ hãi chưa hết mặc dù với niềm hy vọng vừa lóe lên, bà hết sợ mới phải.
Bây giờ hy vọng tiêu tan, sự thật phơi bày rõ rệt. Mai Khiêm và Công Tôn Hồng thảm bại rồi!
Bà xám mặt trở lại, mình rung rung, mắt mở tròn, miệng há hốc.
Trong khi đó, quái vật từ từ bước tới, mỗi phút giây mỗi gần thuyền hơn...
Quái vật đã đến.
Gương mặt của hắn mang một màu sắc nửa trắng, nửa xám, trông hết sức kỳ dị.
Vạn lão phu nhân làm gì có can đảm nhìn hắn, song cái tánh hiếu kỳ lại thúc đẩy bà phải nhìn.
Sợ hãi và hiếu kỳ dâng cao một lúc, hiếu kỳ thắng cuộc, cuối cùng bà nhìn.
Chưa nhìn bà cứ tưởng bất quá đó là một con người có hình dáng kỳ dị, và bà gọi là quái vật chẳng qua là vì cái ý căm hận một kẻ ác, toan hãm hại bà và họ Mai, họ Công Tôn.
Nhưng nhìn rồi bà nhận ra đối tượng không phải là con người.
Bất quá đối tượng chỉ có một vài nét giống người thôi.
Quái vật không mặc y phục, từ hông trở xuống gối không quá gối hắn bận một xâu chuỗi là như khố ngắn.
Thân hình của hắn to lớn.
Mặt quá vật trắng xám, nhưng thân hình lại đen như sắt.
Hắn vẫn có mắt, có mũi, có tai song mắt, mũi và tai bị phủ trùm bầng một lớp tóc xụ xộp rối bồng.
Ánh mắt hắn chớp chớp sáng ngời qua lớp tóc.
Quái vật là chi? Quỷ núi? Tinh biển? Yêu rừng?
Quái vật đi rất chậm, như người đếm bước, song đến gần, hắn vọt tới nhanh vô tưởng, thân hình rít gió, cuốn vù vù.
Hắn không nhìn Vạn lão phu nhân nửa mắt, hắn vọt thẳng vào khoang thuyền.
Liền sau đó, những tiếng binh, bốp, rắc vang lên...
Con thuyền bị bão biển dập dội, long đinh lỏng ván có mảnh bị nước cuốn mất, con thuyền là hình ảnh của điêu tàn, giờ đây lại bị hắn đập phá tan hoang.
Vạn lão phu nhân rũ mình một đống nơi góc, muốn chạy trốn, song hai chân như nhũn lại không chịu theo ý bà nữa.
Bà muốn đứng lên để tránh một vài mảnh gỗ văng tứ tung, cũng không làm sao đứng được.
Bà đành thu mình một chỗ, nhìn quá vật đập đông phá tây.
Phá đập tan tành ở khoang trước, hắn đập tung cửa ngắn vào khoang sau, hắn khuân tất cả thức mắm, muối khô, thịt, cá, gạo, củi, nồi niêu những gì còn lại sau cơn bão, quăng ra khoang trước. Hắn vọt theo ra, hắn hạ thấp thân mình xuống, đưa mũi ngửi từng món, từng món.
Mắt hắn nhìn háu háu những vật đó.
Thịt, là thịt sống dù có ướp muối, hắn ngửi một lúc lại táp xống xộc như heo.
Hắn vừa táp vừa nhai, ngon như người vừa ăn vật thực nấu chín.
Vạn lão phu nhân đổ mồ hôi lạnh tràng hạt lớn.
Bà nghĩ :
- Hắn đói quá rồi! May mà trong thuyền còn thịt còn cá, chứ nếu không hắn dám ăn thịt người, và chắc chắn là ta phải bị hắn ngoạm trước!
Ngờ đâu, quái vật ăn mấy miếng, bỗng buông hũ thịt xuống rồi nhìn, rồi thở dài.
Trên gương mặt hắn hiện rõ cái vẻ khó khăn, như muốn ăn mà chẳng dám ăn nữa.
Vạn lão phu nhân hết sức kỳ quái.
Bà thầm hỏi :
- Tại sao hắn không ăn nữa? Hắn sợ gì?
Quái vật nhảy dựng lên, rồi đấm ngực, rồi dậm chân như tức bực vì muốn ăn mà không dám ăn, không ăn được.
Vạn lão phu nhân sững sờ.
Bà hết sức lấy làm lạ, quên cả sợ hãi buột miệng hỏi :
- Ngươi... tại sao ngươi không dám ăn?
Quái vật run giọng :
- Tại sao ta chẳng dám ăn? Chỉ vì ta giành phần cho bọn yêu tinh cái, bọn yêu tinh chuyên hãm hại người ấy mà. Chuyên chà đạp người chết ấy mà!
Vạn lão phu nhân trố mắt.
Quái vật biết nói tiếng người? Biết được điều đó Vạn lão phu nhân còn sợ hơn gấp trăm lần trước.
Bà buột miệng hỏi, vì hết sức lấy làm lạ, không dằn được tánh hiếu kỳ, nhưng bà không mong hắn hồi đáp, bởi khi nào bà tưởng tượng được hắn biết tiếng người!
Bà nghĩ, quái vật chẳng biết sợ ai, thật sự thì hắn sợ yêu tinh.
Chắc chắn yêu tinh đó phải lợi hại lắm!
Có bao nhiêu yêu tinh ở trên hòn đảo này với hắn?
Nếu chỉ là một yêu tinh thì trên đảo này lại có đến hai quá vật đã ghê gớm như vậy rồi, lại còn sợ quá vật kia, thì làm sao bọn của bà đối phó nổi?
Chết!
Chắc chắn là phải chết rồi!
Công Tôn Hồng và Mai Khiêm đã chết hay còn sống? Dù họ còn sống... họ cũng chẳng sống được bao lâu nữa.
