Nó tọa lạc giữa hai tòa Trường Thành của Tần Hán, vừa vặn trấn thủ ngay mạn nam của Hưu Chư Trạch.
Lúc ban đầu, huyện Võ Uy là lãnh địa của người Hưu Chư Các, nằm ở phía tây Trường Thành của nhà Tần. Vào thời Hán Vũ Đế, phiêu kỵ đại tướng quân Hoắc Khứ Bệnh vì muốn ra uy với nước khác, mà lập ra huyện Võ Uy, rồi sau đó lại xây thêm trường thành của nhà Hán, bao bọc lấy huyện Võ Uy vào bên trong. Mục đích ban đầu khi bố trí huyện Võ Uy, là muốn dùng nó để chống lại sự xâm chiếm của người Hưu Chư Các trên Hưu Chư Trạch. Nhưng sau đó, dần dần biến thành nơi cư trú của người Khương Hồ. Sau khi người Hưu Chư Các bị đuổi đi, Hưu Chư Trạch bèn trở thành nơi tụ tập cư trú của người Khương, có thanh thế rất lớn...
Tuy nhiên, do mối quan hệ giữa Mã Đằng và Khương Hồ, khiến cho mối quan hệ giữa người Hán và người Hồ ngày càng dịu xuống.
Nhằm biểu thị thiện ý, Mã Đằng đã nhượng lại huyện Võ Uy, không cho binh mã đồn trú, người Khương Hồ cũng có thể sinh sống ở huyện thành, người Khương người Hán chung sống với nhau.
Sau trận chiến ở bãi Phượng Minh, Đường Đề thảm bại, đổ bệnh không gượng dậy được.
Người Khương Hồ lập tức rơi vào cảnh đen tối ảm đạm. Một trong tứ đại hào khi xưa là Việt Cát, bắt đầu ngo ngoe động tĩnh. Sau khi Đường Đề chiến bại, uy danh sút giảm, còn Tứ đại hào thì sao? Hiện giờ chỉ còn lại một mình Việt Cát y, nên càng có giá trị hơn.
Tháng mười một, năm Kiến An thứ tám, nổi lên cuộc loạn Thiêu Qua Khương.
Một trong tứ đại hào thũng năm xưa, Thiêu Qua, chính là người chết trận trong trận chiến ở bãi Phượng Minh, khiến Thiêu Qua Khương chia làm hai phái.. Một phái chủ trương cầu hòa với Hán thất, một phái thì kiên trì chủ trương báo thù cho Thiêu Qua. Cuộc tranh cãi giữa hai bên càng lúc càng trở nên kịch liệt, đến cuối cùng, diễn biến thành một cuộc xung đột vũ trang. Hai bên đều ra sức đánh, không chết không ngừng, thậm chí khiến cho rất nhiều bộ lạc Khương Hồ khác cũng phải chịu liên lụy, và ảnh hưởng.