Gió Và Thung Lũng

Chương 58: Ngoại truyện: Tết Thiếu Nhi




Tết Trung Thu vào thứ bảy, Phó Nham Phong nghỉ một ngày để đi nhập hàng, Giang Vân Ý tung tăng bám theo.

Hai giờ chiều, Phó Nham Phong lái một xe hàng ra khỏi chợ đầu mối, không về cửa hàng ngay mà dừng xe ven đường, hỏi Giang Vân Ý muốn đi đâu.

Ý muốn đưa nhóc con đi hẹn hò.

Giang Vân Ý vui vẻ, cong mắt nói chỉ cần ở bên chồng, đi đâu cũng được.

Phó Nham Phong nắm vô lăng, đáp rằng thế thì về xử lý đống hàng hóa này.

Lúc này Giang Vân Ý mới à một tiếng, nắm tay hỏi có thể đi dạo không, đi đâu cũng được: “Mỗi ngày đều trông cửa hàng rồi mà, hôm nay là tết thiếu nhi, em muốn ra ngoài chơi một chút…”

“Em là trẻ con à?”

Giang Vân Ý: “Em còn chưa kết hôn mà, sao lại không tính?”

Phó Nham Phong không trêu cậu nữa, khởi động xe, quay đầu cười nói: “Ừ.”

Thật ra anh đã tính rồi, cuối tuần trước Phó Nham Phong nghe nói công viên gần đây sẽ tổ chức hoạt động vào mùng một tháng sáu, anh đã hỏi thăm thời gian và địa điểm, hôm nay đưa cậu đến thẳng đó.

Quả nhiên Giang Vân Ý thích, xe còn lòng vòng tìm chỗ đỗ thì cậu đã ghé vào cửa sổ cảm thán, hô tên các trò chơi như điểm danh đồ ăn: “Oa, ném vòng… Oa, phi tiêu… Oa, nhảy ô…”

Ngoài cửa gió mạnh, Phó Nham Phong chỉ nghe tiếng người bên cạnh oa, oa không ngừng.

Trong công viên, có phụ huynh dẫn theo con nhỏ, có các bạn nữ tay trong tay, còn có mấy cặp tình nhân khác giới nữa.

Hai nam sinh đi cùng nhau xem như hiếm lạ.

Trước lối vào có một tấm bảng graffiti hình trái tim, một nhóm người đang cầm bút dạ viết lên đó, Giang Vân Ý chen vào, mượn bút rồi viết tên mình và Phó Nham Phong, lén vẽ thêm hình trái tim nho nhỏ ở giữa.

Bước qua cánh cổng bơm hơi hình cầu vồng là đến khu vườn, trên cánh cổng viết dòng chữ “Hãy cho trẻ em một mái nhà”. Trong lúc Phó Nham Phong mua hai chai nước, Giang Vân Ý đã chạy vào trong, vèo một cái biến mất nhanh như một cơn gió.

Phó Nham Phong không đi tìm mà đứng tại chỗ chờ, quả nhiên không đến nửa phút, thiếu nhiên lại quay về như cơn lốc, bĩu môi giận dỗi: “Sao anh còn ở đây, em tìm anh lâu lắm rồi đấy!”

Phó Nham Phong: “?”

Giang Vân Ý có biết oán giận là gì đâu, ba giây sau đã cười híp mắt: “Em thấy bên trong có bán kem!”

Không phải Giang Vân Ý không có tiền, chỉ là muốn chồng mua cho, đồ ăn vặt chồng mua mới ngon.

“Sao không mua?” Phó Nham Phong vặn nắp chai nước đưa cho cậu.

Giang Vân Ý nhận chai nước, không dám làm nũng trước bàn dân thiên hạ, đành làm mặt xấu ám chỉ: “Anh đi cùng em nhìn xem sao.”

“Anh không nhìn.” Phó Nham Phong đáp, “Anh có ăn đâu.”

Đầu gỗ, đúng là đầu gỗ! Giang Vân Ý hầm hừ ôm chai nước quay người đi, Phó Nham Phong đuổi kịp, giữ gáy cậu hỏi quầy kem ở đâu, anh mua cho.

Không ai chú ý bọn họ, Giang Vân Ý dán lại gần, đầu cọ vai anh như cún con làm nũng: “Cảm ơn chồng.”

“Dính người.” Phó Nham Phong đẩy cậu ra.

Giang Vân Ý ngoan ngoãn đứng thẳng, không ngoan không có kem ăn.

Phó Nham Phong mua cho cậu que kem ốc quế vị trà xanh, Giang Vân Ý cắn hai miếng là chán, đưa cho anh bảo quản rồi chạy đi chơi trò chơi, trò đầu tiên là ném vòng.

Phó Nham Phong bỏ hai chai nước vừa mua vào hai túi quần, cầm kem trên tay, đứng bên cạnh nhìn Giang Vân Ý lắc lư ném những chiếc vòng plastic mấy hào, nghĩ thầm ngày trước cửa hàng tạp hóa của mình cũng bán mấy thứ này.

