7788 Em Yêu Anh

Chương 21: Tương lai, không ai dám đoán trước


Chương trước Chương tiếp

Cách để vui là đừng buồn, cách để kiên cường là đừng khóc lóc.

Tình yêu xuyên quốc gia gặp trở ngại như thế này, không ai cảm thấy ngạc nhiên, vì thế Khanh Khanh chỉ có thể kìm nén. Cô không rơi một giọt nước mắt nào trước mặt người nhà, tỏ ra kiên cường và lạc quan, suy cho cùng thì đây là lựa chọn của cô. Mùng bốn tháng một vào học, cô dồn toàn bộ tinh thần và sức lực vào công việc.

Trường học có giáo viên mới, học sinh mới, mua thêm đồ chơi mới, sân vận động mở thêm khu vui chơi mới, tất cả đều mới. Buổi sáng Khanh Khanh đạp xe đạp đến trường, trong giỏ xe là hai cuốn truyện đã chọn rất kỹ càng, bánh quy và bánh xốp mà mình đã nướng ở nhà.

Mùa đông lạnh lẽo, cảnh vật tàn úa, những cây cối hai bên đường khu Champagne Town đã rụng hết lá, trong trường vẫn còn mấy cây thông, lá xanh rì rào, bên trên vẫn còn treo ước nguyện mà bọn trẻ đã viết trước lễ Giáng sinh. Ước nguyện của bọn trẻ đều rất đơn giản, một em búp bê Barbie, một bộ đồ bơi, mẹ nướng một chiếc bánh socola thật to hoặc ngồi trên vai bố đi trong vườn bách thú.

Khanh Khanh thích ngồi ở chỗ gần cửa sổ trong phòng nghỉ của giáo viên. Thỉnh thoảng các giáo viêncũng nói chuyện với nhau về kỳ nghỉ. Cô rất ít khi tham gia, chỉ ngồi trong góc đọc sách của mình. Trong phòng nghỉ vẫn còn một vài đồ trang trí trong lễ Giáng sinh chưa được dỡ xuống, nhanh chóng chuyển sang màu đỏ đón mùa xuân. Lúc hứng lên, Khanh Khanh lại quỳ trên ghế sofa nhìn ra ngoài cửa sổ, đến tận khi từng chiếc xe bus đưa đón học sinh đi vào trường.

Cô cũng có rất nhiều thay đổi. Thay đổi rõ rệt nhất là cô không còn mặc váy boheimieng. Chiếc quần đen dài kết hợp với bốt cao gót, trông năng động hơn rất nhiều, không còn phong cách Gypsy mềm mại yếu ớt như trước đây. Cô tháo bím tóc, buộc túm cao sau lưng, chun buộc tóc vẫn là Mục Tuần mua cho cô, có rất nhiều số “7”, trên cổ áo len màu đen có cài kẹp áo “7 + 8” nho nhỏ.

Khanh Khanh đến trường sớm hơn trước đây, máy pha cà phê vẫn chưa có cốc, cô đã bỏ túi xách xuống.Vì không muốn dùng đường làm mất đi vị đắng của cà phê, cô chuyển sang uống trà. Đó là loại hồng trà mà một đồng nghiệp đã mang từ Nepal về tặng cô, mùi vị đậm đặc, chắt đi rồi vẫn còn hương thơm thoangthoảng.

Ba ngày trước khi vào học là bận nhất. Khanh Khanh không còn thời gian nghĩ đến chuyện của mình. Ba ngày sau ổn định công việc, cô mới có thời gian và tâm trạng để suy nghĩ không biết có nên bắt đầu hồi tưởng lại haykhông.

Khanh Khanh cố tình cắt liên lạc, chuyển sang dùng một chiếc điện thoại nhỏ không dễ sử dụng, nhưng lại không cắt triệt để, thường xuyên mở điện thoại chưa đầy một phút, màn hình vừa hiện lên lại lập tức tháo pin, để màn hình điện thoại tối om.

Vào học ngày thứ ba Tiểu Hổ mới từ Hồng Kông về. Cậu bé đã cắt tóc, béo hơn so với lúc đi. Khanh Khanh đang đứng ở cửa lớp học điểm danh, thấy cậu bé lê cặp sách lề mề ở cầu thang, mũ áo khoác xòa xuống đất. Cô có vài giây hoảng hốt, dường như cảnh tượng mấy tháng trước lại tái diễn, chiếc bút trên tay rung rung, nguệch một vệt màu đen trên sổ điểm danh. Sau lưng Tiểu Hổ có tiếng bước chân, chỗ rẽ hành lang xuất hiện một người nhưng không phải là người mà cô tưởng.

Cậu bé gọi “Miss 77” rồi chạy đến bên cạnh cô. Khanh Khanh vẫn còn đang lơ đãng, cô giúp việc nhàhọ Phí đã quay người đi. Suy cho cùng anh không đến, cũng không dùng cách khác thử liên lạc với cô. Cô có biểu hiện giận dỗi, cách làm của anh cũng chứng minh anh đã chùn bước. Dũng khí của cô lại bị rút sạch, cô giúp Tiểu Hổ mặc áo khoác, xách cặp sách của cậu, không kìm được ôm cậu vào lòng, vô cùng thươngcảm.

“Chúc mừng năm mới!”.

“Chúc mừng năm mới, Miss 77! Tặng cô này”. Tiểu Hổ thò tay vào túi tìm đồ, rồi lại sờ túi quần, xoay một vòng mới tìm thấy chiếc kẹo socola hình trái tim trong chiếc áo khoác dưới đất đặt vào tay Khanh Khanh.

“Miss 77, Giáng sinh năm mới vui vẻ”. Tiểu Hổ kiễng chân vòng tay qua cổ cô, hôn vào má cô, hôn rất mạnh, có thể nghe thấy tiếng chụt chụt. Cậu bé lưu luyến buông tay ra, vui đến nỗi không cần miếng dán, xách cặp sách vui vẻ chạy vào lớp.

Mong ước cho năm mới của Tiểu Hổ được viết trên tấm bảng ở phòng học, cô lao công quét dọn không xóa đi, để suốt một tuần. Trên đó viết một hàng chữ: “Tiểu Hổ thích Miss 77”, ở dưới còn vẽ hai hình trái tim nhỏ.

Khanh Khanh vào lớp, bắt nhịp cho bọn trẻ hát, kể chuyện cho chúng nghe, cho chúng ăn hoa quả, trông chúng ngủ trưa. Vì bên cạnh có rất nhiều chuyện nhỏ nhặt nên cô không còn thời gian để mà đau lòng.

Sau khi tan học, Khanh Khanh đưa bọn trẻ lên xe. Tiểu Hổ đứng ở cửa lớp đội mũ quàng khăn, cô đi vào lớp giúp cậu. Cô kìm nén suốt một ngày, rất nhiều lời nói đến miệng nhưng không nói ra. Mỗi lần đứng trước mặt Tiểu Hổ lại không biết có nên hỏi không, nhưng lại

thấy hỏi một đứa trẻ không thích hợp cho lắm.

“Miss 77, cô có đến nhà dạy con không?”. Tiểu Hổ đóng khuy, giơ tấm thiệp mà mình đã làm ra trước mặtcô.

“Vẫn chưa biết. Cho dù Miss 77 có đến hay không, con cũng phải ngoan ngoãn nghe lời, không cãi nhau với anh, biết chưa?”.

“Vâng, con hứa”.

Khanh Khanh quàng khăn cho Tiểu Hổ, thắt thành hình cà vạt nhỏ, nắm tay cậu bé đưa đến bên cạnh côphụ trách xe bus.

“Miss 77, tạm biệt”. Cậu bé đứng trong hàng vẫy tay với cô.

“Tạm biệt”. Khanh Khanh đứng ở cửa hành lang thông với sân vận động, vẫy tay với Tiểu Hổ.

Hành lang đã được thay một chậu quất mới, cành lá trĩu quả, trông rất có không khí Tết. Khanh Khanh đi vào, nhớ lại rất nhiều chuyện, tâm trạng khó có thể lắng xuống được. Cô đứng cạnh cửa sổ, quay mặt về phía sân vận động, nhìn những đứa trẻ lên xe bus về nhà. Không biết Nọa Mễ đứng sau lưng từ lúc nào, đưa cho cô một cốc trà nóng.

“Sao thế, trông chị mấy ngày hôm nay không vui vẻ chút nào, hai người có vấn đề gì sao?”.

“Cũng bình thường, không có gì”. Khanh Khanh gượng cười, cầm cốc trà uống một ngụm. Hơi nóng bayngào ngạt, tạo thành một đốm sương nhỏ trên cửa sổ.

“Không sao thì sao lại nhăn nhó như thế? Bây giờ mới vào học, còn bốn tuần nữa mới được nghỉ tết, haizz!”. Nọa Mễ quay lưng về phía cửa, than thở một hồi, “Trước Tết còn phải tập tiết mục, còn phải chuẩn bị quần áo, sau đó là mười tuần dạy, sau đó mới đến lễ

quần áo, sau đó là mười tuần dạy, sau đó mới đến lễ Phục sinh, sau lễ Phục sinh còn phải sắp xếp một chuyến đi du lịch, sau nữa mới là nghỉ hè, nghĩ mà thấy mệt, không bao giờ hết việc, có điều cũng nhanh thật, thoáng cái đã hết một năm, chị thấy đúng không?”.

“Cái gì cơ?”. Khanh Khanh quay mặt sang, khuôn mặt rất mơ màng.

“Thôi, không nói nữa. Cuối tuần họp phụ huynh, tổ trưởng tổ giáo vụ bảo chúng ta tập hợp các sản phẩm thủ công của bọn trẻ, treo lên bảng đặt ngoài hành lang, chủ đề là mùa xuân đến rồi”. Nọa Mễ đập tay vào vai Khanh Khanh, chạy về lớp học.

Khanh Khanh vẫn đứng đó, uống từng ngụm trà trong cốc như một cái máy. Đồng nghiệp đi ngang qua chào cô, trong đầu cô chỉ nghĩ đến chủ đề của triển lãm, quên không chào lại.

Mùa xuân đến rồi? Mùa đông vẫn chưa qua, muốn chờ mùa xuân đến, có lẽ sẽ phải chờ rất lâu.

Khanh Khanh và Nọa Mễ không thể hoàn thành công việc đúng giờ, đành phải ở lại làm thêm.

Mục Tuần hiểu sự chăm chỉ và việc làm thêm của cô. Anh không còn đưa đón cô liên tục như trước đây, chỉ thỉnh thoảng nhắc nhở vài câu đi đường cẩn thận, lái xe từ từ. Mọi người đều nghĩ Khanh Khanh đã lớn, trải qua chuyện này đã chín chắn hơn.

