Tào Tặc

Chương 688: Gió mưa Tây Bắc lại nổi lên


Chương trước Chương tiếp

Đầu đông, năm Kiến An mươi ba, Tào Tháo rút khỏi Kinh Châu.

Lần xuất binh này, tổng cộng tiêu tốn thời gian một năm, điều động binh mã ba trăm mấy ngàn người, hao phí lương tiền vô số. Nhưng xét về tổng thế mà nói, thì thành quả chiến tranh cũng không tồi. Kinh Tương có bảy quận, một mình Tào Tháo chiếm hết năm quận, đuổi hẳn Lưu Bị ra khỏi Kinh Tương, cùng với Tôn Quyền chia ra mà cai trị. Hầu hết các vùng đất Kinh Tương đều bị Tào Tháo kiểm soát, đặc biệt là ba quận Nam quận, Nam Dương, Giang Hạ, đều nằm trong sự kiểm soát của Tào Tháo. Ba quận này cũng là nơi nhân khẩu nhiều nhất, giàu có và đông đúc nhất Kinh Châu.

Khi rút quân khỏi Kinh Châu, nhằm ổn định cục thế Kinh Châu, phân hóa lực lượng Kinh Châu, Tào Tào tách ra hai quận Chương Lăng và Tương Dương từ Nam quận và Nam Dương. Lệnh cho Tào Chân làm Thái thú quận Chương Lăng, bổ nhiệm Khoái Chính làm Thái thú quận Tương Dương, có thể nói mọi người ai nấy đều vui mừng.

Đối với Tào Tháo mà nói, Đặng Phạm, Phan Chương tiếp quản Võ Lăng, Tào Chân trấn thủ Chương Lăng, là hai quân cờ hết sức thành công mà ông ta đặt ở Kinh Châu, là một sự tiềm phục, giúp cho Tào Tháo tiến thêm một bước thống trị Kinh Châu về sau.

Đồng thời, Hạ Hầu Uyên làm Kinh Châu Mục, Kinh Châu tướng quân, thống lĩnh hai quân thủy lục, đô đốc việc quân của Kinh Châu, kiểm soát đại cục.

Còn những Kinh Châu sĩ tộc, xem ra thành quả của rất nhiều.

Bàng Sơn Dân đảm nhiệm chức Thái thú quận Giang Hạ, Khoái Chính làm Thái thú quận Tương Dương, Vương Uy đảm nhiệm chức Thái thú Nam quận…

Càng không cần phải nói tới, Thái thú Linh Lăng Ngụy Diên cũng là người Kinh Châu.

Thủy quân Đại Đô Đốc Cam Ninh, nguyên quán ở Nam Dương.

Đối với người Kinh Châu mà nói, sự sắp xếp như vậy, cũng coi như đạt tới mục tiêu “chuyện Kinh Châu, người Kinh Châu lo”. Kết quả này, đương nhiên khiến cho người ta phấn chấn. Cùng ngay sau đó, sau khi Tào Tháo rời khỏi Kinh Châu, lại điều chỉnh một việc nữa.

Điều Chủ Bộ Lương Châu, Quận thừa Lũng Tây, Kỵ Đô Úy Bàng Lâm về làm việc cho Kinh Châu.



Sau đó lại bổ nhiệm nguyên Uyển Thành Lệnh, Hoành Hải tướng quân Lã Thường đảm nhiệm chức Thái thú quận Nam Dương, càng khiến cho giới Kinh Châu sĩ tộc vui mừng.

Kể từ đó, Kinh Tương chín quận, thì bảy quận thuộc về Tào.

Trong số bảy quận, có năm quận là do người Kinh Châu cai trị, sao lại không khiến cho người ta vui mừng khôn xiết.

Theo góc độ chiến lược mà xét, Tào Tháo chinh phạt Kinh Châu, cũng không thể thống nhất Giang Đông. Hơn nữa còn khiến cho Kinh Châu bị mất đi hai quận, chưa đạt tới mục tiêu chiến lược đề ra ban đầu. Nhưng nếu xem xét trên một góc độ khác, thì ông ta đã chặt đứt được mối liên hệ giữa Tây Xuyên và Giang Đông, khiến con rồng trên sông lớn, từ giờ về sau không còn có thể hô ứng từ xa với nhau nữa, cũng tính là một thành tích đáng kể.

Cục diện thiên hạ thống nhất, dường như càng ngày càng tới gần.

Trong tình huống này, đám người Trình Dục liên kết với mười tám vị trọng thần trong triều, dâng biểu lên Hán đế, xin phong vương vị cho Tào Tháo.

Hán Đế mất đi Phục Hoàn, Lưu Quang cũng không còn, không còn ai giúp đỡ nữa.

Đám người Trình Dục quả là là ép người quá đáng.

Trình tấu ba lần liên tiếp, ép cho Hán Đế không thể không đồng ý.

Tháng mười một, năm Kiến An thứ mười ba, Tào Tháo về đến Hứa Đô.
...


Bình luận
Sắp xếp
    Loading...