Phi Ngã Khuynh Thành Vương Gia Muốn Hưu Phi

Chương 416






Lạ là dưới tình thế như vậy mà Thượng Quan Kinh Hồng không hề giết người, chỉ phòng thủ quật ngã kẻ địch đến gần, bảo vệ mọi người, cũng không bộ một chút cảm xúc, tựa hồ chẳng hề vui vì rửa được oan cho mẫu thân, cũng chẳng vì cận kề cái chết mà âu sầu.
Việc duy nhất hắn làm liều mình bảo vệ người khác, cả người Duệ vương phủ lẫn người của hoàng đế.
Cõi lòng của mọi người dâng lên cỗ bi thương.
Buồn vì tính mạng cận kề cái chết, cũng có thể chỉ bởi vì chứng kiến hắn như vậy.
Cách đó không xa, Thượng Quan Kinh Hạo được binh sĩ bảo hộ xung quanh vẫn điềm nhiên mỉm cười.
Khi thấy Thượng Quan Kinh Hồng đang chống đỡ với hơn mười binh lính, ánh mắt hắn bỗng tối sầm, nạp tên vào cung giương lên ngắm.
Tên bắn ra khỏi cung xuyên qua màn đêm lao về phía Thượng Quan Kinh Hồng.
Có vài người bên phía hoàng đế đã nhìn thấy, nhưng ai cũng đang bận chống địch không thể cứu người, đúng lúc mọi người đang hoảng hốt thì bỗng có một bóng người nhảy lên vung đao chặt mũi tên đứt thành hai đoạn, liền sau đó là tiếng binh mã hò hét từ trong rừng xông ra, một binh sĩ cầm đầu giương cao một ngọn cờ.
“Bát gia, thật may là vi thần chờ trên đường lớn, nhìn thấy chỗ này có ánh lửa mới đuổi tới nơi vừa kịp lúc”
Dưới ánh lửa, sắc mặt Thượng Quan Kinh Hạo đanh lại, nhìn lá cờ tung bay vẽ một chữ “Lang” chói mắt.

………
Mùa thu năm Vinh Thụy thứ hai mươi tám, bắt đầu từ một đêm ở Giang Nam, Đông Lăng bùng nổ một cuộc nội chiến gay gắt nhất trong lịch sử mấy trăm năm kiến quốc, kéo theo hơn mười trận chiến, sử sách gọi chung là cuộc chiến tranh đoạt.
Đây là cuộc chiến để lại ý nghĩa lịch sử to lớn, một phần nguyên nhân là vì diễn biến lẫn kết quả nằm ngoài dự đoán của mọi người.
Trận đầu tiên bắt đầu ở Giang Nam, khi Duệ vương sắp bại dưới tay thái tử thì đại tướng Lang Duyên Bình lĩnh mấy vạn binh mã như thiên binh giáng xuống trợ giúp Duệ vương đánh bại quân của thái tử.
Nhưng Lang tướng quân không bắt được thái tử, vì trong lúc đuổi theo thái tử thì bị một viên đại tướng khác lãnh binh ngăn cản.
Viên đại tướng đó là Tần tướng quân, vốn ngỡ là người của Trữ vương như thiên lôi sai đâu đánh đó.
Thì ra, từ sau chuyến đi săn trở về, thái tử thường qua lại với Tần gia đại tiểu thư Tần Thu Vũ, về sau Tần gia đã âm thầm sửa đầu quân cho thái tử.
Người đời sau nghiên cứu sử sách ghi lại đoạn lịch sử này đều cho rằng, sở dĩ Tần tướng quân phản bội Trữ vương bởi vì Trữ vương độc sủng chính phi không chịu kết thân cùng Tần gia, còn nếu đầu quân cho Duệ vương thì dù Duệ vương có đăng cơ, Tần gia công lao lớn mấy thì địa vị có được cũng không cao, chỉ có theo thái tử Tần tướng quân mới có được địa vị ít ai sánh bằng.
Hai vị hoàng tử đều lo xa như nhau, đều đã sớm gửi thư cho hai vị đại tướng, Tần tướng quân nhận được thư của thái tử lập tức đến biên quan điều binh mã đến Giang Nam, cả Lang tướng quân cũng thế.
Có điều bên phía thái tử là điều binh với quy mô nhỏ, không muốn náo động nên âm thầm tiến hành, tính bất động thanh sắc diệt gọn đối phương, nhưng lại không ngờ đối phương và mình lực lượng ngang nhau.
Việc Lang tướng quân tương trợ Duệ vương cũng khiến hậu nhân phải bàn tán.
Chuyện này nghe có vẻ bất thường nhưng thực ra lại không có gì lạ
Lang gia đối đầu Duệ vương là thật, nhưng người đối đầu với Duệ vương là Lang Tương, còn Lang Tướng quân kỳ thực vẫn âm thầm ủng hộ Duệ vương, về sau chính là hậu thuẫn cực mạnh.
Theo nghiên cứu của các nhà sử học, mặc dù Duệ vương vô cùng sủng ái sườn phi Kiều Sở, nhưng cũng không phản bội Lang gia, một đêm nọ đã sai gia phó lão Thiết phái người tới biên quan truyền thư cho Lang tướng quân.
Nội dung trong thư viết gì đã không thể khảo cứu, chỉ có thể dựa vào bản ghi chép tay của Lang tướng quân mà hiểu đại khái một phần.
Hầu hết các nhà sử học đều cho rằng việc Duệ vương thuyết phục được Lang tướng quân là có hai lý do.
Thứ nhất, thư đàm phán do chính tay Duệ vương viết đã đến được tay Lang tướng quân, tỏ rõ thành ý khiến Lang tướng quân rất vui, cho rằng Duệ vương hơn Hiền vương ở chỗ hiểu được ai mới là người nắm giữ mạch máu của Lang gia_binh quyền là nằm trong tay Lang tướng quân chứ không phải Lang Tương.
Đương nhiên nói vậy không có nghĩa Lang tướng quân kiêng kị chính phụ thân mình, mà là coi trọng năng lực của Duệ vương.