Ông bà nội vẫn rất chiều chuộng cô, dăm ba bữa lại bảo thím Trương làm thêm thức ăn bồi bổ cho cô. Sau khi từ Hải Nam về, cô đen hơn, cũng gầy hơn, bị bác trai bác gái trêu gọi là con khỉ đen. Các đồng nghiệp thì khen cô đen giòn đen đẹp, giảm béo thành công. Quan điểm thẩm mỹ của người Trung Quốc và người ngoại quốc không giống nhau, những lời nói hai mặt Khanh

Khanh đều có thể nghe được, trắng một chút, đen một chút, béo một chút, gầy một chút, đối với cô mà nói thì đều như nhau, cũng không sao cả, dù sao thì không có ai thưởng thức.

Thỉnh thoảng có hứng thú, cô sẽ bắt xe đến nhà hàng Macdonald cách trường không xa ăn sáng. Đứng ở cửa khu vui chơi của trẻ em, lại nhớ đến lần đột nhiên anh chỉ tay về một phía nào đó hỏi cô “Cái đó ở trường có hay không?”, sau đó anh nắm chặt tay cô, lòng bàn tay trở nên rất ấm áp.

Khanh Khanh ngồi trong góc gần cửa sổ, mơ tưởng chiếc xe tiếp theo là Hummer hay Buick Regal, cửa xe hạ xuống sẽ xuất hiện khuôn mặt của anh. Càng ngày cô càng nhớ đến khuôn mặt của anh nhiều hơn, sợ mình sẽ quên, rõ ràng biết chiếc điện thoại mới không thể có tin nhắn của anh nhưng vẫn giở ra xem.

Khanh Khanh ngồi thẳng người, chống cằm thở dài, kéo chiếc bàn nhỏ lên phía trước. Sau khi tiễn ông bố đại sứ của hai đứa trẻ song sinh, cô lại rơi vào tâm trạng suy sụp, định phớt lờ không để ý đến giáo viên và phụ huynh tham gia buổi họp phụ huynh. Đáng tiếc tuy ý thức của cô có thể lên mây nhưng dù sao thì cũng ngồi trong hội trường, kẹp giữa hai giáo viên của lớp mẫu giáo lớn, hàng ghế trước mặt toàn là phụ huynh, muốn tảng lờ tất cả là điều không thể.

Thế là Khanh Khanh chỉ có thể giống như trước đây dựa vào tướng mạo để đoán ai là phụ huynh của ai, ai là con của ai. Ban đầu, đây là một trò chơi của giáo viên, nhìn nhiều rồi dần dần sẽ nhận ra. Cô nhìn rất chuẩn, nhưng những thứ mới mẻ lại rất ít, về sau chỉ cần thông qua hành động lời nói, cách ăn mặc phán đoán công việc của một người nào đó, nhưng đoán như thế thường là sai.

Khanh Khanh không nhìn họ nữa, đợi phụ huynh tiếp theo đến, cô cúi đầu vẽ một hình hoa văn mà ngay cả bản thân mình cũng không hiểu vào cuốn sổ ghi chép, để mình tĩnh tâm trở lại. Đèn chùm trong hội trường rất sáng, cô có thể nhìn thấy cái bóng nho nhỏ bên cạnh tay đang nghịch ngợm đi theo tay cô, sau đó là tấm thẻ viết tên cô mang theo cái bóng nhọn nhọn. Cô di chuyển một chút, hai cái bóng vẫn giám sát cô.

Khanh Khanh đang chuyển tấm thẻ sang một góc khác không cho nó in bóng xuống thì đột nhiên có cảm giác trên đầu mình là một cái bóng to lớn, mặt bàn chỉ có lại vài đốm sáng nho nhỏ.

Khanh Khanh liếc nhìn danh sách phụ huynh, bỗng chốc mắt hoa không nhìn rõ, nhìn lại một lần nữa, có lẽ là… cô ngẩng đầu lên, chạm vào chiếc bút bi. Chiếc bút lăn hai vòng trên bàn rồi rơi xuống đất.

Trước mặt là một cặp vợ chồng già, người phương Đông, khoảng trên dưới sáu mươi tuổi, mái tóc đã điểm bạc, ăn mặc lịch sự, cử chỉ đúng mực, bà lão cầm chiếc áo khoác của ông lão trên tay.

Khuôn mặt của họ đều rất xa lạ, nhưng nụ cười thì vô cùng thân thiện. Lúc cười, khóe mắt của ông lão hằn lên nếp nhăn rất sâu, tóc mai hai bên trán khiến Khanh Khanh có cảm giác quen thuộc đến kỳ lạ.

Ông lão nhìn lại tên trên tấm thẻ trên bàn rồi đưa tay ra.

“Cô Mục, chào cô, chúng tôi… là ông bà nội của Tiểu Hổ”.

Nghe thấy hai tiếng này, Khanh Khanh chỉ thấy đầu óc quay cuồng.

Trong buổi họp phụ huynh, cô không thể tỏ ra bất lịch sự, muốn nói gì đó, thế nên vội vàng đứng dậy,

nhưng động tác hơi mạnh, chiếc ghế bị kéo dịch phát ra âm thanh chói tai, khiến giáo viên và phụ huynh ở bàn bên cạnh quay sang nhìn với ánh mắt rất kỳ lạ. May mà cô vẫn còn ôm một chút ảo tưởng, có thể duy trì được sự bình tĩnh bên ngoài, dù sao thì hai từ tiếng Anh này có thể là ông bà nội, cũng có thể là ông bà ngoại. Tuy nhiên chút ảo tưởng này của Khanh Khanh lập tức tan thành mây khói khi ông lão lên tiếng.

“Tôi họ Phí, đây là vợ tôi, chúng tôi là ông bà nội của Tiểu Hổ, chào cô”.

Tưởng rằng cô không hiểu, lần này ông lão nói tiếng Trung, phát âm rất chuẩn, rất rõ ràng, mang một chút cách phát âm của phương Bắc. Bà lão cũng chào cô, rất khách sáo, giọng nói là âm điệu dịu dàng của người miền Nam.

Lần đầu tiên Khanh Khanh nghe tiếng mẹ đẻ mà thấy căng thẳng hơn tiếng Anh. Trước mắt là vợ chồng nhà họ Phí, nghĩ đến mối quan hệ giữa họ và Phí Duật Minh, cô đưa tay ra mà thấy run run.

Ông Phí chỉ bắt tay rất nhẹ, phong độ nho nhã. Bà Phí thì khẽ đập đập vào tay cô. Tâm tư của KhanhKhanh vì cái đập tay ấy mà trở nên rất hỗn loạn, trong lòng cảm thấy vô cùng căng thẳng. Vốn dĩ cô nên là người mở đầu nhưng cô lại không biết phải nói gì.

Lúng túng là điều hiển nhiên, tình thế đặt cô trong hoàn cảnh đã cưỡi lên lưng hổ thì khó mà xuống được. Cô ngồi cũng không phải, đứng cũng không xong, nói cũng không phải, im lặng cũng không xong, chỉ có thể tìm bút dưới gầm bàn, chạm tay vào tấm thẻ mới nhớ ra chiếc bút đã lăn xuống đất.

Nhân lúc cúi người nhặt bút, Khanh Khanh ấn ngực hít một hơi thật sâu, ngồi dậy xé tờ giấy đã bị tô vẽ lung tung, ghi tên Tiểu Hổ và thời gian lên một tờ giấy khác.

“Cô Mục trẻ quá, chẳng khác nào học sinh cấp ba, không giống như chúng tôi đã nghĩ. Cô làm việc ởtrường bao lâu rồi?”. Lúc nói chuyện bà Phí quay sang nhìn ông Phí. Khanh Khanh viết tên trên giấy, nhìn thấy ánh mắt của họ, bất chợt phân tâm làm nguệch ngòi bút, để lại vết rách trên tờ giấy.

Lần này cô thực sự rất xấu hổ, ngay cả ông Phí cũng khẽ ho một tiếng.

“Đã… gần ba năm rồi ạ”.

“Cũng rất lâu rồi, vẫn thích trẻ con chứ?”.

“Thích ạ… vì thế mới làm công việc này”.

“Thích thì tốt, thích thì tốt”. Bà Phí gật đầu, giao quyền phát ngôn cho chồng. Trước đó ông Phí ngồi cạnh không nói gì, chỉ nhìn cô. Khanh Khanh tưởng rằng mình có chỗ nào không thỏa đáng, thận trọng chọn cách ứng đáp. Cô ngồi thẳng lưng, toàn thân đông cứng, chỉ để trông mình đoan trang đúng mực hơn.

Đặt vào một trường hợp khác, quan hệ của họ là mối quan hệ rất nhạy cảm, cho dù chỉ nói về chuyện trẻ con, Khanh Khanh vẫn không thể hoàn toàn thoải mái, phải suy xét rất nhiều. Viện trưởng trường mầm non đi qua bàn cô, thấy không khí có chút nặng nề, bảo cô phụ trách mang ba cốc nước tới.

Khanh Khanh như được phóng thích, bưng cốc nước ngửa đầu uống hết sạch, lúc ấy mới thấy thoải mái thư thái hơn một chút. Nhưng khi đặt cốc nước xuống nhìn thấy vợ chồng nhà họ Phí quay sang nhìn nhau rồi nhìn cô, cảm giác lúng túng lại lập tức quay trở lại với cô, nhiệt độ trên mặt thậm chí còn cao hơn trước.

Ông Phí nhận ra cô rất căng thẳng, bắt đầu hỏi những

câu hỏi nhỏ không làm ảnh hưởng đến không khí, chủ đề nói chuyện đều tập trung vào Tiểu Hổ, không khí bỗng trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Bà Phí lấy cuốn sổ theo dõi và những lời nhận xét trong học kỳ qua đưa cho Khanh Khanh, nhờ cô giải thích, từng đường cong có ý nghĩa gì, trắc nghiệm giúp ích gì cho Tiểu Hổ, Tiểu Hổ tiến bộ như thế nào… Rõ ràng trên cuốn sổ đã ghi rất rõ nhưng Khanh Khanh vẫn kiên nhẫn giải đáp từng mục một. Nói đến công việc của mình, tâm trạng của cô không còn căng thẳng nữa, thỉnh thoảng nói đến những chi tiết, cô còn cười, dĩ nhiên là nụ cười rất hiềnthục.

Khanh Khanh coi buổi gặp mặt là một phần của công việc, hoàn toàn ngăn cách với cuộc sống. Cuộc trao đổi sau đó rất thuận lợi, ông bà Phí cũng là những người rất dễ tính, còn an ủi Khanh Khanh đừng quá lo lắng về vấn đề của Tiểu Hổ.

