Mật Mã Tây Tạng

Chương 142: Những bước chuẩn bị cuối cùng


Chương trước Chương tiếp

Giáo sư Phương Tân nói: "Landa, người đã hủy hoại cả nền văn minh Maya, song đến cuối đời, lại trở thành người khai thác và sưu tầm các di vật của nền văn minh ấy."

Pháp sư Á La lắc đầu nói: "Không, thái độ của Cổ Cách vương và Landa vẫn khác nhau rất rõ rệt. Từ bản dịch có thể nhận ra, ngay từ đầu vị Cổ Cách vương này đã có thái độ hết sức sùng kính với sứ giả và tín vật của ông ta mang tới, có lẽ, trước yêu cầu của vị sứ giả kia, quốc vương bất đắc dĩ mới phải chia tách bản kinh văn hoàn chỉnh ra, rồi sai người mang đi. Khi sứ giả rời đi hoặc từ trần, quốc vương lại bất chấp tất cả muốn tìm kiếm kinh văn trở về, ấy là bởi ông ta biết, bộ kinh văn này là do người Tạng chúng ta tự biên soạn ra, là một kho báu văn hóa! Nếu Đại Thiên Luân Kinh đúng là tinh hoa văn hiến của Tứ Phương miếu, hoặc là mục lục để tra cứu, vậy thì nó cũng bao hàm cả các thư tịch về tôn giáo, văn hóa, nông nghiệp, thương nghiệp, khoa học kỹ thuật...Hoặc giả, có thể nói rằng, Đại Thiên Luân Kinh hoàn chỉnh thực sự, chính là một bộ đại bách khoa toàn thư bao hàm tất cả các phương diện của Thổ Phồn, Đại Đường và Ấn Độ vào thời kỳ toàn thịnh nhất!"

Mẫn Mẫn hoan hô nhảy cẫng lên: "Tốt quá rồi, vậy bộ kinh thư đó ở đâu ạ? Nói không chừng còn tìm được trong đó nhiều thông tin liên quan đến Bạc Ba La thần miếu nữa ấy chứ!"

Pháp sư Á La cười cười nói: "Khoảng thời gian trước mọi người tra tìm tư liệu về Bạc Ba La thần miếu, chẳng phải là đã xem qua rồi hay sao?"

Mẫn Mẫn ấp úng: "Đó... nhưng cháu chỉ xem bản in thôi, còn nguyên văn..."

Pháp sư Á La lắc đầu nói: "Lấy đâu ra bản thảo gốc của Đại Thiên Luân Kinh nữa chứ! Kể từ khi A Để Hiệp đại sư khai đàn giảng Đại Thiên Luân Kinh, bộ kinh văn này đã trở thành tư tưởng hạt nhân của rất nhiều giáo phái trong Hậu hoằng kỳ của Phật giáo Tây Tạng, đại để địa vị cũng giống như sách Luận Ngữ đối với Nho gia vậy. Tư tưởng của Khổng Tử được kế thừa tiếp nối, nhưng còn văn tự năm xưa Khổng Tử đích thân viết ra thì còn ai tìm được nữa đâu? Mà dù là chúng ta có tìm được bản gốc của Đại Thiên Luân Kinh chăng nữa, phần được lưu truyền lại đó cũng chỉ đề cập đến phương diện tôn giáo mà thôi, dù sao thì cũng chỉ có một phần mười nội dung."

Mẫn Mẫn nói: "Thế nhưng, không phải pháp sư đã nói, trong giáo của ông có bậc tiền bối đã nhìn thấy, nhìn thấy cái hình vẽ đó sao? Hình vẽ ấy không phải ở trong Đại Thiên Luân Kinh ạ?"
...



Bình luận
Sắp xếp
    Loading...