Đam Mỹ Tình Sinh Ý Động

Chương 124: Em hiểu không?




Kỷ Sơn Thanh như có cảm giác nghiêng đầu sang, ánh mắt bắt chuẩn lấy đường nhìn của Triệu Ý. Anh đưa tay quệt mồ hôi trên trán, mắt nhìn chăm chú Triệu Ý một lúc rồi ngoắc ngoắc tay với cậu.

Triệu Ý vặn nắp chai nước đang cầm, đứng dậy phủi mông một cái rồi bước về phía Kỷ Sơn Thanh.

“Mệt không?” Cậu đưa chai nước khoáng sang cho anh, sau đó vuốt cánh tay Kỷ Sơn Thanh.

Mồ hôi nóng rẫy chảy đầm đìa, hẳn do vừa mới ngơi tay nên những thớ cơ vẫn nhẹ nhàng co bóp.

Kỷ Sơn Thanh mở nắp ra, ngửa đầu nốc một hớp hết nửa chai nước, xong xuôi mới bảo: “Trời nóng lắm, em đừng đợi ở đây nữa.”

Triệu Ý thu tay về, nắm hờ thành đấm, cười nói: “Đúng là nóng thật.”

Nhưng không phải do tiết trời.

“Oi quá thì em về trường đi, chỗ này có anh trông coi nên chắc không có vấn đề gì xảy ra đâu.”

“Anh với em về cùng nhau thì hơn đấy, với cả nơi này không có anh quan sát hẳn cũng không sao đâu.”

Kỷ Sơn Thanh bấy giờ mới thấy ngờ ngợ, ánh mắt anh nhìn Triệu Ý có vẻ lạ lùng.

“Hôm nay em sao thế, bình thường có đuổi thế nào em cũng không đi, quyết phải ở đây quan sát cho bằng được, thế sao bữa nay lại ngoan vậy? Lại còn khuyên anh làm biếng theo nữa.”

Triệu Ý nói: “Em thấy anh mệt nên mới muốn đưa anh theo về nghỉ thôi mà.”

Kỷ Sơn Thanh dòm cậu cười cười: “Thế à?”

Triệu Ý gật đầu một cái ra chiều đương nhiên.

Chuyện khác thường nhất định có trá, Kỷ Sơn Thanh cóc tin, anh vừa liếm liếm răng khểnh vừa săm soi mặt Triệu Ý một lúc lâu, sau đó bật ra tiếng cười, hỏi: “Nói đi, lại chơi trò mèo gì nữa đây?”

Trước ánh mắt dò xét của anh mà Triệu Ý vẫn bình thản như không, kiên quyết bảo: “Không có.”

“Thật?”

“Thật.”

Kỷ Sơn Thanh ấn chai nước vào ngực cậu: “Anh không mệt, không cần phải nghỉ ngơi đâu, em tự về trước đi nhé.”

Triệu Ý liếc chai nước trong lòng rồi lại ngước lên nhìn Kỷ Sơn Thanh, sau đó cậu ngó quanh quất rồi thình lình áp sát Kỷ Sơn Thanh, thò tay véo một cái nơi phần hông trần trụi của anh, hạ thấp giọng, cố ý hà hơi bên tai Kỷ Sơn Thanh, thầm thì: “Anh Sơn, muốn “hạ nhiệt” không?”

Ban ngày ban mặt, giữa chốn công cộng mà Triệu Ý lại có thể phóng đãng như này, nhưng phần hông bị véo bỗng dưng ngứa râm ran cùng với tiếng thỏ thẻ bên tai như cái móc câu hồn, khiến Kỷ Sơn Thanh hơi bị thỏa lòng.

Đệt.

Thế là tên súc sinh họ Triệu nào đó chẳng để ý hoàn cảnh, chẳng quan tâm thời gian mà “nắng cực” bị Kỷ Sơn Thanh kéo vào phòng, đè trên giường nắc mấy hiệp đến dục tiên dục tử, có khóc lóc gọi bố ơi bố à cũng không ăn thua.