Mười phút trôi đi rất nhanh, đã có phụ huynh khác xếp hàng ở đằng sau. Ông Phí vội gấp cuốn sổ theo dõi lại, khoác tay vợ đứng dậy: “Cũng đến giờ rồi, hẹn gặp cô Mục một hôm nào đó, chúng ta sẽ nói nhiều hơn về chuyện của Tiểu Hổ, cảm ơn vì cô đã tận tâm như thế”. Ông chủ động bắt tay Khanh Khanh. Lần này rất chân thành: “Chúng tôi cũng vừa từ nước ngoài trở về, còn phải đến chỗ cô giáo của Tiểu Long, có cơ hội sẽ nói chuyện sau, tạm biệt cô Mục”.

“Được ạ, có chuyện gì bác có thể liên lạc với cháu bất cứ lúc nào”. Khanh Khanh cung kính đưa tấm danh thiếp của mình, mỉm cười cúi đầu. Lúc ấy bà Phí cũng nói thêm một câu: “Sau này thường xuyên đến nhà chơinhé!”.

Về sau khi tiếp những phụ huynh khác, Khanh Khanh chỉ nghĩ đến câu nói ấy. Nếu trước đây mọi thứ đều bình thường, câu nói ấy cũng không có gì bất thường.

Nhưng cô lại thấy rất khác. Phụ huynh rất ít khi mời giáo viên đến nhà chơi. Khanh Khanh chỉ có thể nghĩ rằng vì mình là gia sư của Tiểu Hổ nên mới được bà Phí đặc biệt để ý như vậy.

Trong hai tiếng dài đằng đẵng, vì sự xuất hiện của ông bà Phí khiến Khanh Khanh lúc nào cũng lo nơm nớp. Vừa mới thầm thở phào, nhìn thấy họ khoác tay đi đến, lại phải ngồi thẳng người giữ thái độ làm việc nghiêm túc. Cho dù họ chỉ đi ngang qua bàn của cô, không chào hỏi, không nhìn, Khanh Khanh cũng phải để mình trông thật bận rộn, không sắp xếp những ghi chép đã được sắp xếp gọn gàng thì viết những thứ vẩn vơ không có ý nghĩa trên giấy.

Lúc buổi họp phụ huynh kết thúc cô mới cảm thấy đau lưng mỏi cổ, ngả người vào ghế, toàn thân khôngcòn chút sức lực nào, cô đặt bút chì xuống muốn nằm bò ra bàn nghỉ ngơi.

Nọa Mễ giúp thu dọn đồ đạc. Khanh Khanh đang nằm ra bàn nhìn tay mình. Hội trường rộng lớn không một bóng người, một mình cô ngồi đó trông thật cô đơn.

“Làm gì thế, còn chưa về nhà à, mọi người đều về hết rồi”.

Nọa Mễ chạy lại nói chuyện với cô. Dường như Khanh Khanh vẫn đang đắm chìm trong thứ gì đó, không ngẩng đầu lên.

“Này, Khanh Khanh, hết giờ rồi”. Nọa Mễ đập bàn, cầm tập giấy giơ giơ trước mặt Khanh Khanh mới giật mình, vội vàng đặt tay lên bàn rồi lại rụt ra sau lưng.

Nọa Mễ cũng không nhận ra điều gì. Gần đây Khanh Khanh thường viết viết vẽ vẽ lên tay, chẳng qua chỉ là mấy cái gạch mà thôi. Người ngoại quốc quen ghi lên tay, nhưng người ta viết lên mu bàn tay, xong là xóa đi, còn Khanh Khanh thì viết vào lòng bàn tay. Nọa Mễ nhìn thấy cô tô hai lần nhưng vẫn nói.

nhìn thấy cô tô hai lần nhưng vẫn nói.

“Chị không về? Vậy em về trước đây”.

“Chị không về? Vậy em về trước đây”.

“Em đi đi, chị ngồi đây một lát”.

Đợi Nọa Mễ đi rồi Khanh Khanh mới đứng dậy, đứng trong hội trường không một bóng người nhớ lại những chuyện trước và sau buổi họp phụ huynh. Bảo vệ vào đóng cửa, thấy cô vẫn ở đó, liền để lại một ngọn đèn trong góc.

Hội trường rộng lớn chỉ có một ngọn đèn, bỗng chốc tối om. Khanh Khanh sợ tối, liền dựa người vào bức tường dưới ngọn đèn, xòe tay ra.

Bao nhiêu ngày không gặp anh, không nghe anh nói cô đều ghi trong lòng bàn tay trái, mỗi ngày gạch một gạch, rửa rồi lại tô lại. Buổi tối nằm trong chăn, bỏ ra nhìn lại vẫn còn khóc. Lần này gặp bố mẹ anh cô lại thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều, muốn xóa những chữ ấy đi không còn ôm hy vọng không thực tế nào nữa.

Cô đang tô lại từng nét thì cánh cửa hội trường mở ra. Khanh Khanh tưởng là bảo vệ, không ngoảnh đầu lại. Đến khi có người bước lại gần dừng lại ở sau lưng, cô mới nhận ra tiếng bước chân, xuất phát từ nỗi sợ hãi bản năng và ý thức tự bảo vệ mình, cô quay người lùi lại hai bước, đuôi tóc chạm vào người đang đến gần.

Trước mặt là một bóng đen, ánh đèn chiếu vào trán anh, phản chiếu thành những cái bóng kỳ lạ trên mặt anh. Khanh Khanh sợ đến nỗi lùi mấy bước liền, một chiếc giày bị tuột, bàn chân giẫm xuống nền nhà lạnh buốt, hốt hoảng thở hổn hển.

Vì Shawn và bài học ở quán bar, Khanh Khanh thực sự sợ hãi, đặc biệt là một mình gặp người khác ở chỗ

kín đáo.

Người đó lại bước thêm một bước, bước ra khỏi bóng tối, lúc ấy cô mới nhận ra đó là ai. Nỗi sợ hãi biến mất trong nháy mắt, lập tức bị một cảm giác khác đè nén.

Là Phí Duật Minh!

Hơn một tháng không gặp, khuôn mặt của anh trở nên xa lạ. Anh đen hơn rất nhiều, những đường nét góc cạnh trở nên thô ráp, tóc cắt ngắn, bên tai để lại đường mai rất đặc biệt, không giống những người đi làm trong thành phố, ngược lại giống như vừa từ nơi hoang dã trở về. Trên mũi có vết xước, môi cũng nứt nẻ, chỉ còn lại đôi mắt rất sâu, màu cà phê đậm, trông rất sắc bén và nhạy cảm. Khanh Khanh không hề biết rằng Phí Duật Minh để râu lại đáng sợ như vậy, râu ria xồm xoàm, ngoài vẻ tang thương, trông anh giống một con sư tử ăn thịt người.

Cô lùi đến tận chân tường, dừng lại ở chỗ anh không chạm tới được, khó có thể bình tĩnh trong nỗi kinh ngạc. Một Phí Duật Minh như thế này quá xa lạ, quá hung dữ, khiến cô không thể trút mọi nỗi trách móc và oán hận.

“Anh… muốn làm gì?”.

Phí Duật Minh ngồi xuống chiếc ghế cách Khanh Khanh rất gần, nhìn đồng hồ. Động tác anh vén tay áorằn ri lên xem đồng hồ để lộ miếng băng urgo trên cánh tay, xung quanh vẫn còn vài vết thương chưa lành hẳn.

“Đói không?”. Anh xoa đầu, cúi đầu hỏi một câu, dáng vẻ hơi thiếu tự nhiên, “Anh muốn nói là… xe ởngoài, đến Schindler?”.

“Hả?”. Tình cảm chất chứa trong lòng bị rối loạn vì câu hỏi này của anh. Khanh Khanh đứng ở góc tường chần chừ không biết làm thế nào, chỉ muốn tìm cái lỗ

chui xuống.

Cô không muốn ăn, chiếc giày bị rơi cô cũng có thể không cần. Cô ước chừng khoảng cách ra cửa, đangđịnh chạy đi thì anh đứng lên, tiến từng bước về phíacô.

“Em... không đói”.

“Ừ, vậy thì đi cùng anh”. Mỗi một từ anh nói là một bước lại gần, cuối cùng dừng lại trước mặt cô, ép cô vào chỗ không còn đường lùi.

Trước mặt anh, cô quá yếu ớt, bỏ chạy là điều không thực tế, vùng vẫy cũng chỉ là chốc lát.

Khanh Khanh hét lên “Em không đi”, cơ thể đã rời khỏi mặt đất, chiếc giày còn lại cũng văng đi, bốp một tiếng rơi về phía cách đó không xa.

Một tháng không gặp, một tháng không hề có bất kỳ một sự tiếp xúc nào, khoảnh khắc bị anh ôm, ký ức và nỗi ấm ức giống như dòng điện lan ra khắp toàn thân. Cô rùng mình, sau đó không kìm được run lên cầmcập.

“Anh... anh làm gì? Để em đi”.

Anh gối cằm lên hõm vai cô, khẽ cọ cọ vào đó, cảm nhận sự run rẩy mãnh liệt nhưng yếu đuối của cô, giọng nói trở nên khàn khàn trầm lắng, pha lẫn với vẻ mệt mỏi muộn phiền, những chỗ hơi thở lướt qua đều làm cô nổi gai ốc: “Em còn muốn đi đâu, Hải Nam vẫn chưa đủ xa đúng không?”.

Hai mắt Khanh Khanh nóng bừng, cô ngoảnh mặt đi nhưng lại không thể chống cự lại cánh tay đang đặt trên eo. Anh khỏe hơn cô, đã từng bế cô như thế này rất nhiều lần, sắp đặt cô, để cô rơi vào cạm bẫy không thể thoát ra được.

“Anh buông em ra!”.

“Vì sao?”. Anh cố ý dùng lực, ấn chặt đến nỗi cô không thở được, sau đó hỏi, “Vì sao phải buông?”.

“Anh buông ra!”.

Không thể nói lý lẽ được, cô chỉ có thể dùng vũ lực với anh.

Khanh Khanh nghiến răng bẻ những ngón tay đang siết chặt trên eo mình, vừa đấm vừa đánh, xả hết lên lưng anh, mặt anh, hai cánh tay ấy không hề buông ra, người lại còn siết chặt hơn, giơ cô lên cao rồi lắc thật mạnh.

“Vì sao?”.

Cô khó có thể tưởng tượng được anh lại vô liêm sỉ đến thế. Cô thở hổn hển, trán đẫm mồ hôi, dùng chân đạp, không phân nặng nhẹ, cuối cùng sau một hồi vùng vẫy quyết liệt đã làm đau anh.

Cô nghe thấy anh hự một tiếng, trán hằn gân xanh.