Ông ta cảm thấy rằng Duệ vương hiểu rõ về chiến tranh hơn Hiền vương, lại có kinh nghiệm thực chiến, một vị hoàng tử như vậy lấy được thiên hạ mới có thể bảo vệ giang sơn.

Lý do Lang Tương chọn Hiền vương là vì muốn lưu giữ dòng máu Lang gia, Lang Tương cho rằng Thượng Quan Kinh Hồng một khi không yêu Lang Lâm Linh thì về sau sẽ lạnh nhạt với Lang gia, nhưng vị lão tướng quân già nua lại quên mất một điều rằng nếu muốn Lang gia có thể trường tồn thì cần phải có một vị quân chủ vừa có năng lực lại cất nhắc đề bạt Lang gia.
Nếu chọn phải một người không có năng lực chiến đấu lẫn phòng thủ thì cũng là phí công.
Còn nguyên nhân thứ hai, trong thư Duệ vương có nói rõ là mình yêu ai, nhưng quyết không phụ Lang gia.

Có thể chính việc hắn nói thẳng không lừa gạt hay hứa xuông, tỏ rõ mối quan hệ cùng lợi ích đôi bên khiến việc đàm phán đi đến thành công.
Về phần thái tử sau khi chỉnh đốn lại binh mã đã quay về Triêu Ca, dùng binh phù điều thêm chín vạn binh mã còn ở biên quan, cùng khoảng ba vạn cấm quân thủ ở Triêu Ca và mười vạn binh trong tay Tần tướng quân, tổng hai mươi ba vạn đại quân phong tỏa hoàng thành và Triêu Ca, đem chiếu thư ở điện Kim Loan bố cáo thiên hạ, lấy lý do Duệ vương đang bắt giữ hoàng đế để thảo phạt.
Bên kia, binh lực trong tay Lang tướng quân hơi nhỉnh hơn của Tần tướng quân, tổng mười lăm vạn đại quân ủng hộ hoàng đế và Duệ vương, chiếm đóng ở nghiệp thành.
Mà làm cho trận chiến tăng thêm sắc thái chính là sự gia nhập của hai vị thân vương khác.
Một là Hiền vương, Lang Tương mời thế tử Yến Tường quốc Yến Tử Hy trợ giúp, thỉnh ra mười hai vạn binh mã đến giúp Hiền vương, lấy cớ thái tử giả chiếu thư, hoàng đế bị Duệ vương bắt giữ mà phụ trợ đứa con cả lên kế vị sự nghiệp thống nhất đất nước.
Mà khiến người ta không ngờ được chính là Hạ vương cũng đang đóng quân ở phía Tây Bắc gần biên cảnh.
Sau khi thái tử trở về thành đô từng phái người tới lục soát Hạ phủ, phát hiện Hạ vương vẫn nằm hôn mê thực chất chỉ là Hạ vương giả.
Thượng Quan Kinh Thông dùng kế kim thiền thoát xác qua mặt mọi người, không biết từ lúc nào đã dắt theo Hạ tổng quản và Ngân Bình rời khỏi thành, dùng binh phù điều mười vạn binh sĩ ở biên quan.
Tuyến phòng thủ biên quan vì thế rơi vào cảnh trống không.

Hiền vương và Hạ vương vẫn im lặng chiếm đóng mỗi người một phương, trong hơn một tháng nhập thu, Thượng Quan Kinh Hạo và Thượng Quan Kinh Hồng đã chiến hơn mười trận.
Hai người dụng binh đều cẩn thận như nhau nên trận thắng, trận bại, quân số thương vong tính ra cũng không nhiều.
Nhưng Thượng Quan Kinh Hạo lấy quân số đông làm ưu thế nên thắng trận cũng nhiều hơn, vả lại Triêu Ca cũng là một nơi có vị trí chiến lược thuận lợi.

Nó là trung tâm của Đông Lăng, sau lưng dựa núi, trước giáp nghiệp thành.

Lấy quận Đông Hiểu làm ranh giới, tách giữa Triêu Ca và nghiệp thành.

Đông Hiểu là ngoại ấp của Triêu Ca, tường thành vừa dày vừa kiên cố lại có nhiều cửa thành, cửa thành rất khó công phá, có thể nói đây là tuyến phòng thủ quan trọng nhất bảo vệ hoàng thành bên trong.
Thượng Quan Kinh Hồng mấy lần phát động công thành cũng không chiếm nổi quận này, càng chớ nói đến chuyện tiến được vào hoàng thành.



Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.