Mật Mã Tây Tạng

Chương 65: Kẻ tôi tớ của núi tuyết


Chương trước Chương tiếp

Tổ của Trác Mộc Cường Ba phụ trách khảo sát xem khe núi nằm giữa đỉnh phụ phía Đông Nam Đa Kết Ngọc Trọng Mã và đỉnh chính có thích hợp để leo lên hay không, lối này vừa xa lại vừa khó đi, nên Mã Bảo đích thân dẫn đường cho bọn họ.

Dọc đường, qua chuyện trò Trác Mộc Cường Ba mới biết, Mã Bảo thực ra không phải là trưởng thôn gì cả, ngôi làng trên danh nghĩa này kỳ thực là một khu dân cư hình thành tự phát của đám dân du mục, trong thôn có bốn năm chục hộ gia đình, mọi người thân thiết như trong một nhà vậy. Ai gặp chuyện gì chỉ cần nói một tiếng, tất cả mọi người trong thôn đều sẽ giúp đỡ. Hơn nữa từ bao nhiêu năm nay, trong thôn làng này cũng chẳng có chuyện gì lớn lao xảy ra cả, những chuyện lớn nhất đều không ngoài mấy thứ tang ma hiếu hỷ.

Người trong làng đều là người Đạt Mã. Theo như Trác Mộc Cường Ba được biết, người Đạt Mã ở huyện Đạt Mã này đa phần đều từ Nepal di cư đến vùng giữa rặng Himalaya vào khoảng cuối đời nhà Thanh, nhưng bọn họ vẫn khăng khăng tin rằng mình là hậu duệ của người Tạng, cũng có người nói họ là con cháu của tộc Khắc Lạp Để. Họ không có chữ viết, trước giải phóng cũng sống theo lối hết sức nguyên thủy, đốt nương làm rẫy, thắt dây rừng để ghi nhớ lại sự việc. Vì nơi này là vùng tiếp giáp hai nước Trung Quốc và Nepal, nêu bọn họ cũng thường xuyên đi qua đi lại giữa hai nước, họ hàng thân thích của nhiều người Đạt Mã đều vẫn sinh sống ở Nepal, nhưng họ thì vẫn kiên trì cư trú trên lãnh thổ Trung Quốc, vì cho rằng đất nước Trung Quốc đang dần dần lớn mạnh, ngày tháng sau này sẽ ngày càng tốt đẹp hơn. Hiện giờ thì cuộc sống của người dân trong làng Mã Bảo về cơ bản không khác biệt gì so với người Tạng, cũng nói tiếng Tạng, ăn bánh bột mì Thanh Khoa, chỉ có điều các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng thì tương đối ít, chỉ có các hoạt động chuyển kinh chuyển sơn 1, hơn nữa còn đi theo chiều ngược chiều kim đồng hồ của Bản giáo.
...



Bình luận
Sắp xếp
    Loading...