Kem ốc quế không phải món dễ bảo quản, Phó Nham Phong vừa nhìn vừa xử lý que kem trước khi nó tan hết.

Năm tệ mười cái vòng, Giang Vân Ý tiêu năm tệ thu về một chiếc kẹp tóc giá ba hào mà mừng rỡ không thôi, giơ kẹp chạy về Phó Nham Phong khoe thành tích.

Hơi giống chiếc kẹp thủ công đính hạt cườm Giang Vân Ý và Ngô Văn Hà từng làm ở Phổ Phong, Giang Vân Ý lại đa sầu đa cảm, bảo đây là ý trời.

Phó Nham Phong: “Đừng để mẹ biết em tiêu năm tệ để có được chiếc kẹp này.”

Giang Vân Ý tròn mắt, nắm chặt kẹp tóc che trước ngực như giấu bảo bối rồi ngó kem ốc quế trong tay Phó Nham Phong chỉ còn vỏ ốc quế, bổ nhào vào lòng anh: “Không phần em một miếng.”

Kem ốc quế còn hay không không quan trọng, chủ yếu là muốn làm nũng, muốn dán chồng mà thôi, Phó Nham Phong đẩy đầu cậu ra, cánh tay giữ thẳng như cản động vật nhỏ nào đó, đang định nghiêm túc thì lại bị dáng vẻ Giang Vân Ý giận dỗi dậm chân tại chỗ chọc cười, cuối cùng đành dỗ dành: “Mua cho em que khác được không?”

Giang Vân Ý đáp không được.

Phó Nham Phong hỏi lại: “Thế em muốn sao?”

Giang Vân Ý: “Lát nữa anh đưa em đi ăn KFC được không? Suất trẻ em hôm nay có quà á.”

Phó Nham Phong ăn nốt vỏ ốc quế trong tay: “Ừ.”

Đương nhiên kem ốc quế vẫn phải mua đền Giang Vân Ý, lần này Giang Vân Ý có mới nới cũ chọn vị chocolate.

Phó Nham Phong hoài nghi có phải vừa nãy người này ăn hai miếng thấy không ngon nên mới muốn đổi vị khác hay không.

Chơi ném vòng xong, Giang Vân Ý chuyển sang phi tiêu, mười phi tiêu không ném trúng quả bóng bay nào, nhưng vẫn vui vẻ.

Tìm được mẹ, thi vào đại học, có người đàn ông cậu yêu nhất ở bên, hiện tại Giang Vân Ý làm gì cũng thấy hạnh phúc, đâu thể ủ rũ vì ném phi tiêu thất bại.

Lần này Giang Vân Ý rút kinh nghiệm, ném được hai cái phi tiêu sẽ về ăn miếng kem trên tay Phó Nham Phong, hai mắt cong như ánh trăng, Phó Nham Phong không hiểu vì sao cậu cười ngây ngô, rõ ràng toàn ném trượt.

Phó Nham Phong hỏi: “Em vui lắm à?”

Giang Vân Ý thành thật gật đầu: “Em vui lắm, nếu anh chơi cùng thì càng vui hơn.”

Phó Nham Phong lắc que ốc quế trên tay, ý bảo cậu cầm giúp.

Giang Vân Ý chớp mắt, hồn nhiên trả lời: “Một tay vẫn chơi được mà.”

Lúc này Phó Nham Phong mới hiểu Giang Vân Ý không cầm kem không phải bởi không tiện chơi mà chỉ đơn giản là cậu muốn anh cầm hộ.

Đúng là trẻ con.

Phó Nham Phong một tay cầm kem, tay kia nhận số phi tiêu còn lại của Giang Vân Ý, ném năm lần, trúng bốn quả bóng bay.

Giang Vân Ý lại gần khen anh, rồi chỉ kem ốc quế trên tay, kéo dài giọng, em muốn ăn, cho em, a…

Phó Nham Phong nhét que kem vào tay cậu.

Trong công viên, ngoài một số trò chơi thu phí thì phần lớn là miễn phí, tiếp đó Giang Vân Ý kéo Phó Nham Phong chơi trò thổi bóng bay và ném thẻ vào bình rượu không mất phí.

Trong khi Giang Vân Ý chạy đi chơi nhảy ô với mấy học sinh tiểu học, Phó Nham Phong ra chỗ ghế dài ngồi cùng mấy vị phụ huynh, nghe mọi người bảo mùa hè sắp tới, trẻ con dễ nổi mẩn nên mua phấn thoa lên người.

Phó Nham Phong nhàn rỗi, tiện thể hỏi mấy hãng chất lượng, thế là nửa tiếng tiếp theo được phổ cập kĩ năng nuôi trẻ từ tiểu học đến trung học.

Khi nào người lớn nên nghiêm khắc, khi nào cần lắng nghe và thấu hiểu, trẻ con đến tuổi nào hay nổi loạn…

Phó Nham Phong ngắt lời, vừa như thỉnh giáo vừa như hỏi một vấn đề bình thường: “Sau khi vào đại học thì sao?”