“Mục Khanh Khanh!”.

Anh vừa buông tay, cô liền trườn xuống co cẳng chạy, chỉ chạy được vài mét lại bị anh túm được.

“Em đi đâu?”.

Cô thậm chí muốn cắn anh nhưng cô chỉ đứng đến cằm anh, chẳng mấy chốc đã bị anh ghì chặt ấn xuốngghế.

“Bỏ ra!”.

“Không bỏ! Bố mẹ anh đang chờ ở ngoài, cả nhà Tiểu Hổ cũng đến. Mục Khanh Khanh, dù em muốn thế nào, hôm nay cũng phải ra ngoài cùng ăn với họ một bữa cơm. Đây là lịch sự tối thiểu nhất. Họ đến đây vì em, em là bạn gái của anh, trước đây, bây giờ và cả sau này cũng thế”. Anh thử nói lý lẽ nhưng lại nhận được sự phản kháng dữ dội hơn.

phản kháng dữ dội hơn.

“Em không phải, em không phải, em không phải!”. Đôi mắt nhạt nhòa nước mắt, Khanh Khanh nhẫn tâmhét lên hai tiếng chia tay, “Chúng ta chia tay”.

Mất vài giây để phản ứng, sau đó Phí Duật Minh mới hiểu cô đã nói gì, sắc mặt u ám đến cực điểm, ngực phập phồng dữ dội. Khanh Khanh chỉ thấy lưng đau đến nỗi gần như gãy làm đôi, cánh tay chắn trước mặt bị anh bẻ ra.

“Anh bỏ ra!”.

“Em dám!”. Anh nghiến răng nói mấy tiếng ấy rồi áp sát về phía cô, áp bờ môi khô rát vào khóe miệng cô, trước khi cô nói ra những lời nói khiến người khác tức giận, cắn một cái vào môi cô.

Khoảnh khắc môi chạm môi, Phí Duật Minh cũng thấy đau.

Những giận hờn chất chứa trong lòng như dòng nước lũ va đập vào cả hai người. Cô càng nghiến chặt răng thì anh càng công phá tuyến phòng thủ ngoan cố ấy. Thân thể áp sát vào nhau, va vào tường, bịt kín một góc trong hội trường. Anh nâng mặt cô, chỉ muốn bóp chặt cổ họng cô nhưng lúc ra tay thì càng ngày càng nhẹ, nỗi phẫn nộ phát tiết rồi kìm hãm từ lúc nào không hay, biến thành nhẹ nhàng vuốt ve những đường nét trên bờ môi của cô. Anh đã nghĩ bốn tuần, chờ bốn tuần mới đến gặp cô, anh không nỡ để giấc mộng bừng tỉnh. Đây là mối tình đặc biệt nhất mà Phí Duật Minh từng trảiqua.

Anh và bạn lái xe việt dã đến sa mạc Gobi, đi hơn một tuần, hoàn toàn cắt đứt mọi liên lạc với thế giới bên ngoài. Ban ngày anh lái xe, sửa xe, buổi tối nằm trong trại, gạt tấm bạt, ngắm nhìn bầu trời mênh mông vô tận đến tận khi quá mệt mới đành phải đi ngủ. Anh lại tự do

giống như trước đây, tưởng rằng làm như thế sẽ quên đi tất cả, thực ra còn có nhiều nỗi buồn khổ không thể nói ra hơn những lúc kìm nén, bởi vì cô đơn, anh mới nhận ra sự quan trọng của người kia.

Mùa đông ở Gobi lạnh đến thấu xương, cho dù là người quen sống ở những nơi hoang vu như Phí DuậtMinh cũng cảm thấy buốt lạnh. Anh không ngủ được, chỉ có thể ôm tấm thảm ngồi cạnh đống lửa, hút hết điếu thuốc này đến điếu thuốc khác. Không kìm nén được giá lạnh, anh lại đun nước nóng uống, dạ dày ấm lên nhưng trái tim thì vẫn lạnh giá. Đèn báo hiệu ở khu cắm trại nhấp nháy, lều của người khác đều là hai người, chỉ có một mình anh tận hưởng giá rét, đến tận lúc trờisáng.

Vì lúc nào anh cũng quên uống nước, cũng không được ăn rau quả, mỗi bữa chỉ gặm bánh mỳ và lươngkhô cứng đến gãy răng nên môi khô rát, nứt thành nhiều mảng nhỏ. Anh uống gió lạnh, liếm môi, chỉ thấy mùi máu tanh, liếm nhiều nên vết thương không dễ dàng lành lại. Những gì đã trải qua khi ở bên cô cứ tràn về, mỗi lần lại rạch một vết thương trong trái tim anh, mỗi lúc một sâu hơn. Ngày nào anh cũng nghĩ cô đang làm gì, sau này phải làm thế nào.

Phí Duật Minh nhận ra lúc có Khanh Khanh, tất cả đều khác. Có cô, cốc nước hâm nóng trong lò vi sóng cũng ngọt, ngồi trên ghế sofa ăn nửa quả cam cô ăn dở, thưởng thức vị ngọt của hoa quả trong miệng cô hoặc nhìn cô lắp ráp robot, lấy cuộn băng ra rồi lại nhét vào, rồi lại lấy ra rồi lại nhét vào, bím tóc dài xòa xuống vai.

Phí Duật Minh luôn tin rằng thứ quan trọng nhất trong cuộc đời đàn ông không phải là tình yêu, bất kỳ người con gái nào đều không phải là người không thể thiếu trong cuộc sống của anh, không có ai cũng có thể sống được, vì thế ngoài ba mươi tuổi rồi anh vẫn chưa có tư

tưởng ổn định. Nhưng lần này họ xa nhau, có khoảng cách với nhau, anh quay trở về cuộc sống một mình trước đây nhưng không thể chịu được. Suy cho cùng là từ ấm áp trở về với giá lạnh, không đơn giản như từ giá lạnh hòa vào ấm áp.

Con người là động vật có quán tính, quen với ấm áp thì không thể rời xa ấm áp. Khanh Khanh chính là hơi ấm của anh. Nụ cười của cô, thân thể cô, những cử chỉ của cô, lời tạm biệt sụt sùi trong điện thoại, cho dù những biểu cảm nhỏ đến nỗi ngay cả bản thân cô cũng không nhận ra đều khiến anh thấy mình được coi trọng, được người khác cần, được sưởi ấm.

Phí Duật Minh thở dài, cảm thấy sự phản kháng của Khanh Khanh trở nên yếu ớt, liền tiến thêm một bước, đòi hỏi nhiều hơn. Cô vung tay từ chối anh, đánh vào mặt anh, đấm vào vai anh, anh không buông tay. Răng cô sắc đến nỗi cắn vào lưỡi anh, máu chảy vào miệng hai người, anh vẫn không chịu buông ra. Anh ghì chặt bàn tay đang phản kháng, ép cô vào góc tường, quệt bộ râu qua mặt cô, để lại những nốt đỏ dày đặc.

Tách nhau một chút, lại cúi đầu xuống, lần này anh say đắm hôn cô. Trong điện thoại anh đã nói nhớ cô, nói rất nhiều lần nhưng không hề có một chút hiệu quảnào.

Anh cúi đầu, anh thỏa hiệp, nhưng cô không chấp nhận.

Trước đây anh là người đàn ông quả quyết, làm việc gì cũng rất dứt khoát, nếu buộc phải xa nhau một thời gian để suy nghĩ về tình cảm thì quả thực là bị ép đến mức không còn cách nào khác. Nhưng nói đến việc có chia tay nhau không, anh lại chần chừ không quyết, trở nên nhu nhược. Đằng sau trách nhiệm là sự ổn định mà anh mong đợi, dĩ nhiên không nhất định là hôn nhân, nhưng quả thực anh muốn cùng Khanh Khanh ổn định.

nhưng quả thực anh muốn cùng Khanh Khanh ổn định. Hơn nữa anh đã nghĩ rất nhiều lần, nghĩ đến rất nhiều khả năng. Dù sao anh cũng là một người đàn ông bình thường, cũng ích kỷ giống như những người đàn ông khác, muốn nghĩ đến vui vẻ trước rồi mới nghĩ đến trách nhiệm.

Giữa anh và Khanh Khanh có rất nhiều khúc mắc, từ nhân tố bên ngoài phát triển đến sự hiểu lầm giữa haingười.

Cô không theo kịp sự nhiệt tình của anh, cũng không theo kịp sự bình tĩnh của anh mà lựa chọn cách ra đi không lời từ biệt. Cô nói đi là đi, đi đến Hải Nam xa xôi, tàn nhẫn hơn anh tưởng, xuống máy bay rồi mới gọi điện. Về sau nếu không phải anh chủ động liên lạc thì ngay cả một cái tin nhắn cô cũng không gửi cho anh, đến cuối cùng, điện thoại cô cũng tắt, anh gọi đến nỗi hết pin, đầu dây bên kia cũng chỉ vang lên giọng nói lạnh lùng: “Thuê bao quý khách vừa gọi tạm thời không liên lạc được”.

Lần đầu tiên Phí Duật Minh giận Khanh Khanh, vì sự tùy ý của cô, vì tính khí bướng bỉnh của cô, vì cô không biết khoan dung thấu hiểu.

Anh cũng tự đày đọa mình, để cho gió đông bắc táp vào mặt, lao như bay trên sa mạc đi mấy tiếng không nhìn thấy một túp lều, không nhìn thấy một người dân du mục. Anh tránh đời một khoảng thời gian, nghĩ một tuần, ngày nào cũng chỉ gọi điện cho cô, nói một hai câu, thời gian còn lại đều ở một mình, lang thang mộtmình.

Mấy ngày cuối cùng, anh lái xe đến suy sụp tinh thần, nhìn thấy khói bếp của làng quê, anh thấy khóe mắt cay cay. Anh muốn về nhà, muốn gặp cô, hỏi cô khi nào về. Thế là anh quay đầu xe, quay trở về thành phố. Nước

nóng trong vòi hoa sen gột sạch bụi bặm trên người anh, nước chảy qua vết thương trở nên lạnh dần, những vết nứt nẻ trên môi bật máu, nhưng trái tim thì bình tĩnh trởlại.

Phí Duật Minh kiên quyết quay về Đức, cũng không nói với anh chị một tiếng. Trên máy bay, suốt đêm anh nhìn ra ngoài cửa sổ tối om, nghĩ thấu đáo trước sau, lợi hại. Về đến nhà, trước khi nói chuyện với bố mẹ, anh vào Facebook thay đổi trạng thái quan hệ của mình.