——

Đấy là lần buông thả hiếm hoi trong cuộc sống dần trở nên tất bật này, sau ngày hôm đó, mặc dù Triệu Ý và Kỷ Sơn Thanh vẫn ở chung một nhà, ngủ trên cùng một chiếc giường nhưng những lần chuyện trò đã vơi hẳn đi vì không có thời gian. Mỗi ngày về đến nhà đều mệt như chó, ngã ra giường là ngủ tít thò lò, đừng nói đến chuyện ái ân, ngay cả trao nhau một cái hôn cũng ngại tốn sức.

Bên kia đang trải đường thì bên này, thiết kế giáo khu cùng kiến trúc hoạch định của trường học của Triệu Ý đã làm xong, tháng bảy này sẽ chính thức thi công.

Hai người chia nhau lo việc đôi bề, Triệu Ý bận đặt kế hoạch xây dựng của ngôi trường, Kỷ Sơn Thanh giám sát tiến độ công trình trải đường, hai đầu không lầm.

Ai nấy đều bận không ngơi tay, thời gian cũng bất giác trôi vun vút.

Kỳ nghỉ hè của trường tiểu học Khai hóa đã kết thúc, một mùa tựu trường nữa lại về, Kỷ Sơn Thanh vừa giám sát tiến độ đắp đường, vốn đã bận nay lại càng bận hơn.

Đến khi tiết trời sắp vào đông thì con đường lớn từ thị trấn thông xuống thôn họ Thạch đã được trải xong.

Ngày hôm đó, dân thôn trong thôn ngoài đều đổ xô ra xem, họ dẫm bước lên con đường ấy, miệng mồm cứ tíu ta tíu tít bàn luận.

Họ vui lắm.

Có con đường này rồi, dân trong thôn lên trấn không cần mất tận bốn năm tiếng chạy xe nữa, bây giờ chỉ cần một tiếng là đến nơi.

Người trong thôn nhiều miệng tạp, yêu lẫn nhau thông lời ong tiếng ve. Chuyện nhỏ có thể nói thành chuyện lớn, chuyện lớn thì càng thổi phồng lên, sửa đường là chuyện lớn, qua miệng người trong thôn đã biến thành cả đại nghiệp. Thầy Triệu xây trường tiểu học Khai Hóa ở thôn Thạch đã thành Bồ Tát sống trong miệng thôn dân. Cách người trong thôn thể hiện tình cảm cũng rất thẳng thắn dứt khoát, thường xuyên có người tới trường học đưa ít trứng gà tự nuôi, rau cải nhà trồng, khoai lang đỏ, lạc, khoai tây. Cũng liên quan đến ông hiệu trưởng, thường có ngày cứ dăm ba bữa lại đến thăm hỏi, vào nhà trò đôi câu chuyện.

Những cử chỉ tỏ lòng biết ơn kia chẳng hề giả dối, dù cho nó được đổi bằng một con đường.

Nhưng sao không quan trọng, quan trọng chính là, tất cả cũng đang theo đó mà biến hóa.

Nhờ có Triệu Ý.

Bao điều ấy Kỷ Sơn Thanh thấy hết nhưng Triệu Ý lại không để ý gì lắm. Việc lớn của cậu nào đã xong, đây chỉ mới là bước khởi đầu mà thôi.

Đường thì đã trải xong rồi nhưng trường học vẫn chưa hoàn thành.

Xây trường không khó, cái khó là làm thế nào để tạo ra một ngôi trường hoàn chỉnh.

Khi trường sắp được xây xong thì Triệu Ý lại rời khỏi Thạch thôn.

Cậu lên đường vào những ngày cuối tháng 11, lúc sắp đi cậu không cho Kỷ Sơn Thanh tiễn cậu mà chỉ nói: “Anh Sơn, Tết này em sẽ về đây ăn sủi cảo với anh. Ngày em trở lại anh nhớ ra đón nhé.”

Kỷ Sơn Thanh làm theo lời, chờ cậu quay về sẽ đến đón.

Triệu Ý quay lại thành phố A vì muốn làm hai chuyện.

Thứ nhất là muốn mời giáo viên và các nhân viên hậu cần của trường học. Cậu nhờ An Thịnh quảng cáo giúp, tuyển giáo viên với mức lương cao. Còn cậu sẽ tự kiểm tra và chọn lựa từng người một. Chỉ tuyển giáo viên, thực tập nửa tháng.