Quái vật bước đến cạnh Công Tôn Hồng và Mai Khiêm, nhấc bổng cả hai lên, nhìn một thoáng rồi quăng xuống như cũ. Đoạn hắn bước tới trước mặt Vạn lão phu nhân hét :
- Đứng lên!
Hai hàm răng đập vào nhau cành cạch, Vạn lão phu nhân lí nhí :
- Ngươi... ngươi muốn... muốn ta...
Quái vật lại hét :
- Ta muốn ngươi đứng lên!
Vạn lão phu nhân run run tay, chỏi xuống sàn thuyền cố gắng đứng lên, run run giọng :
- Ta già rồi thịt da lại tanh, sao bằng hai gã kia, họ còn trẻ thịt thơm ngon. Ngươi muốn ăn, nên ăn thịt họ!
Quái vật nhe hai hàm răng trắng dã, bật cười khanh khách :
- Ngươi già, nhưng thân thể còn cường tráng lắm, không kém gì hai gã đó!
Thấy hai hàm răng đó, nghe giọng cười đó Vạn lão phu nhân sợ hãi vô tưởng, bà không còn biết nói gì, bật khóc ngay.
Bà rên rỉ :
- Ngươi... ngươi muốn... thật sự ngươi muốn...
Quái vật chân lại :
- Ta muốn ngươi thu dọn tất cả những vật thực đó rồi mang đến cho yêu tinh. Nếu ngươi còn vận đỏ, sau khi yêu tinh ăn rồi, thừa lại thứ nào, có thể yêu tinh cấp cho ngươi ăn thứ đó.
* * * * *
Quái vật đáng sợ thật, song may thay, hắn chẳng ăn thịt người.
Vạn lão phu nhân mang thịt muối, cá muối, cá khô trên cả hai vai, dù có nặng cũng chẳng sao.
Nhưng mùi hôi thúi bốc ra từ những vật thực đó làm bà khó chịu vô cùng.
Bà suýt nôn mấy lượt, song cố gắng chịu đựng.
Đi một đoạn đường, bà nảy sanh cái ý muốn quẳng đi, song gan bà bao lớn mà dám làm cái việc đó.
Bà còn ham sống kia mà?
Rồi bà nghĩ, bất quá tạm thời bà ngửi cái mùi hôi thúi đó, khi nào tới nơi tới chỗ, rồi là khỏe người, và biết đâu bà chẳng được chia phần như quái nhân đã bảo?
Bà thấy yên tâm với cái ý miễn cưỡng chịu đựng tạm thời đó. Hơn nữa bà cũng yên tâm luôn về quái nhân, bởi quái nhân không ăn thịt người.
Bỗng bà giật mình.
Quái nhân này không ăn thịt người, còn yêu tinh kia thì sao? Con yêu tinh mà bà sắp chạm mặt đây, nó hung dữ như thế nào?
Chế ngự được quái nhân, bắt quái nhân làm nô lệ, hẳn con yêu tinh đó phải ghê gớm hơn quái nhân gấp trăm, gấp ngàn lần.
Điều làm cho bà thắc mắc hơn hết, là không biết hình dáng yêu ra sao.
Có thể yêu tinh có một thể hình đáng sợ lắm, đáng sợ một cách không tưởng nổi.
Sợ, điều đó hẳn nhiên rồi.
Sợ cứ sợ, hiếu kỳ vẫn hiếu kỳ. Đó là cái tánh cố định của Vạn lão phu nhân.
Dù cái gì đó đáng sợ lắm, bà chưa biết cái đó ra sao, bà quyết tìm cho kỳ được.
Cho nên, yêu tinh đáng sợ chừng nào, bà càng muốn chóng gặp chừng ấy.
Hòn đảo hiện tại đây có phần ấm dịu hơn tại Trung Thổ nhiều.
Nơi bờ đảo, có một cây đa. Tuy loại đa, song khác biệt hơn những cây tại Trung Nguyên, cây mọc thẳng đứng, lại cao, cành nhỏ, trông mường tượng như chiếc trường thương do ai dựng lên từ muôn đời.
Vào xa xa trong đảo, có vô số cây nhỏ, cây to mọc chen chúc nhau quá rậm rạp.
Đi đi mãi, tánh hiếu kỳ sôi động bao nhiêu rồi cũng lắng dịu niềm sợ hãi to lớn đến đâu rồi cũng thành lớn, bởi mệt nhọc đã xâm chiếm cơ thể bà, bà càng chán nản, chỉ muốn chết ngay cho yên đời bà.
Bà khấn vái hoàng thiên hậu thổ, làm sao có một tiếng sét bất thần lừ trên không nổ vang, chắn dội nát đầu bà, hoặc đất dưới chân bỗng nứt ra thành hố sâu cho bà rơi tọt vào đó.
Hoặc giả, nếu mạng sống của bà còn dài, thì cái số phận mà bà vái van cầu khẩn cho bà chuyển sang quái nhân kia sau đó bà tìm cách ly khai hòn đảo quỷ này.
Bà nghĩ, phải có một nhiệm màu. Hiện lại chỉ có một nhiệm màu mới cứu bà thoát nạn. Không có nhiệm màu là bà cầm chắc cái chết trong tay, có điều chết sớm hay muộn thì bà chưa rõ được.
Chết là cái chắc.
Quái nhân đi trước, đôi chân hắn vừa đen vừa ốm, đôi chân xấu xí làm sao, ngón quá dài, móng cũng quá dài, đúng như đôi chân vượn.
Nhưng đôi chân xấu đó lại bước đi rất nhanh, lối bước lại có phần đẹp, đi trên cát ướt, hắn chẳng lưu lại một dấu vết nào, đủ biết bộ pháp của hắn nhẹ nhàng vô tưởng.
Bình sanh, Vạn lão phu nhân chưa từng thấy một ai có thuật khinh công ngang mức độ hắn.
