Chàng Rể Ma Giới

Chương 383: Quyết định của Mejia


Chương trước Chương tiếp

Trần Duệ cũng không phải nhà đại triết học, nhà đại tư tưởng, hoặc là cuồng nhân tôn giáo để có thể sáng lập ra một bộ giáo điều tín ngưỡng. Chẳng qua, hắn là một kẻ xuyên việt, có được ký ức và tri thức của cả kiếp trước.
Khổng Tử từng nói: Lãnh đạo dân bằng pháp luật đều dùng hình phạt, dân có thể tránh được sai phạm nhưng mất lòng tự trọng. Lãnh đạo dân bằng đức độ và lễ khiến người ta biết xấu hổ mà tự cảm hóa. (Đạo chi dĩ chính, tề chi dĩ hình, dân miễn nhi vô sỉ. Đạo chi dĩ đức, tề chi dĩ lễ, hữu sỉ thả cách.)
Hình phạt chỉ có thể ngăn ngừa con người phạm tội, không thể khiến người ta hiểu đạo lý phạm tội là đáng xấu hổ, mà đạo đức giáo hóa lại cao minh hơn hình phạt nhiều lắm. Tín ngưỡng cũng giống như thế, sự kính sợ và sợ hãi trừng phạt đối với thần linh chỉ có thể áp chế hành vi của người ta một cách bị động, mà thông qua đạo đức, công đức có thể làm cho người ta hiểu vì sao không thể làm, tự giác điều chỉnh hành vi của mình.
Trong tín ngưỡng chi nguyên xuất hiện mười chữ.
Nhân lễ nghĩa trí tín, trung hiếu liêm sỉ dũng.
Nhân - lòng người, ái nhân, nhân ái.
Nghĩa - đại nghĩa, chính nghĩa, công bình, công chính, công đạo.
Lễ - minh lễ, lễ mạo, lễ nhượng, lễ tiết, lễ nghi, lễ chế, tôn trọng người khác.
Trí - trí giả, trí tuệ, cơ trí.
Tín - thành tín, tín nhiệm, tín dụng.
Trung - trung thành, trung lương, trung thứ, trung với tín ngưỡng, trung với cương vị.
Hiếu - hiếu tâm, hiếu kính cha mẹ, tôn lão kính hiền.
Liêm - liêm khiết, thanh liêm, liêm chính, liêm minh.
Sỉ - biết bị sỉ nhục, biết xấu hổ, biết sai có thể sửa.
Dũng - dũng cảm, kiên cường, cương nghị.
Trong lý giải của Trần Duệ, con cháu Viêm Hoàng sở dĩ có thể từng bước chiến thắng khổ nạn và suy sụp, thậm chí chiến thắng nguy cơ sinh tử tồn vong, một đường đi đến hiện tại, không tách khỏi được những văn hóa chủ chốt đã ăn sâu vào trong máu này.
Trừ bỏ những thứ cặn bã mà giai cấp thống trị dùng để cầm cố tư tưởng và củng cố nền thống trị, tinh túy chân chính của nho gia, có lẽ giống kỳ danh vậy, "nhân nhu" - cần có nhân tính (nhân tính sở nhu).
Có lẽ trong lòng mỗi một người đều có loại thế giới, loại tín ngưỡng này, chỉ là, trong hiện thực lại làm ra sự lựa chọn khác nhau mà thôi.
...



Bình luận
Sắp xếp
    Loading...