Chuyện thứ hai là phải kiếm một khoản ở thành phố này, thứ bán được sẽ bán hết rồi quy thành một số tiền lớn.

Triệu Ý tự mình xoay vốn để xây trường học, cậu không hề nghĩ đến những công trình hy vọng hay chính sách của quốc gia, cậu chỉ muốn làm tư lập.

Nhưng không phải là tính chất tư lập mà là công trình công ích mang tính chất tư lập.

Nói thẳng ra là phải không ngừng rót tiền vào trường học nhưng không hề nghĩ đến chuyện kiếm lợi hay thậm chí là hồi vốn.

Trước kia Triệu Ý chẳng màng những thứ tiền tài này, chỉ đến khi có việc quan trọng phải làm thì cậu mới nhận ra tiền bạc quả thật quan trọng khôn kể.

Bao nhiêu khoản to to nhỏ nhỏ đều cần dùng đến tiền, mà tiền thì chỉ có được từ chỗ của Triệu Ý.

Dẫu cho Triệu Ý sở hữu cả một núi vàng thì cũng có ngày bị khoét rỗng.

Phải tiếp tục gây dựng trường học nhưng cũng chẳng thể ngồi chơi xơi nước.

Hiện tại Triệu Ý vẫn có tiền, còn có thể lấy ra rất nhiều vốn quay vòng, ít nhất để cho trường học hoạt động trong ba năm cũng không thành vấn đề, nhưng ba năm sau thì sao?

Lần đầu tiên Triệu Ý phải sầu lo vì chuyện kiếm tiền.

Nhưng đấy cũng không phải chuyện khẩn yếu nhất mà là——Tết sắp đến.

Mang theo một chồng hợp đồng lao động và tiền mặt, Triệu Ý bước lên chuyến xe lửa chạy về thôn Thạch.

——

Năm nay tuyết rơi sớm, khi Triệu Ý xuống tàu, bước ra khỏi trạm ga thì mới phát hiện thôn Thạch đã khoác áo tuyểt.

Nhớ năm ngoái tuyết phủ, cũng là sau hôm nguyên đán, lần thẩm án lần thứ nhất của Thạch Bàn Tam đã kết thúc.

Kỷ Sơn Thanh vội vàng trong đêm rét lạnh không chịu nổi, ôm cậu bằng thân thể lạnh giá, thủ thỉ vào tai cậu những lời kiên định—— Triệu Ý, ngoài kia tuyết rơi rồi, gã ta không thoát được đâu.

Ấy là lời đảm bảo của Kỷ Sơn Thanh cho Triệu Ý, cho Thu Thủy.

Còn trời tuyết năm nay, Triệu Ý trao cho Kỷ Sơn Thanh một câu trả lời, gửi cho Tiết Trường Phong một lời đáp.

Kỷ Sơn Thanh đến rất nhanh, nhanh hơn hẳn những lần trước kia, vẫn cưỡi chiếc moto kia tới.

Anh bước xuống xe, vội vã tiến tới trước mặt Triệu Ý rồi đưa tay ôm riết lấy người vào lồng ngực của mình.

Khoảnh khắc gặp lại nhau sau mỗi lần chia xa anh đều làm như thế, nhưng lần này không cần Triệu Ý phải mở lời——Anh Sơn, sao anh không ôm em một cái?

Triệu Ý cũng giơ tay ôm lại anh, tuyết tả tơi lãng đãng rơi xuống, sượt qua quần áo của Kỷ Sơn Thanh rồi hòa mình vào mặt đất.

Triệu Ý siết chặt vòng tay, rủ rỉ: “Anh Sơn, tuyết rơi kìa.”

“Ừ.”

Tiếng Kỷ Sơn Thanh vang lên ngay bên tai cậu, nghe thật trầm, thật buồn bã.

Triệu Ý nói: “Trường học của em sắp thành rồi.”

——

Đêm giao thừa năm nay trôi qua trong căn nhà của thầy hiệu trưởng già, chân ông ấy không tốt lắm, chỉ đứng được mấy phút không hơn, đi cũng không vững, dù gì đó cũng là bệnh không khỏi được tận gốc.

Ngày tết năm nay chỉ có ba người là hiệu trưởng già và Triệu Ý, Kỷ Sơn Thanh.

Ông Lý không ở trường học, nhưng mà  vẫn còn ở Khai Hóa.