Phải biết bà đã cao tuổi lắm rồi ít nhất bà cũng có trên mấy mươi tuổi giang hồ, từng gặp nhiều tay hào kiệt vậy mà bà cho là chẳng ai có thuật khinh công bằng quái nhân, như vậy người thành tựu về môn công này, kể ra cũng hiếm thấy.
Bà thầm so sánh, dù cho Phương Bửu Ngọc, Bạch Thủy Cung chủ hay đến cả Tử Y Hầu khi xưa, cũng vị tất đã bằng quái nhân, chứ đừng nói là hơn hắn.
Đành rồi!
Đành bỏ hẳn cái ý định trốn. Chẳng thể nào trốn khỏi! Chỉ còn trông mong một mầu nhiệm nào đó thôi!
Mà trên đời này có ai được nhiệm màu tiếp trợ đâu? Nhiệm màu thuộc về ảo tưởng, khi nào ảo tưởng thành hình?
Bây giờ, cả hai tiến vào rừng.
Quái nhân vừa đi vừa càu nhàu :
- Yêu tinh! Yêu tinh! Phải có một ngày nào đó ta lột da ngươi, ta chặt xác ngươi ra thành trăm, thành ngàn mảnh vụn. Nhất định phải có ngày đó. Hừ hừ!
Đi một lúc lâu hắn dừng chân...
Đoạn hắn thốt :
- Đến rồi! Tại đây!
Vạn lão phu nhân đưa tay chà mắt, bà chà qua rồi chà lại, chà mãi hàng mươi lượt, bà vẫn còn sợ mình hoa mắt, trông lầm.
Trong một khu rừng, rừng là phải ở trên lụa địa, làm gì có một chiếc thuyền, tuy vậy nó vẫn giữ đủ hình thể làm cho con người liên tưởng đến một chiếc thuyền.
Tuy cái phần còn lại đó, so với nguyên chiếc, chẳng lớn lắm song đem so với thuyền của Vạn lão phu nhân, phần còn lại đó lớn hơn nhiều.
Như thế con thuyền nguyên vẹn hẳn phải to lớn phi thường.
Phần thuyền còn lại đó, lớn như vậy làm thế nào nó lọt vào khu rừng này được? Ai khuân, ai vác, bao nhiêu người khuân vác?
Trên cái đảo quỷ này có bao nhiêu người?
Phản thuyền nằm trong khu rừng sau rừng là núi.
Từ trên núi, một dòng suối nhỏ chạy xuống xa xa, trông như một giải lụa bạch trải dài.
Cạnh bờ suối, bên dưới núi có một ngôi nhà nhỏ. Nhà bằng thân cây, vách bằng cành cây ghép lại lợp bằng lá cây.
Nhà rất đơn giản, song tại nơi đây thiếu hẳn phương tiện dụng cụ, dựng lên một ngôi nhà như vậy, kể ra cũng như làm được một kỳ công.
Ngôi nhà cách phần thuyền độ mươi thước.
Thời gian lúc đó vào bình minh, thái dương đã lên, cành lá còn ướt sũng sương đêm, dương quang chiếu vào phản ánh long lanh như muôn ngàn muôn hạt châu đeo gắn khắp nơi.
Vạn lão phu nhân vẫn còn chà mắt để tìm thực giác là mình không hoa mắt trông lầm.
Bởi bà làm sao tưởng nổi ở cái đảo hoang u quỷ quái này, lại có một phần thuyền to trên cạn, lại có một ngôi nhà bên cạnh?
Quái nhân đưa bà về chỗ yêu tinh ở, bà cứ nghĩ là một hang động nào đó thôi.
Bà sững sờ một lúc rất lâu.
Bỗng từ phía sau thuyền có tiếng ca ngâm vang lên về phía tai bà.
Âm thinh ấm dịu, trong trẻo, nghe âm thinh đó ai khó tính cũng phải mê mẩn tâm thần.
Giọng ca ngâm không rõ lắm, song Vạn lão phu nhân mang máng nhận ra lời ca có đượm ý niềm hoan lạc, tin tưởng ở tương lai, hy vọng lẫn hạnh phúc bốc bừng...
Yêu tinh?
Chính yêu tinh đã phát lên những lời ngâm đó? Nếu không phải là yêu tinh, thì quái nhân dừng chân lại đây làm gì? Vả lại hắn bảo là đến nơi rồi kia mà?
Đột nhiên một cánh buồm được trương lên.
Cánh buồm duy nhất trương lên từ một cột buồm, cũng duy nhất còn sót lại nơi bộ phận con thuyền.
Dưới ánh dương quang, cánh buồm rạng rỡ phi thường.
Cánh buồm đó không lạ mắt với Vạn lão phu nhân.
Cánh buồm đó, cũng không lạ mắt đối với toàn thể anh hùng hào kiệt trong võ lâm Trung Nguyên.
Bởi đó là cánh buồm ngũ sắc.
Rồi Phương Bửu Ngọc từ từ bước lên thang mây.
Thang mây là tiếng gọi của con đường, thang từ lưng chừng núi lên cao, lên mãi, lên chẳng biết đến đâu bởi đầu trên của thang bị mây che khuất. Thang lên đến tận mây, phải được gọi là thang mây, điều đó hẳn nhiên rồi, chứ chẳng phải thang bằng mây ngày nào đó, huyền thoại còn thanh truyền trong dân gian, những tiên ông tiên bà, tiên nam tiên nữ lúc nào hứng xuống lên trần thế.
Chàng từ từ bước.
Chàng lên một nấc là tiến đến gần Mê cung một phút, khoảng cách dù xa, chàng bước dù chậm, cuối cùng cũng phải có lúc đến nơi.
Đến nơi đó, thế nào rồi cũng đến, chàng gấp làm gì?
Vả lại Mê Cung là đến cảnh chết, ít nhất Phương Bửu Ngọc cũng nghĩ như vậy!
