Nếu tiếp nhận lực lượng trong tay Lưu Bị nói vậy hắn sẽ vô cùng cao hứng, nhưng thu dụng Lưu Bị? Tôn Quyền không muốn làm chuyện nuôi hổ thành họa này. Nhớ năm xưa Đào Khiêm mời Lưu Bị, kết quả phải tặng Từ Châu cho Lưu Bị; Lưu Biểu tiếp nhận Lưu Bị, kết quả lại khiến bên trong Kinh Châu lập tức bị chia năm xẻ bảy.
Đó là một kẻ có dã tâm thật lớn, Tôn Quyền không thể không suy xét cẩn trọng.
Nhưng nếu muốn hắn tiếp nhận quận Trường Sa, Tôn Quyền không thể từ chối.
Phải biết rằng hai đời Tôn thị, khát vọng Kinh Châu của ba cha con họ Tôn cho đến bây giờ vẫn chưa từng vơi đi. Từ lúc Tôn Quyền kế vị tới nay, tuy nói đã gắng sức khống chế dã tâm của mình nhưng dã tâm đối với chín quận Kinh Tương thì lại ngày càng mãnh liệt. Chẳng qua hắn ngại Tào Tháo nên Tôn Quyền mãi không có cơ hội xuống tay. Mà nay Lưu Bị dâng tặng quận Trường Sa, đối với Tôn Quyền không thể nghi ngờ là có sự hấp dẫn cực lớn. Có quận Trường Sa, hắn chẳng những có thể tiến thêm một bước mở rộng địa bàn tại Kinh Nam, mà còn có thể khiến thủy quân Giang Đông hoành hành nước sông, thậm chí kéo dài tới Vân Mộng Trạch.
Một sự hấp dẫn lớn như thế, sao Tôn Quyền có thể cự tuyệt?
Lưu Bị dùng chiêu “tráng sĩ chặt tay”, xuất ra Trường Sa.
Nói thật đây cũng là lựa chọn bất đắc dĩ. Mà thế cục hiện nay, ông ta muốn sống yên tại Kinh Châu cũng vô cùng khó khăn. Đặc biệt từ lúc Ngũ Khê Man quy thuận Tào Tháo khiến cho Tào Tháo đã nắm được trong tay một bộ phận lực lượng Võ Lăng Sơn man. Dù không sợ Lưu Bị có thể lợi dụng được Phi Đầu man, nhưng dù sao vẫn bị sự kiềm chế rất lớn.
Dưới tình huống như vậy, Lưu Bị chỉ có xuất ra Trường Sa, tây tiến Ba Thục.
Có lẽ, có người sẽ hỏi!
Nếu nhân phẩm Lưu Bị kém như vậy, Lưu Chương sẽ giải quyết thế nào, cho Lưu Bị nhập Xuyên?
Trên thực tế, việc Lưu Chương mời Lưu Bị nhập Xuyên cũng từng bị phản đối mãnh liệt tại Ba Thục. Rất nhiều người không đồng ý để Lưu Bị tiến vào Ích Châu, nhưng Lưu Chương lại suy tính cho sau này nên vẫn quyết định thu dụng Lưu Bị.
Tình trạng trong Xuyên cũng không lạc quan.
Từ khi các loại tiền giả tràn ngập, khiến giá hàng Ba Thục tăng cao, vật tư cũng theo đó mà khan hiếm.
Sách lược của Tào Bằng đối với Ích Châu chính là dùng sách lược của nước Mỹ đời sau. Ta tiêu phí tiền vàng, mua các tài nguyên làm dự trữ, đợi khi ngươi tài nguyên thiếu thốn, ta có thể nắm đủ một lượng tài nguyên lớn trong tay.
Tây Xuyên, nơi giàu tài nguyên thiên nhiên!
Nhưng nếu nói vật tư phong phú cũng chỉ là tương đối mà thôi.
Tào Bằng thông qua các đội thương thuộc thương hội Hà Tây không ngừng qua lại mua bán tại Ba Thục.
Đồng thời, thống nhất tiền phương bắc, phong tỏa tiền giả lưu thông.
Tình huống này cũng liền tạo thành tiền Tây Xuyên liên tục bị giảm giá trị, mặc dù là Lưu Chương ở đầu năm cũng ra mặt điều chỉnh, hiệu quả cũng không mạnh lắm. Đáng sợ nhất là, tiền phương bắc không ngừng xâm nhập vào Tây Xuyên.