Từ đang yêu đến có bạn đời, đây là một sự nhảy vọt về chất, ít ra thì trong khoảng thời gian suy sụp, sự thay đổi này là cách duy nhất có thể quay trở về bên cạnh cô mà anh có thể nghĩ tới.

Cô cần gì, anh sẽ cố gắng hết sức để cho cô, bao gồm cả việc làm thỏa mãn gia đình cô, lấy lòng người nhà cô.

Khi từ Đức trở về, anh đưa cả bố mẹ sang.

Lúc uống rượu với các bạn, Phỏng Ngô khuyên anh, Tử Duật khuyên anh, có người khuyên tái hợp, cũng có rất nhiều người khuyên chia tay. Cứ nghĩ đến hai từ chia tay, anh lại thấy tim nhói đau, đau hơn cả lúc những vết nứt trên môi chảy máu. Phí Duật Minh đã sống hơn ba mươi năm, chưa bao giờ vì chuyện tình cảm mà giày vò mình như thế này. Anh nói chuyện với bố mẹ mấy lần, sau đó hỏi ý kiến anh trai chị dâu, cuối cùng lấy hết dũng khí chuẩn bị bước tiếp. Nhưng đúng lúc ấy cô lại nói với anh nửa câu lấp lửng trong điện thoại.

Anh tưởng rằng cô muốn chia tay thật. Đêm giao thừa, anh uống say mềm, sau khi nói chuyện với Tiểu Long, Tiểu Hổ ở Hồng Kông, anh nằm cạnh tủ giày cạnh cửa ngủ đến chiều ngày hôm sau.

Anh đã trải qua một tháng khủng khiếp. Nghe thấy hai tiếng “chia tay” là anh lại muốn bóp nát cô, xem trong đầu cô đang nghĩ gì, vì sao không thể bình tĩnh để cố gắng cho mọi chuyện trở nên tốt đẹp hơn. Nhưng vừa chạm vào bờ môi của cô, sự mâu thuẫn trước đó cũng tiêu tan. Anh chỉ thấy cả thân thể và ý chí đều khao khát cô, đầu lưỡi đau đến tê tái, toàn thân lại đắm chìm trong niềm vui. Anh thấm những giọt nước mắt của cô, nghiễm nhiên coi sự phản kháng của cô là thời cơ.

Anh nới lỏng vòng kìm hãm cô, hơi thở của cả hai đều rối loạn. Anh áp mặt vào má cô, dáng vẻ thoáng chút khẩn cầu nhưng giọng nói thì lại đanh thép: “Đi ăn cơm, sau đó chúng ta nói chuyện”.

Đôi mắt đẫm lệ của cô trong veo như mặt nước, một chút tâm tư cũng không giấu được. Cô đẩy anh ra, gạt những giọt nước mắt lăn dài trên má, giận dỗi nói: “Em không đi, em không đói!”.

Cô muốn đi, giày rơi dưới đất cũng không đi vào, vừa chạy ra khỏi hội trường, đột nhiên điện thoại trong túi đổ chuông. Vì hành lang quá yên tĩnh, ngay cả cô cũng giật bắn cả người. Mục Tuần gọi điện thoại đến, cô lấy điện thoại trong túi áo, tay vẫn còn run run.

“Khanh Khanh, lập tức về nhà!”. Giọng Mục Tuần khàn khàn, nói được một nửa thì ngắt, trong điện thoại chỉ thấy tiếng ầm ĩ hỗn loạn.

“Sao thế?”. Dưới ánh trăng lạnh lẽo, cô dừng lại trước cánh cửa ở hành lang, bàn tay đặt trên vai nóng rát, giúp cô đi giày. Anh ngồi trước mặt cô, khoảnh khắc cúi đầu đứng dậy, giọng nói của Mục Tuần lại vang lên: “Thím Trương đi mua đồ bị xe máy đâm, em mau mau đến bệnh viện”.

“Cái gì...”.

Cạch một tiếng, điện thoại tuột khỏi tay rơi xuống đất.

Hai người không ai đỡ được, pin bắn ra ngoài, điện thoại cũng ngắt.

Phí Duật Minh đi nhặt, lúc quay lại, Khanh Khanh đứng trong bóng tối.

Sự kiên quyết và bướng bỉnh của cô không còn nữa, chỉ còn lại đôi mắt hoảng hốt và nỗi sợ hãi trên khuôn mặt nhợt nhạt.

Phí Duật Minh kiên quyết cùng Khanh Khanh đến bệnh viện. Trên đường đi mới thấy cô lấy chiếc điệnthoại trước đây đã dùng trong túi xách, mở nguồn, gọi điện thoại. Tay cô run lẩy bẩy, lúc thắt dây an toàn chạm vào tay anh, rất lạnh, mấy ngón tay ấn vào cùng một nút trên điện thoại.

Anh nắm tay cô, cô không nhúc nhích, ngẩng đầu nhìn anh, giống như đang tìm kiếm câu trả lời nào đó, đôi mắt đáng thương hằn rõ những đường nét của anh. Anh xoa đôi môi bị cắn đến sưng đỏ của cô, dịu dàng nói: “Chắc không sao đâu, đừng sợ như thế”.

Anh càng nói như vậy Khanh Khanh càng sợ. Vấn đề giữa họ vẫn chưa giải quyết, lại phải cùng nhau đối mặt với vấn đề mới.

Anh không có thời gian giải thích với người nhà. Trong lúc vội vàng Khanh Khanh chỉ đứng ở cổngtrường chào người nhà họ Phí đang ngồi trong xe, cô cúi người rồi lên xe của Phí Duật Minh, ngay cả áokhoác cũng không mặc. Chị dâu tinh ý, xuống xe gọi Phí Duật Minh: “Chú tám, đừng để cô ấy bị lạnh, có chuyện gì thì gọi điện”.

Trên đường, Phí Duật Minh gọi điện cho bố mẹ, nói vài câu đơn giản, toàn tiếng Anh, câu tiếng Trung cuối cùng Khanh Khanh nghe thấy, đó là câu cảm ơn bố mẹ anh. Cô ngồi bên cạnh đắp áo khoác của anh, dần dần ý

thức được rằng cách làm của mình lúc nãy có chút thờ ơ với người nhà họ Phí.

Anh tắt máy, lái xe với tốc độ cao nhất, lúc chờ đèn đỏ đặt tay lên tay cô, kéo áo vest khoác lên vai cô.

“Đừng sợ”.

Lần này ngón tay của Khanh Khanh cử động một chút, lướt qua mu bàn tay của Phí Duật Minh, đèn đỏchuyển thành đèn xanh, cô lại rụt tay lại.

Tuy bệnh viện ở trong thành phố nhưng vì lúc cô bị ốm, Phí Duật Minh đã đến đó nên khá thạo đường, đến nhanh hơn Khanh Khanh tưởng. Cô quay mặt ra ngoài cửa xe, nhắm mắt, thu mình lại, dường như cố tình muốn tránh anh. Nhiệt độ trong xe rất ấm, có một chút hơi lạnh tỏa ra giữa hai người. Lúc đến bệnh viện, Phí Duật Minh đẩy vai Khanh Khanh, tưởng cô đã ngủ, đang định áp lại gần gọi cô, cô vội hốt hoảng ngồi dậy, chiếc áo khoác trên người rơi xuống xe.

“Lát nữa cho dù thế nào cũng phải bình tĩnh, biết chưa?”. Phí Duật Minh đẩy cửa xoay ở bệnh viện rồi nhắc lại một lần, muốn nắm tay cô nhưng cô lại tránh đi.

Mục Tuần ngồi trên chiếc ghế băng ở cuối phòng khám, ngả đầu vào tường, trên chiếc ghế bên cạnh làchiếc mũ bảo hiểm.

Khanh Khanh chạy nhanh đến đó, vẫn chưa mở miệng, vừa nhìn thấy vết máu trên mũ bảo hiểm vội lùilại mấy bước, va vào người Phí Duật Minh.

“Thím Trương đâu...”.

“Vẫn đang ở trong, em đừng sốt ruột”. Mục Tuần thấy cô sợ đến tái cả mặt, những ngón tay đặt trênmiệng không kìm được run lên, mạch máu trên mu bàn tay rất rõ rệt. Anh đưa tay ra đỡ, bắt gặp ánh mắt của Phí Duật Minh.

Chỉ một cái nhìn thoáng qua, hai người đàn ông đều hiểu ý, họ không chào nhau một tiếng mà ngồi xuống cạnh Khanh Khanh.

Chỗ ngồi bên ngoài phòng khám có hạn, bệnh nhân cúm rất đông, bệnh nhân truyền nước đều tập trung ởhành lang. Họ chờ một lúc, bị y tá đuổi ra chỗ khác. Ngoài cửa rất lạnh, Khanh Khanh mới ngồi được một lúc mà toàn thân run lên cầm cập, hắt hơi mấy cái liền. Phí Duật Minh kiên quyết chuyển sang chiếc ghế băng ở chỗ rẽ vào phòng cấp cứu.

Trong khoảng thời gian ấy, Mục Tuần nói qua về toàn bộ sự việc. Ăn cơm xong, thím Trương đi dạo trong khu phố, vào cửa hàng mua mấy thứ, lúc đi ra chuẩn bị về nhà thì bị một thanh niên đi xe máy đâm vào. Có khả năng chân của thím ấy đã gãy, còn một vài vết thương ngoài da, tình hình cụ thể đang chờ xử lý, nhưng không nguy hiểm đến tính mạng. Khanh Khanh ôm mũ bảo hiểm, lấy bông và cồn từ chỗ ý tá lau những vết máu dính trên đó. Ngoài hỏi một hai câu đơn giản, những lúc khác cô đều thu mình trong chiếc áo khoác của Phí Duật Minh, chỉ để lộ đôi mắt đờ đẫn.

Đã rất lâu rồi mà thím Trương vẫn chưa ra khỏi phòng khám. Họ thay phiên nhau đi hỏi thăm tình hình, mới hỏi được hai, ba câu đã bị y tá đuổi ra. Những chỗ khác bên ngoài phòng khám đều rất yên tĩnh, thời gian trôi đi rất chậm, có lúc thậm chí như ngừng lại. Ngoài những người nhà bệnh nhân thỉnh thoảng đi ra đi vào, rất ít người đi qua đây. Mỗi khi nhìn thấy khuôn mặt u ám, tiều tụy của người nhà bệnh nhân hoặc nghe thấy tiếng xe đẩy trong phòng cấp cứu, Khanh Khanh lại thấy căng thẳng, bồn chồn bất an, lo tình hình của thím Trương xấu đi. Cô cứ căng mặt lại, không khóc, không nói nhiều, thỉnh thoảng đến cửa phòng khám rồi lại lững thững quay về, im lặng ngồi giữa Phí Duật Minh và MụcTuần.

Tuần.