Đến cảnh chết có ai vội vàng?
Và bây giờ, nếu chàng có muốn trở lại kể cũng muộn rồi. Không trở lại được, thì phải đi tới bởi cũng chẳng thể dừng chân.
Không ai cấm chàng dừng chân, song dừng chân lại là hèn là sợ.
Nếu muốn dừng chân để mang tiếng hèn thì thà trở lại còn hơn.
Chàng càng lên cao, càng nhận ra sương mù quá dày, sương càng dày khung cảnh càng lộ vẻ thần bí.
Sương dày đến độ con người phải bàng hoàng mê man...
Ngày nào trông thấy cánh buồm ngũ sắc, hào kiệt anh hùng võ lâm Trung Nguyên đều cung cung kính kính bái vọng như đối với đấng quân vương gương mẫu từng ban phúc trạch cho vạn dân.
Ngày nay, tại nơi hoang đảo giữa khu rừng con, điểu thú còn vắng bóng, huống hồ con người, cánh buồm ngũ sắc đó, trương lên gió vẫn lồng, màu vẫn chói, nhưng oai phong còn đâu?
Nơi đây còn ai cung cung kính kính như đấng quân vương.
Vạn lão phu nhân vừa ngậm ngùi trước cái biến thiên tàn nhẫn mà cũng hiếu kỳ với phát hiện bất ngờ.
Bà suýt buộc miệng kêu lên một tiếng để biểu lộ sự hãi hùng cực độ. Bà còn đắn đo do dự, bà còn sửng sốt bàng hoàng, cánh buồm ngũ sắc cứ lên, từ từ lên, cuối cùng thì đến tột đỉnh cần trục.
Buồm trên cao, lộng gió, màu sắc chớp ngời, buông cái vẻ huy hoàng xuống phần thuyền còn lại xóa tan những nét điêu tàn.
Phần thuyền, theo ảo tưởng của Vạn lão phu nhân, bên thành con thuyền nguyên vẹn và vẫn uy nghi lẫm liệt như thuở nào.
Bây giờ thì bà không còn hãi hùng nữa, bà si si dại dại nhìn cánh buồm, bà bị vẻ huy hoàng của cánh buồm thu hút thần hồn dật dờ, chân vô ý trung từ từ bước tới.
Tiếng ca ngâm đột nhiên im bặt.
Nơi cột buồm một bóng người hiện ra, cũng huy hoàng như cánh buồm.
Người đó rất đẹp.
Tóc mịn như tơ, buông dài như dòng suối ngọt, tóc phủ bờ vai, đôi mắt sáng như dao, xanh biếc như nước ao thu, người đó hiện rõ như tiên nữ lâm phàm.
Vẻ đẹp của người đó tăng cái huy hoàng của cánh buồm hay cánh buồm tăng vẻ đẹp của người đó?
Chỉ biết người hiện ra, người dưới cánh buồm càng đẹp hơn, buồm trên đầu người huy hoàng hơn.
Người đó hiện ra, Vạn lão phu nhân suýt đứng tim.
Phải một phút bà mới buột miệng kêu lên :
- Thủy Thiên Cơ!
Bà không tưởng nổi yêu tinh lại chính là Thủy Thiên Cơ?
Về phần Thủy Thiên Cơ, trông thấy Vạn lão phu nhân cũng hết sức kinh dị.
Cả hai nằm mộng cũng không tưởng nổi là có sự gặp gỡ ly kỳ như thế này.
Nàng cười!
Bảy năm qua rồi! Bảy năm! Từ ngày Tử Y Hầu chết trong trận so tài với người áo trắng ở biển Đông.
Từ ngày cơn bão biển tàn phá chiếc thuyền mang cánh buồm ngũ sắc!
Có lẽ trong bảy năm qua Thủy Thiên Cở mới nở nụ cười khoan khoái, nụ cười đúng với cái nghĩa vui tươi của nó.
Gặp một người từ lục địa Trung Nguyên đến đây. Và người đó không xa lạ với nàng.
Cần gì người đó là thân hay đối lập? Gặp được một người là đã khuây khỏa niềm hoài vọng cố hương.
Nàng vẫn đẹp như ngày nào. Nụ cười của nàng vẫn còn đầy đủ hấp lực. Nụ cười có thể làm mê mẩn bao nhiêu người.
Bảy năm qua nàng đâu còn mảnh y phục nào che thân?
Hiện tại, nàng mặc một chiếc áo ngắn.
Áo không bằng hàng lụa. Nơi đây làm gì có hàng lụa gấm vóc cho nàng tô điểm vẻ bách mỵ thiên kiều?
Chiếc áo ngắn của nàng bằng lông chim kết thành với lá cây.
Chính chiếc áo gần như thiên nhiên đó làm tăng vẻ đẹp ảo huyền của nàng.
Chẳng rõ nàng có mặc chiếc quần ngắn nào chăng, tà áo xuống đến gối vừa trắng mịn, vừa no tròn, cái no tròn của mỹ thuật chứ chẳng phải của thô sơ cường bạo.
Đôi chân hơi dài, biểu hiện rõ rệt của sự thanh cao, nói lên vẻ quý phái. Đôi chân từ phần tà áo xuống bàn, dù dùng kính hiển vi cũng chẳng tìm ra một vết sẹo nhỏ.
Đôi chân tròn, mịn, thon thon dài, trắng như tuyết nhưng phơn phớt hồng.
Trận thế gian này có cái chi đẹp hơn đôi chân đẹp của nữ nhân?
Và cũng chẳng có cái gì xấu hơn đôi chân xấu của nữ nhân.
Đừng cho rằng ai ai cũng có đôi chân hoàn hảo. Giả như có ngắn một chút, giả như làn da thô một chút hoặc ẩn ước có lông xanh hoặc kém màu hồng phơn phớt hoặc có phần nào to tuy không hẳn là mập hoặc một vết sẹo nho nhỏ...