Nghe nói ông Lý vốn là người thôn Thạch, là học trò năm xưa của hiệu trưởng già, sau đó ra ngoài học đại học, học xong không bám trụ lại thành phố mà quay về dạy học ở trường thôn Thạch. Ông ấy đã ngoài bốn mươi mà chưa có vợ có con gì cả, cuối cùng vào tháng mười năm nay hay tin thôn kế cận có một người hiền hậu, bèn làm thủ tục, sắm sửa mâm cỗ tổ chức hôn lễ, xây hẳn một căn nhà gần thôn Thạch, rình rang đón người vào ở, cuối cùng đã có một mái nhà.

Có tổ ấm của riêng mình thì đương nhiên là không tiện đón tết nhất với Triệu Ý Kỷ Sơn Thanh.

Thật ra trong căn phòng này, một già hai trẻ cũng có bóng dáng của một mái nhà.

Thầy hiệu trưởng già uống rượu, hẳn là quá chén mất rồi nên bắt đầu huyên thuyên, kéo tay Kỷ Sơn Thanh lảm nhảm một số chuyện đã qua lâu.

“Sơn Thanh à, Trường Phong nó… không thích thôn Thạch này. Thuở ấu thơ nó không có mẹ, ông nội bà nội đều yên nghỉ trên mảnh đất này. Từ nhỏ nó đã bị người ta bới chuyện cũ xót lòng của nó ra để giỡn trò, nó ghét lắm, thường xuyên đánh nhau với đám con nít trong thôn… Nó xem thường ông, cảm thấy ông vô dụng bèn khăng khăng muốn ra thế giới bên ngoài, bỏ dở chương trình học cấp 2, ông cũng không bắt ép nó được… Nhưng biết sau này nó đi làm lính ông lại thấy mừng lắm, con cháu hồng quân nhà ông không phải đồ bỏ! Giỏi! Đúng là đàn ông!”

Hiệu trưởng già hứng khởi, đặt mạnh chén rượu xuống bàn, bưng lên nốc thẳng, khuôn mặt chồng chất nếp gấp tháng năm nhăn nhúm lại, ông nấc lên một cái, trong đôi mắt đã đục ngầu ấy rơm rớm nước: “Bố của nó là kẻ bất tài, đời này chỉ là một ông hiệu trưởng quèn, chỉ là một ông nông dân của thôn Thạch. Trường Phong có bản lĩnh hơn bố nó, nó làm lính cứu người, có thể vì dân vì nước, nó chết cũng là một vị anh hùng! Ông tự hào lắm, Sơn Thanh, ông rất tự hào…”

Trút xong lời cuối, giọng nói già cả kia lại hơi run rẩy.

Kỷ Sơn Thanh lấy chén rượu trong tay hiệu trưởng già ra, với lấy bình nước rót vào chén, vừa khuyên nhủ: “Anh Phong chưa từng cảm thấy chú hèn nhát, anh ấy cũng không hề ghét thôn Thạch. Anh ấy từng tâm sự với cháu rằng, đến khi anh ấy giải ngũ thì sẽ quay về báo hiếu chú, cũng sẽ đến trường Khai Hóa nối gót chú làm một anh thầy giáo để trông nom thôn làng này.”

Anh đặt chén nước ấm vào tay hiệu trưởng già, ông ấy siết chặt ly, buông một tiếng thở dài thõng thượt: “Trông nom thì có ích chi? Ông đã gìn giữ cả đời… cả đời rồi.”

Bàn tay cầm ly của vị giáo già khẽ run rẩy, ánh mắt gần như đã mất tiêu cự đau đáu nhìn Kỷ Sơn Thanh: “Chỉ trông nom thôi thì chẳng có ích gì đâu. Sơn Thanh, con có hiểu không… Có hiểu không con? Tại sao Trường Phong lại đi làm lính? Chẳng phải vì nó không muốn trông giữ cái đất này đấy ư?  Nó bảo gìn giữ hả, không phải thế đâu, nếu nó sẵn lòng làm thế thì năm đó sẽ không chạy đi làm lính… con có hiểu không?!”



? Tác giả tâm hự: Về rồi đây~

Hôm nay khá bận nên đăng trễ, sin thứ lổi.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.