Họ đều bị nhiễm tâm trạng của cô, chỉ im lặng, lần lượt đi ra ngoài hút thuốc. Đêm đông rất dài, lúc quay lại họ đều mang theo hơi lạnh trên người. Khanh Khanh sợ lạnh, ngồi dịch về bên kia, cuộn người lại, ôm chặt hai cánh tay.

Sự chờ đợi giày vò này bị một chiếc xe đẩy xuyên qua hành lang phá vỡ.

Theo sau xe đẩy là bảy, tám thanh niên khỏe mạnh, trên người là bộ quần áo công nhân. Khanh Khanh nhìn về phía bước chân hối hả, nhìn thấy người nằm trên xe đẩy toàn thân đầy máu, chiếc áo băng vết thương rơi xuống đất, vết máu loang lổ lẫn với bùn đất, trải ra trước mắt cô. Khanh Khanh chỉ thấy dịch vị trào lên, không thể kìm nén được nữa, che miệng cúi người nôn khan một tiếng.

Có người che mặt cô, vỗ vào lưng cô, động tác rất nhẹ, rất chậm, sau đó đưa cho cô một cốc nước, bắt cô uống một ngụm. Đợi cô uống xong, Phí Duật Minh đưa cô ra khỏi phòng cấp cứu.

Họ đi ra ngoài, ngoài mùi thuốc sát trùng, trong gió còn có màn sương lạnh buốt. Cô cố kìm nén cảm giác khó chịu, men theo con đường nhỏ của bãi đỗ xe đi về phía trước. Cô thu mình trong chiếc áo khoác của anh, bị cảm giác mệt mỏi vắt kiệt đến nỗi không còn lại bất kỳ chút biểu cảm nào, cô thở ra một làn khói lạnh buốt, nhanh chóng tan biến theo gió. Phí Duật Minh đút tay vào túi áo, theo sau Khanh Khanh.

Khanh Khanh dừng lại một chút ở gờ giảm tốc. Phí Duật Minh đuổi theo, lại một lần nữa nắm tay cô, kéo cô sát lại bên cạnh mình. Lần này Khanh Khanh không phản kháng, để mặc cho anh nắm tay.

Họ đi lên đường, đi vào một quán mỳ cũ kỹ, nhỏ bé. Ngọn đèn trước cửa hàng lúc tối lúc sáng.

Phí Duật Minh hỏi Khanh Khanh muốn gì, cô chỉ lắc đầu. Anh gọi một bát mỳ nóng và một ấm trà nóng. Lúc người phục vụ mang mỳ lên, khách ở bàn ăn cuối cùng cũng ra về. “Uống chút nước đi, lát nữa không có nước nóng uống, trước tiên phải ăn chút gì đã”.

“Em không ăn được”, Khanh Khanh đẩy bát mỳ ra.

Phí Duật Minh bảo phục vụ lấy cho hai chiếc bát nhỏ, gắp mỳ ra rồi chắt nước, đưa đũa cho Khanh Khanh.

“Không muốn ăn cũng phải ăn, ăn rồi mới có sức, buổi tối không được ngủ, không ăn thì không thức được đâu, em không muốn trông thím Trương sao?”.

Anh nói rồi lấy bát mỳ, tách đôi đũa dùng một lần rồi gắp mỳ.

“Ăn đi, ăn xong rồi thì mau quay về, để anh trai của em nghỉ ngơi một chút”.

Dường như Khanh Khanh đã bị anh thuyết phục, gắp một sợi mỳ từ từ đưa lên miệng. Cho dù là cơm canhđạm bạc, cho dù ăn mà không có cảm giác gì nhưng cô vẫn miễn cưỡng nuốt từng miếng, từng miếng.

“Có tuổi rồi, bị gãy xương phải từ từ nghỉ ngơi chữa trị, em không cần quá lo lắng, đừng tự dọa mình, sẽ bình thường thôi”. Anh đặt đũa xuống, ngoài hai miếng đầu rất khó nhọc, thấy cô chịu ăn liền không động vào bát mỳ nữa. Anh rót trà nóng vào cốc, ngả người vào chiếc ghế cũ kỹ, châm một điếu thuốc.

Đợi đến khi ăn gần hết bát mỳ, lúc ngẩng đầu lên cô mới phát hiện anh đang nhìn mình không chớp mắt. Cô vừa đặt đũa xuống, anh liền nắm tay cô. Hai người ngồi hai bên, chiếc bàn vuông rất nhỏ, cô vẫn chưa kịp tránh, anh đã áp lại gần, nắm bàn tay ấy đặt vào lòng bàn

anh đã áp lại gần, nắm bàn tay ấy đặt vào lòng bàn tay của mình. Tàn thuốc rơi xuống bàn, vỡ thành những hạt li ti.

“Đừng cãi nhau nữa được không, Khanh Khanh?”.

Anh cũng mệt rồi, đáy mắt vằn đỏ. Khanh Khanh ngoảnh mặt đi, cố gắng lảng tránh hơi nóng ấm áp trênmu bàn tay. Cô có kiên quyết đến đâu thì trong lòng vẫn có một góc yếu mềm, điều duy nhất có thể làm là tránh né.

“Em... không có tâm trạng nói chuyện”.

Phí Duật Minh vô cùng thất vọng nhưng không nói gì nữa, bàn tay nắm tay cô đặt xuống bàn, khẽ cọ cọ lên mặt bàn, dừng lại ở ngón thứ tư.

“Lúc khác chúng ta nói chuyện, về thôi, anh trai em đang chờ”.

Anh trả tiền, cùng cô bước ra khỏi quán mỳ, muốn kéo áo khoác cho cô nhưng cô lại ngoảnh đầu lại và nói: “Anh về đi, em tự đi tìm anh út, làm phiền anh rồi, có hai bọn em là được”.

Anh tỏ vẻ không vui, coi như không nghe thấy, tiếp tục cài khuy áo cho cô, nắm tay cô đi về.

“Anh về đi”. Cô cố chấp đứng trên đường, không đẩy được anh, liền buông tay ra.

Mười đầu ngón tay đan vào nhau, anh nắm chặt bàn tay đông cứng, dừng lại một chút, hà hơi thổi vào mặt cô, có một chút ấm áp và bối rối: “Anh không đi. Chẳng phải em nói không muốn nói chuyện sao? Hay là bây giờ nói chuyện của chúng ta?”.

Khanh Khanh biến sắc, cúi đầu, chọn cách im lặng.

Đường về bệnh viện không dài, họ cũng không đi nhanh, lúc quay về phòng khám, thím Trương vẫn chưa

ra ngoài.

Mục Tuần đang ngồi ở góc rẽ vào phòng cấp cứu, day hai bên Thái Dương, thấy họ bước vào, đưa hóađơn nộp tiền cho Khanh Khanh.

“Bố mẹ anh vừa gọi điện, anh không để họ sang đây. Chú thím về chỗ ông bà rồi, không cần chúng ta lo lắng. Anh ra ngoài một chút, khi nào thím Trương ra thì gọianh”.

“Anh đi đi”. Phí Duật Minh cầm hóa đơn, đưa thuốc và bật lửa cho Mục Tuần, nắm tay Khanh Khanh ngồixuống chỗ lúc nãy.

Lần này anh ngồi quay về phía hành lang, để cô quay vào góc, không bị làm phiền. Cô không muốn đối diện với anh, liền ôm mũ bảo hiểm thu mình trên ghế, mơ màng dựa vào tường ngủ một lúc.

Lúc thím Trương ra ngoài đã là quá nửa đêm. Xe đẩy đi qua một viên gạch trên hành lang phát ra tiếng động, ba người đều giật mình tỉnh giấc, lập tức chạy lại đỡ xe. Do tác dụng của thuốc, thím Trương ngủ rất say, vết thương ngoài da có vẻ không nghiêm trọng, cánh tay băng bó và cái chân bó bột đều được xử lý rất thỏađáng.

Khanh Khanh và Mục Tuần chạy theo đến phòng theo dõi, ngồi cạnh đầu giường, sau khi y tá truyền nước cho thím Trương, Phí Duật Minh tìm chiếc ghế đặt cạnh đầugiường.

Giường ở phòng theo dõi rất chật chội, khoảng cách giữa các giường cũng có hạn, có ghế ngồi đã có thể coi là rất xa xỉ rồi, rất nhiều người nhà ngồi dưới đất hoặc là cuộn mình nằm ngủ dưới chân giường.

Phí Duật Minh nhìn đồng hồ, khẽ nói với Mục Tuần: “Anh ra xe của tôi nghỉ một lát, tôi ở đây với cô ấy, lát

nữa vào thay, không cần ba người ở đây”.

Phòng theo dõi rất yên tĩnh, hầu hết bệnh nhân và người nhà đều đang nghỉ, chỉ có âm thanh của mấychiếc máy đang hoạt động. Họ cũng chỉ có thể vội vàng nói với nhau dăm ba câu. Mục Tuần nghĩ một lúc, không từ chối mà cầm chìa khóa xe ra ngoài.

Khanh Khanh kéo chăn cho thím Trương rồi đến cạnh chiếc ghế, đang định ngồi xuống, nhận ra Phí Duật Minh vẫn đang đứng nên cũng đứng, không chịu ngồi xuống.

“Ngồi đi, đứng làm gì?”.

Anh kéo cô ngồi xuống, còn mình thì chống tay đứng sau ghế. Cho dù không ngoảnh đầu lại, Khanh Khanh cũng có thể cảm nhận được anh không ngừng thay đổi trọng tâm, đứng rất khổ sở. Cô không đành lòng,nhường một nửa chiếc ghế.

“Anh cũng... ngồi đi”.

Khanh Khanh cố gắng nhường nhiều chỗ nhưng chiếc ghế rất nhỏ, cô gần như ngả vào lòng anh. Cô muốn giữ khoảng cách, anh cũng không chạm vào cô, nhưng ngồi như thế này không thoải mái chút nào, ngồi một lúc cô thấy toàn thân đông cứng, chân mỏi nhừ, mệt hơn cả đứng. Cô đành phải đứng dậy đi lại, dựa người vào tường rồi ngồi xuống. Cô giống như một con vật nhỏ không còn đường lùi, gục mặt vào gối, chốc chốc lại ngước mắt nhìn, sau đó lại cúi xuống. Cô ngồi đến tê cứng, chân mỏi đến nỗi không thể chịu đựng được nữa, một bàn tay ấm áp đặt lên đầu cô.

Khanh Khanh ngẩng mặt, bối rối nhìn đôi mắt của Phí Duật Minh. Anh ngồi cạnh cô, ấn huyệt Thái Dương của cô, day nhè nhẹ.

“Đứng dậy đi”.