Cho nên người có đôi chân tuyệt hảo rất hiếm có trên đời.
Bởi hiếm nên chỉ có mỗi một mình Thủy Thiên Cơ có được mà thôi!
Đúng là một đôi chân tuyệt hảo!
Vạn lão phu nhân dù là thuộc phái nữ, dù đã già trông thấy đôi chân đó cũng phải mê tít.
Rồi còn nụ cười, còn ánh mắt còn nhiều điểm nữa bà cũng mê luôn.
Vì bà mê mẩn trước sắc đẹp tiêu hồn của Thủy Thiên Cơ, nên kêu lên mấy tiếng rồi ngây người nhìn mãi.
Thủy Thiên Cơ cất cao giọng trong trẻo thốt :
- Không ngờ!.... Thật không ngờ!.... Tại hoang đảo lạnh lùng bỗng nhiên lại gặp cố nhân!.... Vạn lão phu nhân? Bà mạnh chứ? Mấy năm qua chắc bà hưởng phúc rất nhiều. Rất nhiều hở bà?
Vạn lão phu nhân bừng tỉnh :
- Già... già...
Thủy Thiên Cơ mỉm cười :
- Đương nhiên bà không lường là gặp tôi tại đây!
Vạn lão phu nhân ấp úng :
- Già... già...
Thủy Thiên Cơ rời cột thuyền, bước xuống đất :
- Xa cách bao nhiêu năm dài gặp lại nhau bà chỉ có mỗi một tiếng già thốt với tôi à? Bà không còn tiếng nào khác nữa sao?
Vạn lão phu nhân bây giờ mới hoàn toàn khôi phục bình thường, thở dài mấy lượt nhưng cũng chưa đi vào đề chánh :
- Mộng? Già có nằm mộng chăng?
Bà nghiêng vai hạ những vật thực mang theo, bỏ nằm trên đất.
Thủy Thiên Cơ rời mắt từ gương nhặt bà, chuyển xuống những vật thực đó, rồi từ những vật thực nhìn sang quái nhân.
Đoạn nàng cười nhẹ thốt :
- Tốt! Tốt! Thế ra ngươi cũng biết vâng lời ta! Ngươi không ăn lén!
Quái nhân buông gọn :
- Ừ!
Thúy Thiên Cơ mỉm cười :
- Không ăn lén, là không ăn nhiều đấy! Chứ ngươi có ăn, ăn hai miếng!
Nàng đảo mắt sang Vạn lão phu nhân, cười nhẹ tiếp :
- Bà có biết chăng, tại hoang đảo này muốn qua ngày qua tháng thật ra cũng khổ vô cùng. Hôm nào có hải điểu bay đến, hôm nào bắt được con cá, con cua, con sò, là hôm đó vận đỏ lắm đấy. Cho nên...
Nàng liếc sang quái nhân lại tiếp :
- Đến cả vị cao tăng có thinh danh hiển hách trong võ lâm là Già Tinh đại sư trông thấy những vật này cũng phải thèm rỏ dãi, dù lại lão là người trì trai thủ giới. Có thể lão cũng ăn lén như thường.
Vạn lão phu nhân suýt nhảy dựng lên :
- Già Tinh đại sư? Hắn là Già Tinh đại sư? Quái vật đó...
Thủy Thiên Cơ gật đầu :
- Bà khó tin lắm phải không?
Vạn lão phu nhân trố mắt nhìn quái nhân trừng trừng.
Trời! Già Tinh đại sư lại biến thành một quái vật? Tại sao? Tại sao?
Tạo vật trớ trêu thay!
Già Tinh đại sư? Còn đâu tác phong ngày nào của con người thần tượng võ lâm?
Tất cả đều giã từ lão, bởi lão đã biến thành quái vật?
Vạn lão phu nhân thở ra :
- Cao xanh! Cao xanh! Có thể như vậy được chăng? Sự thật là vậy được chăng?
Thủy Thiên Cơ thở dài :
- Tôi cũng mong như bà, mong là đó không phải là sự thật. Nhưng biết làm sao được hở bà? Tôi chứng kiến sự thật đó từ bảy năm qua rồi bà ơi!
Vạn lão phu nhân lẩm bẩm :
- Già Tinh đại sư! Già Tinh đại sư!
Thủy Thiên Cơ trầm giọng :
- Trong mấy năm nay, nếu không có Già Tinh đại sư. Nhờ đại sư nghĩ ra trăm phương ngàn kế, tìm cái ăn, cái uống... Nếu không nhờ đại sư!.... Ba chúng tôi đã ra ma rồi!....
Vạn lão phu nhân giật mình :
- Ba!
Thủy Thiên Cơ mỉm cười :
- Phải! Ba! Chúng tôi ba người!
Vạn lão phu nhân trố mắt.
Ba người? Người thứ ba là ai?
Bà buột miệng hỏi :
- Còn ai nữa? Người thứ ba?
Thủy Thiên Cơ điềm nhiên :
- Cần gì phải hỏi? Bà trông thấy là nhận ra ngay!
Vạn lão phu nhân cau mày :
- Bây giờ người đó ở đâu?
Thủy Thiên Cơ đáp :
- Ở tại đây, rất tiếc là bà không trông thấy hắn!
Rồi nàng thở dài tiếp :
- Tôi, tôi cũng không trông thấy hắn!
Vạn lão phu nhân giật mình :
- Cô nương... không trông thấy hắn?
Thủy Thiên Cơ gật đầu.
Vạn lão phu nhân kinh hãi :
- Hắn... hay hắn...
Thủy Thiên Cơ mỉm cười :
- Hắn không là quái vật, tự nhiên hắn chẳng biết phép ẩn thân?
Vạn lão phu nhân trố mắt :
- Người đó không biết phép tàng hình, lại không có mặt tại đây, thế thì y ở đâu?
