Tào Tặc

Chương 662: Ba mươi sáu kế , chạy là thượng sách


Chương trước Chương tiếp

Tuy rằng Tuân Úc có chức trách ở Kinh Nam nhưng dù sao thì cũng là mưu chủ dưới trướng Tào Tháo, phải nghe theo sự sai bảo của Tào Tháo.

Còn Tào Bằng đi đâu cũng có mưu chủ đi theo.

Bất luận là Pháp Chính nhiều mưu, Bàng Sơn Dân điềm đạm chững chạc với Trương Tùng hoạt ngôn thì đều có thể thỏa mãn nhu cầu trước mắt của Tào Bằng. Khi Tưởng Uyển đi theo Tào Bằng đến Lâm Nguyên thì đã được Tào Bằng đề bạt với Lại Cung. Cũng không nên xem thường tình cảm đồng hương. Trên thực tế, ở những năm cuối thời Đông Hán, loại tình cảm cùng quê cha đất tổ rất quan trọng còn hơn hẳn loại tình cảm đồng hương gặp đồng hương có thể đâm một đao sau lưng ở đời sau này. Tình cảm thời xưa thật sự rất thân thiết.

Nguyên quán của Lại Cung là quận Linh Lăng, huyện Linh Lăng và phía tây nam của Linh Lăng, còn Tưởng Uyển lại là người Tương Hương, ở phía đông bắc quận Linh Lăng, không thể nói là quá gần nhưng sau khi hai người gặp lại nhau thì vô cùng thân thiết.

Tào Bằng tiến cử Tưởng Uyển với Lại Cung, ý tứ là muốn Tưởng Uyển làm Trường Sử.

Nào ngờ Lại Cung không nói hai lời phong Tưởng Uyển làm Lâm Nguyên Trường, Tư Mã Võ Lăng. Ba nghìn binh mã trong tay mình đều giao cho Tưởng Uyển thống lĩnh. Một mặt, thì hai người là đồng hương, còn về phương diện khác là thể hiện tâm ý của mình với Tào Bằng. Nói cho cùng, trên lịch sử thì Lại Cung sau này quy hàng Lưu Bị, nhưng bây giờ do Hoàng Trung nói tốt cho y nên y lại đầu phục Tào Tháo. Nhưng nếu theo phe phái mà nói thì Lại Cung thuộc dưới quyền của Tào Bằng.

Về điểm này thì Tào Bằng đã sơ sót.

Cổ nhân có một cách kiến giải, Lại Cung bởi vì Tào Bằng mà quy thuận Tào Tháo. Ở mức độ nào đó y đã có phần nào dính líu với Tào Bằng. Nếu mạo muội thay đổi vị trí thì chưa chắc được người khác tiếp nhận. Hơn nữa rõ ràng Tào Bằng vô cùng tôn kính Lại Cung. Nếu không, theo đạo lý mà nói thì tuy rằng Lại Cung nắm giữ một đội binh mã trong tay, nhưng đội binh mã này chính là thủ hạ của Tào Bằng - Hoành Dã tướng quân, Đô đốc quân sự Kinh Nam, Đại đô đốc Hổ Báo kỵ. Nhưng Tào Bằng không hề thu lấy binh quyền của Lại Cung, mà còn bày tỏ đủ thiện ý. Hành động như vậy sẽ khiến cho Lại Cung tự nhiên cũng hiểu ý. Tưởng Uyển xuất hiện là một sự dẫn dắt, Lại Cung giao binh mã cho Tưởng Uyển thì cũng không ai dám nói nhiều. Dù sao thì Tưởng Uyển cũng là đồng hương với Lại Cung. Nếu Lại Cung không tin tưởng Tưởng Uyển thì còn tin tưởng ai được nữa?

Vấn đề là Tưởng Uyển lại là thủ hạ của Tào Bằng.

Cứ như vậy thì chẳng khác nào Lại Cung giao binh quyền trong tay y trả lại cho Tào Bằng.
...


Bình luận
Sắp xếp
    Loading...