Đã gần hai mươi tiếng cô không chợp mắt, khả năng đề kháng với sự dịu dàng của anh xuống đến điểm

đề kháng với sự dịu dàng của anh xuống đến điểm thấpnhất.

Khanh Khanh lại ngồi lên ghế, Phí Duật Minh đứng cạnh cho cô dựa. Cơn buồn ngủ không ngừng ập đến,cô bất giác áp mặt vào người anh, nắm vạt áo anh. Anh khẽ vỗ vào lưng cô, để cô thả lỏng người. Bình truyền nhỏ từng giọt, từng giọt, thời gian trôi đi rất chậm.

Mục Tuần thay ca, lúc bước vào nhìn thấy Phí Duật Minh từ phía sau. Anh cúi người chống tay vào thành ghế, khẽ vuốt những sợi tóc ở hai bên mai của Khanh Khanh, ánh mắt ẩn chứa tình yêu thương trìu mến. Cô gối đầu vào tay anh ngủ ngon lành, đầu quay vào ngực anh, giống như một đứa trẻ đang rất mệt.

Mục Tuần đổi ca cho họ ra ngoài. Hai người vào trong xe, Khanh Khanh ngồi ở ghế sau, đắp áo khoáccủa Phí Duật Minh nhưng không ngủ được.

Anh ngả người vào ghế, vừa uống hết một cốc cà phê hòa tan, đưa cho cô uống một ngụm. Vì quá đắng nên cô đẩy cốc lại. Phí Duật Minh gượng cười nhìn khuôn mặt mệt mỏi và đường gân xanh dưới mắt cô qua kính chiếu hậu.

“Anh không thích cho đường, mua cho em cốc khác nhé?”.

“Không cần đâu”.

“Thế thì ngủ đi, gần bốn giờ rồi”. Anh nhìn đồng hồ trong xe, tắt đèn trên trần xe rồi nhắm mắt lại.

Một lúc sau, nghe thấy tiếng sột soạt sau lưng, Phí Duật Minh ngoảnh đầu lại, Khanh Khanh đã nằm xuống, trong bóng tối, đôi mắt lộ ra sau chiếc áo khoác trông rất to, ánh mắt vẫn còn mơ hồ mệt mỏi.

“Không ngủ được thì nói chuyện nhé?”.

Cô im lặng không nói gì, thế là anh chỉnh chỗ ngồi, duỗi thẳng chân tay. Cô cũng nằm lại, kéo chiếc áo xuống một chút, gối đầu lên cánh tay, nằm úp ở ghếsau.

Trong xe rất ấm áp, có mùi thuốc lá thoang thoảng.

“Nói gì?”. Khanh Khanh hỏi.

“Xem em muốn nghe gì đã”.

Anh hỏi như vậy, Khanh Khanh cũng không biết mình muốn nghe gì, cơn buồn ngủ đã qua đi, đầu óc cũngtrống rỗng, không còn lại thứ gì. Trong bóng tối chiếc bật lửa vụt sáng, ngọn lửa nhanh chóng biến mất. Anh hạ cửa sổ xe bên cạnh mình xuống, để hở một khe nhỏ, gió ùa vào, cảm giác lành lạnh. Đốm sáng nho nhỏ lúc sáng lúc tối, khói thuốc bao trùm xung quanh Phí Duật Minh, tàn thuốc được gạt ra ngoài cửa, theo gió cuốn đi.

Đợi đến khi hút gần hết điếu thuốc, anh dụi đầu mẩu thuốc lá vào cốc cà phê, đóng cửa sổ, hạ ghế ngồi, gối đầu lên tay rồi nằm xuống.

“Khanh Khanh, còn nhớ lần đầu tiên anh đưa em đến Schindler không?”.

“Nhớ”.

“Buổi tối hôm ấy chúng mình cũng ở trong xe như thế này, dừng ở chỗ đối diện Champagne Town. Em bị say rượu, anh đi mua cốc cà phê, lúc anh trai em gọi điện, anh đã ngủ rồi, về sau nghe thấy anh ấy mắng em trong điện thoại, lại còn giúp em tắt máy, nhớ không?”.

“Dĩ nhiên là nhớ rồi”. Thời gian không dài lắm, rất nhiều chuyện từ lần đầu gặp mặt cho đến nay giống như một bộ phim điện ảnh phát đi phát lại trong đầu cô, lúc nhớ lại không tránh khỏi sụt sịt.

“Lần đầu tiên hẹn hò đã bị anh ấy phát hiện, về sau cũng chẳng thuận lợi, lúc nào cũng có chuyện xen vào

giữa chúng ta. Ông Trác Thanh, Shawn, Tiểu Hổ, người nhà em, sau đó là vấn đề giữa chúng ta. Có lúc anh thấy rất nực cười, không hiểu rốt cuộc là chỗ nào không đúng. Chúng ta chưa bao giờ có dịp để nói về những vấn đề này. Mỗi lần đối diện với vấn đề, không phải em trốn tranh thì là anh trốn tránh, em thấy có đúngkhông?”.

“Hoàn cảnh của chúng ta hoàn toàn khác nhau”. Khanh Khanh nằm ngửa, ngây người nhìn lên nóc xe, “Có lẽ cuộc sống vốn không nên có quá nhiều mối đan xen. Anh là phụ huynh học sinh, em là giáo viên. Nếu không phải vì Tiểu Hổ, chúng ta sẽ không gặp nhau, hoặc gặp rồi cũng chỉ là hai người xa lạ, cả đời sẽ không nói với nhau một câu”. Phí Duật Minh chống người dậy, giơ tay ra ghế sau, chạm vào vai Khanh Khanh, ngón tay chạm vào mấy sợi tóc, rướn người thêm chút nữa là chạm vào tóc đuôi ngựa xõa trên vai cô.

“Nhưng chúng ta đã đến với nhau. Tuy thời gian không dài nhưng vẫn đến với nhau. Giống như lúc đầuanh đã nói, anh rất nghiêm túc, trước đây nghiêm túc, bây giờ nghiêm túc, sau này cũng sẽ nghiêm túc”. Cô quay người đi, những sợi tóc lướt qua ngón tay của anh. Phí Duật Minh muốn nắm lấy nhưng không với được, lòng bàn tay trống trơn.

“Sau này là bao lâu?”. Khanh Khanh không giống như đang hỏi, chỉ là khẽ than thở một tiếng, quay người sang một bên, nhắm mắt lại.

Phí Duật Minh ngồi dậy, nghĩ đi nghĩ lại câu nói ấy. Anh rất mệt nhưng không ngủ được, mắt trợn trừng đến tận khi trời sáng. Đây là câu nói sâu sắc nhất mà cô đã từng nói, gây chấn động với anh. Sau này là bao lâu? Tương lai là bao lâu? Ngay cả bản thân anh cũng chưa nghĩ tới.

Nửa năm quen nhau, dường như cô đã từ một cô gái vô ưu vô lo trở thành người phiền não, không vui vẻ như anh đã tưởng. Cô không đòi hỏi anh điều gì, chỉ một câu tương lai, có thể cho cô được không?

Phí Duật Minh rút một điếu thuốc nhưng không châm lửa, chỉ cầm trên tay xoay đi xoay lại, không cẩn thận làm nó gãy đôi, sợi thuốc rơi xuống chân, lúc nhặt lên, làm thế nào cũng không thể ghép lại thành hình dáng ban đầu.

Lúc trời tờ mờ sáng, Phí Duật Minh ra ghế sau đánh thức Khanh Khanh. Cô ngủ không sâu, khẽ chạm vào là mở mắt ngay, dụi mắt ngồi dậy, vẫn còn có chút không thích ứng với ánh sáng bên ngoài.

“Mấy giờ rồi?”.

“Gần bảy giờ rồi, vào đổi ca cho Mục Tuần, anh ấy cũng mệt rồi, chiều em lại ngủ”.

Anh ngồi vào ghế sau, không gian chật chội hơn. Khanh Khanh ngồi dịch ra sau, kéo cao chiếc áo khoác trên người.

Sau khi gạt một lọn tóc xòa xuống mặt ra sau tai, anh khẽ chạm vào tai cô, thở dài nặng nề, đôi mắt hằn lên những tia máu.

Đây là hình ảnh Phí Duật Minh xa lạ nhất mà Khanh Khanh đã thấy từ khi quen nhau đến nay, râu ria xồm xoàm, trông già đi mấy tuổi. Cô không kìm được đưa tay ra sờ, nhưng bàn tay dừng lại giữa không trung rồi lại đặt vào trong áo.

“Anh mua bữa sáng rồi, em mang một ít vào cho Mục Tuần, anh không vào cùng em nữa”. Anh gượng cười,sờ tay cô qua lớp áo, nắm thật chặt, “Khanh Khanh...”.

“Gì ạ?”.

“Không có gì, mệt không?”. Anh nghĩ lại không nói

những điều mình muốn nói nữa, chỉ ngồi cạnh cô. Suốt cả đêm không nghỉ ngơi, sắc mặt của hai người đều tái xanh, vết sưng trên miệng Khanh Khanh vẫn chưa tan, ngoài chấm đỏ ấy, tất cả đều là màu trắng nhợt nhạt.

“Anh không vào à?”. Cô rụt rè hỏi.

“Em muốn anh vào không?”. Anh chống tay lên trán, kéo tay cô ra khỏi lớp áo.

“Em...”. Trước đó không thấy gì, anh nói không vào cô lại không quen, đành phải nói, “Anh muốn vào... thì vào... nếu không muốn... thì thôi”.

Anh nắm tay cô đặt lên má rồi hôn lên bàn tay ấy, cọ cọ bộ râu vào lòng bàn tay mềm mịn của cô: “Anh muốn ở bên em, rất nghiêm túc, rất rất nghiêm túc, hiểu không Khanh Khanh?”.

Buổi sáng khi ngỏ lời yêu ấy, anh cũng nói những câu như thế này. Lúc ấy Khanh Khanh đã từng tự hỏi, thế nào là “nghiêm túc”. Bây giờ cô dần dần biết được sự nghiêm túc mà mình muốn là gì, đáng tiếc không chắc chắn anh có thể cho cô được hay không.

“Khanh Khanh, nghiêm túc mà anh nói chính là anh sẽ chịu trách nhiệm, sẽ nghĩ đến tương lai, sẽ kết hôn khi thấy thích hợp. Anh không phải là người theo chủ nghĩa độc thân, cũng không phải là người coi tình cảm là chuyện đùa. Anh đã không còn ở cái tuổi ấy nữa rồi. Anh chỉ thấy bây giờ chưa phải là thời điểm tốt nhất, chúng ta cần phải cọ xát, cần sống chung với nhau, cũng cần phải xây dựng lòng tin. Chuyện ở quán bar tối hôm ấy có lẽ em vẫn chưa hoàn toàn tin anh, có lẽ anh vẫn chưa đủ để em tin, nhưng cho dù buổi tối ngày hôm ấy xảy ra chuyện gì, anh sẽ vẫn ở bên em. Anh không quan tâm đến những điều khác, chỉ quan tâm đến em. Nếu xảy ra vấn đề gì thì cũng là trách nhiệm của anh, vì anh không bảo vệ em. Đây chính là sự nghiêm túc mà

anh hiểu.