Thủy Thiên Cơ đưa tay chỉ :
- Ở trong đó, bà cũng như tôi không có nhãn lực xuyên tường, tạc bích thì làm sao trông thấy được?
Nơi tay nàng chỉ, là một vuông phòng kín bít, liền lạc chẳng thấy một khe hở nào?
Vuông phòng đó là một bộ phận của con thuyền buồm ngũ sắc.
Những bộ phận khác hoặc bị hủy diệt trọn vẹn, hoặc còn lại một vài mảnh ván, đoạn gỗ, nhưng vuông phòng này chẳng hề bị hư hại.
Nó còn nguyên vẹn, bởi nó bằng thép.
Thủy Thiên Cơ thở dài :
- Nếu không có hắn ở trong đó, thì tôi làm gì phải hao phí tâm và lực đưa phần thuyền còn lại đến hải đảo này, rồi từ hải đảo đưa lên đây?
Rồi nàng hỏi :
- Bà có biết tôi phải phí bao nhiêu ngày cho cái việc đưa vuông phòng từ bờ hải đảo đến khu rừng này chăng?
Vạn lão phu nhân chớp mắt :
- Mươi ngày... Hai mươi ngày...
Thủy Thiên Cơ mỉm cười :
- Đúng ba trăm sáu mươi ngày đó bà?
Nụ cười của nàng vẫn duyên dáng song đượm phần nào thê lương.
Vạn lão phu nhân chưa kịp nói tiếng gì, đột nhiên nàng khoát tay :
- Thôi đi đi! Khi nào cần ăn cứ đến ăn!
Nàng bảo ai đi?
Đương nhiên là Già Tinh đại sư!
Lão cắn răng, lão nhìn đống thực vật, đoạn từ từ quay mình, bất thình lình bước gấp, như chạy trốn không hề quay đầu trở lại dù trong một thoáng...
Vạn lão phu nhân sững sờ.
Bà nhìn Thủy Thiên Cơ, phải nhận ra nàng đúng là một kỳ nữ.
Bà thở dài thốt :
- Cho đến hôm nay, già mới thật sự khâm phục cô nương!
Thủy Thiên Cơ mỉm cười :
- Thật vậy hở bà?
Vạn lão phu nhân tiếp :
- Già nghĩ mãi chẳng hiểu cô nương làm cách nào chế ngự một tay lợi hại cỡ Già Tinh đại sư? Lão ấy cam khuất phục cô nương trọn vẹn kể cũng lạ lùng thật!
Thủy Thiên Cơ lại cười :
- Trên thế gian này có nam nhân nào tôi không chế phục được hở bà?
Bỗng nàng nhảy vọt lên thuyền, đứng trước một ống đồng ăn thông vào vuông phòng thốt :
- Cho ngươi biết được một tin lành! Hôm nay có món ăn khá lắm.
Theo ống đồng thông hơi một âm thinh vọng ra :
- Phải chăng mình có...
Thủy Thiên Cơ dịu giọng :
- Hiện tại ngươi không nên hỏi gì cả. Ngươi cứ làm công quả buổi sáng cho xong đi, khi nào xong thì ta sẽ tường thuật cho ngươi biết.
Ngươi hiểu chứ?
Người bên trong vuông phòng đáp :
- Được! Ta nghe ngươi?
Thủy Thiên Cơ mỉm cười, dù nụ cười của nàng, người bên trong chẳng thấy.
Nàng tiếp :
- Nghe ta như vậy là tốt lắm dó. Bây giờ ta đi làm một vài món ăn cho ngươi.
Tất cả những vật dụng trong ngôi nhà cây lá đó đều bằng loài vật biển.
Một chiếc vỏ rùa biển làm mặt bàn, ngoài ra như bình nước chén, muỗng đĩa cũng đều bằng vỏ hến, vỏ sò, vỏ rùa con...
Đặc biệt nhất trong nhà có một chiếc giường treo.
Lúc mệt, leo nằm đó, chao chao chiếc giường lắc lư như nằm võng, con người khoan khoái làm sao!
Vạn lão phu nhân tán thưởng :
- Không ngờ ở tại một hòn đảo hoang vu lại có những vật này!
Khoan khoái vô cùng?
Thủy Thiên Cơ mỉm cười :
- Khoan khoái?
Nụ cười của nàng tắt dần dần.
Nàng mất nụ cười, thần sắc trở nên trầm buồn, từ từ thốt :
- Dù nơi đây có đủ những tiện nghi, có những cao lương mỹ vị, nhưng cái đó không bù lại được một điều hết sức khó chịu, nếu mình không nhẫn nại chịu đựng, tất dám tự tử lắm đó bà. Bà phải biết, thế mà tôi chịu đựng suốt bảy năm qua, kể ra tôi cũng kiên nhẫn lắm đó!
Nàng hỏi :
- Bà biết đó là điều gì chăng?
Vạn lão phu nhân đưa một nhận xét :
- Cái đó?
Thủy Thiên Cơ lắc đầu :
- Có nghĩa chi đâu bà? Điều mà tôi muốn nói đến, còn khó chịu hơn nữa kìa!
Vạn lão phu nhân trố mắt :
- Đau, ốm, lạnh, sợ? Đau ốm không thuốc thang, lạnh không y phục, không nhà kín, luôn luôn sống trong hãi hùng, trước những bất ngờ tai hại?
Thủy Thiên Cơ lại lắc đầu :
- Cũng chẳng thấm gì bà ơi! Hơn nữa kia!
Vạn lão phu nhân thở dài :
- Thế thì già đành chịu thôi! Theo ý già, những sự kiện do già vừa nêu ra là khó chịu nhất. Giả như không may gặp một sự kiện thôi, trong những sự kiện già cũng chết được rồi! Còn cái gì khó chịu hơn nữa chứ?