“Vào đại học rồi còn phải chăm sóc hử?” Một bà mẹ kinh ngạc.

Giang Vân Ý chạy nhảy suốt buổi trưa, buổi tối tới KFC còn chưa hết hứng khởi.

Ngắm tủ chọn đồ chơi, sau đó đối chiếu để chọn phần ăn tương ứng, tham lam muốn hai món đồ chơi nên cũng gọi cho Phó Nham Phong suất trẻ em.

Năm nay KFC có đồ chơi mới – đồ chơi mini rắn săn mồi và xếp hình, trông như đồ trang trí, màn hình chỉ to hơn ngón tay cái một chút.

Mỗi năm đến dịp tết thiếu nhi, suất trẻ em của KFC đều có quà tặng kèm. Khi còn nhỏ, Giang Vân Ý toàn nhờ bảo mẫu dẫn mình đi mua, từ nhỏ đến lớn không phải thú bông thì là đồ trang trí nhân vật hoạt hình, trò chơi điện tử như năm nay là lần đầu tiên.

Lúc dùng bữa cậu vẫn còn chơi, khoai và coca toàn có người bưng đến tận miệng, ăn được một nửa thì Phó Nham Phong tịch thu.

“Lát nữa anh nhớ trả cho em đấy.” Giang Vân Ý nhăn mặt.

Phó Nham Phong cắn hamburger: “Xem biểu hiện của em thế nào.”

Lúc này Giang Vân Ý mới ngoan ngoãn tự ăn.

Mới chơi thì ham, đến lúc ra khỏi KFC thì Giang Vân Ý đã vứt đồ chơi ra sau đầu, lăng xăng cả một ngày, lên xe là nghiêng đầu ngủ say.

Trong mơ cái gì cũng có, Giang Vân Ý mơ thấy Phó Nham Phong kiếm lời to, mỗi ngày đều dẫn cậu đi chơi, mơ thấy năm nào cũng trải qua tết thiếu nhi, năm nào cũng có Phó Nham Phong ở bên.

Sắc trời không còn sớm, nhưng trước khi về nhà vẫn phải ghé qua cửa hàng, dù sao hàng hóa mua ban sáng còn chưa cất.

Ở phương diện nào đó, Giang Vân Ý rất nhạy bén, Phó Nham Phong vừa dẫm chân ga, cậu nghe thấy tiếng kẽo kẹt của thùng xe thì tỉnh dậy, dụi mắt xuống xe hỗ trợ.

May là quần áo không nặng, Phó Nham Phong chọn mấy bao vừa phải, nhẹ hơn đưa cho cậu, tùy ý cậu vác hai bao rồi bảo vào cửa hàng bật đèn trước, dọn dẹp lại quầy thu ngân hay một số công việc nhẹ nhàng hơn.

Nhìn cậu ngáp liên tục, xem ra là mệt thật, Phó Nham Phong sửa sang cửa hàng đơn giản rồi đưa cậu về.

Về đến nhà, Giang Vân Ý lại hết mệt, nằm trên sô pha chống đầu xem Super Boy, bảo hiện tại đang thịnh hành kiểu tóc xoăn xù, đùa rằng hôm nào cắt thử.

Phó Nham Phong đi ngang qua nhìn vào màn hình, rồi liếc gương mặt trắng nõn của Giang Vân Ý, đáp có thể, rất thích hợp với cậu, nhưng làm xong có khi bị mấy bạn nhỏ gọi là bà dì.

Giang Vân Ý bật dậy kêu gào muốn dùng bạo lực gia đình.

Nhưng vừa khoa tay múa chân, cậu đã phải khuất phục trước Phó Nham Phong, bị anh đè trên sô pha rầm rì lần sau không dám nữa.

Lần sau vẫn dám, buổi tối náo loạn trên giường bị Phó Nham Phong giữ chặt hai tay hai chân, Giang Vân Ý lại cắn đầu vai anh.

Làm ầm ĩ không thành vấn đề, Phó Nham Phong vẫn ở bên trong Giang Vân Ý, mỗi lần đẩy đưa đều muốn mạng Giang Vân Ý.

“Không cần răng nữa à?” Phó Nham Phong giữ cổ cậu kéo giãn khoảng cách.

Không biết do bị bóp chặt cổ hay gần lên đỉnh mà Giang Vân Ý có cảm giác hít thở không thông, nước mắt lưng tròng nhìn người trước mặt, nhìn đến nỗi Phó Nham Phong không thể hung dữ với cậu.

Phó Nham Phong lật cậu như lật bánh tráng, vỗ mông cảnh cáo: “Lần sau náo loạn nữa thì đánh em thật đấy.”

Biết là không khiến người ta đau nhưng Phó Nham Phong vẫn cúi người hôn lên cổ dỗ dành ai kia.

~Hết~

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.