Không còn nhìn thấy hình dạng bức tường thành của Thương Tùng nữa.
Từ Võ Uy tiến vào Kim Thành, Trương Cáp cảm nhận được một cảm giác hoàn toàn khác với khi tới. Khắp nơi ở Võ Uy đều tràn đầy sức sống mãnh liệt. So sánh thì thấy, quận Kim Thành có vẻ hoang vắng. Còn Lũng Tây, mới bước vào đã có thể cảm nhận được sự hoang lạnh và thảm bại sau đại chiến. Trên đường từ Lũng Tây đến Võ Uy là cảm giác ngày càng phồn hoa, ngày càng náo nhiệt, nhưng trên đường về lại là một sự đổ nát hoang tàn.
Cũng khó trách, từ khi Tào Bằng đánh chiếm Võ Uy, đến nay đã được một năm.
Qua một năm nghỉ ngơi lấy lại sức, nơi này đang dần dần khôi phục sức sống.
Đặc biệt kể từ năm nay, Võ Uy bắt đầu thi hành luật đồn điền, các chính sách hỗ trợ nông nghiệp ra đời cũng khiến quận Võ Uy thêm náo nhiệt. Quận Kim Thành thì chưa từng trải qua quá nhiều chiến sự! Tuy nhiên giai đoạn trước để ủng hộ Mã Đằng, quận Kim Thành đã tiêu tốn rất nhiều thuế ruộng, khiến cho nguyên khí đại thương. Hiện giờ Thành Công Anh tiếp quản quận Kim Thành, cũng không thể thi hành luật đồn điền trên quy mô lớn. Hắn cần ít nhất một năm để chuẩn bị và nghỉ ngơi lấy sức.
Còn quận Lũng Tây càng không chịu nổi.
Xét về năng lực còn có hy vọng, nhưng Triệu Ngang rõ ràng mạnh hơn Thành Công Anh vài phần.
Tuy nhiên nửa cuối năm Kiến An thứ chín, quận Lũng Tây đều bị chiến hỏa bao phủ. Đầu tiên là Mã Đằng tấn công Lũng Tây, rồi sau đó Tương Võ và Chương huyện đại chiến ác liệt, dẫn tới thời gian sau này, cuộc xung đột giữa Tào Bằng và Lương Châu đã khiến quận Lũng Tây hoàn toản thảm bại. Theo Tào Bằng phỏng đoán, Lũng Tây nếu muốn khôi phục nguyên khí, ít nhất phải cần hai năm mới thành công. Lý do vô cùng đơn giản, chiến sự liên miên khiến dân số quận Lũng Tây giảm mạnh. quận Lũng Tây ở thời Vi Đoan có khoảng hơn ba mươi vạn người, tới sau khi đại chiến Lũng Tây chấm dứt, chỉ mấy tháng ngắn ngủi, dân số đã giảm xuống còn hơn hai mươi người. Số dân đó thậm chí còn không bằng quận Hà Tây.