Thủy Thiên Cơ trầm buồn ra mặt :
- Bà có biết không? Điều khó chịu nhất, đáng sợ nhất, tại hoang đảo này là sự tịch mịch. Bà ăn cao lương mỹ vị, bà vẫn không quên tịch mịch. Bà ngủ ngon cách nào, khi ngủ đương nhiên chẳng sao, lúc thức dậy, bà kêu khổ liền, vì chung quanh im ắng quá!
Vạn lão phu nhân trầm ngâm một lúc đoạn thở ra :
- Cô nương nói đúng! Tịch mịch là điều đáng sợ nhất!
Còn ai hiểu tư vị của tịch mịch cho bằng bà?
Bà ngán sợ nó suốt mấy mươi năm qua, bà xuôi Nam ngược Bắc, xuống Đông lên Tây, cốt để tránh tịch mịch, trốn chạy nó.
Nó vẫn đuổi theo bà khắp bốn phương trời.
Trên thế gian này chẳng một ai cảm thông nỗi niềm tâm tư của bà.
Tịch mịch là điều tàn ác nhất, nó hủy diệt tất cả ý chí, hy vọng, dung nhan...
Nó là nguồn gốc của tiều tụy, mỏi mòn, ủ rũ...
Tịch mịch đó là một nỗi khổ rồi lại chịu đựng sự tịch mịch đúng bảy năm.
Thủy Thiên Cơ mơ màng nhìn về phía cửa nhà...
Bên ngoài cánh buồm ngũ sắc vẫn sáng chói dưới ánh dương quang.
Lâu lắm, Thủy Thiên Cơ cất giọng xa xăm :
- Bảy năm qua!.... Mỗi năm có bao nhiêu ngày? Ngày nào cũng như ngày nào, cứ sáng là tôi kéo buồm ngũ sắc lên cao, rồi chiều đến, rồi hạ xuống!.... Buồm lên cao, hy vọng lên, một thứ hão vọng ảo huyền, một thứ hy vọng thuộc về vô vọng. Buồm hạ xuống hy vọng cũng tắt theo, để ngày mai lại vươn theo cánh buồm. Ngày ngày tôi kéo buồm lên cao cho hy vọng lên theo, để lúc họ buồm hy vọng tắt. Hy vọng tắt là tịch mịch trở về! Bao nhiêu chiều buông xuống trong suốt bảy năm? Bao nhiêu tịch mịch với những điều đó? Tuy nhiên... tuy nhiên...
Vạn lão phu nhân thở dài :
- Tuy nhiên năm tháng trôi qua rồi, lâu dần cô nương có cảm tình với cánh buồm ngũ sắc!
Thủy Thiên Cơ gật đầu :
- Đúng vậy! Tại sao bà biết?
Vạn lão phu nhân điềm nhiên :
- Già tuy là một kẻ vô dụng, nhưng cái số tuổi khá cao của già cũng giúp già thu được phần nào kinh nghiệm trên đường đời. Đối với nhân tình thế thái, già có một phần nhận xét ít sai ngoạ..
Thủy Thiên Cơ mỉm cười :
- Trong cảnh tịch mịch, nếu có một người từng trải thế thái nhân tình ở bên cạnh để sớm hôm giãi bày tâm sự thì còn gì bằng.
Vạn lão phu nhân tiếp :
- Bởi cô nương có cảm tình đặc biệt với cánh buồm ngũ sắc cho nên cô nương trân trọng nó, giữ gìn nó được, bảy năm sau nó vẫn còn y như bảy năm trước!
Bà dừng lại một chút rồi tiếp luôn :
- Năm xưa, cánh buồm ngũ sắc có huy hoàng, cô nương không mảy may quan tâm đến vẻ huy hoàng cái nó. Bắt đầu từ hôm nay, nếu nó được ra khơi, nếu nó tỏa rực cái huy hoàng như ngày nào thì chính là cái công trình cô nương tái tạo cho nó. Cái huy hoàng của nó dẫn đầu cho cái huy hoàng của cô nương. Có đúng thế không?
Thủy Thiên Cơ nhắm mắt một lúc lâu, đột nhiên trầm giọng thốt :
- Bà lầm!
Vạn lão phu nhân cau mày :
- Già lầm?
Thủy Thiên Cơ gật đầu :
- Bà đoán sai cái ý của tôi! Hoài bão của tôi là một ngày nào đó tôi cỡi con thuyền sứt mẻ này về lục địa thăm nhà! Tôi chỉ nghĩ đến việc trở về nhà ngoài ra chẳng có gì làm cho tôi phải trầm tưởng.
Vạn lão phu nhân sững sờ nhìn nàng một lúc :
- Thật thế sao?
Thủy Thiên Cơ gật đầu :
- Thật thế, bà ạ!
Vạn lão phu nhân hỏi :
- Giá như bây giờ cô nương có thể trở về quê hương, cô nương nghĩ sao?
Thủy Thiên Cơ đáp nhanh :
- Thì tôi ly khai nơi đây tức khắc!
Vạn lão phu nhân lại hỏi :
- Cô nương có thể bỏ cái người trong vuông phòng sắt kia được chăng?
Thủy Thiên Cơ mở tròn đôi mắt :
- Tại sao tôi không ly khai được con người đó? Hắn với tôi chẳng có một điểm nhỏ liên quan... hà huống, Thủy Thiên Cơ là con người như thế nào, chắc bà cũng hiểu chứ?
Vạn lão phu nhân gật đầu :
- Năm xưa, cô nương là một nữ nhân vô tình nhất trần gian, lòng dạ của cô nương cứng hơn sắt đá, lạnh lẽo hơn giá băng. Ngày này, biết đâu vật đổi sao dời lòng người cũng biến đổi theo. Chịu đựng sự tịch mịch suất bảy năm dài, thiết tưởng là dù sắt đá, sắt đá cũng phải thay màu đổi sắc, huống hồ lòng dạ lại là một nữ nhân trong lứa tuổi mộng xuân?
