Tính tình cương trực, dũng mãnh hơn người. Trước đây khi Lưu Yên nắm giữ Ích Châu, Nghiêm Nhan đã được phong quan Giáo úy Bạch Thủy, có uy danh rất lớn ở Tây Xuyên. Sau đó lão nhận chức Thái thú Ba quận, trấn giữ một phương. Do lão ở trong quân đội đã lâu nên môn sinh nhiều vô số. Rất nhiều tướng lĩnh Tây Xuyên, trong đó bao gồm cả đám Lãnh Bao đều vô cùng kính phục Nghiêm Nhan. Cũng chính vì thế, Lưu Chương mới để lão trấn thủ Ba quận, quản lý Tây Xuyên môn hộ.
Trong lịch sử, Lưu Bị vào Thục, khi đến Ba quận, Nghiêm Nhan để tay lên ngực tự hỏi: cái này gọi là độc tọa cùng sơn, phóng hổ tự vệ. Nói cách khác, ban đầu khi Lưu Bị vào Thục, Nghiêm Nhan đã nhìn ra ý đồ của y. Nhưng Lưu Chương không nghe lời khuyên ngăn, Nghiêm Nhan cũng chẳng còn cách nào. Sau này Lưu Bị và Lưu Chương xích mích, Trương Phi tấn công đến Giang Châu, phá Ba quận, bắt giữ Nghiêm Nhan.
Trương Phi giận dữ khiển trách Nghiêm Nhan rằng: Đại quân đến, sao không hàng mà dám cự chiến?
Nghiêm Nhan đáp lại: Các ngươi cướp đoạt châu của ta, chúng ta chỉ có chặt đầu tướng quân, chứ không chịu hàng tướng quân.
Một câu nói khiến Trương Phi nổi giận lôi đình, muốn chém thủ cấp của Nghiêm Nhan, nhưng Nghiêm Nhan không hề sợ hãi, sẵn sàng chịu chết.
Về sau Trương Phi kính nể dũng khí của Nghiêm Nhan nên đã thả ra và coi lão là khách.
Trong Tam Quốc Chí sau này, Nghiêm Nham không còn gặt hái được gì. Khác với Tam Quốc Diễn Nghĩa, trong Diễn Nghĩa thì Nghiêm Nhan có cảm tình với khí phách của Trương Phi, quy thuận Lưu Bị, lập được rất nhiều công lao. Thế nhưng trong chính sử, Nghiêm Nhan chỉ là khách của Trương Phi chứ không quy hàng Lưu Bị. Thậm chí hậu thế có đồn đại rằng: Nghiêm Nhan nghe nói Thành Đô bị phá liền chặt đầu tự sát… Điều này có thật hay không cũng không thể nào khảo cứu được.
Tào Bằng cũng cực kỳ ca tụng và kính trọng Nghiêm Nhan.
Đây là một lão tướng giống Hoàng Trung, điểm khác biệt nằm ở chỗ, Hoàng Trung trước sau đều không được người khác trọng dụng, quy hàng Lưu Bị cũng chỉ bình thường; Còn Nghiêm Nhan, thân là Thái thú một quận, nói quy hàng Lưu Bị có phần hơi… Tuy nhiên, Nghiêm Nhan thật sự đã hàng Lưu Bị sao? Hay là như lời đồn, lão trở thành khách của Trương Phi, khi Thành Đô bị phá, Nghiêm Nhan liền tự sát?
Tào Bằng cũng vô cùng tò mò.
- Đây là Đại đô úy của nhà ta, tên là Tào Bằng.
Pháp Chính thúc ngựa lên, giới thiệu với Nghiêm Nhan.