Đối với người nhà em, anh rất xin lỗi, có thể quan niệm về gia đình của chúng ta không giống nhau, trước đây anh không suy nghĩ thấu đáo. Lần này bố mẹ anh đến rồi, không biết em còn muốn gặp họ không, hoặc gia đình em có còn muốn hai bên gia đình cùng ngồi với nhau để bàn bạc một số chuyện hay không. Nhưng anh thực sự đã cố gắng hết sức rồi. Anh không thể hứa điều gì lúc này, như thế là làm trái với lòng mình. Hôn nhân chẳng qua cũng chỉ là một tờ giấy mà thôi, không có tình cảm, tờ giấy ấy không có ý nghĩa gì hết, quan trọng vẫn là hai người xây dựng một nền tảng thật vững chắc mới có thể ở bên nhau lâu dài, có cuộc hôn nhân lý tưởng hơn, chẳng phải sao?

Anh không muốn nói quá nhiều, nói nhiều hơn nữa thì có tác dụng gì không? Anh vẫn hy vọng làm cho em thấy, để người nhà em biết anh có thành ý. Đồng thời, anh cũng hy vọng em và gia đình em có thể từ từ chấp nhận, rộng lượng với cách làm của anh. Anh không thể quay trở về là người Trung Quốc một trăm phần trăm, ngay cả bố mẹ anh cũng không thể là người Trung Quốc một trăm phần trăm. Dù sao thì anh đã sống ở nước ngoài rất nhiều năm, rất nhiều thứ đã thay đổi. Đây không phải là vấn đề đúng sai trái phải mà là sự khác biệt, vì thế mỗi bên nhường một bước thì mới đạt được kết quả mà cả hai bên đều có thể chấp nhận được.

Hôn nhân không phải là ai thắng ai thua, không phải là ràng buộc hai người mà là sự hòa hợp giữa hai người, trong em có anh, trong anh có em. Dĩ nhiên, cũng là vấn đề của hai gia đình, bố mẹ, họ hàng thân thích của hai người, từ hai phạm vi nhỏ biến thành một phạm vi lớn, ít ra thì anh hiểu như vậy”.

Nói đến cuối cùng, giọng nói của anh có chút khàn khàn, hơi nóng phả vào ngón tay của cô.

“Bây giờ anh cũng không biết phải nói với em thế nào thì em mới có thể hiểu được. Nếu em rất kiên quyết hoặc đã tuyệt vọng thì anh cũng không thể ép em. Em vẫn tự do. Nhưng nếu em không như vậy, em vẫn tin anh, sau này cũng sẽ tin anh, thì anh vẫn giữ câu nói ấy: Anh muốn ở bên em, rất nghiêm túc, muốn ở bên em mãi mãi”.

Anh gần như không biết nói gì nữa, có chút ảo não vì trước đây không nói với cô những điều này, muốn buông tay ra để cô đi nhưng lại lưu luyến hơi ấm trong lòng bàn tay của cô, hôn đi hôn lại rất nhiều lần.

Anh cúi đầu nhìn xuống mũi giày. Giày của cô ở cạnh chân anh, chiếc giày rất nhỏ, cùng màu với anh, giống như giày đôi vậy. Nhớ lại cách ăn mặc trước đó của cô, tóc buộc cao, quần áo già dặn hơn, tuy không rực rỡ hoạt bát như trước nhưng cũng ẩn chứa vẻ tự nhiên mà anh thích. Anh hy vọng cô tự nhiên hơn một chút, nhìn thoáng những chuyện thế tục, cùng anh tận hưởng mối tình này chứ không phải là trói buộc trong hôn nhân vộivàng.

“Phí Duật Minh, tối hôm ấy ở quán bar... có phải là... không phải anh?”. Khanh Khanh vuốt tóc anh, giọng nói nhỏ nhẹ đến nỗi gần như không nghe thấy, áp sát vào mặt anh, cô thấy lòng bàn tay rất đau, trong lòng càng đau lớn.

“Dĩ nhiên là anh rồi”, anh ngồi thẳng người, không nỡ buông tay cô, “Không nhắc đến những chuyện ấy nữa, tóm lại em phải nhớ em chỉ có anh, trước đây, bây giờ và cả sau này nữa. Anh tôn trọng ý kiến của em”.

Anh mở cửa bước xuống xe trước, cô đi theo sau, buộc cao tóc, những sợi tóc mảnh mai sau tai xòaxuống hai bên mai. Anh lên ghế trước lấy đồ ăn sáng, lúc ngoảnh mặt lại, cô đang đứng ở đuôi xe, quay lưng

về phía anh.

Anh bước lại gần, chỉ cách cô đúng một bước chân, đưa túi đồ ăn cho cô.

“Đi đi, Mục Tuần vẫn đang đợi em. Ở đấy với thím Trương nhé, không được khóc”.

Cô không ngoảnh đầu lại, không cầm túi, không nói gì, chỉ đứng im ở đó, bờ vai khẽ run run.

Anh giơ tay chờ rất lâu, cô vẫn cố chấp không chịu đáp lại anh, thế là anh đặt túi xuống đất, đứng sau lưng cô. Lưng áo cô gần như dính vào ngực anh, cô không mang chiếc áo khoác mặc suốt đêm xuống xe.

“Quay người lại để anh ôm nào”.

Anh vừa nói dứt lời, cánh tay đã vòng ra ôm chặt lấy cô. Anh gối đầu lên bờ vai yếu ớt của cô, lồng hai bàn tay lại với nhau. Cô run rẩy, những giọt nước mắt cố kìm nén trào ra, quay người lại ùa vào lòng anh.

“Khóc gì chứ? Xe của anh ở đây, anh không đi đâu. Con người ta không thể nhìn thấy tương lai trong thoáng chốc, buộc phải đi từng bước, từng bước, cho dù thế nào, anh vẫn sẽ ở đây”. Tiếng Anh của anh vẫn còn nhiều âm mũi, khàn khàn, giống hệt lần đầu tiên gặp mặt. Anh xắn tay áo, để lộ cánh tay rắn chắc, nước mắt của cô rơi xuống cánh tay ấy. Anh vuốt ve mái tóc dài của cô, vuốt ve đôi tai, lúm đồng tiền trên má, đôi lông mày thanh tú, sau đó hỏi cô: “Em còn yêu anh không, Phí Thất Thất?”.

Cô ngẩng mặt, gật đầu rất mạnh, rồi lại gục vào lòng anh, bật khóc thành tiếng, hai tay ôm chặt người anh, giống như một đứa trẻ sắp phải rời xa bố mẹ.

“Mau đi đi, anh ở đây, không đi đâu cả, chờ em tới”.

Cho dù không đành lòng, anh vẫn lau những giọt nước

mắt cho cô, cầm túi đồ ăn sáng, đưa cô vào tận đại sảnh bệnh viện.

“Đi đi, hãy nghĩ những điều anh vừa nói. Anh chờ em. Nếu em không muốn... tóm lại anh vẫn sẽ chờ em”.

Anh đẩy cửa xoay, cô buộc phải đi về phía trước, bước chân rồi không thể quay lại được. Cô đi vào đại sảnh của bệnh viện, còn anh thì đứng ở ngoài, khuôn mặt khẽ nở nụ cười, vẫy tay với cô rồi đút tay vào túi, đứng nguyên tại chỗ.

Khanh Khanh đi hai bước rồi lại lùi lại, anh vẫn ở đó.

Sau đó cô đi về phía trước.

Suốt buổi sáng, người ra người vào, bao chuyện bận rộn, Khanh Khanh không bận tâm đến điều gì.

Cốc sữa đậu nành của cô đã nguội, cũng chưa uống được mấy ngụm. Mục Tuần đứng cạnh cô nói rất nhiềunhưng cô đều không nghe thấy, chỉ cầm một mẩu giấy nhỏ xé từ bệnh án của thím Trương, gấp đi gấp lại thành hình tam giác, hình vuông, hình chiếc áo, hình chiếc quần, hình phi thuyền.

Thím Trương tỉnh lại, cô rót nước nóng cho thím, lau mặt, gọt hoa quả, mua cơm, kéo ghế ngồi cạnh đầu giường bóp tay cho thím, đợi tinh thần của thím khá hơn một chút thì đọc tin tức trên báo cho thím nghe.

Thím Trương đặt tay lên tay cô, sờ mặt cô và nói: “Vất vả cho hai con rồi”.

Mục Tuần đứng cạnh nhìn thấy tất cả, gần đến trưa, anh lấy cốc đậu nành đã nguội trên tay cô, kéo cô ra hành lang phòng khám.

“Sao thế, suốt buổi sáng cứ như người mất hồn? Phí Duật Minh đâu?”.

Vừa nhắc đến tên anh, những gì cô đã cố kìm nén lại

bị phá vỡ. Cô bặm môi ngoảnh mặt đi, bưng mặt khóc nức nở.

“Haizz, nếu không bỏ được, vẫn muốn ở bên cạnh anh ta thì cũng không sao cả, đừng có tự làm khổ mình như thế. Lúc ở Hải Nam, anh nói những lời đó là vì muốn tốt cho em. Anh ta cũng không tồi, tối qua cũng rất vất vả. Hai người có thể tìm hiểu thêm, đừng khóc nữa, lát nữa thím Trương lại nhìn thấy. Chỗ ông bà, đến lúc ấy anh sẽ nói giúp em. Chuyện này phải thuận theo tự nhiên, đừng tự làm khó mình, anh biết em không thoải mái”.

Khanh Khanh nghẹn ngào nói: “Anh út, nếu... sau này anh ấy về nước thì làm thế nào?

Hoặc không yêu em nữa thì sao?”.

“Cô bé ngốc, sao lại hỏi như thế chứ”. Mục Tuần rút giấy ăn đưa cho cô, “Con người ta phải nhìn về phía trước, bây giờ hứa rồi nếu không làm được thì sẽ chỉ là nói suông, không bằng đợi đến lúc làm được rồi hứa, như thế ít ra còn có thể coi là một người đàn ông có trách nhiệm”.

“Thế anh ấy có phải là người như thế không?”.

“Cái này... trong lòng em phải hiểu rõ nhất chứ?”.
...


Bình luận
Sắp xếp
    Loading...