Thủy Thiên Cơ cười lạnh :
- Bà cho rằng tôi phải thay đổi? Bà nghĩ rằng tôi có thay đổi?
Không đâu, bảy năm trước tôi như thế nào, thì bảy năm sau tôi vẫn như thế ấy! Thời gian, tịch mịch, có hiệu năng chuyển biến mọi sự vật trên đời, hiệu năng đó không ảnh hưởng đến tôi đâu bà!
Nhưng Vạn lão phu nhân quả quyết :
- Cô nương có biến đổi già tin chắc như vậy! Đối với vật vô tri vô giác như cánh buồm ngũ sắc kia, cô nương còn sanh cảm tình tha thiết thì đối với một người, làm sao tránh được mơ hoài?
Thủy Thiên Cơ thoáng giật mình :
- Tôi...
Vạn lão phu nhân mỉm cười tiếp :
- Đừng toan che giấu già điều chi cả, cô nương! Đừng, bởi vô ích! Giả như trong tâm cô nương có một niềm hy vọng đẹp, thì làm sao cô nương chịu đựng nổi tịch mịch suốt bảy năm dài? Niềm hy vọng đó là nguồn nghị lực bất tận của cô nương. Và cô nương thấy rằng có một ngày nào đó, hy vọng trở thành sự thật, nên cô nương cố chịu đựng. Thời gian chịu đựng dù trường kỳ, cô nương cũng không nao núng, miễn niềm hy vọng kia vẫn còn, miễn đừng có một sự việc gì đó giết chết niềm hy vọng!
Thủy Thiên Cơ gắng gượng hỏi :
- Niềm hy vọng của tôi?
Vạn lão phu nhân điềm nhiên đáp :
- Phải! Cô nương có một niềm hy vọng. Đến cả những ai lâm bịnh sắp sửa rơi vào vòng tay tử thần cũng còn niềm hy vọng, huống chi cô nương chưa thấy một hiện tượng nào rõ rệt diệt niềm hy vọng đó, thay vào bằng tuyệt vọng? Và niềm hy vọng của cô nương, ký thác nơi người ở trong vuông phòng kín đáo kia!
Bà nhìn thẳng vào ánh mắt Thủy Thiên Cơ. Bà như thấy rõ tâm tư của nàng.
Thủy Thiên Cơ run người lên ấp úng :
- Tôi... tôi...
Bỗng nàng ngã người vào mình Vạn lão phu nhân bật khóc to lên.
Trước kia nàng có vô tình như Vạn lão phu nhân đã nói chăng?
Hay chỉ là một trò chơi nguy hại, nhốt cảm tình kín đáo để mang cái mặt nạ giá băng lừa người đời?
Trong lứa tuổi bảy năm về trước của nàng, nàng có quyền đùa cợt, không ai cấm nàng, nhưng nàng phải đề cao cảnh giác những trò đùa đó, sẽ có ngày hướng trở lại nàng, và vô hình chung nàng tiếp nhận những hậu quả của trò đùa.
Đừng ai bỡn cợt với cảm tình!
Trong bảy năm qua sống tịch mịch giữa hoang đảo, nàng còn gặp ai đâu để đùa dai?
Không đùa được, lại chịu áp lực cửa tịch mịch, ngày qua ngày tình cảm nhốt kín bỗng nhiên bốc dậy.
Cái gì dồn ứ, khi bốc lên, là phải bốc mạnh, bốc gấp, bốc như tranh thủ thời gian, bắt lại những tháng năm bỏ phí.
Cái gì dồn ứ, khí vỡ ra là chẳng có mãnh lực nào ngăn chặn nổi.
Vạn lão phu nhãn dùng mấy câu tâm tư xui xỉa cho cái vỏ kín đáo của nàng thủng đi mấy lỗ, tình cảm nhốt kín vọt ra liền.
Tình cảm vọt mạnh, cuốn theo dòng suối từ bao giờ chưa vơi một hạt, suối lệ của lứa tuổi thanh xuân...
Khóc!
Lần thứ nhất, Thủy Thiên Cơ khóc, đương nhiên là nàng khóc bù trừ, cái khóc của nàng phải mãnh liệt.
Nàng khóc ồ ồ, hay suối lệ chảy ồ ồ?
Có thể là cả hai.
Vạn lão phu nhân đưa tay vuốt nhẹ qua lại hai bên bờ hai của.
nàng, miệng bà điểm một nụ cười kín đáo.
Bà cười, vì bà biết rõ số phận của bà được yên ổn rồi.
Bởi, bà đã chinh phục được Thúy Thiên Cơ, còn ai dám chạm đến bà nữa chứ?
Nàng đang cần bà, còn ai hiểu rõ nàng khuyên dỗ nàng có hiệu lực bằng bà?
Thì khi nào Thủy Thiên Cơ chấp nhận cho bất kỳ ai hãm hại người tri kỷ của nàng là bà đó?
Gió bây giờ thổi nhẹ.
Gió rất mát có phần nào ấm áp chứ không lạnh như trước nữa.
Vạn lão phu nhân dịu giọng :
- Cô nương! Bình tâm tịnh trí đi cô nương, có điều chi cứ nói cho già biết, già sẽ giúp ý kiến cho!
Thủy Thiên Cơ thốt qua nức nở :
- Tôi... Tôi phải bắt đầu thuật lại từ đoạn nào?
Vạn lão phu nhân ôn tồn hỏi :
- Trước hết cô nương cho già biết người trong vuông phòng kia là ai?
Thủy Thiên Cơ buông từng tiếng một, ngập ngừng :
- Chính là... gã to đầu...
Vạn lão phu nhân rú lên thất thanh :
- Hắn?
Thủy Thiên Cơ gật đầu :
- Ừ!
Truyện hot hiện nay
Bình luận
Sắp xếp